Phục hồi rừng sau cháy bằng kỹ thuật chặt nuôi dưỡng trên cấp độ cháy trung bình


- Sửa gốc chồi và tỉa bớt chồi xấu, để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng;

- Thời gian tác động đối với khu rừng cháy thấp là 05 năm; hai năm đầu tác động ít nhất 02 lần/năm, các năm sau tác động 01 lần/năm.

(ii) Phục hồi rừng sau cháy bằng kỹ thuật chặt nuôi dưỡng trên cấp độ cháy trung bình

- Đối tượng áp dụng

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy bằng chặt nuôi dưỡng được áp dụng cho những trận/đám/khu vực cháy trên cấp độ cháy trung bình (tỷ lệ cây bị chết, cháy 20% < CBI ≤ 80%).

- Thời gian áp dụng

Thời gian tiến hành biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng bằng chặt nuôi dưỡng cần thực hiện ngay sau khi trận cháy rừng xảy ra. Trong khoảng thời gian sau cháy này, một số cây bị ảnh hưởng do tác động của lửa gây chết hoàn toàn. Một số cây khó có thể phục hồi, một số cây không đáp ứng và không phải là cây mục đích phục hồi cần được tiến hành chặt, loại bỏ để tạo không gian thuận lợi cho cây mục đích sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

- Nội dung biện pháp phục hồi rừng gồm

Trên khu vực cháy với cấp độ cháy trung bình, toàn bộ số cây bị chết do bị cháy toàn thân không có khả năng tự phục hồi, những cành, nhánh bị cháy, rơi rụng trên lớp đất rừng, lớp cây bụi chết cần được tiến hành chặt nuôi dưỡng và vận xuất ra khỏi trận/khu vực cháy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

+ Phương thức khai thác: tiến hành khai thác thủ công, chặt hạ từng cây bị chết cháy, khô, v.v. Khai thác thủ công để hạn chế tối đa tác động bất lợi cho số cây còn lại và số lượng hạt giống tích tụ trong lớp đất mặt. Toàn bộ số cây, cành nhánh chặt nuôi dưỡng được vận chuyển ra khỏi khu vực cháy để tạo không gian và tránh nguồn gây bệnh hại cho cây tái sinh tự nhiên.

+ Ngoài công việc chặt hạ tất cả những cây bị chết đứng do lửa rừng, thu

Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi rừng sau cháy tại khu rừng phòng hộ Nam Ngưng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 17


gom những cành, nhánh cây rơi rụng để tạo không gian, ánh sáng và môi trường thuận lợi cho những cây còn sống sót đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình nảy mầm đối với nguồn hạt giống được lưu giữ trên lớp đất mặt thì biện pháp nuôi dưỡng rừng sau cháy bằng chặt hạ tận dụng còn tiến hành chặt nuôi dưỡng trên những cây không đáp ứng được mục tiêu phòng hộ, hoặc cây có phẩm chất kém do bị sâu bệnh hai.

+ Phương thức vận chuyển: toàn bộ số cây chết, cành nhánh được chặt hạ, cắt khúc và vận chuyển thủ công như khiêng, vác vai. Không dùng máy, thiết bị cơ giới để vận chuyển, vì xe cơ giới sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn hạt giống có trên lớp đất mặt, làm xói mòn và rửa trôi đất, vi sinh vật đất v.v.

Trong quá trình khai thác, vận chuyển cần thận trọng để không gây ảnh hưởng xấu đến số cây còn sống sót sau cháy, nhất là những cây mẹ có khả năng phát tán nguồn hạt giống, tạo tiền đề cho tái sinh bằng hạt sau cháy.

(iii). Phục hồi rừng sau cháy bằng gieo sạ hạt cây bản đại trên cấp độ cháy cao

- Đối tượng áp dụng biện pháp

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy bằng gieo sạ hạt trực tiếp được áp dụng cho những trận/khu vực/đám cháy với cấp độ cháy cao (tỷ lệ cây bị chết, cháy > 80%, theo phân cấp của Key và Benson, 2003).

- Thời gian áp dụng

Sau cháy trận/khu vực/đám cháy với cấp độ cháy cao, tiến hành biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng bằng gieo sạt hạt cây bản địa là điều cấp bách. Trong khoảng thời gian này, các yếu tố môi trường tự nhiên khu vực cháy đã tương đối ổn định, giúp đảm bảo nguồn hạt giống được gieo, v.v.

- Nội dung kỹ thuật

+ Chọn loài cây gieo sạ

Loài cây được chọn phục hồi rừng sau cháy thường là những loài cây bản địa, thể hiện khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, tái sinh, phụ hồi tốt sau


cháy. Những loài được chọn thường là những loài cây mục đích, đáp ứng được mục tiêu để ra: Đối với khu vực cháy rừng phòng hộ tại Nam Ngưm, các loài cây được chọn là những loài cây mục đích phục hồi rừng sau cháy, trong số 16 loài đã được chọn, đáp ứng tốt 8 tiêu chí tuyển chọn đề ra (danh lục tên loài được thống kê trong bảng 3.10)

+ Chọn cây mẹ để lấy hạt làm giống

Cây mẹ lấy hạt giống được chọn là các cây phân bố tự nhiên trên khu vực nơi cháy rừng (cây mẹ bản địa). Đối với khu vực cháy Nam Ngưm, cây mẹ là là những cây được phát hiện từ lâm phần liền kề khu không bị cháy. Tiêu chuẩn chọn cây mẹ lấy giống là cây có hình dạng cân đối, chiều cao, đường kính vượt trội hơn số cây khác trong cùng lâm phần. Các cây mẹ đều có chiều cao dưới cành khoảng 6 - 7 mét, đường kính D1.3 đạt khoảng 20 - 30 cm, không sâu bệnh, số lượng cây mẹ tuyển chọn là 20 cây (10 cây Thông 2 lá và 10 cây Vối thuốc), đảm bảo lượng hạt giống cần thiết cho gieo sạ phục hồi rừng trên diện tích cần gieo sạ sau cháy.

Thu hái, bảo quản và xử lý hạt giống: hạt giống được thu hái từ các cây mẹ đã được lựa chọn tại khu phòng hộ đầu nguồn Nam Ngưm vào mùa quả chín (từ tháng 10 - 11 hàng năm), khi quả chuyển sang mầu vàng nâu đối với Thông 2 lá và đỏ vàng với quả Vối thuốc. Hạt được tách khỏi vỏ quả, làm sạch, phơi khô và bảo quản khô trong thùng kín để ở nhiệt độ thường.

+ Xác định các chỉ tiêu ban đầu của hạt trước khi gieo sạ

Tiến hành kiểm tra độ thuần hạt giống và khối lượng 1000 hạt của hai loài để định lượng số lượng (kg) hạt giống cần gieo sạ theo tổng diện tích bị cháy hại với cấp độ cháy trung bình đến cao.

+ Kỹ thuật xử lý hạt

Các loại hạt được chọn khác nhau, kỹ thuật xử lý nảy mầm khác nhau. Thông thường hạt được xử lý bằng nước ấm: Ngâm nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong 12 giờ. Sau khi ngâm nước đủ thời gian hạt của hai loài cây được vớt ra,


rửa sạch, bọc trong túi vải đặt vào khay ươm có cát sạch, ủ ẩm trong vòng 3 ngày đêm thì hạt có hiện tượng nứt nanh và nảy mầm thì tiến hành gieo sạ.

Căn cứ vào đặc tính sinh thái của cây Thông hai lá và Vối thuốc, đối chiếu với điều kiện tự nhiên, đất đai của khu vực nghiên cứu đã cho thấy tại khu phòng hộ đầu nguồn Nam Ngưm rất thuận lợi cho việc gieo hạt thẳng với hai loài cây trên. Tuy nhiên, để việc gieo hạt thẳng thành công cần quan tâm đến việc kiểm tra phẩm chất hạt giống trước khi gieo, thời vụ gieo hạt, mật độ gieo hạt thành công, sinh trưởng của cây từ tra hạt thẳng trên rừng.

+ Thời vụ gieo hạt

Căn cứ vào tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật gây trồng rừng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Quy phạm kỹ thuật gieo trồng rừng, năm 2016) và dựa trên kết quả thực nghiệm gieo sạ hạt đối với 2 loài Thông 2 lá và Vối thuốc của luận án. Thời vụ tiến hành gieo sạ hạt là thời gian sau trận/khu vực cháy với cấp độ cháy cao.

+ Mật độ gieo sạ

Dựa trên Quy phạm kỹ thuật và số lượng hạt/100g trọng lượng, mật độ gieo hạt thích hợp với 2 loại hạt tư 10 - 12 hạt/1m2. Nếu tính theo số lượng hạt/100g, thì khối lượng hạt gieo sạ tương ứng là 1000g hạt Thông và 1000g hạt Vối thuốc gieo sạ trên 2 ha rừng sau cháy với cấp độ cháy cao.

+ Chăm sóc, bảo vệ hạt gieo và rừng sau khi gieo sạ

Sau khi gieo sạ hạt giống, cần được chăm sóc và bảo vệ liên tục trong 5

- 7 năm đầu. Chăm sóc mỗi năm 2 lần, chủ yếu là phát dọn toàn bộ dây leo, cây bụi cỏ dại và cây phi mục đích trong khu gieo sạ. Bảo vệ không cho gia súc phá hoại cây hạt nảy mầm.

3.4.4.2. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội

a) Giải pháp về kinh tế

Điều kiện kinh tế của người dân trong khu vực rừng phòng hộ Nặm Ngưm còn nhiều khó khăn. Đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp


theo tập tục làm nương rẫy. Nhu cầu về đất để trồng cây công nghiệp phát triển kinh tế ngày càng cao, thói quen sử dụng gỗ, lâm đặc sản từ rừng tự nhiên ngày càng tăng, đây là những yếu tố kích thích người dân tiếp tục chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy gây ra cháy rừng, tạo áp lực rất lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng. Vì vậy cần đảm bảo các yêu cầu:

- Chính quyền địa phương các cấp cần quan tâm tạo sinh kế nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho người dân địa phương, đặc biệt là các nhóm HGĐ nghèo và trung bình, ở các làng tiếp giáp khu rừng phòng hộ, giảm dần áp lực của người dân vào rừng, tạo cho người dân thói quen sử dụng các sản phẩm thay thế các sản phẩm truyền thống lâu nay vẫn lấy từ rừng; đồng thời, tạo sự phát triển bền vững cả về mặt sinh thái môi trường cũng như về kinh tế, giúp người dân hưởng lợi từ rừng một cách lâu dài và khoa học.

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư, nhất là các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh việc tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơ chế chính sách có liên quan đến lĩnh vực nông lâm nghiệp, nông dân, nông thôn của Trung ương, tỉnh. Mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp huyện, các lĩnh vực có tiềm năng như phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và các sản phẩm nông, lâm nghiệp…

- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ thị trường; chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung vào các sản phẩm có lợi thế, có sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nâng cao chất lượng hoạt động của dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân, doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

- Đẩy nhanh tiến độ việc áp dụng chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các làng có rừng góp phần hỗ trợ được một phần kinh phí vào công tác QLBVR và hỗ trợ một phần kinh tế cho người dân quanh khu rừng phòng hộ.


b) Giải pháp về xã hội

- Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do cấp có thẩm quyền quyết định); nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất.

- Xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ ở cấp làng thuộc các vùng khó khăn để đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt cho một số người dân sống gần rừng, nhóm HGĐ nghèo, trung bình, để họ có đủ năng lực thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tạo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống.

3.4.4.3. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ

Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phục hổi rừng và phát triển rừng như trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp. Cần nghiên cứu chọn loại cây trồng phù hợp với khu rừng phòng hộ Năm Ngưm, đáp ứng được lợi ích kinh tế cũng như môi trường. Nên chọn cách trồng rừng hỗn giao để phòng cháy, thử nghiệm và ứng dụng kỹ thuật xây dựng băng xanh cản lửa và các kỹ thuật tiến bộ khác trên nguyên tắc phòng cháy chữa cháy rừng. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dự báo cháy rừng theo độ ẩm của vật liệu cháy cho rừng phòng hộ. Đối với các khu rừng cần phục hồi sau cháy phải tiến hành chăm sóc, phát dây leo tạo điều kiện để rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác chữa cháy rừng dần dần thay thế phương pháp thủ công hiện đang áp dụng. Nghiên cứu các vật liệu xây dựng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến khích việc sử dụng các loại sản


phẩm đó để từng bước thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.

Ứng dụng công nghệ thông tin, GIS, viễn thám, các phần mềm về quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên, thường xuyên cập nhật tình hình và phát hiện sớm cháy rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng. Sử dụng công nghệ thông tin, internet để tuyên truyền vận động nhân dân cùng nhau bảo vệ rừng. Nghiên cứu, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện phù hợp với đặc điểm dân cư của khu vực rừng phòng hộ Năm Ngưm.


KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Hiện trạng rừng và cháy rừng tại khu rừng phòng hộ Nam Ngưm

Khu rừng phòng hộ Nam Ngưm với 217.195 ha đất tự nhiên, rừng hỗn giao cây lá kim với cây lá rộng với diện tích 130.317 ha, chiếm 60%, rừng cây lá rộng thường xanh có diện tích 32.579,3 ha, chiếm 15%, rừng hỗn giao tre, nứa với cây lá rộng với diện tích 21.718 ha, chiếm 10%. Số diện tích còn lại bao gồm đất trống chưa sử dụng, núi đá và trảng cỏ

Từ năm 2010 đến năm 2021, các đám cháy đã gây thiệt hại 315,03ha rừng, trong đó trận cháy nghiêm trọng năm 2016 với 230ha gồm: (i). Cháy ở cấp độ thấp là 116,45 ha, chiếm 50,63 tổng diện tích cháy; (ii).Cháy ở cấp độ cháy trung bình là 45,70ha, chiếm 19,87% và (iii). Cháy ở cấp độ cao là 67,85, chiếm 29,50%.

1.2. Thay đổi các chỉ tiêu cấu trúc và đất rừng sau cháy

Cháy rừng có ảnh hưởng rất đáng kể đến các tính chất hóa học - vật lý đất và cấu trúc rừng.

Về các chỉ tiêu hóa học - vật lý đất rừng. Mức độ ảnh hưởng tỷ lệ thuận với cấp độ cháy. Chỉ tiêu pH giảm, N% giảm mạnh, sau 4 năm phục hồi, mức tăng chưa đạt bằng khu đối chứng. Chỉ tiêu lân tổng số, Kali tổng số tăng mạnh ngay sau cháy. Cháy rừng ảnh hưởng đến và làm giảm độ xốp, sau 4 năm biến động, độ xốp ở mức thấp hơn đối chứng.

Về chỉ tiêu cấu trúc: Tầng cây cao: (i). Mật độ tầng cây cao giảm dần theo cấp độ cháy. Trên khu đối chứng, cháy thấp, trung bình, cháy cao năm 2021, mật độ tương ứng là đạt 706; 442; 251; 234 cây/ha. Mật độ tầng cây cao biến động không lớn và tương đối ổn định trong 4 năm sau cháy. (ii). Số lượng và mức độ phong phú loài giảm dần theo cấp độ cháy. Trên khu đối chứng, cháy thấp, trung bình, cháy cao, khu tại năm 2021, số lượng loài tương ứng là đạt 45; 39; 32; 21; loài. Số lượng loài biến động tăng theo số năm sau cháy nhưng mức tăng về số lượng loài còn thấp và ở ngưỡng thấp hơn khu đối chứng; Lớp cây tái

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí