Tuyên Truyền Nguyên Nhân Của Kết Quả Trong Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh


truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong tham mưu, đề xuất, giám sát việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về phát huy vai trò tự học, tự phấn đấu tu dưỡng của người cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

1.3.3. Tuyên truyền nguyên nhân của kết quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tất yếu nên phải tìm nguyên nhân của sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả trong thế giới hiện thực khách quan. Chỉ ra nguyên nhân của kết quả của một hoạt động nào đó giúp chủ thể hoạt động đó nhận thức được rò nguồn gốc, tính chất đúng đắn hay chưa đúng đắn trong tác động, hành động làm nên kết quả ngày hôm nay. Kết quả tốt do nguyên nhân, gốc rễ tác động làm nên kết quả đúng đắn, phù hợp. Nguyên nhân - gốc rễ đó cần được nhận thức nâng cao và tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển. Và ngược lại, kết quả của một hoạt động chưa tốt là do nguồn gốc - nguyên nhân làm nên kết quả đó chưa phù hợp; để cải thiện kết quả cần điều chỉnh, thay đổi thực tiễn, cách thức tác động, vận hành… làm nên kết quả đó. Với các đài truyền hình khi tuyên truyền về một kết quả của một hoạt động nào đó, việc chỉ ra nguyên nhân là cần thiết. Bởi điều này sẽ giúp cho chủ thể của hoạt động nghiên cứu, tham khảo điều chỉnh cách thức hoạt động của một công việc nào đó phù hợp, hiệu quả hơn. Đài truyền hình tuyên truyền về điều này thông qua các tác phẩm tin, bài viết, phóng sự... sẽ giúp cho các cơ quan quản lý, những nhà quản lý, những người xây dựng kế hoạch thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có những điều chỉnh các kế hoạch hành động cho phù hợp để kết quả thực hiện được tốt nhất.


1.3.4. Tuyên truyền về những thuận lợi, khó khăn trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

* Tuyên truyền về những thuận lợi trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, có tác động to lớn, sâu rộng, trực tiếp đến đời sống, tâm tư của nhân dân. Chính vì vậy học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nên việc triển khai, thực hiện tuyên truyền là việc quan trọng, cấp thiết. Thực tế cho thấy, đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống là việc khó, đòi hỏi sự công phu, tâm huyết, tinh thần quyết tâm của cán bộ đảng viên và đặc biệt là trách nhiệm rất cao của người lãnh đạo. Trong khó khăn của quá trình thực hiện đó cũng có những thuận lợi. Việc chỉ ra những thuận lợi trong quá trình thực hiện, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống cần được nhìn nhận đánh giá đúng để nhân rộng triển khai. Khi nêu được những thuận lợi trong triển khai đồng thời khẳng định tính đúng đắn, bởi mục tiêu được xác định phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của nhân dân… đồng nghĩa cũng đập tan những điều các thế lực thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị xuyên tạc về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thuận lợi trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương về vấn đề này; là kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo đã giúp họ xây dựng nên những kế hoạch tuyên truyền đúng đắn, thiết thực; là cán bộ, đảng viên nâng cao tính tự giác, ý thức trách nhiệm, gương mẫu, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện trong công tác và cuộc sống; là sự đồng lòng, quyết tâm của


các đảng viên và quần chúng nhân dân với quyết tâm cao nhất học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

* Tuyên truyền về những khó khăn trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chưa đi vào thực tiễn vì thực tiễn có thể đó là những khó khăn ở trình độ của đội ngũ những người triển khai, thực thi; từ công tác phát sóng của các đài truyền hình… Chính vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền về những thuận lợi, các đài truyền hình cũng cần tuyên truyền về những hạn chế, những khó khăn trong thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - đó là chỉ ra những rào cản, những điều khó thực hiện khi đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Khi chỉ ra những hạn chế từ những góc nhìn khách quan sẽ là cơ hội để đối tượng liên quan đến việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cùng nhìn nhận và có những giải pháp phù hợp.

Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay - 5

Những nội dung khó khăn trong tuyên truyền về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như: sự lúng túng trong triển khai các chỉ thị, nghị quyết ở địa phương; việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu ở một số địa phương, đơn vị kết quả chưa rò ràng; việc xây dựng kế hoạch làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chưa thật cụ thể, tiến độ còn chậm so với yêu cầu; tính tiền phong gương mẫu, tinh thần tự giác của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế; tuyên truyền, phê phán những nhận thức lệch lạc, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, tư tưởng; bệnh thành tích, bệnh hình thức, bệnh quan liêu…


1.3.5. Tuyên truyền mô hình, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Thực hiện tuyền truyền về những cá nhân, tập thể điển hình trên truyền hình là tuyên truyền những tấm gương tiên phong, gương mẫu có nhiều đóng góp tích cực với những nỗ lực, sáng kiến để hiện thực hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến gần hơn với quần chúng nhân dân, giải pháp tốt nhất chính là không ngừng tăng cường tuyên truyền về những điển hình tiên tiến, tiêu biểu, những mô hình hay, những cách làm hiệu quả, bài học kinh nghiệm mà cá nhân tập thể rút ra được trong quá trình học tập. Ngoài ra, thực hiện những cách tuyên truyền này còn là biện pháp rất tốt để gợi mở những hướng tuyên truyền mới, những cách mới để đưa các giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống. Mỗi tấm gương đó có thể là một cá nhân hay một tổ chức; một cán bộ đảng viên hay một người dân có những đóng góp thiết thực trong quá trình đưa tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Tuyên truyền về những đảng viên là tấm gương trong quần chúng, việc tuyên truyền thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình đòi hỏi thông tin về đảng viên phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình để từ đó tự giác, trung thực, gương mẫu; phải là người có trách nhiệm đối với công việc và đơn vị; có đạo đức, lối sống; có ý thức tổ chức kỷ luật, đồng thời quan hệ gần gũi với quần chúng.

1.4. Yêu cầu về tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình

1.4.1. Nội dung tuyên truyền phải đa dạng, phong phú

Theo đó, công tác tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình có thể tóm gọi trong một số nội dung trọng tâm mà các đài cần tiến hành tuyên truyền đó là: phổ biến giới


thiệu nội dung dung cốt lòi của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kết quả học tập, nguyên nhân của kết quả, những thuận lợi và khó khăn, mô hình, cá nhân tiêu biểu... trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh muốn đạt hiệu quả thiết thực thì nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, đầy đủ cũng như lựa chọn những nội dung quan trọng, gắn với đặc điểm nhiệm vụ trọng tâm của địa phương để tiến hành tuyên truyền. Trên cơ sở những mặt yếu, hạn chế về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các địa phương để xác định nội dung tuyên truyền đột phá vào các vấn đề đó, từ đó làm chuyển biến nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân tại địa phương đó.

Khi tuyên truyền cần đa dạng những khía cạnh của việc thực hiện các nội dung, điều này sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân có được cái nhìn bao quát, toàn diện về tình hình, kết quả của việc đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Qua những bài viết, tin, phóng sự... tần suất xuất hiện của các nội dung có thể thấy được mức độ tiếp nhận và hiệu quả của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống như thế nào... Những khía cạnh nào được triển khai học tập tốt, phù hợp; khía cạnh nào cần phải tích cực đầu tư hơn; khía cạnh nào chưa hợp lý cần điều chỉnh cho phù hợp hơn... Việc tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình cũng sẽ là kênh thông tin quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách nhìn lại những chính sách, chủ trương mình đưa ra và có những điều chỉnh hợp lý hơn. Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền đa dạng nhưng phải chính xác, mang tính thời sự và đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc.

1.4.2. Hình thức tuyên truyền phải sinh động, hấp dẫn


Chương trình tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nếu chỉ được chau chuốt, chú trọng vào nội dung tuyên truyền thì chưa đủ để hấp dẫn công chúng. Thực tế, số lượng công chúng xem truyền hình là một trong tiêu chí đánh giá chất lượng hiệu quả của đài PTTH và của biên tập viên, phóng viên của đài đó. Để tác phẩm đến được với đông đảo người tiếp nhận thì cần chú trọng đến cả hình thức tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sinh động, sáng tạo và hấp dẫn sẽ góp phần thu hút được sự theo dòi của đông đảo công chúng.

Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, những hình thức tiếp nhận của công chúng với các chương trình truyền hình cũng có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ. Công chúng sẽ bỏ qua những chương trình “nhàm chán”, thiếu điểm nhấn, thiếu sức hút. Vì yêu cầu thực tiễn như vậy, các chương trình tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần phải chuyển mình, phải lựa chọn những hình thức tuyên truyền sinh động, hấp dẫn hơn để gia tăng khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin tuyên truyền của công chúng. Hình thức tuyên truyền không chỉ lựa chọn những thể loại chương trình truyền thống như các phóng sự, phim tài liệu, chương trình phân tích chuyên sâu mà còn có thể khai thác theo hướng xây dựng những chương trình tin nhanh, tin tổng hợp với nhiều tin dạng ngắn về các mô hình điểm, về gương tốt hoặc gương xấu, về đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống...

Cần có sự trẻ hóa hơn nữa các chương trình truyền hình tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tiếp cận nhóm công chúng trẻ tuổi hơn. Đồng thời, khai thác hình ảnh và sử dụng âm thanh cũng cần có những sự thay đổi. Những người làm chương trình cần cố gắng trẻ hóa hơn trong việc sử dụng hình ảnh và âm thanh; khai thác hình ảnh màu sắc tươi


sáng, âm thanh trẻ trung hơn để giúp công chúng tăng sự chú ý, không bị nhàm chán, không bị quên mất các phần chương trình đã theo dòi. Sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương thức thông tin của báo chí, sử dụng đa dạng các thể loại báo chí như tin, bài phản ánh, phóng sự, ký chân dung,… nhằm đưa các nội dung về tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến với công chúng một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Cần tổ chức tin, bài theo cấu trúc thông tin với nhiều thành phần như: lời dẫn, hình ảnh động; âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc; dung lượng, thời lượng tác phẩm, tổ chức kết cấu chương trình hợp lý; bố trí thời điểm phát sóng phù hợp với đối tượng công chúng, cụ thể:

- Kết cấu tác phẩm mạch lạc, hiện đại, được sắp xếp, xếp đặt các nội dung theo một tuyến bài vừa có nội dung, video, graphic có vai trò quan trọng, góp phần làm cho tuyến bài tuyên truyền trở lên rò ràng, liền mạch, khoa học, dễ hiểu và có sức truyền cảm đối với người tiếp nhận thông tin.

- Khai thác, sử dụng hợp lý các thể loại: Tùy vào nội dung tuyên truyền mà lựa chọn hình thức chuyển tải phù hợp. Ví dụ: nội dung lớn, phức tạp mà dùng thể loại tin để thông tin chưa chắc phù hợp; hay ngược lại: nội dung nhỏ, chỉ cần thể loại tin để chuyển tải nhưng lại chọn thể loại tin tức, sự kiện, hay phóng sự, bình luận chuyên sâu...

- Linh hoạt trong khai thác, sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh - các yếu tố đa phương tiện trên sóng truyền hình như: Ngôn ngữ thể hiện phải căn cứ theo đối tượng tiếp nhận mà mỗi chương trình sẽ có những ngôn ngữ thể hiện khác biệt. Chẳng hạn, các chương trình tuyên truyền mang tính đại chúng sẽ sử dụng những ngôn ngữ đơn giản, linh hoạt, gắn liền với thực tiễn cuộc sống, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong những chương trình cho cán bộ, đảng viên, những người có nền tảng tư tưởng và lý luận sẽ lựa chọn ngôn ngữ mang tính lý luận cao, khái quát lớn hơn. Với các chương trình ở đài địa phương, biên


tập viên sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ bản địa để tăng độ gần gũi, dễ hiểu với công chúng. Từ đó, tăng khả năng thu hút, theo sát của công chúng với chương trình. Ngôn ngữ nói cần phải trầm bồng, có sự nhấn nhá trong những nội dung quan trọng để công chúng tiếp nhận được nhiều thông tin hơn. Nếu được, cần khai thác những chi tiết điểm nhấn, ấn tượng nhất trong bài để giúp công chúng khắc sâu, nhớ lâu, từ đó ảnh hưởng hành động. Bên cạnh đó, việc sử dụng đa dạng về hình ảnh, khai thác cả những thước phim tài liệu không màu được lưu trữ để đưa tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đến với quần chúng một cách sâu sắc, thực tế, chân thật và gần gũi. Đồng thời, phối hợp hài hòa giữa tư liệu lịch sử, những hình ảnh thực tại của địa phương để công chúng không cảm thấy lạ lẫm, mà là thực tế cuộc sống, những điều diễn ra hàng ngày với bản thân mình. Có như vậy, công chúng mới tăng khả năng tiếp nhận và ghi nhớ về những giá trị tốt đẹp trong hệ tư tưởng, trong đạo đức cao thượng và phong cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cần đặc biệt tránh việc làm dụng hình ảnh quảng cáo, không phù hợp với nội dung tuyên truyền, những hình ảnh không đảm bảo thuần phong mỹ tục, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quan niệm thẩm mỹ của người Việt. Sai phạm này có thể làm hỏng toàn bộ nội dung chương trình tuyên truyền, làm giảm sự chú ý của công chúng. Cuối cùng là việc sử dụng âm thanh trong các tác phẩm tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải là những âm thanh bình dị, hồn hòa, giản dị, dễ nghe, dễ tiếp nhận. Âm thanh được lựa chọn phù hợp sẽ giúp nội dung tuyên truyền không bị khô khan, không bị giáo điều và khó nhớ với công chúng.

1.4.3. Các yếu tố khác

Bên cạnh những nội dung trên, tần xuất, kết cấu, thời điểm, dung lượng phát sóng... cũng góp phần tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình đạt chất lượng và hiệu quả, cụ thể:

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí