CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng các kiểu thảm thực vật
Căn cứ vào kết quả điều tra hiện trạng rừng, dựa theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật của Thái văn Trừng (1978, 1999), Khu rừng đặc dụng Pác Bó thuộc kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Cụ thể phân chia thành 03 loại theo trạng thái: Kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh trên núi đá; Kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh trên núi đất; Kiểu rừng trồng.
3.1.1. Kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh trên núi đá
Kiểu rừng này chiếm diện tích lớn trong rừng đặc dụng 897,33 ha chiếm 64,79%, dựa vào cấu trúc tầng cây và vị trí phân bố để phân chia kiểu phụ này thành 4 kiểu thứ phụ:
Rừng kín thường xanh chân núi đá vôi:
Kiểu rừng này bị tác động nhiều, nhưng đã có thời gian phục hồi, ở khu vực này xuất hiện nhiều loài cây đặc trưng của đồi núi đất. Cấu trúc rừng phức tạp gồm có 5 tầng :
- Tầng vượt tán (A1): Cây cao trên 25m, số lượng cây ít chủ yếu là một số loài cây như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Sâng (Sapindus oocarpus), Trai lý (Garcinia fragraeoides), ngoài ra còn có một số loài cây khác như như Phay (Duabaga sonneratioides), Chò chỉ (Shorea chinensis).
- Tầng ưu thế sinh thái (A2): gồm những cây gỗ trung bình cao từ 15 - 20m, thân thẳng, tán tròn giao nhau làm nên tán rừng liên tục. Ngoài cây tầng A1 có mặt ở đây còn có các loài khác như: các loài Ràng ràng (Ormosia spp.), một số loài trong họ Dẻ (Castanopsis spp., Quercu spp.), họ Re (Cinnamomum spp., Beilschmiedia spp.) họ Mộc lan (Michelia spp., Manglietia spp.) họ Vang (Cassia spp., Saraca spp.), họ Trôm (Pterospermum spp.), họ Thị (Dipspyros spp.), Cà muối (Cipadessa baccifera), Kháo vàng (Machilus odoratissima), Kháo nước (Phoebe pallida), Xoan hôi (Toona sinensis), . . .
- Tầng dưới tán (A3): Gồm những cây cao dưới 10m, mọc rải rác thuộc các loài họ Bứa (Clusiaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Na (Annonaceae) gồm một số loài đại diện như: Thành ngạch (Gratoxylum ligustrinum), Nhọc (Polyalthia spp.),
Ngát (Gironniera subaequalis), Kim sương (I), một số loài trong họ Dâu tằm (Ficus spp.), họ Mạ sưa (Helicia spp.) …
- Tầng bụi (B): gồm những cây bụi, gỗ nhỏ cao dưới 8 m thuộc một số họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Thầu dầu (I), họ Ô rô (Acanthaceae), gồm một số loài đặc trưng như: Thừng mực lông (Wrightia pubescens), Mức lông (Wrightia tomentosa), , Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Thẩu tấu (Aporusa dioica), Bã đậu (Croton tiglium), Dành dành (Gardenia jasminoides), Côi (Scyphiphora hydrophyllacea), …
- Tầng thảm tươi (C): Các cây thân thảo thấp (dưới 2 m), bao gồm một số loài trong họ Dương xỉ (Polypodiaceae), …
Rừng kín thường xanh ở sườn núi đá vôi:
Cấu trúc rừng gồm 4 tầng, chiều cao trung bình của các tầng cây gỗ thấp hơn nhiều so với rừng ở chân núi, tổ thành loài cây ít, chủ yếu xuất hiện các loài cây đặc trưng cho rừng núi đá vôi.
- Tầng vượt tán (A1): Số lượng cây rất ít, cây cao trên 20 m, chỉ gồm có 3 loài cây chính Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai lý (Garcinia fragraeoides), Sâng (Sapindus oocarpus).
- Tầng A2 : Cây cao từ 10 – 15m, thành phần loài cây đơn điệu, ngoài loài Nghiến và Trai lý và Sâng ở tầng A1, còn có các loài như: Ruối ô rô (Streblus ilicifolius), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Hồng bì dại (Clausena excavata), Lát hoa (Chukrrasia tabularis), Kim Giao (Podocarpus fleury), họ Máu chó (Knema spp.), họ Na (Polyalthia spp.), họ Xoan (Aglaia gigantea), họ Thị (Diospyros spp.) và một số loài cây trong họ Dẻ (Quercus spp., Lithocarpus spp.)…
- Tầng A3 : Gồm một số loài cây có chiều cao trung bình từ 5- 10m, tầng này là những cây gỗ nhỏ, kết hợp với các cây tái sinh của các loài cây gỗ tầng trên, như: Họ Cam (Xanthoxylum spp.), họ Trôm (Sterculia spp.), họ Sim (Syzygium spp.), họ Ngũ gia bì (Schefflera spp.) một số loài trong họ Dâu tằm (Artocarpus spp., Ficus spp., Streblus spp.) …
- Tầng cây bụi thảm tươi gồm có nhiều loài cây như: Ruối ôrô (Taxatrophis
ilicifolia), Thẩu tấu (Aporusa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fructicosa), Trôm leo (Byttneria aspera), và một số loài trong họ họ Dương xỉ (Colysis spp.).
Rừng kín thường xanh đỉnh núi đá vôi:
Cấu trúc rừng đơn giản gồm có 2 tầng cây gỗ.
Tầng trên gồm những cây cao từ 8 - 15m như như các loài trong họ Ngũ gia bì (Schefflera spp.), họ Re (Cinnamomum spp.), họ Dẻ (Quercus spp., Lithocarpus spp.), Chè núi (Ternstroemia japonica), Chè rừng (Camellia sasanqua), Ruối leo (Trophis scanden), Cánh kiến (Mallotus philippinensis), Hồng bì dại (Clausena excavata) và một số loài (Ficus spp.) trong họ Dâu tằm (Moraceae) v.v…
Thực vật tầng thấp là những loài cây bụi như: Họ Gai (Elatostema spp.), Si (Ficus retusa), Mua rừng (Blastrus cochinchinensis), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Ruối ôrô (Taxatrophis ilicifolia), Ngấy (Rubus alceaefolius), Ná nang (Villebrunea tonkinensis) v.v…
Thảm tươi ở đây thông thường vẫn là các loài đặc trưng cho núi đá vôi như họ Dương xỉ (Dryopteris spp., Colysis spp., Tectaria spp.), Dứa dại bắc (Pandanus tonkinensis ) v.v…
Thực vật ngoại tầng có các loài cây thuộc họ Lan (Orchidaceae), loài Tầm gửi (Loranthus sp.), các loài dây leo, v.v….
Trảng bụi và trảng cỏ thường xanh trên núi đá vôi :
Trên núi đá vôi chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh và các loại cỏ, dây leo, cây bụi như: Tống quá sủ (Alnus nepalensis), Dướng (Broussoneratia papyrifera), Ngái vàng (Ficus fulva), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Thôi chanh (Euodia meliaefolia), họ Mua (Blastus spp.), Bồ cu vẽ (Breynia (fruticosa), Đỏ ngọn (Cratoxylon formosum), Thẩu tấu (Aporusa dioica), họ Du (Trema spp.), Bã đậu ( Croton tiglium), Ba soi (Mallotus cochinchineni ), Mại lá dài (Claoxylon longifolium), Bọ nẹt (Alchornea rugosa), Bụp bạc (Mallotus paniculatus) v.v…cùng với loài thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae).
3.1.2. Kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh trên núi đất
Kiểu rừng kín thường xanh trên núi đất:
Rừng trên núi đất chiếm 296.84ha (21,43% trên tổng diện tích của KBT), phân bố cạnh khu vực dân cư (xóm Pác Bó), quanh khu vực Nhà tưởng niệm, bảo
tàng, khu hành chính, các cây gỗ lớn đã bị khai thác nhiều, cấu trúc rừng bị tác động mạnh, không có tầng vượt tán (A1), cấu trúc tầng thứ gồm có 4 tầng :
- Tầng A2: Hình thành bởi những loài cây gỗ cao trên 15m, số lượng cây ít, phẩm chất xấu, tầng tán không liên tục, các loài cây tham gia chủ yếu như: Muồng ràng ràng (Adenanthera microsperma), Xoan mộc (Toona surenii), họ Trám (Canarium spp.), họ Dẻ (Castanopsi spp.), họ Re (Cinnamomum spp.), họ Mộc lan (Michelia spp.), họ Xoan (Aglaia spp.), họ Hồ đào (Engelhardtia spp.), họ Gạo (Bombax spp.) v.v…
- Tầng A3: Gồm những cây gỗ cao trung bình khoảng 10m, thân thẳng, tán lá tròn và hẹp, tầng tán liên tục, thành phần chủ yếu là những cây gỗ nhỏ Tầng A2 và những loài cây như: Họ Re (Beilschmiedia spp., Litsea spp.), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis), Cơm nguội (Celtis sinensis), Ngát (Gironniera subaequalis), Đẻn (Vitex quinata), họ Trinh nữ (Archidendron spp., Adenanthera spp.), họ Cà phê (Neolamarkia spp.), họ Phay (Duabaga spp.), họ Đậu (Ormosia spp.), họ Bứa (Garcinia spp.), họ Thầu dầu (Mallotus spp.)…
- Tầng cây bụi (B): Cao từ 2 - 8m, tổ thành loài cây gồm các loài Chẩn (Manihot utilissima), Gối hạc (Leea rubra), họ Re (Litsea spp.), họ Mua (Blastus spp.), Mán đỉa trâu (Archidendron lucidum), họ Sim (Syzygium spp.), Nóng (Saurauia tristyla) Vầu (Indosasa sp.), Nứa (Neohoujeaua dulloa) v.v. . .
- Tầng cỏ quyết (C): Cao không quá 2m, gồm một số loài trong họ Lá dong (Phrynium spp.), Cỏ gừng (Panicum amoenum), họ Chuối (Musa spp.), một số loài trong họ Dương xỉ (Polypodiaceae) …
Thực vật ngoại tầng gồm một số loài trong họ Hoa hồng (Rubus spp.), họ Cau dừa (Calamus spp.), Bướm bạc (Mussaenda cambodiana), v.v…
3.1.3. Kiểu rừng trồng
Trong Khu rừng đặc dụng Pác Bó có 24,22 ha rừng trồng chủ yếu là các loài Thông mã vĩ (Pinus merkusii), Sa mộc (Cunninghamia lanceolata) trồng thuần loài, thảm cỏ mọc xen lẫn rừng trồng chiếm ưu thế là Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), họ Guột (Dicranopteris spp.), Thài
lài tía (Tradescantia zebrina), Cu li (Cybotium barometz), … và một số loài họ Dương xỉ.
3.2. Tính đa dạng thực vật thân gỗ
3.2.1. Đa dạng cấp độ loài
Sau khi xác định tên khoa học cho các loài, chúng tôi tiến hành chỉnh lý các thông tin về dạng sống, công dụng, mức độ bảo tồn theo các tài liệu chuyên ngành độ tin cây cao như: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (Tập 1, tập 2), “Thực vật chí Việt Nam”, “Cây cỏ Việt Nam”... tiến hành sắp xếp các loài thành bảng danh lục theo hệ thống Takhtajan (2009).
Kết quả điều tra đã thu thập và thống kê được danh lục các loài thực vật thân gỗ (chi tiết xem tại phụ lục 1). Tóm tắt danh lục được trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.2 Tóm tắt danh lục thực vật thân gỗ tại rừng đặc dụng Pác Bó
Tên taxon bậc họ | Số loài | Số chi | ||
Tên khoa học | Tên việt nam | |||
I | Pinophyta | Ngành thông | ||
1 | Pinaceae | Họ Thông | 1 | 1 |
2 | Podocarpaceae | Họ Kim giao | 1 | 1 |
3 | Taxodiaceae | Họ Kụt mọc | 1 | 1 |
ii | Magnoliophyta | Ngành Ngọc lan | ||
4 | Aceraceae | Họ Thích | 1 | 1 |
5 | Actinidiaceae | Họ Dương đào | 1 | 1 |
6 | Alangiaceae | Họ Thôi ba | 2 | 1 |
7 | Altingiaceae | Họ Sau sau | 1 | 1 |
8 | Anacardiaceae | Họ Điều | 7 | 6 |
9 | Annonaceae | Họ Na | 3 | 3 |
10 | Apocynaceae | Họ Trúc đào | 3 | 2 |
11 | Aquifoliaceae | Họ Nhựa ruồi | 2 | 1 |
12 | Araliaceae | Họ Ngũ gia bì | 5 | 3 |
13 | Asteraceae | Họ Cúc | 1 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 2
- Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 3
- Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Xã Trường Hà, Huyện Hà Quảng
- Các Chỉ Số Họ, Chi Của Rừng Đặc Dụng Pác Bó So Với Thần Sa Phượng Hoàng, Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên.
- Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 7
- Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 8
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Aetulaceae | Họ Cáng lò | 1 | 1 | |
15 | Aignoniaceae | Họ Đinh | 4 | 3 |
16 | Bombacaceae | Họ Gạo | 1 | 1 |
17 | Burseraceae | Họ Trám | 4 | 1 |
18 | Caesalpiniaceae | Họ Vang | 7 | 6 |
19 | Clusiaceae | Họ Bứa | 6 | 2 |
20 | Dillenniaceae | Họ Sổ | 1 | 1 |
21 | Dipterocarpaceae | Họ Dầu | 2 | 1 |
22 | Ebenaceae | Họ Thị | 5 | 2 |
23 | Elaeocarpaceae | Họ Côm | 2 | 1 |
29 | Euphorbiaceae | Họ Thầu dầu | 19 | 13 |
24 | Fabaceae | Họ Đậu | 4 | 3 |
25 | Fagaceae | Họ Dẻ | 10 | 3 |
26 | Flacourtiaceae | Họ Bồ quân | 2 | 2 |
27 | Hamamelidaceae | Họ Kim mai | 1 | 1 |
28 | Hypericaceae | Họ Thành ngạnh | 3 | 1 |
29 | Icacinaceae | Họ Thụ đào | 1 | 1 |
30 | Ixonanthaceae | Họ Hà nu | 1 | 1 |
31 | Juglandaceae | Họ Óc chó | 2 | 2 |
32 | Lauraceae | Họ Re | 24 | 11 |
33 | Lythraceae | Họ Bằng lăng | 1 | 1 |
34 | Magnoliaceae | Họ Mộc lan | 2 | 2 |
35 | Meliaceae | Họ Xoan | 9 | 7 |
36 | Mimosaceae | Họ Trinh nữ | 4 | 2 |
37 | Moraceae | Họ Dâu tằm | 17 | 4 |
38 | Myricaceae | Họ Thanh mai | 1 | 1 |
39 | Myristicaceae | Họ Máu chó | 3 | 2 |
40 | Myrtaceae | Họ Sim | 6 | 2 |
41 | Pandanaceae | Họ Dứa dại | 1 | 1 |
Polygalaceae | Họ Viễn chí | 1 | 1 | |
43 | Potaliaceae | Họ Lậu bình | 1 | 1 |
44 | Proteaceae | Họ Cơm vàng | 1 | 1 |
45 | Rhizophoraceae | Họ Đước | 2 | 1 |
46 | Rosaceae | Họ Hoa hồng | 1 | 1 |
47 | Rubiaceae | Họ Cà phê | 6 | 4 |
48 | Rutaceae | Họ Cam | 6 | 5 |
49 | Sapindaceae | Họ Bồ hòn | 7 | 4 |
50 | Scrophulariaceae | Họ Sâm huyền | 1 | 1 |
51 | Simaroubaceae | Họ Thanh thất | 1 | 1 |
52 | Sonneratiaceae | Họ Bần | 1 | 1 |
53 | Sterculiaceae | Họ Trôm | 3 | 2 |
54 | Styracaceae | Họ Bồ đề | 2 | 2 |
55 | Symplocaceae | Họ Dung | 3 | 1 |
55 | Tetramelaceae | Họ Thung | 1 | 1 |
56 | Tiliaceae | Họ Đay | 4 | 3 |
57 | Theaceae | Họ Chè | 5 | 3 |
58 | Ulmaceae | Họ Du | 3 | 3 |
59 | Verbenaceae | Họ Cỏ roi ngựa | 3 | 1 |
Tổng | 225 | 136 |
Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy: Trên địa bàn khu rừng đặc dụng Pác Bó các loài thực vật thân gỗ gồm 225 loài thuộc 136 chi, 59 họ của 2 ngành thực vật bậc cao
Khi so sánh các dẫn liệu (Bảng 3.2) về số lượng loài trong các ngành của thực vật thân gỗ rừng đặc dụng Pác Bó với dẫn liệu về số lượng loài trong các ngành tại các khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng (Nguyễn Thị Thoa, 2014), Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Đỗ Xuân Trường, 2011), Xuân Liên (Nguyễn Ngọc Thảo, 2012, rừng đặc dụng Yên Tử (Nhữ Thị Tâm, 2011) cho thấy sự phân bố không đều giữa 2 ngành thực vật, trong đó ngành mộc lan ở các khu đều chiếm ưu thế (từ 96,68%
đến 99,02%). Điều này hoàn toàn hợp lý vì thực vật thân gỗ chủ yếu tập trung ở ngành này.
Bảng 3.3. Số loài và tỷ lệ % số loài thực vật thân gỗ của rừng đặc dụng Pác Bó với Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên
Rừng đặc dụng Pác Bó | Thần Sa - Phượng Hoàng | Yên Tử | Đồng Sơn - Kỳ Thượng | Xuân Liên | ||||||
Số loài | % | Số loài | % | Số loài | % | Số loài | % | Số loài | % | |
Pinophyta | 3 | 1,33 | 6 | 0,98 | 7 | 1,92 | 6 | 1,6 | 11 | 3,04 |
Magnoliophyta | 222 | 98,67 | 605 | 99,02 | 356 | 97,78 | 369 | 98,4 | 350 | 96,68 |
Tổng | 225 | 100 | 611 | 100 | 364 | 100 | 375 | 100 | 362 | 100 |
3.2.2. Chỉ số đa dạng của các taxon thực vật thân gỗ
Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật được thể hiện trong bảng 3.3 và 3.4.
Bảng 3.4. Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật thân gỗ
Chỉ số chi | Chỉ số họ | Số chi/Số họ | |
Pinophyta | 1 | 1 | 1 |
Magnoliophyta | 1,67 | 3,96 | 2,38 |
Hệ thực vật thân gỗ | 1,65 | 3,81 | 2,31 |
Kết quả bảng 3.3 cho thấy thực vật thân gỗ có chỉ số họ là 3,81 (tức là trung bình mỗi họ có 3,81 loài), chỉ số đa dạng chi là 1,65 (trung bình mỗi chi có 1,65 loài). Số chi trung bình của mỗi họ là 2,31 (trung bình mỗi họ có 2,31 chi). Ngành Magnoliophyta là ngành đa dạng nhất về mặt chỉ số, trung bình mỗi chi có 1,67 loài, mỗi họ có 3,96 loài, mỗi họ trung bình có 2,38 chi.