Độ Nhạy, Độ Đặc Hiệu Của Một Số Nhóm Cơ Trên Chẩn Đoán Điện So Với Kết Quả Cht (Tvđđ Rễ L 5 )


Bảng 3.35: Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số nhóm cơ trên chẩn đoán điện so với kết quả CHT (TVĐĐ rễ L5)

TVĐĐ L5 Độ nhạy Độ đặc hiệu

Thoát vị đĩa đệm 1 bên (n=81)


Nhóm cơ cạnh sống L5 90.4 75,2 Bán gân 78,2 80,4

Duỗi ngón chân cái dài 79,2 73,5 Nhóm cơ phía xa

Chày trước 80,2 69,7


Chày sau 79,2 74,5


Thoát vị đĩa đệm 2 bên (n=203x2)


Nhóm cơ cạnh sống L5 94,5 70,5 Bán gân 69,2 77,3

Duỗi ngón chân cái dài 73,9 98,1 Nhóm cơ phía xa

Chày trước 78,3 67,5


Chày sau 73,5 69,2



Nhận xét: Nhóm cơ cạnh sống L5 cho kết quả độ nhạy khá cao trong chẩn đoán tổn thương rễ thần kinh L5. Tuy nhiên, độ đặc hiệu chưa cao.


Bảng 3.36: Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số nhóm cơ trên chẩn đoán điện so với kết quả CHT (TVĐĐ rễ S1).

TVĐĐ S1 Độ nhạy Độ đặc hiệu


Nhóm cơ phía xa


Nhóm cơ phía xa

Thoát vị đĩa đệm 1 bên (n=81)

Bụng chân trong 69,9 77,5


Nhị đầu đùi 78,1 92,3


Dép 85,5 77,1

Thoát vị đĩa đệm 2 bên (n=203x2)

Bụng chân trong 67,5 93,3


Nhị đầu đùi 69,1 86,9


Dép 83,5 77,3



Nhận xét: Cơ dép cho kết quả độ nhạy và đặc hiệu khá cao trong chẩn đoán tổn thương rễ thần kinh S1.


Do nghiên cứu của chúng tôi không có kết quả phẫu thuật để làm tiêu chuẩn trong so sánh. Kết quả dưới đây, chúng tôi phân tích trên 51 bệnh nhân có kết quả chẩn đoán tương đồng giữa lâm sàng và CHT. Vì thực tế lâm sàng hiện nay thường lấy tiêu chuẩn tương đồng này để đưa đến kết luận can thiệp nếu phải điều trị ngoại khoa.


Bảng 3.37: Sự phù hợp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ thần kinh giữa chẩn đoán điện và cộng hưởng từ (n=51)

CĐĐ với CHT

Thoát vị đĩa đệm (n=51)


Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ L2

54,1

65,1

Thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ L3

60,7

75,3

Thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ L4

89,3

77,9

Thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ L5

94,1

80,7

Thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ S1

88,2

75,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán điện và cộng hưởng từ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cùng - 16


Nhận xét: Nghiên cứu trên 51 bệnh nhân có kết quả chẩn đoán tương đồng giữa lâm sàng và cộng hưởng từ có thấy độ nhạy, độ đặc hiệu chẩn đoán giữa chẩn đoán điện và CHT đã được tăng đáng kể (chủ yếu ở vị trí rễ thần kinh L4, L5, S1).


Trong 51 bệnh nhân có sự phù hợp chẩn đoán giữa lâm sàng và CHT, chúng tôi chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tổn thương 130 rễ thần kinh trên CHT và CĐĐ.

Nghiên cứu trên 51 bệnh nhân có sự phù hợp chẩn đoán giữa lâm sàng và CHT nhận thấy kết quả là độ nhạy chẩn đoán giữa chẩn đoán điện và CHT đã được cải thiện. Đặc biệt trong trường hợp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ L5 (độ nhạy 96,7%).

Bảng 3.38: Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số nhóm cơ trên chẩn đoán điện so với kết quả cộng hưởng từ (TVĐĐ rễ L3)

TVĐĐ L3 Độ nhạy Độ đặc hiệu

Thoát vị đĩa đệm 1 bên (n=30)


Nhóm cơ cạnh sống L3 89,5 66,7 Thắt lưng chậu, chậu 63,2 59,3

Khép dài 60,2 85,2 Nhóm cơ phía xa

Thẳng đùi 63,2 66,7


Rộng trong, ngoài 64,2 68,7


Thoát vị đĩa đệm 2 bên (n=102x2)


Nhóm cơ cạnh sống L3 79,2 80,6 Thắt lưng chậu, chậu 64,2 60,1

Khép dài 78,2 72,2 Nhóm cơ phía xa

Thẳng đùi 71,4 69,8


Rộng trong, ngoài 60,2 72,1



Nhận xét: Độ nhạy và độ đặc hiệu của nhóm cơ cạnh sống L3 cao hơn so với nhóm cơ phía xa trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ thần kinh L3.


Bảng 3.39: Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số nhóm cơ trên chẩn đoán điện so với kết quả cộng hưởng từ (TVĐĐ rễ L4)

TVĐĐ L4 Độ nhạy Độ đặc hiệu

Thoát vị đĩa đệm 1 bên (n=30)


Nhóm cơ cạnh sống L4 85,2 77,1 Thẳng đùi 60,1 69,6

Rộng trong, ngoài 67,9 61,3 Nhóm cơ phía xa

Bán gân 62,5 60,9


Chày trước 85,7 69,5


Thoát vị đĩa đệm 2 bên (n=102x2)


Nhóm cơ cạnh sống L4 94,6 79,4 Thẳng đùi 64,8 67,9

Rộng trong, ngoài 73,5 70,4 Nhóm cơ phía xa

Bán gân 69,9 68,5


Chày trước 74,9 70,5



Nhận xét: Độ nhạy và độ đặc hiệu của nhóm cơ cạnh sống L4 cao hơn so với nhóm cơ phía xa trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ thần kinh L4. Tuy nhiên, độ đặc hiệu không cao.


Bảng 3.40: Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số nhóm cơ trên chẩn đoán điện so với kết quả cộng hưởng từ (TVĐĐ rễ L5)

TVĐĐ L5 Độ nhạy Độ đặc hiệu

Thoát vị đĩa đệm 1 bên (n=30)


Nhóm cơ cạnh sống L5 94,4 79,1 Bán gân 79,4 77,4

Duỗi ngón chân cái dài 78,4 73,2 Nhóm cơ phía xa

Chày trước 85,2 73,9


Chày sau 80,1 75,4


Thoát vị đĩa đệm 2 bên (n=102x2)


Nhóm cơ cạnh sống L5 95,4 74,2 Bán gân 72,4 70,2

Duỗi ngón chân cái dài 69,8 71,4 Nhóm cơ phía xa

Chày trước 86,5 72,7


Chày sau 85,4 69,3



Nhận xét: Độ nhạy và độ đặc hiệu của nhóm cơ cạnh sống L5 cao hơn so với nhóm cơ phía xa trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ thần kinh L5. Tuy nhiên, độ đặc hiệu không cao.


Bảng 3.41: Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số nhóm cơ trên chẩn đoán điện so với kết quả cộng hưởng từ (TVĐĐ rễ S1).

TVĐĐ S1 Độ nhạy Độ đặc hiệu


Nhóm cơ phía xa


Nhóm cơ phía xa

Thoát vị đĩa đệm 1 bên (n=30)

Bụng chân trong 82,4 79,1


Nhị đầu đùi 83,8 87,1


Dép 89,4 78,4

Thoát vị đĩa đệm 2 bên (n=102x2)

Bụng chân trong 75,4 87,8


Nhị đầu đùi 86,2 84,9


Dép 88,3 86,9



Nhận xét: Độ nhạy và độ đặc hiệu của nhóm cơ dép cao trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm tổn thương rễ thần kinh S1.


CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN


4.1. Đặc điểm lâm sàng, chỉ số dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng.

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi mắc bệnh trung bình 60,2 ± 13,7 tuổi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 33, lớn tuối nhất là 91. Tỷ lệ độ tuổi lao động (<60 tuổi) chiếm tỷ lệ lớn (47,2%), điều này có thể giải thích vì một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là liên quan đến lao động chân tay, liên quan đến những động tác chịu lực của cột sống thắt lưng cùng (tỷ lệ lao động chân tay trong nghiên cứu của tôi chiếm đến 88%). Tỷ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả Phan Việt Nga, độ tuổi lao động bị thoát vị đĩa đệm chiếm 63,4% [8], Nguyễn Văn Chương, Nhữ Đình Sơn, Nguyễn Đức Thuận [69], Alexandros Tsarouhas (79,3%) [27].

Hiện nay, nhiều tác giả đều cho rằng: bệnh thoát vị đĩa đệm có liên quan đến lứa tuổi của bệnh lý thoái hóa đĩa đệm cột sống. Năm 1920, nhà bệnh lý học Schmorl (người Đức) đã nhận thấy đĩa đệm bị thoái hóa phần lớn là do mất nước. Bước sang lứa tuổi 40, nước trong nhân nhầy giảm xuống chỉ còn 70 – 75% so với người trẻ là 90%. Đĩa đệm khi thoái hóa sẽ làm mất độ căng kèm theo vòng xơ xung quanh bị nhão, lượng nước trong nhân nhày giảm mạnh, dẫn đến giảm chiều cao của đĩa đệm bình thường. Nhân nhày được cấu tạo bởi một lưới liên kết gồm các sợi mềm ép chặt vào nhau. Trong chứa Mucoprotein, nhân nhày có khả năng đàn hồi và biến dạng khi bị nén do đó có khả năng làm giảm chấn động tới các thân đốt sống. Khi vận động cột sống, nhân nhày di chuyển về phía ngược hướng với hướng vận động. Do đĩa đệm với chức năng hấp thụ các lực sang chấn nên phải chịu một lực ép liên tục, khi cường độ và tư thế lao

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí