Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng


lượng mưa và các điều kiện khác của lưu vực như diện tích các hồ chứa nước, thổ nhưỡng, thảm thực vật, cấu trúc địa tầng, mức độ hang động của đá vôi và các yếu tố khí hậu.

1.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội xã Trường Hà, huyện Hà Quảng

Xã Trường Hà hiện nay được sáp nhập từ 02 xã Nà Sác và Trường Hà cũ, Đây là một xã vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hà Quảng cách trung tâm huyện Hà Quảng là 8 km. xã có 13.2 km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, quản lý 25 mốc chính từ mốc 654 - 678 và hai mốc phụ là 662/1 và 662/2, là một trong những xã thuộc vùng đồng của huyện Hà Quảng, xã có khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, khu di tích lịch sử Kim Đồng, là xã điểm đầu của cột mốc Km 00 đường Hồ Chí Minh đi qua, thuận lợi cho giao thương hàng hoá, phát triển các ngành nghề thương mại- dịch vụ.

Tổng diện tích tự nhiên là 4.884,12 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 551,95 ha, đất lâm nghiệp 3952,85 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 4,3 ha, đất phi nông nghiệp 283,32 ha. Địa hình của xã khá phức tạp, có độ cao từ 250m đến 800m so với mực nước biển chủ yếu là núi đá vôi và được chia thành hai tiểu vùng rõ rệt.

- Vùng đồng có độ cao trung bình từ 250 đến 500m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được nhân dân canh tác cây hàng năm( lúa nước, thuốc lá, mía), là vùng thấp nên địa hình tương đối bằng phẳng, lưu thông đi lại dễ dàng.

- Vùng cao địa hình chủ yếu là các thung lũng hẹp. Là địa hình núi cao có độ cao từ 500m đến 800m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được nhân dân canh tác ngô, đỗ tương, lạc... và khoanh nuôi tái sinh rừng. Với địa hình núi cao nên đường xá đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học vào sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Xã Trường Hà có 11 xóm với 816 hộ với 3.328 nhân khẩu, bao gồm 04 dân tộc cùng chung sống là: Tày, Nùng, Mông, Kinh trong đó dân tộc Tày có 335 hộ chiếm 41 %, dân tộc Nùng là 389 hộ chiếm 48 %, dân tộc Mông là 84 hộ chiếm 10

%, dân tộc Kinh có 8 hộ chiếm 1%. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,


cây trồng chính trong địa bàn xã là: lúa, ngô, thuốc lá, cây lạc và cây dâu tằm; Vật nuôi chủ yếu là: Trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng...

Hiện nay xã có 11/11 xóm có đường ô tô đến trung tâm xóm, các trục đường xóm, liên xóm đã căn bản được bê tông hóa, tổng chiều dài đường liên xóm đã được nhựa hóa là 21,8 km, đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa là 23,4 km và 5,5 km đường đi bộ phục vụ mục đích du lịch. Xã có hệ thống kênh mương dài 29,6 km, tưới tiêu cho khoảng 95 % diện tích các xóm vùng đồng. Phần diện tích còn lại tưới tiêu chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa và các nguồn khe rạch. Hệ thống điện lưới quốc gia đến được 11/11 xóm và có 99,8 % số hộ sử dụng điện. Xã có 02 Trạm y tế 02 Phòng khám quân dân y nằm ở khu vực trung tâm, gần các tuyến đường chính thuận tiện cho việc đi lại khám chữa bệnh của nhân dân. Các công trình giáo dục tại xã gồm 1 trường THCS và Tiểu học, 01 trường Tiểu học và 02 trường Mầm non, trong đó trường THCS Pác Bó và Tiểu học Pác bó đã đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 17.8 %, hộ cận nghèo chiếm 10,9. Tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng nhân dân luôn đồng thuận đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hệ thống chính trị từ xã đến xóm luôn được kiện toàn củng cố, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn luôn ổn định, đường biên cột mốc quốc gia luôn được giữ vững.


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài giới hạn đối tượng nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ tại Khu rừng đặc dụng Pác Bó.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Nghiên cứu tính đa dạng các kiểu thảm thực vật Nội dung 2. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ

Nội dung 3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học thực vật thân gỗ

Nội dung 4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ tại Khu rừng đặc dụng Pác Bó

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu sẵn có

Đề tài kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.

Kế thừa các tài liệu hiện có để hệ thống hóa các thông tin đã có liên quan đến nội dung của đề tài.

Nguồn kế thừa từ các Báo cáo kinh tế xã hội năm 2019, 6 tháng đầu năm 2020 của các cấp, Bản đồ kiểm kê rừng, hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch ba loại rừng, …

2.3.2. Phương pháp chuyên gia

Việc lấy mẫu gửi giám định và phân loại thực vật được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia về phân loại thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

2.3.3. Phương pháp điều tra

Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật”, 1997 [130].


Tiến trình nghiên cứu thảm thực vật được tiến hành theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [130], như sau:

Bước 1: Trên cơ sở bản đồ địa hình và bản đồ thảm thực vật sơ thảo, xây dựng tuyến đại diện, sử dụng GPS, địa bàn để xác định các tuyến và điểm nghiên cứu ngoài thực địa.

Bước 2: Thiết lập, đo đếm các chỉ tiêu trong ô tiêu chuẩn diện tích 500 m2 (đối với thảm thực vật rừng trên núi đá), 1000m2 (đối với thảm thực vật rừng trên núi đất có nhiều đá lộ đầu) và 2000m2 (đối với thảm thực vật rừng trên núi đất).

Bước 3: Xác định tên cây và ghi chép các chỉ số về thực vật

Bước 4: Áp dụng hệ thống phân loại các đơn vị thảm thực vật trên quan điểm của Thái Văn Trừng (1978) khi đánh giá các đơn vị thảm thực vật Việt Nam để xác định và mô tả các kiểu thảm thực vật của khu vực nghiên cứu.

- Lập tuyến điều tra: trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ địa hình, đề tài tiến hành lập các tuyến điều tra, nhằm xác định phân bố của các đối tượng nghiên cứu, dự kiến địa điểm bố trí ô tiêu chuẩn. Tuyến điều tra được xác định đại diện cho khu vực nghiên cứu, đảm bảo bao quát toàn bộ các dạng địa hình và các quần xã thực vật rừng ở khu vực nghiên cứu. Để điều tra tính đa dạng thực vật hướng tuyến được lập vuông góc với đường đồng mức. Trên tuyến, tiến hành ghi chép đặc điểm các kiểu thảm thực vật hoặc các sinh cảnh, thống kê các loài thực vật đã gặp và các tác động tự nhiên hay do con người lên thảm thực vật. Trên các tuyến nếu gặp những điểm đặc trưng nhất thì tiến hành thu mẫu, lập các ô tiêu chuẩn.

- Điều tra theo ô tiêu chuẩn

Để tiến hành đánh giá thảm thực vật rừng, đề tài xây dựng các ô tiêu chuẩn dọc theo các tuyến điều tra.

Việc lập ô tiêu chuẩn trên với mỗi quần xã thực vật rừng hoặc sinh cảnh khác nhau, đề tài tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điểm hình tạm thời và thu thập những thông tin theo phương pháp điều tra lâm học. Khi tiến hành điều tra, các ô tiêu chuẩn có diện tích 500m2 ( 25x20 m)

Đối với tầng cây gỗ: Trong ô tiêu chuẩn đo đếm và định vị các loại cây gỗ cần ghi tên của tất cả các cây gỗ vào trong ô, cây nào chưa biết tên sẽ lấy tiêu bản và


đánh số vào phiếu để định loại.

Đối với cây gỗ sẽ đo đếm các chỉ tiêu sau:

+ Đường kính thân cây tại độ cao ngang ngực (D1,3, cm) được xác định thông qua chu vi thân cây, đo bằng thước dây với độ chính xác đến mm.

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng thước Blumeleiss với độ chính xác đến dm.

+ Đường kính tán lá (DT, m) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy trị số bình quân.

Các số liệu đo đếm được ghi vào mẫu biểu.

Thực hiện điều tra theo 03 tuyến, mỗi tuyến điều tra 06 ÔTC, tổng cộng có 18 ÔTC.

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn:

Sử dụng phương pháp điều tra thông qua các bảng hỏi, phỏng vấn linh hoạt với các câu hỏi mở, phỏng vấn bán cấu trúc… Phỏng vấn sâu những người có kinh nghiệm như:

- Phỏng vấn cán bộ địa phương: Được thực hiện đầu tiên nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng.

- Phỏng vấn những người dân tại các gia đình gần khu vực rừng đặc dụng hoặc trên đường họ đi rừng khai thác, thu hái thực vật rừng làm dược liệu và thực phẩm, hoặc ở chợ. Phỏng vấn chủ yếu được thực hiện tại xóm Pác Bó và các xóm lân cận. Các hộ phỏng vấn được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên.

- Sử dụng bảng câu hỏi: đề nghị liệt kê đầy đủ tên những loài lâm sản được người dân trong vùng sử dụng lấy gỗ, làm thực phẩm, dược liệu bằng tiếng dân tộc của họ để tránh được sự nhầm lẫn tên cây giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.

- Phỏng vấn cán bộ BQL Khu di tích: Cuộc phỏng vấn này nhằm tìm hiểu tình hình chung về quản lý rừng và đất rừng của Khu bảo tồn, các chính sách, chương trình thực hiện tại vùng đệm và việc sử dụng lâm sản, tài nguyên rừng của các cộng


đồng địa phương trong vùng đệm. Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thông tin thu thập tại các xóm và thu thập bổ sung tài liệu.

Thực hiện phỏng vấn 30 người, bao gồm: Kiểm lâm 02 người, UBND xã 02 người, Ban quản lý 03 người, người dân xóm Pác Bó 23 người.


2.3.5. Phương pháp đánh giá, phân tích và xử lý số liệu

2.3.5.1 Xác định các kiểu thảm thực vật rừng

Áp dụng hệ thống phân loại các đơn vị thảm thực vật trên quan điểm của Thái Văn Trừng (1978) khi đánh giá các đơn vị thảm thực vật Việt Nam.

2.3.5.2. Đánh giá tính đa dạng của thực vật thân gỗ

*Đa dạng về Taxon:

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997):

- Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành từ thấp đến cao và tính tỷ lệ phần trăm.

- Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp chi (số loài trung bình của một chi).

- Đánh giá đa dạng các họ, chi: thống kê 10 họ, 10 chi giàu loài nhất, tiêu biểu cho hệ thực vật.

Đánh giá mức độ đe dọa của các loài

Để có biện pháp bảo vệ các loài, ngoài việc thống kê toàn bộ thành phần loài của khu vực nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Từ Danh lục thực vật đã được tổng hợp, kiểm tra tên của từng loài Theo IUCN Red List of Threatened species, 2013, Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật (2007), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, Công ước CITES, (2010).

* Đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật:

Đề tài đã xác định các yếu tố địa lý thực vật khu vực nghiên cứu dựa vào thang phân chia các yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). Căn cứ vào tài liệu Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Sau đó xây dựng phổ các yếu tố địa lý thực vật.


*Đa dạng về giá trị sử dụng

Thống kê các loài thực vật thân gỗ có giá trị sử dụng từ bảng Danh lục thực vật thân gỗ dựa trên các tài liệu chuyên ngành sau: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam , Tài nguyên cây gỗ Việt Na , Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, 1900 cây có ích,...Ngoài tra cứu tài liệu, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn về các loài cây thuốc, cây làm thức ăn,… Cách đánh giá giá trị của tài nguyên thực vật thân gỗ được trình bày theo bảng dưới đây:


Bảng 2.1. Giá trị sử dụng của các loài thực vật thân gỗ

Công dụng

Ký hiệu

Thuốc (Medicine)

M

Ăn được (Food and fruit)

F

Gỗ (Timber)

T

Cây cảnh (Ornamental)

Or

Dầu (Oil)

Oi

Tinh dầu (Essentcial)

E

Thuốc độc (Poisonous medicine)

Pm

Cây cho tanin, nhựa, nhuộm

Ta

Sợi (Fibre)

Fb

Cây có công dụng khác

U

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 4


* Đa dạng về dạng sống

Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như của từng hệsinh thái. Mỗi hệ sinh thái là do các loài trong mối tương quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó được thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ảnh môi trường sống nơi đó. Cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống đó là xem thời kỳ khó khăn cho cuộc sống (do lạnh hay khô hay do cả hai) loài đó tồn tại dưới dạng sống nào. Sau khi đã thống kê căn cứ thang phân chia của Raunkiaer (1934) và được áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đề tài đã xác định dạng sống thực vật có chồi trên thân gỗ ở khu vực nghiên cứu thành các nhóm như sau:


Bảng 2.2 Thang phân chia dạng sống thực vật thân gỗ khu vực nghiên cứu theo phương pháp của Raunkiaer (1934)

Dạng sống

Ký hiệu

Chồi trên to: là cây gỗ cao trên 25m

Mg

Chồi trên vừa: cây gỗ cao 8 - 25m

Me

Chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2 - 8m

Mi

Chồi trên lùn: cây bụi

Na

Chồi trên đất thân gỗ leo cao trên 25cm

Lp

Chồi trên đất thân gỗ sống ký sinh - bán ký sinh

Pp

2.3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu trên máy tính với phần mềm Excel.

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí