Phân cấp mật độ loài cây mục đích theo các OTC trên cấp độ cháy

110


Tuy nhiên, để có được những lựa chọn chính xác cần tiến hành cụ thể hóa các tiêu chuẩn, lượng hóa và sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn để lựa chọn loài cây phù hợp với mục tiêu phòng hộ tại khu vực nghiên cứu. Từ kết quả điều tra thực địa, tham khảo tài liệu khác có liên quan, cùng với các ý kiến của các chuyên gia lựa chọn loài cây có khả năng phòng hộ đầu nguồn, nguyên tắc được cụ thể hóa bằng 8 tiêu chuẩn theo phần phương pháp, kết quả chuẩn hóa các tiêu chuẩn được thể hiện trong bảng 3.10.

Kết quả trong bảng 3.10, luận án đã xác định được 16 loài cây mục đích đáp ứng tốt nhất khả năng phòng hộ trong tổng số 43 loài (bao gồm cả loài tầng cây cao, cây tái sinh) cho đối tượng nghiên cứu. Các loài cây lựa chọn trên không những có khả năng phòng hộ cao mà còn có giá trị về mặt kinh tế, gỗ của một số loài thuộc nhóm gỗ quý, được thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước ưa dùng.

Loài cây đáp ứng mục đích phòng hộ có tần suất xuất hiện nhiều như: Thông 2 lá, Thông 3 lá, Vên vên nghệ, Cà chắc, Sau sau Lào, Vối thuốc, Chò chỉ Lào, v.v.

3.4.2. Phân cấp mật độ loài cây mục đích theo các OTC trên cấp độ cháy

Dựa vào danh lục loài cây mục đích đã được luận án xác lập trong bảng trên, tiến hành xác định và phân cấp mật độ cây cao mục đích và mật độ cây tái sinh mục đích hiện tại năm 2021 sau cháy trên các OTC theo từng cấp độ cháy để làm căn cứ, cơ sở phân chia cấp độ cháy áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy. Kết quả phân cấp mật độ được tổng hợp trong bảng 3.11.


111


Bảng 3.11. Cấp mật độ cây mục đích trên các OTC



TT


Cấp mật độ

Tổng số OTC


Đối chứng

Cháy thấp

Cháy trung bình

Cháy cao

Khoanh nuôi, XTTS


Không

Chặt nuôi dưỡng


Không


Gieo sạ


Không

I

Tầng cây cao mục đích

1

Ncmđ ≥ 100c ây/OTC (> 500 cây/ha)

9

OTC1; 2

và OTC3

OTC19; 20

và OTC2 1

OTC4; 5

và OTC6





2

Ncmđ ≤ 100 cây/OTC (< 500 cây/ha)

12




OTC13; 14 và OTC15

OTC7; 8 và OTC9

OTC16; 17

và OTC 18

OTC10; 11 và OTC12

Tổng

21








II

Lớp cây tái sinh mục đích

1

Ntsmđ ≥ 200cây/OTC (> 1000 cây/ha)

12

OTC1; 2

và OTC3

OTC19; 20

và OTC2 1


OTC13; 14 và OTC15


OTC16; 17

và OTC 18


2

Ntsmđ ≤ 200cây/OTC (< 1000 cây/ha)

9



OTC4; 5

và OTC6


OTC7; 8 và OTC9


OTC10; 11 và OTC12

Tổng

21








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


Những từ viết tắt trong bảng: OTC: Ô tiêu chuẩn; Ncmđ: Mật độ cây cao mục đích theo chức năng phòng hộ; Ntsmđ: Mật độ cây tái sinh mục đích theo chức năng phòng hộ; XTTS: Xúc tiến tái sinh.


Kết quả tính toán mật độ tầng cây cao, lớp cây tái sinh mục đích hiện tại năm 2021 trên từng ô tiêu chuẩn nghiên cứu theo các cấp độ cháy khác nhau được thống kê trong bảng 3.11. Mật độ được thống kê theo phân ngưỡng tiêu chuẩn của thông tư liên tịch số 24/2019/TTLT/BNLN- BTNMT Lào.

Kết quả về cấp mật độ cây cao mục đích và cây tái sinh mục đích theo chức năng phòng hộ trên bảng 3.11 cho thấy:

- Mật độ tầng cây cao mục đích đặt tiêu chuẩn > 100 cây/OTC (OTC diện tích 2000m2) hay > 500 cây/ha, có tổng số 9 OTC gồm: 3 OTC đối chứng; 3 OTC cấp cháy thấp không tiến hành khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và 3 OTC tiến hanh khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh.

- Mật độ tầng cây cao mục đích đặt tiêu chuẩn < 100 cây/OTC (OTC diện tích 2000m2) hay < 500 cây/ha, có tổng số 12 OTC gồm: 3 OTC cháy trung bình chặt nuôi dưỡng và 3 OTC không chặt nuôi dưỡng; 3 OTC cháy cao gieo sạ và 3 OTC cháy cao không gieo sạ.

- Mật độ lớp cây tái sinh mục đích đặt tiêu chuẩn > 200 cây/OTC (OTC diện tích 2000m2) hay > 1.000 cây/ha, có tổng số 12 OTC gồm: 3 OTC đối chứng; 3 OTC cấp cháy thấp tiến hanh khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và 3 OTC chặt nuôi dưỡng và 3 OTC gieo sạ.

- Mật độ lớp cây tái sinh mục đích đặt tiêu chuẩn < 200 cây/OTC (OTC diện tích 2000m2) hay < 1000 cây/ha, có tổng số 9 OTC gồm: 3 OTC cháy thấp không tiến hành khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và 3 OTC không chặt nuôi dưỡng và 3 OTC cháy cao không gieo sạ.

Biện pháp Chặt nuôi dưỡng những cây bị chết khô, cành nhánh rơi, rụng trên cấp độ cháy trung bình có mật độ cây tái sinh mục đích cao hơn so với mật độ cây tái sinh mục đích trên cùng cấp độ cháy trung bình nhưng không tiến hành Chặt nuôi dưỡng. Mật độ cây tái sinh mục đích vượt ngưỡng 1000 cây/ha thuộc những OTC trong khu vực thực nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh bằng gieo sạ hạt giống đối với 2 loài là Thông 2 lá (Pinus merkusii) và Vối thuốc (Schima wallichii Choisy)


3.4.3. Phân chia đối tượng để áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng sau cháy

3.4.3.1. Các phương án phân chia

Luận án phân chia các OTC theo 3 phương án như đã trình bày trong phần xử lý số liệu.

(i). Phương án 1: Phân chia OTC theo cây cao mục đích, thu được kết quả trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Giải pháp lâm sinh theo số lượng cây cao mục đích (theo phương án 1)


TT

Giải pháp phục hồi rừng sau

cháy


Cây cao mục đích


Tổng số OTC


Số hiệu OTC


Chấp độ cháy


1


Nuôi dưỡng rừng tự nhiên sau cháy


> 500

cây/ha


9

OTC1; 2 và OTC3 OTC4; 5 và

OTC6; OTC19; 20

và OTC 21

Đối chứng và cháy thấp không khoanh nuôi và khoanh

nuôi, XTTS


2


Phục hồi rừngtự nhiên sau cháy


< 500

cây/ha


12

OTC 7; 8; 9; 10; 11;

12; 13; 14; 15; 16;

17 và 18

Trung bình không chặt nuôi dưỡng, Chặt nuôi dưỡng và cháy cao không gieo sạ, cháy cao

gieo sa


(ii). Phương án 2: Phân chia OTC theo cây tái sinh mục đích phòng hộ thu được kết quả trong bảng 3.14.


Bảng 3.14. Biện pháp lâm sinh theo số lượng cây tái sinh mục đích (theo phương án 2)


TT


Giải pháp

Cây cao

mục đích

Tổng số

OTC


Số hiệu OTC

Chấp độ cháy/

Tác động


1


Nuôi dưỡng rừng tự nhiên sau cháy


>1000

cây/ha


12


1; 2; 3; 16; 14;

15; 16; 27 và

OTC 18

Đối chứng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh; chặt nuôi dưỡng và

gieo sạ


2


Phục hồi rừngtự nhiên sau cháy


<1000

cây/ha


9


4; 5; 6; 7; 8; 9;

10; 11 và 12

Cháy thấp, trung bình và cháy cao

không tác động

Tương tự như phương án 1, mật độ cây cao mục đích, mật độ cây tái sinh mục đích sau cháy hiện tại thì: Biện pháp Nuôi dưỡng rừng có 12 OTC, chiếm tỷ lệ 60% tổng số OTC cần tác động bằng nuôi dưỡng rừng sau cháy. Biện pháp phục hồi rừngcó 9 OTC, chiếm 40% diện tích cần tác động biện pháp. Nếu không tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên thì tất cả các OTC sau cháy đều phải áp dụng biện pháp phục hồi rừngvì mật độ cây tái sinh mục đính thấp hơn ngưỡng (thấp hơn 1000 cây/ha) để tiến hành biện pháp làm.

(iii). Phương án 3: Phân chia theo cây cao và cây tái sinh mục đích, kết quả phân chia được tổng hợp trong bảng 3.15.

Kết quả bảng 3.15 cho thấy nếu căn cứ vào số lượng cây cao và số lượng tái sinh mục đích thì biện pháp nuôi dưỡng rừng là không có một OTC nào đạt ngưỡng chỉ tiêu. Phục hồi rừngtự nhiên theo phương thức 1 có 3 OTC thuộc cấp độ cháy thấp, phục hồi rừngtheo phương thức 2 là 6 OTC thuộc cấp độ cháy trung bình và cháy cao, làm giàu theo phương thức 3 là 6 OTC thuộc cấp


độ cháy trung bình và cháy cao có tác động 2 biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Tổng ba phương thức làm giàu chiếm khoảng 100% số OTC cần tác động biện pháp làm giàu.

Bảng 4.11. Biện pháp lâm sinh theo số lượng cây cao và cây tái sinh (theo phương án 3)


TT


Giải pháp

Cây cao

mục đích

Cây tái sinh

mục đích

Tổng số

OTC


Số hiệu OTC


1

Nuôi dưỡng

rừng tự nhiên

> 500

cây/ha

>1000

cây/ha


6

OTC 1; 2; 3 và

OTC19; 20 và 21


2


Phục hồi rừngtự nhiên


> 500

cây/ha


< 1000

cây/ha


9

OTC 4; 5; 6; 7; 8;

9; 10; 11 và OTC12


3

Phục hồi rừngtự

nhiên

< 500

cây/ha

< 1000

cây/ha


6

OTC 7; 8; 9; 10;

11 và OTC12


4

Phục hồi rừngtự

nhiên

< 500

cây/ha

> 1000

cây/ha


6

OTC13; 14; 15;

16; 17; và OTC 18


3.4.3.2. Đánh giá kết quả phân chia

Các phương án phân chia trên (3 phương án) điều có kết quả khá tương đồng, các nhóm OTC được phân ra có các đặc trưng giống nhau về mật độ loài cây cao, cây tái sinh mục đích và được chia thành 2 nhóm thuộc về 2 giải pháp pháp kỹ thuật lâm sinh tác động khác nhau gồm: (1) Nuôi dưỡng rừng và (2) Làm giàu rừng.

(1). Nuôi dưỡng rừng: Nuôi dưỡng rừng gồm những OTC ở khu vực đối chứng (khu không bị cháy), trên cấp độ cháy thấp và các OTC thuộc nhóm 2 biện pháp tác động trên cấp độ cháy trung bình và cháy cao. Như vậy, sau 4 năm thực hiện biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng sau cháy, biện


pháp đã có những tác động rất tích cực trong phục hồi, thời gian tác động mang lại kết quả về mật độ cây tái sinh, sinh trưởng về chiều cao và phẩm chất tương đương với khu đối chứng, và sau khoảng thời gian tác động 2 biện pháp kỹ thuật lâm sinh này, những khu rừng sau cháy này chỉ áp dụng biện pháp nuôi dưỡng rừng tự nhiên là rừng có thể tự phục hồi, đảm bảo các chức năng tương đương như khu rừng đối chứng.

(2). Làm giàu rừng. Phục hồi rừng gồm những OTC thuộc cấp độ cháy trung bình và cháy cao không áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động. Trải qua 4 năm phục hồi tự nhiên nhưng mật độ loài cây cao, mật độ lớp cấy tái sinh sua cháy mục đích vẫn không đặt ngưỡng áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng, chúng thuộc biện pháp kỹ thuật làm giàu rừng.

Dựa trên kết quả phân chia theo 3 phương án, luận án đã xây dựng được bản đồ khu vực theo đặc điểm phân chia để áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi. Khu vực thực hiện các biện pháp được thể hiện trên hình 3.25.

Hình 3 25 Sơ đồ phân khu áp dụng biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng 3 4 4 1

Hình 3.25. Sơ đồ phân khu áp dụng biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng


3.4.4. Đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy

3.4.4.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật

Dựa trên kết quả nghiên nghiên cứu, phân cấp cấp độ cháy, ảnh hưởng của cấp độ cháy đến một số tính chất hóa - lý đất rừng sau cháy, ảnh hưởng của cấp độ cháy đến đặc điểm và biến động cấu trúc rừng sau cháy, hiệu quả thực nghiệm 3 biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy trong quãng thời gian 4 năm mang lại, luận án đã có những cơ sở khoa học đề xuất một sô biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy.

(i). Phục hồi rừng sau cháy bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên trên cấp độ cháy thấp

- Đối tượng áp dụng

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên được áp dụng cho những trận cháy/đám cháy với cấp độ cháy thấp (tỷ lệ cây bị chết, cháy CBI ≤ 20%). Cấp độ cháy thấp có thể đạt các tiêu chí thành rừng tương đương khu đối chứng trong vòng từ 4 -5 năm nếu được áp dụng biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên.

- Thời gian áp dụng

Thời gian tiến hành biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên cần thực hiện ngay sau các trận cháy rừng.

- Nội dung biện pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên gồm

Đối tượng là những trận/khu vực cháy với cấp độ cháy thấp cần được thực hiện các biện pháp:

- Bảo vệ, chống chặt phá cây tái sinh hiện có và phòng cháy, chữa cháy rừng có thể diễn ra tiếp sau;

- Phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích;

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí