Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Quận Hoàn Kiếm Nói Chung

buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.

Hàng Bông lấy theo tên đoạn phố chính Hàng Bông Đệm vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm.

Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để cúng và đốt cho người âm (người chết). Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi.

Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.

Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào)

Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa.

Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây...

Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch...

b) Nhà cổ

Những nhà cổ chủ yếu là nhà ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán thò thụt không đều. Hình ảnh nhà cổ và mái ngói đã đi vào hội họa, thơ ca. Những ngôi nhà này chủ yếu được dựng vào thế kỉ XVIII - XIX, trước đó hầu hết là nhà mái tranh, chỉ có một số nhà giàu có, nhà của Hoa kiều mới lợp mái ngói.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Thời kì toàn quốc kháng chiến, để tránh đụng độ trực tiếp với quân Pháp và lính Lê dương, người dân và Vệ quốc quân đã đục thông tường từ nhà này sang nhà khác. Khi cần người ta có thể đi từ đầu đến cuối phố qua những lỗ hổng giữa các ngôi nhà mà không cần phải xuống đường.

Từ cuối thế kỉ XX, các nhà cổ dần dần biến mất. Thay vào đó là các ngôi nhà ống xây mới phá vỡ cảnh quan vốn có của phố cổ. Tuy vậy, bên trong các ngôi nhà vẫn là hệ thống đường đi chằng chịt.

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội - 6

c) Di tích kiến trúc tôn giáo, di tích lịch sử cách mạng


Đình:


Khu phố cổ Hà Nội là nơi thu hút nhiều thợ thủ công ở các vùng xung quanh về làm ăn, buôn bán. Một tập hợp dân cư cùng quê, có khi chỉ vài nhà cũng dựng lên một ngôi đình làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ phụng vị thần chung. Do vậy loại hình đình có số lượng nhiều hơn cả.

Các ngôi đình đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng: đình Thanh Hà (10Ngõ Gạch), đình Yên Thái (8 ngõ Tạm Thương), đình Tú Thị (2Angõ Yên Thái), đình Thái Cam (44 Hàng Vải), đình Đức Môn (38 B Hàng Đường), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào). Một số di tích đang hoàn chỉnh hồ sơ như đình Lò Rèn, đình Trung Yên, Đình Kim Ngân, đình Trương Thị...

Đền:


Trong khu phố cổ hiện có trên 20 ngôi đền phân bố rải rác trong khu vực nhưng tập trung hơn cả vẫn ở các phố, phường phía Đông.

Các ngôi đền đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận là đền Hoả Thần (30 phố Hàng Điếu), đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm). Một số di tích đang được nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị công nhận cấp Quốc gia như đền Hương Nghĩa, đền Hương Tượng,...

Chùa:


Trong khu phố cổ Hà Nội thống kê được 6 chùa, phân bố chủ yếu ở phía Tây của Khu phố cổ.

Quy hoạch mặt bằng kiến trúc chùa ở đây có 4 loại: Loại 1: Chùa chính hình chữ công, bốn phía trước sau là những lớp kiến trúc tam quan, nhà mẫu, hành lang bao quanh thành kiểu nội công ngoại quốc. Loại mặt bằng này có quy mô kiến trúc lớn trên khu đất rộng. Đó là chùa Cầu Đông (38b Hàng Đường). Loại 2: Gồm nhiều nếp nhà kế tiếp nhau theo chiều sâu, đó là chùa Vĩnh Trù (59 Hàng Lược). Loại 3: Kiến trúc đơn giản chỉ một toà nhỏ thờ phật tạo mặt chữ "nhất". Loại mặt bằng này có qui mô kiến trúc nhỏ, là chùa Kim Cổ (73 Đường Thành). Loại 4: mặt bằng chữ đinh, đó là chùa Thái Cam, chùa Nghĩa Lập và chùa Pháp Bảo Tạng.

Quán:


Trong phố cổ Hà Nội có 1 quán duy nhất là quán Huyền Thiên, ở 54 phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân. Quán Huyền Thiên (54 Hàng Khoai) có mặt sớm trên đất Thăng Long . Quán thờ Huyền Thiên Trấn Vũ- một nhân vật trong thần điện của đạo lão vào nước ta từ sớm. Trong quy hoạch đô thị cổ thì đây là vị thần trấn ở phía Bắc. Huyền Thiên là một quán nổi tiếng và cổ nhất kinh thành Thăng Long.)

Hội Quán:


Trong khu phố cổ Hà Nội hiện còn 2 hội quán: Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lãn Ông,

phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người Hoa, là sản phẩm của sinh hoạt cộng động của những người cùng quê.

Nhà thờ họ


Trong phố cổ Hà Nội hiện nay, loại hình di tích này không có nhiều.


Nhà thờ họ thường giống kiểu nhà ống với nhiều nếp nhà thấp kế tiếp nhau qua khoảng sân hẹp. Loại nhà thờ họ này vốn trước là nhà ở, di tích cư trú chuyển thành nhà thờ chung của dòng họ.

Miếu:


Miếu là nơi thờ thần và Thành hoàng. Hiện nay trong khu vực Phố cổ Hà Nội hầu như không còn tồn tại miếu thờ.

Di tích cách mạng kháng chiến :


Chia làm 3 thời kỳ :


- Thời trước cách mạng (trước 1930) : Bao gồm một số điạ điểm cơ sở nuôi giấu cán bộ trong thời kỳ hoạt động bí mật.

- Thời kỳ từ 1930 đến 1945 : Bao gồm trụ sở một số báo như Tin Lành, báo Lao Động, báo Nhân Dân, báo Tin Tức, trong đó trụ sở báo Tin Tức - 105 (Phùng Hưng) đã được xếp hạng; Một số cơ sở nuôi giấu cán bộ và đặc biệt là ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi Bác Hồ viết bản Tuyên Ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam (hồ sơ di tích cách mạng kháng chiến 105 Phùng Hưng , 48 Hàng Ngang) ( đã được xếp hạng ).

- Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) : Nhiều địa chỉ di tích trong giai đoạn này. Khu vực phố cổ cũng là mặt trận chủ yếu của Liên khu I trong thời kỳ chống Pháp. Đó là ngôi nhà 86 Hàng Bạc - trụ sở của Trung đoàn Thủ Đô, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da ... và cả những đình, chùa trong khu vực này cũng được dùng làm trụ sở cho kháng chiến như chùa Cầu Đông, chùa Vĩnh Trù, quán Huyền Thiên ... Một số phần thuộc liên khu II,

với nhiều địa điểm kháng chiến đáng ghi nhớ như trụ sở Bộ quốc phòng, trụ sở nữ tự vệ chiến đấu Thành Hoàng Diệu.

Di tích kiến trúc thành luỹ:


Duy nhất có một - đó là Ô Quan Chưởng (đã được xếp hạng).


Chợ


Bên cạnh các phố nghề, khu phố cổ cũng có một số chợ để tập trung bán các loại hàng hóa phục vụ đời sống, như chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè.

2.1.2.2. Tài nguyên phi vật thể

Hà Nội là đất Kinh Đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, tinh tuý của mọi miền quê. Di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội khá đậm đặc, nó đã phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội.

Một số loại hình của bộ phận di sản văn hóa phi vật thể (như làng nghề, phố nghề, sinh hoạt lễ hội, phong cách sống, ẩm thực...) trong những năm qua đã được sưu tầm, nghiên cứu khẳng định: Văn hoá phi vật thể Hà Nội là tổng hoà các yếu tố giao lưu, hội nhập, dung hoà, tiếp biến, cởi mở, linh hoạt, để tạo nên bản sắc Thăng Long-Hà Nội một vùng đất “hội thuỷ, hội nhân và hội tụ văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng”.

Lễ hội văn hóa:


- Lễ hội trấn Đông – đền Bạch Mã: 12/2 âm lịch hàng năm tại phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Lễ hội đền Bạch Mã là một hoạt động thường niên nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khích lệ tinh thần đoàn kết, giáo dục truyền thống yêu nước, nhớ ơn thần Long Đỗ - Quốc đô Thăng Long Thành hoàng Đại vương. Đền thờ thần Long Đỗ - trấn phương đông của kinh thành trong Thăng Long tứ trấn. Trải qua hơn 1000 năm tồn tại, đền Bạch Mã là một trong những

chứng tích quan trọng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật cũng như đời sống tinh thần của người Hà Nội.

- Lệ hội Nguyên Phi Ỷ Lan: 25/7 âm lịch hàng năm – ngày Nguyên Phi Ỷ Lan viên tịch. Lễ hội diễn ra từ 1-2 ngày tại đình Yên Thái, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức với nhiều hoạt động phong phú nhằm tôn vinh những đóng góp lớn lao của Hoàng thái hậu Ỷ Lan.

- Một số lễ hội khác: trung thu, lễ hội truyền thống Liên khu 1…


Nghề truyền thống:


- Nghề tranh phố Hàng Trống: tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian Việt Nam xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây, được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Tranh Hàng Trống sử dụng chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác.

- Nghề bạc phố Hàng Bạc: Hầu hết các nghệ nhân ở phố nghề Hàng Bạc vẫn giữ những kỹ xảo thủ công độc đáo mà máy móc, thiết bị khó bề thay thế. Bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tạo ra những sản phẩm đơn chiếc góp phần thu hút khách du lịch tới phố cổ Hà Nội.

Các loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống:


- Hát ca trù (hay hát ả đào): là bộ môn nghệ thuật thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quí tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể từ năm 2009. Hiện nay, vào các buổi tối thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hằng tuần, tiếng hát của những ca nương Giáo phường Ca trù Thăng Long lại vang lên trong không gian cổ kính của đền Quan Đế (Hàng Buồm, Hà Nội).

- Múa rối nước (hay còn gọi là “trò rối nước”) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, một sáng tạo đặc biệt của người Việt đặc biệt là cư dân vùng châu thổ sông Hồng, được manh nha từ

công cụ chế ngự, cải tạo nước. Rối nước thường được diễn vào những ngày nông nhàn, ngày xuân, trong các lễ hội. Thông qua các câu chuyện được nghệ sỹ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái của hội làng, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống. Năm 1992, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long (tại địa chỉ 57B Đinh Tiên Hoàng) phục hồi 17 trò rối nước làm sống dậy trò rối nước trên toàn quốc.

- Múa cổ Thăng Long với 9 điệu múa cổ gồm: Múa Trống Hội, múa Trống Bồng (Triều Khúc), Tổ khúc múa Giảo Long, Tố khúc múa Phù Đổng, múa Bài Bông, múa Lục Cúng, múa Giải Oan Thích Kết, múa Lễ Chữ, múa Chạy Cờ.

Ẩm thực


- Chả cá Lã Vọng: Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ ăn kèm với các loại rau sống, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên.

- Các loại bún: bún thang, bún chả, bún sườn/chân giò dọc mùng, bún riêu, bún ốc,

- Phở nước, phở cuốn, phở xào, phở chiên


- Các loại bánh: bánh cốm, bánh trôi bánh chay, bánh đúc…


- Đồ uống: bia hơi, cà phê…


2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm nói chung


Khu phố cổ Hà Nội với diện tích khoảng 81ha nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân khoảng 66.600 người tương ứng với mật độ 823 người/ha. Theo thống kê, toàn khu vực có 570 hộ với

2.152 nhân khẩu sống xen lẫn trong các đình, đền chùa, cơ quan, trường học;

1.623 hộ sống trong các nhà xuống cấp nguy hiểm, nhà đông hộ cần được di dời.

Trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, ban Chấp hành Ðảng bộ quận Hoàn Kiếm đã xây dựng và chỉ đạo triển khai 07 chương trình, 30 đề án và các chuyên đề công tác trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng, chính quyền và hệ thống chính trị gắn với thực hiện năm nhiệm vụ chủ yếu, hai khâu đột phá của Thành ủy Hà Nội. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đạt và vượt mức Nghị quyết Ðại hội đề ra. Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch đạt mức tăng bình quân 18,21%/năm, chiếm tỷ trọng 97% trong cơ cấu kinh tế quận. Thu ngân sách bình quân đạt 3.455 tỷ đồng/năm, vượt kế hoạch được giao 5%. Công tác quản lý đô thị có chuyển biến tích cực. An ninh chính trị địa bàn được giữ vững. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm, đến năm 2016, khu phố cổ sẽ trở thành trung tâm du lịch văn hóa của Hà Nội.


2.1.4. Hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch


2.1.4.1. Hệ thống các cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch, ăn uống, mua sắm:


Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện nay có 382 khách sạn, cơ sở lưu trú trong đó có 127 khách sạn được xếp hạng, gắn sao; có 133 công ty lữ hành, cùng hệ thống các nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, các điểm mua sắm, vui chơi giải trí...

Mặc dù số lượng các cơ sở lưu trú tập trung dày đặc nhưng ở khu vực phố cổ chủ yếu là các khách sạn nhỏ 1, 2 sao với cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị sơ sài, đội ngũ nhân viên kiêm nhiệm nhiều vai trò, nhiệm vụ, công tác đào tạo ít được chú trọng dẫn đến chất lượng công việc chưa đáp ứng được nhu cầu của các khách du lịch cao cấp. Một số khách sạn có chất lượng dịch vụ tốt, song vì nằm trong khu vực có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt nên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/08/2023