Các Chỉ Số Họ, Chi Của Rừng Đặc Dụng Pác Bó So Với Thần Sa Phượng Hoàng, Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên.‌


Phân tích các chỉ số của các taxon của thực vật thân gỗ của rừng đặc dụng Pác Bó và so sánh chỉ số này với các chỉ số của một số khu hệ thực vật khác, kết quả như sau (bảng 3.4):

Bảng 3.5 Các chỉ số họ, chi của rừng đặc dụng Pác Bó so với Thần Sa Phượng Hoàng, Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên.‌


Các chỉ số


Pác Bó

Thần Sa -

Phượng Hoàng


Yên Tử

Đồng Sơn - Kỳ Thượng


Xuân Liên

Chỉ số họ

3,81

5,71

4,7

5,1

4,81

Chỉ số chi

1,65

1,78

1,65

1,8

1,44

Số chi/số họ

2,31

3,27

2,86

2,9

3,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.


Kết quả trên cho thấy Rừng đặc dụng Pác Bó có chỉ số chi/số họ thấp hơn Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, Xuân Liên, Yên Tử và Đồng Sơn - Kỳ Thượng.

3.2.3. Đa dạng bậc chi

Trong tổng số 225 loài của 59 họ thực vật, thống kê 10 họ thực vật có số loài lớn nhất (Bảng 3.5).

Theo tác giả Tolmachev A.I (1974): “Ở vùng nhiệt đới, thành phần thực vật khá đa dạng thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm tới 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài của cả hệ thực vật”. Khu hệ thực vật có 10 họ có số loài nhiều nhất chiếm tỷ lệ <50% được đánh giá là đa dạng, còn trên 50% là không đa dạng về loài.

Bảng 3.6 Số lượng loài, chi 10 họ thực vật thân gỗ tại rừng đặc dụng Pác Bó


TT

Tên họ thực vật

Chi

Loài

1

Lauraceae

11

24

2

Euphorbiaceae

13

19

3

Moraceae

4

18

4

Fagaceae

3

10

5

Meliaceae

7

9

6

Anacardiaceae

6

7

7

Caesalpiniaceae

6

7

8

Clusiaceae

2

7


TT

Tên họ thực vật

Chi

Loài

9

Rutaceae

5

7

10

Rubiaceae

4

7


Tại khu vực có 225 loài, 136 chi

61

115


Tỷ lệ %

45,85%

51,11%

Tổng số loài của 10 họ thực vật phong phú nhất có 115 loài chiếm tỷ lệ 51,11

% số loài của khu vực và 61 chi chiếm tỷ lệ 45,85 % số chi của khu vực (dưới mức 50%).

Theo cách đánh giá của Tolmachev A.I (1974) đã nêu trên, ta thấy tỷ lệ phần trăm số loài của 10 họ giàu loài nhất trên 50% chứng tỏ trên địa bàn khu vực nghiên cứu không đa dạng về loài hực vật.

Trong 136 chi thực vật thống kê 10 chi có số loài lớn nhất (bảng 3.6).

Bảng 3.7 Các chi có số loài lớn nhất tại khu vực nghiên cứu


TT

Tên chi thực vật

Số loài

Chi

1

Ficus (Moraceae)

13

1

2

Castanopsis (Fagaceae)

7

1

3

Litsea (Lauraceae)

5

1

4

Machilus (Lauraceae)

5

1

5

Syzygium (Myrtaceae)

5

1

6

Canarium (Burseraceae)

4

1

7

Diospyros (Ebenaceae)

4

1

8

Garcinia (Clusiaceae)

4

1

9

Mallotus (Euphorbiaceae)

4

1

10

Nephelium (Sapindaceae)

4

1


Cộng:

55 loài

10 chi


Tỷ lệ %

24,44%

7,35%


(Tổng số chi 136, tổng số loài 225)

100%

100%


Mười chi có số loài phong phú đạt tới 55 loài, chiếm tỷ lệ 24,44% số loài đã đ- ược ghi nhận, và 10 chi này chiếm tỷ lệ 7,35% số chi, những số liệu này chỉ mới là những thông số điều tra bước đầu vì một số nơi địa hình phức tạp, thời gian nghiên cứu ngắn nên những con số trên đây chắc còn cách xa thực tế.


3.2.4. Đa dạng bậc họ

Đánh giá đa dạng họ thực vật áp dụng hai chỉ tiêu chính:

+ Tổng số các họ có số loài lớn hơn số loài trung bình của các họ chiếm không quá 50% tổng số các họ thực vật.

