Thành phần loài ưu thế trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi


Thay đổi số lượng loài cây tái sinh. Số lượng loài tăng dần theo năm sau cháy, tuy nhiên trên các biện pháp tác động, sau 4 năm, số lượng loài cây tái sinh ổn định hơn so với các cấp độ cháy khác không tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác trên thế giới cũng ghi nhận tương tự kết quả được ghi nhận ở nghiên cứu này, các tác giả đều nhận định số lượng loài sẽ giảm và giảm dần theo cấp độ cháy, mức độ giảm tùy thuộc vào thành phần, cấu trúc, số lượng và đa dạng thành phần loài khu đối chứng, điều kiện địa hình, khí hậu, cấp độ cháy... Cháy rừng ở Ấn Độ đã làm giảm thành phần loài so với khu vực đối chứng (Bhinmappa Kittur et al., 2014). Tương tự tại Khu rừng phòng hộ Hoàng Liên Sơn, Việt Nam (Bế Minh Châu và cs, 2014).

(iii) Thành phần loài ưu thế trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi

Kết quả tính toán chỉ số quan trọng loài (Ki) tại thời điểm năm 2021 tương ứng trên các biện pháp tác động những loài cây tái sinh đồng ưu thế được thể hiện trong các công thức tổ thành sau (CTTT):

a. Biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận là 33 loài, thuộc 24 họ các loài chính gồm: Thông 2 lá (Pinus kesiya); Vối thuốc (Schima wallichii Choisy), v.v.

CTTT: 10,44Thl + 8,28Vt + 8,16Ss + 7,92Td + 7,44Hđg + 6,60Tbl

+5,40Kts + 45,74CLK (3.15)

Trong đó: Thl: Thông hai lá; Tbl: Thông ba lá; Td: Trắc dao; Vt: Vối thuốc; Hdg: Hoàng đàn giả; Ss: Sau sau; Kts: Kha thụ sừng nai và CLK: Các loài khác.

b. Biện pháp chặt nuôi dưỡng: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận vào năm 2022 là 21 loài, thuộc 15 họ, các loài chính gồm: Vối thuốc, Hoàng đàn giả, Sua sau, Vên vên nghẹ, Thông hai lá, v.v.

CTTT: 11,01Vt + 9,54Hdg + 8,39Ss + 8,18Vvn +7, 764Thl + 7,02Tbl 5,56Kts + 42,56CLK (3.16)

Trong đó: Vt: Vối thuốc; Td: Trắc dao; Vt: Vối thuốc; Hdg: Hoàng đàn giả;


Ss: Sau sau; Thl: Thông hai lá; Tbl: Thông ba lá; Kts: Kha thụ sừng nai và CLK: Các loài khác.

c. Biện pháp gieo sạ: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận vào năm 2021 là 19 loài, thuộc 15 họ các loài chính gồm: Vối thuốc, Hoàng đàn giả, Sua sau, Vên vên nghẹ, Thông hai lá, v.v.

CTTT:10,55Thl + 9,28Tbl + 6,28Ss +6,04Vvn + 5,62Vt + 62,13CLK

(3.17)

Trong đó: Thl: Thông hai lá; Tbl: Thông ba lá; Vt: Vối thuốc; Ss: Sau

sau và CLK: Các loài khác.

(iv). Sinh trưởng về chiều cao cây tái sinh trên các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng

Sinh trưởng và các thay đổi chiều cao bình quan theo năm trên biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi được thể hiện trên hình 3.23

Hình 3 23 Sinh trưởng và thay đổi về chiều cao cây tái sinh trên các biện pháp 1

Hình 3.23. Sinh trưởng và thay đổi về chiều cao cây tái sinh trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng

Các từ viết tắt trên hình: CT: Cháy thấp; CTB: Cháy trung bình; CC: Cháy cao; XTTS: Xúc tiến tái sinh.

Sinh trưởng và thay đổi về chiều cao bình quân tại năm 2021 được thể hiện trên hình 3.23 cho thấy: trên các biện pháp tác động kỹ thuật lâm sinh phục hồi, chiều cao bình quân cây tái sinh đạt 0,55 m đối với biện pháp chặt nuôi


dưỡng và gieo sạ, ở chiều cao cây tái sinh này là thấp nhất. So với khu đối chứng, chiều cao bình quân đạt 1,7 m, cấp độ cháy thấp đạt không tiến hành biện pháp khoan nuôi đạt 1,55 m. Tương tự, ở cấp độ cháy trung bình, chiều cao bình quân đạt 1,25 m, cao gấp 2 lần và cấp độ cháy cao, đạt 0,65 m, cao hơn 1,3 lần. Kết quả kiểm tra thống kê về chiều cao theo tiêu chuẩn Kruskal - Wallis trên 2 biện pháp so với cấp độ cháy không áp dụng biện pháp cho thấy: χ2= 8,27; p = 0.04 < 0,05, nghĩa là 2 biện pháp tác động sau cháy khác nhau, ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao.

Mức độ biến động chiều cao: trên cùng một cấp độ cháy, chiều cao cây tái sinh tăng dần theo các năm sau cháy, tuy nhiên mức độ tăng không lớn, nhất là trên các cấp độ cháy không tiến hành 2 biện pháp tác động. Kết quả kiểm tra thống kê về sự biến động chiều cao trên mỗi cấp độ cháy và trên 2 biện pháp tác động trong 5 năm cho thấy:χ2 (đối chứng)= 3,72; p = 0,03; χ2 (cháy thấp) = 4,27; p = 0,042; χ2 (cháy trung bình) = 3,99,15; p = 0,045; χ2 (cháy cao)

= 5,21; p = 0,02; các giá trị của p đều < 0,05, nghĩa là mức độ biến động về chiều cao cây tái sinh của những cấp độ cháy theo năm là chưa có sự sai khác nhau một cách đáng kể. Riêng ở 2 biện pháp:χ2 (Gieo sạ) = 7,39; p = 0,21; χ2 (Chặt nuôi dưỡng) = 5,56; p = 0,12; với giá trị p đều > 0,05, nghĩa là trên cùng một biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động, thay đổi về chiều cao cây tái sinh giữa 5 năm là có sự biến động đáng kể.

(v) Phẩm chất và thay đổi về phẩm chất cây tái sinh trên các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng

Phẩm chất (PC) cây tái sinh là chỉ tiêu quan trọng quyết định tới quá trình sinh trưởng và phát triển của lớp cây rừng kế cận sau cháy, tới tốc độ hình thành lên đặc trưng cấu trúc rừng sau cháy trong tương lai, quá trình thích ứng với lửa rừng và những tác động bất lợi về môi trường khác. Kết quả tính toán tỷ lệ cây tái sinh đạt phẩm chất (cây tái sinh đạt phẩm chất là những cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt, cây không đạt phẩm chất là cây có phẩm chất xấu)


trên các biện pháp tác động phục hổi và biến động phẩm chất theo thời gian sau cháy được thể hiện trên hình 3.24.

Hình 3 24 Phẩm chất cây tái sinh trên các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng 2

Hình 3.24. Phẩm chất cây tái sinh trên các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng sau cháy

Các từ viết tắt trên hình: CT: Cháy thấp; CTB: Cháy trung bình; CC: Cháy cao; XTTS: Xúc tiến tái sinh.

Cây tái sinh đạt phẩm chất trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng đạt tỷ lệ cao hơn so với các cấp độ cháy không tác động. Trên biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh; biện pháp chặt nuôi dưỡng và biện pháp gieo sạ, tại năm 2019 cây tái sinh đạt phẩm chất tương ứng đạt 73%; 89% và 90%. Tại năm 2021, đạt 94%. Trái lại, cây tái sinh đạt phẩm chất tương ứng ở khu đối chứng và trên 3 cấp độ cháy không tác động biện pháp đạt tỷ lệ thấp hơn, dao động từ 65 đến 85%. Ở cấp độ cháy cao, số cây tái sinh đạt phẩm chất có tỷ lệ ở mức thấp nhất vào năm thứ nhất nhưng số cây đạt phẩm chất tăng dần theo số năm sau cháy, tuy vậy phẩm chất còn ở mức thấp hơn so với khu đối chứng tại năm 2021. Kết quả kiểm tra về số cây tái sinh đạt phẩm chất theo tiêu chuẩn Kruskal -Wallis cho thấy: χ2= 6,47; p = 0.035 < 0,05. Do vậy, có thể nói rằng, tỷ lệ cây tái sinh đạt phẩm chất trên các biện pháp kỹ thuật tác động so với các cấp độ cháy không tác động biện pháp và đối chứng có sự sai khác nhau rõ rệt. Từ kết quả trên, có thể kết luận rằng, biện pháp kỹ thuật lâm sinh có tác động rất tích cực không những đến mật độ cây tái sinh mà còn đến tỷ lệ cây đạt phẩm chất.


(vi). Nguồn gốc cây tái sinh trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi

Nguồn gốc cây tái sinh quyết định đặc điểm và tính chất của trạng thái rừng sau cháy trong tương lai. Kết quả xác định nguồn gốc cây tái sinh trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hổi được tổng hợp ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Nguồn gốc cây tái sinh



Biện pháp phục hồi/cấp độ cháy

Nguồn gốc

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2021

Năm 2021

Hạt

(%)

Chồi

(%)

Hạt

(%)

Chồi

(%)

Hạt

(%)

Chồi

(%)

Hạt

(%)

Chồi

(%)

Chặt nuôi dưỡng

96,6

3,4

95,2

4,8

95,2

4,8

93,2

6,8

Gieo sạ

98,5

1,5

96,2

3,8

95,2

4,8

94,9

5,1

Khoanh nuôi, xúc

tiến tái sinh


92,6


7,4


92,6


7,4


90,3


9,7


90,3


9,7

Đối chứng

89,3

10,7

88,7

11,3

89,5

10,5

87,8

12,2

Cháy thấp

92,6

7,4

92,6

7,4

90,3

9,7

90,3

9,7

Cháy trung bình

90,2

9,8

90,2

9,8

88,9

11,1

88,9

11,1

Cháy cao

94,5

5,5

94,5

5,5

91,3

8,7

89,2

10,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Kết quả trên bảng 3.9 cho thấy, trên các biện pháp kỹ thuật phục hổi, cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm chủ yếu, nhất là biện pháp phục hổi rừng bằng gieo sạ hạt và chặt nuôi dưỡng, trên 90% cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt. Trên cấp độ cháy khác nhau không tiến hành biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng, tỉ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt thấp hơn, chiếm dưới 90%. Trên các cấp độ cháy khác nhau đã xuất hiện một lượng nhỏ cây tái sinh từ chồi rễ, chiếm từ 5 đến 11% số lượng cây tái sinh. Như vậy, với nguồn gốc tái sinh trên các biện pháp kỹ phục hồi, tái sinh bằng hạt chiếm đại đa số, điều đó hình thành rừng sau cháy dễ bị tổn thương ở giai đoạn đầu, do khả năng chống chịu đối với cây mạ rất thấp so với tái sinh bằng chồi.


3.4. Đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy

Từ những kết quả nghiên cứu ban đầu trên đã hình thành được những cơ sở khoa học đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy cho khu vực nghiên cứu như sau.

3.4.1. Lựa chọn loài cây mục đích thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy

Với mục tiêu phục hồi rừng sau cháy khu rừng phòng hộ Nam Ngưm nhằm bảo vệ tốt vùng hạ lưu sông Nam Ngưm và môi trường cũng như phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng khu phòng hộ đầu nguồn và phục hồi diện tích rừng trận cháy nghiêm trọng năm 2016, việc chọn loài cây mục đích đáp ứng tốt chức năng phòng hộ, cây gieo trồng, phục hồi sau cháy tại khu phòng hộ nghiên cứu cần đảm bảo các nhóm tiêu chí đặt ra sau: (i). Phù hợp với điều kiện lập địa, khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường tốt và thích ứng được với lửa rừng; (ii). Đáp ứng được một số lợi ích về sinh thái và kinh tế; (iii). Được người dân địa phương ủng hộ gieo trồng.

Trên cơ sơ các tiêu chí trên, cùng với kết quả điều tra, phát hiện thành phần loài, loài đồng ưu thế trên các cấp độ cháy (cháy thấp; cháy trung bình và cháy cao) cũng nhưng trên 3 biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng (biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên; chặt nuôi dưỡng và gieo sạ), luận án đã chọn ra 16 loài cây bản địa có triển vọng làm cây mục đích phục hổi rừng sau cháy. Thành phần loài cây đáp ứng các tiêu chí được thống kê trong bảng 3.10.


Bảng 3.10. Thành phần loài cây đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn theo phương pháp đối lập



TT

Tên cây

Tiêu chuẩn lựa chọn

Lào

Việt Nam

Khoa học

TC1

TC2

TC3

TC4

TC5

TC6

TC7

TC8

1

Pecsong nhoi

Thông 2 lá

Pinus merkusii

0,667

0,667

0,333

1,000

0,667

1,000

0,667

0,333

2

Hat

Chay lá to

Artocapus lakoocha

1,000

1,000

1,000

0,5

1,000

0,833

0,333

0,667

3

Sươc

Chiêu liêu khế

Terminalia momentosa

0,667

0,667

1,000

1,000

0,667

0,667

0,667

0,333

4

Pec sam nhoi

Thông 3 lá

Pinus kesiya

0,667

0,667

0,667

1,000

0,667

0,5

1,000

0,667

5

Kham phep

Xoay

Dialium cochninchinense

1,000

0,667

1,000

1,000

0,667

0,5

0,667

1,000

6

Nhịu pa

Gạo rừng

Bombax ceiba

0,667

1,000

1,000

1,000

0,667

0,5

1,000

1,000

7

Chic dong

Vên vên nghệ

Shorea hypochra

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

0,667

1,000

8

Ham ao

Lòng mang quả to

Pterospermum megalocarpum

0,667

1,000

1,000

1,000

0,667

1,000

0,667

0,667

9

Nhom pha

Thanh thất

Ailanthus fauveliana

1,000

1,000

0,667

0,5

1,000

0,833

0,667

1,000

10

Mac tong

Sấu đổ

Sandoricum indicum

1,000

1,000

1,000

1,000

0,667

0,667

0,333

0,667

11

Chic khoc

Cà chắc

Shorea obtusa

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

0,833

0,667

1,000



TT

Tên cây

Tiêu chuẩn lựa chọn

Lào

Việt Nam

Khoa học

TC1

TC2

TC3

TC4

TC5

TC6

TC7

TC8

12

Hen

Choại

Terminalia bellerina

0,667

0,667

0,667

1,000

1,000

1,000

1,000

0,667

13

Lieng

Trai tách

Berrya mollis

1,000

1,000

1,000

0,5

1,000

0,833

0,333

0,667

14

Si

Chò chỉ lào

Parashorea buchananii

0,667

0,667

1,000

1,000

0,667

0,667

0,667

0,333

15

Tha lo

Vối thuốc

Schima wallichii Choisy

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

0,833

0,667

1,000

16

Phai pa

Sau sau

Liquidambar formosana Hance

0,667

0,667

0,667

1,000

0,667

0,5

1,000

0,667

Ghi chú: Các tiêu chuẩn (từ CT1 đến TC8) được xác định theo mục - Tiêu chí lựa chọn loài cây áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy – Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023