Chất Lượng Củ In Vitro Của Dòng Lai Lay Ơn J11 Trên Các Môi Trường Tạo Củ Khác Nhau


a b c d a Môi trường nền 1 2MS – 0 5 1 1 5 2 2 5mg l IBA b Môi trường 1

(a)

b c d a Môi trường nền 1 2MS – 0 5 1 1 5 2 2 5mg l IBA b Môi trường nền MS 2

(b)

c d a Môi trường nền 1 2MS – 0 5 1 1 5 2 2 5mg l IBA b Môi trường nền MS – 3

(c)

d a Môi trường nền 1 2MS – 0 5 1 1 5 2 2 5mg l IBA b Môi trường nền MS – 4

(d)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

(a) Môi trường nền 1/2MS – 0,5/1/1,5/2/2,5mg/l IBA, (b) Môi trường nền MS – 0,5/1/1,5/2/2,5mg/l IBA, (c) Bổ sung 1mg/l IBA – Môi trường nền 1/2MS và MS, (d) (c) Bổ sung 2,5mg/l IBA –

Môi trường nền 1/2MS và MS

Hình 4.19. Chất lượng củ in vitro của dòng lai lay ơn J11 trên các môi trường tạo củ khác nhau

Xét cả hai loại môi trường khi được bổ sung 1mg/l IBA cho kích thước củ con lớn hơn, tỷ lệ củ đường kính 1 - 1,5 chiếm 20,5%, củ đường kính 0,5-1cm chiếm 11,1 - 64,8%.

Như vậy, môi trường MS + 1 mg/l IBA thích hợp cho tạo củ in vitro dòng lai J11 với tỷ lệ tạo củ đạt 92%, trọng lượng củ trung bình 0,77 g, đường kính củ đạt 0,78 cm.

4.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến khả năng tạo củ và chất lượng củ của dòng lai J11

Cường độ chiếu sáng ảnh hưởng nhiều tới khả năng hình thành củ, lượng ánh sáng khác nhau tác động kích thước và trọng lượng củ khác nhau. Trong nhân giống in vitro thì Steinitz & cs.(1991) đã chỉ ra rằng phản ứng tạo củ trong điều kiện chiếu sáng và trong tối là như nhau. Tuy nhiên theo các kết quả mà Dantu & Bhojwani (1995) đưa ra là điều kiện tối đã ức chế sự hình thành củ, khi chiếu sáng không những kích thích chồi phát triển mà còn hình thành củ. Vì vậy thí nghiệm xác định chế độ chiếu sáng thích hợp để tạo củ lay ơn in vitro được tiến hành.

Bảng 4.40. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến khả năng tạo củ từ chồi đơn hoa lay ơn (sau 18 tuần nuôi cấy)


CTTN

Tỷ lệ mẫu tạo củ (%)


Khối lượng

củ (g)

Đường kính

củ (cm)

3 tuần

4 tuần

5 tuần

6 tuần

CT1

56,7

66,7

76,7

93,3

0,77 ± 0,09a

0,81 ± 0,08a

CT2

23,3

36,7

50,0

53,3

0,34 ± 0,07d

0,45 ± 0,07d

CT3

53,3

63,3

70,0

83,3

0,61 ± 0,11b

0,62 ± 0,06b

CT4

33,3

43,3

66,7

76,7

0,45 ± 0,06c

0,51 ± 0,08c

CV (%)





5,9

3,1

LSD0,05





0,07

0,04

Ghi chú: CT1: 16 giờ sáng/8 giờ tối, CT2: Tối hoàn toàn, CT3: 16 giờ sáng/8 giờ tối trong 4 tuần, tối hoàn toàn, CT4: Tối hoàn toàn trong 4 tuần, 16 giờ sáng/8 giờ tối


Chế độ chiếu sáng khác nhau ảnh hưởng tới tỷ lệ mẫu tạo củ và chất lượng củ khác nhau. Trong tất cả các công thức, chồi hoa lay ơn sau khi để ngoài sáng trước cho tỷ lệ mẫu tạo củ khá cao từ 53,3 - 56,7%. Nguyên nhân là để ngoài sáng với cường độ ánh sáng mạnh giúp chồi có thể quang hợp, sinh trưởng nhanh, bộ rễ sớm phát triển, từ đó hình thành củ vì sau giai đoạn hình thành rễ là đến giai đoạn phát sinh củ.

Điều kiện nuôi cấy tối hoàn toàn có tỷ lệ mẫu hình thành củ thấp nhất 5

Điều kiện nuôi cấy tối hoàn toàn có tỷ lệ mẫu hình thành củ thấp nhất 23,3% sau 3 tuần và chỉ được 53,3% sau 6 tuần. Củ con tạo ra nhỏ khối lượng đạt 0,34 g, đường kính củ 0,45 cm.






Hình 4.20. Khả năng tạo củ in vitro của dòng lai lay ơn J11 ở các chế độ chiếu sáng khác nhau

Về chất lượng củ con tạo ra, công thức có chiếu sáng trước có trọng lượng và đường kính củ lớn hơn. Cụ thể, trọng lượng củ con của CT1 và CT3 là 0,77; 0,61 g; đường kính củ tương ứng là 0,81; 0,62 cm. Trong khi đó công thức để tối có trọng lượng củ tương ứng là 0,34; 0,45 g và đường kính củ là 0,45; 0,51 cm.

Như vậy, sau khi hình thành củ cây lay ơn in vitro vẫn cần ánh sáng để tổng hợp dinh dưỡng nuôi củ lớn hơn. Chế độ chiếu sáng thích hợp nhất tạo củ hoa lay ơn là 16 giờ sáng/8 giờ tối cho tỷ lệ tạo củ là 93,3%; trọng lượng củ đạt 0,77 g; đường kính củ đạt 0,81 cm.

4.3.6. Xác định hàm lượng đường bổ sung đến khả năng tạo củ và chất lượng củ hoa lay ơn tạo ra

Đường sucrose được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các môi trường nuôi cấy mô tế bào, kể cả mẫu cấy là chồi xanh có khả năng quang hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng nồng độ đường từ 6 - 10% tuỳ từng giống. Nghiên cứu của Memon & cs. (2014) đã cho thấy vai trò quan trọng của đường sucrose trong phản ứng tạo củ. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đường đến kích thước củ in vitro của hoa lay ơn.

Bảng 4.41. Ảnh hưởng của hàm lượng đường đến kích thước củ (sau 18 tuần nuôi cấy)


CTTN

Tỷ lệ mẫu hình

thành củ (%)

Khối lượng củ

(g)

Đường kính củ

(cm)

CT1: 30g (ĐC)

90,7

0,75 ± 0,06c

0,78 ± 0,05c

CT2: 50g

91,3

0,96 ± 0,03a

0,93 ± 0,04a

CT3: 70g

87,5

1,02 ± 0,05a

0,96 ± 0,05a

CT4: 90g

81,5

0,87 ± 0,07b

0,85 ± 0,03b

CT5: 110g

72,7

0,71 ± 0,08c

0,8 ± 0,06bc

CV (%)


6,2

5,9

LSD0,05


0,07

0,05

Ở tất cả các công thức, tỷ lệ mẫu phát sinh củ đạt khá cao từ 72,7 - 91,3% Khi tăng hàm lượng đường từ 30 g/l đến 50 g/l, khối lượng củ tăng từ 0,75 g đến 0,96 g, đồng thời kích thước củ cũng tăng từ 0,78 cm đến 0,93 cm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Dantu & Bhojwani (1995), nồng độ đường cao giúp tăng khả năng tích lũy tinh bột trong củ.

Ở mức đường 70 g/l, củ lay ơn tạo ra cũng có kích thước tương đương với công thức có lượng đường 50 g/l. Cụ thể khối lượng củ đạt 1,02 g; đường kính củ đạt 0,96 cm.

Hình 4 21 Chất lượng củ in vitro của dòng lai lay ơn J11 khi bổ sung hàm lượng 6

Hình 4.21. Chất lượng củ in vitro của dòng lai lay ơn J11 khi bổ sung hàm lượng đường khác nhau


Khi tăng nồng độ đường lên 90 - 110 g/l, tỷ lệ hình thành củ bắt đầu giảm 81,5% và 72,7%. Mặc dù củ vẫn phát triển đều, nhưng kích thước củ có xu hướng giảm xuống, củ nhỏ rễ dài, mảnh. Điều này cho thấy, hàm lượng đường cao đã ức chế hình thành củ.

Như vậy, hàm lượng đường thích hợp để tạo củ hoa lay ơn là 50 và 70 g/l, khối lượng củ trung bình trên 0,96 - 1,02g, đường kính củ đạt từ 0,93 - 0,96 cm. Xét về giảm giá thành khi sản xuất thì nên sử dụng hàm lượng đường ở mức 50 g/l.

4.3.7. Xác định loại phân bón lá bổ sung phù hợp cho giai đoạn trồng củ bi hoa lay ơn của dòng lai J11

Cây hoa lay ơn là nhóm cây hoa ngắn ngày, có sinh khối lớn nên phản ứng rất rõ với các yếu tố dinh dưỡng. Phân bón lá bao gồm các yếu tố vi lượng được cây trồng hấp thu thông qua hệ thống khí khổng nên có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của bộ lá, từ đó góp phần tích lũy dĩnh dưỡng xuống củ. Việc sử dụng phân bón lá có hiệu quả ở thời kỳ cây sau trồng 1 tháng có từ 3 - 4 lá.

Bảng 4.42. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng kích thước lá của dòng lai J11


Kích thước lá của cây sau … ngày trồng


30 ngày

40 ngày

50 ngày

70 ngày

Công thức

Chiều dài lá

(cm)

Chiều rộng

lá (cm)

Chiều dài lá

(cm)

Chiều rộng

lá (cm)

Chiều dài lá

(cm)

Chiều rộng

lá (cm)

Chiều dài lá

(cm)

Chiều rộng

lá (cm)

CT1: Đầu

trâu 501

13,2

2,8

32,2

3,1

43,5

3,7

63,7

4,4

CT2: Komix

201

13,1

2,6

34,8

2,7

40,0

3,2

60,1

3,7

CT3:

Hyponex (20-20-20)


13,5


3,0


39,6


3,5


47,0


4,1


69,8


4,9

CT4: Không phun bổ sung

(ĐC)


13,0


2,0


30,4


2,2


35,4


2,7


50,3


3,3

LSD0.05

1,25

0,28

3,3

0,3

2,4

0,5

2,5

0,41

CV%

3,3

4,1

4,7

5,4

4,9

4,1

2,5

3,1

Kích thước lá tăng trưởng mạnh nhất sau 10 ngày phun phân bón lá. Phun Hyponex (20 – 20 - 20) chiều dài lá tăng nhanh nhất đạt 39,6 cm và chiều rộng lá đạt 3,5 cm.

Sau trồng 50 ngày, trải qua 2 lần phun phân bón lá cho thấy chiều dài lá trung bình đã đạt 40 – 47 cm, chiều rộng lá trung bình đạt 3,2 - 4,9 cm.

70 ngày sau trồng, các công thức có bổ sung phân bón lá thể hiện sự chênh lệch đáng kể so với đối chứng với chiều dài lá từ 60,1 - 69,8 cm và chiều rộng lá từ 3,7 - 4,9 cm. Trong đó, công thức sử dụng Hyponex cho kích thước lá đạt cao nhất, tiếp đến là Đầu Trâu 501 và Komix 201.

Đối với hoa lay ơn, nguồn vật liệu ban đầu để sản xuất hoa thương phẩm là củ giống. Chất lượng củ đóng vai trò quan trọng đến chất lượng hoa sau này. Một củ giống khi trồng có thể sinh ra 3 loại củ: củ nhỏ, củ nhỡ và củ lớn. Mục đích của thí nghiệm là muốn tác động biện pháp kỹ thuật để thu được tỷ lệ củ thương phẩm nhiều nhất từ củ bi in vitro. Đánh giá ảnh hưởng của loại phân bón lá đến chất lượng củ của dòng lai J11 giai đoạn củ bi, kết quả trình bày ở bảng 4.43:

Bảng 4.43. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến chất lượng củ giống thu được của dòng lai J11



Tỷ lệ các loại củ thu được

(%)


Chu vi củ (cm)


Chiều cao củ (cm)


Khối lượng củ (g)

CTTN

Loại 1

(chu vi 8-14cm)

Loại 2

(chu vi 4-8cm)

Loại 3 (chu vi

<4cm)

CT1: Đầu trâu 501

63,7

17,3

19,0

11,6

2,5

22,7

CT2: Komix 201

64,3

19,3

16,4

11,7

2,3

23,1

CT3: Hyponex (20-

20-20)

77,6

10,7

11,7

12,5

2,6

26,5

CT4: Không phun bổ

sung (ĐC)

56,4

19,4

24,2

11,1

2,1

21,7

LSD0.05




0,37

0,17

1,21

CV%




4,1

3,3

4,2

Kết quả nhân giống cho thấy từ nguồn củ giống ban đầu là củ bi in vitro

có thể sản xuất ra củ giống thương phẩm (củ loại 1) với tỷ lệ từ 56,4 - 77,6%.

Đánh giá ảnh hưởng của loại phân bón lá đến chất lượng củ giống hoa lay ơn ta thấy: các công thức bổ sung phân bón lá đều cho tỷ lệ củ loại 1 (chu vi 8 - 14 cm) từ 63,7 - 77,6% lớn hơn so với cồng thức đối chứng chỉ đạt 56,4%. Trong đó công thức sử dụng phân bón lá Hyponex (20 – 20 - 20) cho tỷ lệ củ loại 1 cao nhất (77,6%), tiếp đến là công thức sử dụng phân bón lá đầu trâu 501 và Komix 201 với tỷ lệ củ loại 1 là 63,7 - 64,3%.

Chu vi củ trung bình dao động từ 11,1 - 12,5 cm. Công thức sử dụng phân bón lá Hyponex cho chu vi củ đạt cao nhất 12,5cm.

Tương tự, chiều cao và khối lượng củ đạt cao nhất ở CT3, tiếp đến là CT1, CT2 và thấp nhất là công thức không bổ sung phân bón lá

Như vậy, bổ sung phân bón lá Hyponex cho dòng lai hoa lay ơn J11 giai đoạn củ bi cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất (chiều cao 82,1 cm, dài lá 68,9 cm và rộng lá 4,9 cm), tỷ lệ củ loại 1 đạt 77,6%, chu vi củ đạt 12,5 cm.

4.3.8. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất, chất lượng củ giống của dòng lai J11

Cây hoa lay ơn là loại mà dinh dưỡng tích luỹ trong củ rất lớn, đóng vai trò quan trọng khi cây bắt đầu mọc mầm đến khi được 2 lá thật. Chất lượng củ giống

liên quan đến khả năng mọc mầm, ra lá, phát triển chiều cao, chất lượng cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu. Củ giống đồng đều sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 4.44. Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất chất lượng củ giống hoa lay ơn


Tỷ lệ các loại củ thu được (%)




Tỷ lệ củ hỏng (%)


CTTN

Loại 1

(chu vi 8-

14 cm)

Loại 2 (chu vi 4-8 cm)

Loại 3 (chu vi

<4cm)

Chu vi củ (cm)

Chiều

cao củ (cm)

Khối

lượng củ (g)

CT1

16,8

61,7

21,5

7,7

2,1

8,5

11,5

CT2

35,7

45,5

18,8

10,0

2,1

11,2

5,1

CT3

65,1

17,3

17,6

10,4

2,3

14,3

3,5

CT4

70,5

15,0

14,5

12,1

2,3

26,2

3,1

CT5

71,7

15,5

12,8

12,7

2,2

26,9

7,3

LSD0.05




1,2

0,25

1,1


CV%




4,1

3,5

3,7


Ghi chú: CT1- Thu củ ngay sau thời điểm hoa tàn, CT2 - Thu củ sau thời điểm hoa tàn 15 ngày, CT3 - Thu củ sau thời điểm hoa tàn 30 ngày, CT4 - Thu củ sau thời điểm hoa tàn 45 ngày, CT5: Thu củ sau thời điểm hoa tàn 60 ngày


Ở các thời điểm thu hoạch củ giống khác nhau sẽ cho tỷ lệ củ giống ở các kích thước khác nhau. Tỷ lệ củ giống loại 1 đạt khá cao khi thu ở thời điểm từ 30 ngày sau hoa tàn. Giá trị này đat cao nhất ở CT4 và CT5 với 70,5 và 71,7%. Giai đoạn sau khi hoa tàn 15 - 30 ngày, tỷ lệ củ nhỡ thu được ở mức 45,5 - 61,7%.

Với mức ý nghĩa 95%, chu vi củ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các công thức.Trong đó, khi thu củ sau thời điểm hoa tàn 45 - 60 ngày cho chu vi củ lớn nhất 12,1 - 12,7 cm cao vượt bậc so với chu vi của củ thu ngay sau thời điểm hoa tàn (7,7 cm), Điều đó cho thấy thời điểm sau khi hoa tàn thân lá vẫn đang phát triển tuy nhiên với tốc độ chậm, chưa tập trung được dinh dưỡng cho sự hình thành củ. Giai đoạn 15 - 30 ngày sau khi hoa tàn, củ giống thu được có chu vi củ tương đương là 10 - 10,4 cm.

Không có sự chênh lệch đáng kể về chiều cao củ giữa các lần thu hoạch dao động từ 2,1-2,3cm.


Hình 4 22 Chất lượng củ thương phẩm tạo ra của dòng lai lay ơn J11 tại Mộc 7


Hình 4 22 Chất lượng củ thương phẩm tạo ra của dòng lai lay ơn J11 tại Mộc 8


Hình 4 22 Chất lượng củ thương phẩm tạo ra của dòng lai lay ơn J11 tại Mộc 9

Hình 4.22. Chất lượng củ thương phẩm tạo ra của dòng lai lay ơn J11 tại Mộc Châu – Sơn La


Về khối lượng củ giống sau thu hoạch ta thấy tăng dần từ CT1 đến CT5. Củ thu hoạch sau khi hoa tàn 45 - 60 ngày có khối lượng lớn nhất là 26,2 - 26,9 g, tiếp đến thu củ sau khi hoa tàn 30 ngày (14,3 g) và thời điểm thu củ ngay sau khi hoa tàn có trọng lượng củ nhỏ nhất chỉ đạt 8,5 g.

Tỷ lệ củ hỏng được ghi nhận cao ở hai thời điểm thu hoạch là ngay sau khi hoa tàn (CT1) với 11,5% và sau khi hoa tàn 60 ngày (CT5) với 7,3%. Củ bị hỏng thấp nhất ở CT3 và CT4 với 3,1 - 3,5%.

Như vậy, thời điểm thu hoạch củ giống có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng củ giống, thích hợp nhất là thu củ sau khi hoa tàn 45 ngày, tỷ lệ củ loại 1 đạt cao 70,5%, chu vi củ trung bình 12,1 cm, chiều cao củ 2,3 cm và tỷ lệ củ hỏng thấp 3,1%.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023