+ Số họ có 1 loài nhiều, chiếm trên 20% tổng số họ.

Trên địa bàn nghiên cứu có 59 họ thực vật với tổng số loài là 225 loài, mỗi họ có số trung bình 3,81 loài. Kết quả thống kê cho thấy có 20 họ có số loài từ 4 trở lên chiếm 33,89%, còn lại 39 họ có số loài dưới mức trung bình chiếm 66,19% mà trong đó có số họ chỉ có 1-2 chi có 32 họ, tức 54,23%, điều đó chứng tỏ thực vật ở đây rất đa dạng về họ thực vật (Hình 3.1).

Hình 3 1 Đường biểu diễn số loài của các họ thực vật 3 2 5 Đa dạng về 1

Hình 3.1 Đường biểu diễn số loài của các họ thực vật

3.2.5. Đa dạng về dạng sống

Nghiên cứu dạng sống của thực vật giúp đánh giá được giá trị và thành phần loài theo dạng sống, biết được đặc trưng sinh vật học của từng dạng sống, từ đó đề ra được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp trong công tác bảo tồn, gây trồng, khai thác và sử dụng. Dạng sống còn là một chỉ tiêu của phân loại thực vật.

Theo cách đánh giá của Raunkiaer (1934), dựa vào vị trí tồn tại của chồi vào mùa sinh trưởng bất lợi trong năm để xác định nhóm dạng sống, tỷ lệ của nhóm


dạng sống đã được xác định sẽ lập thành lập thành Phổ dạng sống (Spectrum of Bilology - SB).

Chúng tôi đã tra cứu và thống kê được dạng sống cho 230 loài thực vật trong khu vực điều tra, tỷ lệ phần trăm của nhóm dạng sống và các dạng sống cụ thể được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.8 Phổ dạng sống của hệ thực vật Khu rừng đặc dụng Pác Bó


Dạng sống

Ký hiệu

Số loài

Tỷ lệ %

Nhóm cây chồi trên

Ph

225

100

Chồi trên to: là cây gỗ cao trên 25m

Mg

53

23,56

Chồi trên vừa: cây gỗ cao 8 - 25m

Me

109

48,44

Chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2 - 8m

Mi

55

24,44

Chồi trên lùn: cây bụi

Na

8

3,56

Tổng số

225

100

Từ kết quả tại bảng 3.7 cho thấy:

Trong tổng số 225 loài đã xác định nhóm cây chồi trên vừa (Me) chiếm tỷ lệ cao nhất (109 loài, chiếm 48,44%), ưu thế hơn hẳn so với các nhóm còn lại, tiếp đến là nhóm cây chồi nhỏ (Mi), nhóm cây chồi to (Mg) và nhóm cây chồi trên lùn (Na) có 08 loài, chiếm 3,56%.

3.2.6. Đa dạng về công dụng

Trên cơ sở điều tra, lập danh lục thực vật Khu rừng đặc dụng Pác Bó cũng như tài liệu tham khảo chuyên môn, đã thống kê được trong tổng số 225 loài thực vật của Khu rừng đặc dụng Pác Bó có 183 loài thực vật có công dụng chiếm 81,33% tổng số loài thực vật thân gỗ. Kết quả về giá trị sử dụng tài nguyên thực vật của thực vật thân gỗ Khu rừng đặc dụng Pác Bó được thể hiện trong bảng 3.8.

Bảng 3.9 Giá trị sử dụng của hệ thực vật


Công dụng

Kí hiệu

Số loài

%

Thuốc (Medicine)

M

49

21,78

Ăn được (Food and fruit)

F

32

14,22

Gỗ (Timber)

T

152

67,56

Cây cảnh (Ornamental)

Or

7

3,11

Dầu (Oil)

Oil

3

1,33


Tinh dầu (Essentcial)

E

4

1,78

Thuốc độc (Poisonous medicine)

Pm

4

1,78

Cây cho tanin, nhựa, nhuộm

Ta

1

0,44

Sợi (Fibre)

Fb

1

0,44

Tổng số lượt công dụng

253


Trong số 225 loài thực vật thân gỗ, chúng tôi đã thống kê được 96 loài có một công dụng (chiếm 42,67% tổng số loài), 67 loài có hai công dụng (chiếm 29,78% tổng số loài), 20 loài có ba công dụng (chiếm 8,89% tổng số loài).

Tài nguyên cây lấy gỗ.

Chúng tôi đã thống kê được 152 loài (chiếm 67,56% tổng số loài). Các loài cây cung cấp gỗ rất phong phú về số lượng, cá thể cũng như độ tuổi của cây. Đặc biệt trong khu vực có 2 loài cây gỗ lớn quý hiếm như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides).

Nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.

Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ khác của hệ thực vật Khu rừng đặc dụng Pác Bó gồm các giá trị, triển vọng trong lĩnh vực là cây ăn quả, lương thực, thức ăn cho người, gia súc, cây làm cảnh, cây lấy sợi (sử dụng cho thủ công, mỹ nghệ), cây độc, cây lấy tinh dầu, dầu béo,…

Khu rừng đặc dụng Pác Bó có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú với 49 loài (chiếm 21,78% tổng số loài của khu vực nghiên cứu).

Nhóm loài ăn được: có 32 loài (chiếm 14,22% tổng số loài) với các loài đại diện như: Trám đen (Canarium tramdenum), Trám trắng (Canarium album), Bứa (Garcinia oblongifolia), Sung (Ficus racemosa)…

Nhóm các cây làm cảnh: 7 loài (chiếm 3,113% tổng số loài).

Nhóm các loài cây còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số loài của toàn hệ nhưng đã góp phần làm tăng tính đa dạng, phong phú nguồn tài nguyên có giá trị sử dụng của hệ thực vật Khu rừng đặc dụng Pác Bó.

3.2.7. Đa dạng nguồn gen quí hiếm

Trong phạm vi toàn quốc có 337 loài thực vật bậc cao được Nhà nước xếp vào Sách Đỏ (2007) nhằm khuyến cáo rộng rãi để mọi người cùng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và sử dụng nó một cách hợp lý.

Dựa vào tiêu chuẩn sử dụng xác định cây trong Sách Đỏ Việt Nam (2007):


- Rât nguy cấp (Critically Endangered, viết tắt CR)

- Nguy cấp (Endangered, viết tắt EN)

- Sắp nguy cấp (Vulnerable, viết tắt VU)

Căn cứ vào danh lục thực vật đã điều tra được ở địa bàn nghiên cứu, đã xác định được 8 loài thực vật quý hiếm cho khu vực (bảng 3.9).

Bảng 3.10 Thực vật quý hiếm trên địa bàn nghiên cứu


STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Mức nguy cấp

1

Canarium tramdenum Dai &

Yakovl.

Trám đen

VU 1a,c,d+2d.

2

Quercus platycalyx Hickel & A.

Camus

Sồi đá

VU A1c,d.

3

Cinnadenia paniculata

(Hook. f.) Kosterm.

Kháo xanh

VU A1

4

Cinnamomum parthenoxylon

(Jack.) Meisn

Vù hương

CR A1a,c,d

5

Chukrasia tabularis A. Juss.

Lát hoa

VU A1a,c,d+2d

6

Alniphyllum eberhartii

Guillaum.

Lá dương đỏ

EN A1+2a,c,d

7

Garcinia fagraeoides A. Chev.

Trai lý

EN A1c,d

8

Burretiodendron tonkinensis

(Gagnep.) Chang & Miau

Nghiến

EN A1a-d+2c,d


Từ bảng trên ta có một số nhận xét:

+ Có 8 loài trên tổng số 225 loài, chiếm 3,56% số loài cây trong rừng đặc dụng đã được đề cập trong Sách Đỏ Việt Nam.

Mức độ quý hiếm của nhóm được xếp vào các cấp nguy hiếm sau: Cấp CR có 1 loài

Cấp EN có 3 loài Cấp VU có 4 loài.


3.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học thực vật thân gỗ

Căn cứ kết quả phỏng vấn, các yếu tố ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học thực vật thân gỗ được đánh giá từ ảnh hưởng lớn đến ít ảnh hưởng theo các ý kiến của người cung cấp tin như sau: các nguyên nhân trực tiếp gồm: Khai thác lâm sản ngoài gỗ (25/30 ý kiến); Khai thác gỗ(19/30 ý kiến); Lửa rừng (12/30 ý kiến); Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác(08/30 ý kiến); Chăn, thả rông gia súc(05/30 ý kiến). Các nguyên nhân gián tiếp gồm: Ảnh hưởng của kinh tế thị trường và du lịch

(20/30 ý kiến); Nhận thức của cộng đồng còn thấp (10/30 ý kiến); Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế (06/30 ý kiến). Cụ thể:

3.3.1. Nguyên nhân trực tiếp

Sự đe dọa đối với mỗi loài bất kỳ là sự mất sinh cảnh do khai thác bất hợp lý, làm cho loài không còn nơi sống, thậm chí không còn khả năng tái sinh hoặc do sự chèn ép, xâm lấn của các yếu tố sinh vật hoặc vô sinh.

Các nguyên nhân trực tiếp tác động gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật Khu rừng đặc dụng Pác Bó cụ thể như sau:

- Hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ

Ngoài khai thác gỗ, hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng đang diễn ra rất phức tạp, các loài lâm sản chủ yếu là các loài dược liệu, các loài rau, củ để làm thực phẩm như Bò khai, Ngót rừng, Củ mài . . ., các loài Lan cho hoa đẹp và làm thuốc đang được người dân khai thác trái phép, hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ rất khó kiểm soát, vì các loại lâm sản trên dễ cất dấu và tiêu thụ ra thị trường. Nếu không có các biện pháp, giải pháp kịp thời có thể dẫn đến một số loài bị khai thác kiệp quệ, không có khả năng tái sinh, nguy cơ mất loài trong KBT là điều không thể tránh khỏi.

- Khai thác gỗ

Trước đây, việc khai thác gỗ có lựa chọn ở những khu vực gần đường ô tô để thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ, nhất là những khu vực chân núi, đặc biệt là các loài gỗ quý hiếm như Nghiến, Đinh, Trai lý, Lát hoa,... là những loại gỗ có giá trị cao trên thị trường. Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây các khu vực thuận lợi cho khai


thác và vận chuyển đã dần cạn kiệt và được các cơ quan chức năng quản lí chặt chẽ hơn, việc khai thác gỗ đã được các đối tượng chuyển vào các khu vực vùng sâu, vùng xa để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, đặc biệt tại các khu vực vùng giáp biên giới tình trạng khai thác những cây Nghiến cổ thụ nhóm IIA, cắt, đẽo tròn thành các khúc ngắn để vận chuyển qua các lối mòn sang Trung Quốc để tiêu thụ, ngày càng gia tăng.

Ngoài ra gỗ trong khu bảo tồn còn được khai thác trái phép để làm nhà, chuồng trại, đồ mộc gia dụng, củi cho các hộ gia đình sống trong vùng lõi, vùng giáp ranh và cung cấp cho các cơ sở chế biến gỗ. Hiện nay một số bộ phận của cây gỗ có giá trị rất cao dùng để đóng đồ thủ công mỹ nghệ đang được thị trường dáo diết thu mua như Bạnh vè, U bướu cây Nghiến, củ cây gỗ Đinh . . ., một số cây loài cây có hình dáng đẹp, cây cổ thụ để làm cây cảnh, cây bóng mát, cũng đang được người dân khai thác để cung cấp cho thị trường, khai thác gỗ để đốt than sử dụng trong mùa lạnh và bán cũng thường xuyên xảy ra.

- Lửa rừng

Lửa rừng có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thực vật rừng. Trong đó phải kể đến sự ảnh hưởng của chúng tới quá trình sinh trưởng phát triển của tầng cây cao, sự tồn tại và phát triển của lớp cây tái sinh và vai trò giữ ẩm cho đất, bảo về và hạn chế xói mòn rửa trôi đất của tầng cây bụi thảm tươi. Lửa rừng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Đốt nương làm rẫy mà không có sự kiểm soát của con người, thiếu ý thức khi mang lửa và sử dụng lửa trong rừng, do các điều kiện tự nhiên khác như: nắng nóng, khô hanh rất dễ gây ra cháy rừng.

Cháy rừng là một trong những nguy cơ lớn đe doạ đến tài nguyên sinh vật rừng của các Khu BTTN và VQG. Khu rừng đặc dụng Pác Bó trong các năm gần đây không có vụ cháy rừng nào xảy ra, nhưng nguy cơ tiềm tàng là rất lớn, do người dân ở đây rất thiếu ý thức trong việc dùng lửa xử lý thực bì để canh tác nương rẫy và tình trạng dùng lửa để đun, nấu trong rừng, bắt động vật rừng, đốt ong, đốt than. Hiện nay KBT có 24,22 ha rừng trồng và khoảng 1000ha rừng phục hồi rất dễ cháy trong mùa khô hanh.

- Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí