* Năng suất hoa của các dòng lai lay ơn
Tỷ lệ thu hoạch hoa cao là mục tiêu cuối cùng của nhà chọn tạo giống cũng như người sản xuất. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng phát triển của giống ngoài sản xuất.
Bảng 4.29. Năng suất hoa của các dòng lai lay ơn ưu tú (Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại Gia Lâm - Hà Nội)
Dòng lai | Tỷ lệ cành hoa thu hoạch (%) | Tỷ lệ cành hoa loại I (%) | Tỷ lệ cành hoa loại II (%) | |
1 | B1 | 96,7 | 88,9 | 11,1 |
2 | B2 | 93,3 | 86,7 | 13,3 |
3 | C6 | 94,4 | 92,2 | 7,8 |
4 | C11 | 96,7 | 85,6 | 14,4 |
5 | D4 | 98,9 | 88,9 | 11,1 |
6 | D5 | 100,0 | 86,7 | 13,3 |
7 | D7 | 94,4 | 67,8 | 32,2 |
8 | E1 | 97,8 | 88,9 | 11,1 |
9 | E8 | 96,7 | 85,6 | 14,4 |
10 | E10 | 97,8 | 84,4 | 15,6 |
11 | E11 | 94,4 | 77,8 | 22,2 |
12 | E12 | 92,2 | 90,0 | 10,0 |
13 | F4 | 97,8 | 72,2 | 27,8 |
14 | G10 | 96,7 | 88,9 | 11,1 |
15 | I9 | 94,4 | 92,2 | 7,8 |
16 | J3 | 95,6 | 77,8 | 22,2 |
17 | J6 | 96,7 | 83,3 | 16,7 |
18 | J11 | 97,8 | 92,2 | 7,8 |
19 | J16 | 100,0 | 81,1 | 18,9 |
20 | K2 | 96,7 | 90,0 | 10,0 |
21 | K9 | 96,7 | 77,8 | 22,2 |
22 | K13 | 94,4 | 80,0 | 20,0 |
23 | K19 | 97,8 | 88,9 | 11,1 |
24 | M4 | 98,9 | 72,2 | 27,8 |
25 | M8 | 100,0 | 85,6 | 14,4 |
26 | Đỏ 09 (ĐC) | 85,5 | 77,6 | 12,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Hình Thái Bao Phấn, Hạt Phấn Và Chất Lượng Hạt Phấn Của Mẫu Giống Gl6
- Kết Quả Tạo Quần Thể Lai, Đánh Giá Và Chọn Lọc Các Dõng Lai Lay Ơn Mới Tạo Ra
- Tương Quan Kiểu Hình Của Các Tính Trạng Nghiên Cứu Trên 238 Dòng Lai Hoa Lay Ơn
- Các Dòng Hoa Lay Ơn Triển Vọng Được Trồng Tại Một Số Địa Phương (Vụ Đông Xuân 2019-2020)
- Chất Lượng Củ In Vitro Của Dòng Lai Lay Ơn J11 Trên Các Môi Trường Tạo Củ Khác Nhau
- Nghiên cứu chọn tạo giống hoa lay ơn Gladiolus sp. chất lượng cao - 19
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Ghi chú: cành hoa loại I là chiều dài cành >100 cm, số lượng hoa/cành >10 hoa, mức độ khô đầu lá <3% chiều dài lá. Cành hoa loại II là chiều dài cành <100 cm, số lượng hoa/cành 6 - 10 hoa, mức độ khô đầu lá <5% chiều dài lá.
Tỷ lệ cành hoa thực thu đạt cao ở tất cả các dòng lai hoa lay ơn theo dõi từ 92,2-100%. Các dòng lai có tỷ lệ thu hoạch đạt 100% là D5, J16 và M8.
Tỷ lệ cành hoa loại I của các dòng lai dao động từ 67,8- 92,2%. Một số dòng có tỷ lệ cành hoa thu hoạch cao nhưng tỷ lệ hoa loại I lại thấp như D7, F4, J3 và M4. Các dòng có tỷ lệ cành hoa loại I trên 90% là dòng C6, E12, I9, J11 và K2.
* Đặc điểm hình thái của các dòng lai lay ơn
Đặc điểm hình thái của cây hoa lay ơn không chỉ thể hiện đặc trưng riêng của giống mà còn liên quan đến giá trị thẩm mỹ của cây. Một số những chỉ tiêu chính được quan tâm ở hoa lay ơn là loại hình thân giả, thế lá, màu sắc lá, màu sắc hoa và cách sắp xếp hoa.
Bảng 4.30. Đặc điểm hình thái của các dòng lay ơn ưu tú (Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại Gia Lâm - Hà Nội)
Loại hình thân giả | Chiều rộng tán lá (cm) | Thế lá (điểm) | Màu sắc lá | Màu sắc hoa | Đặc điểm mép cánh hoa | Cách sắp xếp hoa | |
B1 | TB | 23,7 | 5 | Xanh | Đỏ tươi | Trơn | Cùng |
B2 | Cao | 20,5 | 3 | Xanh đậm | Đỏ cam | Gợn | Khác |
C6 | Cao | 24,7 | 1 | Xanh nhạt | Đỏ vàng | Gợn | Khác |
C11 | Cao | 19,3 | 3 | Xanh đậm | Đỏ | Trơn | Cùng |
D4 | Cao | 18,8 | 3 | Xanh | Hồng cam | Gợn | Khác |
D5 | Cao | 19,5 | 1 | Xanh | Đỏ vàng | Gợn | Khác |
D7 | Cao | 20,3 | 1 | Xanh | Vàng nhạt | Gợn | Khác |
E1 | Cao | 19,5 | 3 | Xanh nhạt | Vàng nhạt | Gợn | Khác |
E8 | Cao | 25,1 | 3 | Xanh nhạt | Đỏ tươi | Trơn | Khác |
E10 | Cao | 24,5 | 3 | Xanh đậm | Đỏ | Gợn | Khác |
E11 | TB | 18,3 | 1 | Xanh nhạt | Hồng vàng | Trơn | Khác |
E12 | Cao | 18,5 | 1 | Xanh nhạt | Đỏ vàng | Trơn | Khác |
F4 | Cao | 20,1 | 3 | Xanh đậm | Đỏ vàng | Gợn | Khác |
G10 | TB | 21,5 | 5 | Xanh | Đỏ tươi | Gợn | Khác |
I9 | Cao | 23,7 | 3 | Xanh | Hồng | Trơn | Khác |
J3 | Cao | 24,1 | 3 | Xanh đậm | Đỏ | Trơn | Khác |
J6 | Cao | 24,5 | 1 | Xanh đậm | Cam vàng | Gợn | Khác |
J11 | Cao | 23,1 | 1 | Xanh đậm | Hồng cam | Gợn | Cùng |
J16 | Cao | 23,5 | 3 | Xanh nhạt | Cam vàng | Gợn | Khác |
K2 | Cao | 23,7 | 3 | Xanh đậm | Hồng đậm | Gợn | Khác |
K9 | Cao | 22,5 | 5 | Xanh đậm | Hồng cam | Trơn | Khác |
K13 | Cao | 23,5 | 3 | Xanh đậm | Hồng cam | Trơn | Khác |
K19 | TB | 22,3 | 3 | Xanh đậm | Hồng đậm | Trơn | Khác |
M4 | Cao | 19,5 | 1 | Xanh đậm | Đỏ vàng | Gợn | Khác |
M8 | Cao | 25,1 | 3 | Xanh đậm | Đỏ tươi | Gợn | Khác |
Đỏ 09 (ĐC) | Cao | 21,3 | 3 | Xanh | Đỏ tươi | Trơn | Cùng |
CV% | 5,0 | ||||||
LSD0,05 | 1,77 |
Ghi chú: : Thế lá - cấp 1 (lá thẳng), cấp 3 (lá xiên), cấp 5 (lá ngang) và cấp 7 (lá rủ). Cách sắp xếp hoa - cùng (các hoa được sắp xếp trên cùng 1 mặt phẳng) và khác (các hoa được sắp xếp trên các mặt phẳng khác nhau)
Các dòng lai lay ơn có loại hình thân giả tương đối cao, một số dòng có loại hình thân giả trung bình là B1, E11, G10 và K19. Tương tự vậy, chiều rộng tán lá lớn dao động từ 18,3 - 24,7 cm. Màu sắc lá từ màu xanh đến xanh đậm.
Thế lá chủ yếu là xiên gọn (điểm 3), phù hợp với thâm canh mật độ cao.
Màu sắc hoa đẹp và đa dạng từ vàng, cam, hồng, đỏ. Đặc điểm mép cánh hoa của các dòng hoa lay ơn nghiên cứu chủ yếu là gợn sóng. Đây là những đặc điểm thể hiện những ưu điểm của giống. Cách sắp xếp hoa là khác mặt góp phần tăng giá trị thẩm mỹ của giống hoa.
* Mức độ bị sâu bệnh hại của các dòng lai lay ơn
Bảng 4.31. Mức độ bị sâu, bệnh hại của các dòng lai lay ơn ưu tú (Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại Gia Lâm - Hà Nội)
Dòng lai | Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner) (cấp) | Tỷ lệ cây bị bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum f. sp. Gladioli) (%) | Tỷ lệ cây bị bệnh đốm lá (Botrytis gladiolorum) (%) | Tỷ lệ cây bị bệnh thối khô (Stromatinia gladioli)(%) | Mức độ khô đầu lá (cấp) | |
1 | B1 | 1 | 0,0 | 0,0 | 8,9 | 1 |
2 | B2 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
3 | C6 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
4 | C11 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
5 | D4 | 1 | 4,4 | 0,0 | 0,0 | 1 |
6 | D5 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
7 | D7 | 1 | 6,7 | 0,0 | 0,0 | 3 |
8 | E1 | 3 | 3,3 | 0,0 | 2,2 | 3 |
9 | E8 | 1 | 0,0 | 3,33 | 0,0 | 3 |
10 | E10 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
11 | E11 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 3 |
12 | E12 | 3 | 0,0 | 5,6 | 0,0 | 1 |
13 | F4 | 3 | 3,3 | 4,4 | 0,0 | 3 |
14 | G10 | 3 | 7,8 | 0,0 | 0,0 | 3 |
15 | I9 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
16 | J3 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
17 | J6 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
18 | J11 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
19 | J16 | 1 | 0,0 | 0,0 | 5,6 | 3 |
20 | K2 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
21 | K9 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 1 |
22 | K13 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 3 |
23 | K19 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 3 |
24 | M4 | 1 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 3 |
25 | M8 | 1 | 0,0 | 0,0 | 3,3 | 1 |
26 | Đỏ 09 (ĐC) | 3 | 16,7 | 12,2 | 0,0 | 3 |
Ghi chú: Mức độ sâu hại - cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác), cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 cây), cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 cây). Mức độ khô đầu lá - cấp 1: < 1% chiều dài lá bị hại, cấp 3: 1
đến 5% chiều dài lá bị hại, cấp 5: > 5 đến 25% chiều dài lá bị hại, cấp 7: > 25 đến 50% chiều dài lá bị hại, cấp 9: > 50% chiều dài lá bị hại
Khả năng chống chịu với sâu bệnh cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá các dòng. Các dòng/giống mặc dù có năng suất hoa cao, phẩm chất hoa tốt nhưng mẫm cảm với sâu bệnh hại cũng dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Các loại sâu bệnh hại trên cây hoa lay ơn rất nhiều và đa dạng, nhưng phổ biến và hay gặp nhất là sâu xanh (Helicoverpa armigera), bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum f. sp. Gladioli ); bệnh đốm lá (Botrytis gladiolorum), bệnh thối khô (Stromatinia gladioli) và khô đầu lá.
Hầu hết các dòng lai lay ơn nghiên cứu đều ít bị gây hại bởi sâu xanh (cấp 1). Trong đó một số dòng còn có mật độ sâu xanh trung bình tương đương với đối chứng là E1, E12, F4, G10.
Tỷ lệ bệnh héo vàng xuất hiện rải rác ở một số dòng lai với tỷ lệ thấp là D4, D7, E1, F4, G10 và giống đối chứng từ 3,33 - 16,67%.Tương tự, tỷ lệ bệnh đốm lá xuất hiện trên các dòng E8, E12, F4 và Đỏ 09 với tỷ lệ 3,33 - 12,22%; tỷ lệ bệnh thối khô chỉ thấy trên một số dòng như B1, E1, J16 và M8 với tỷ lệ 2,22 - 8,89%. Mức độ khô đầu lá của các dòng lai lay ơn ở mức nhẹ-trung bình (cấp 1-cấp 3).
Một số dòng lai lay ơn thể hiện khả năng chống chịu với sâu bệnh hại rất tốt là B2, C6, C11, D5, E10, I9, J3, J6,J11, K2, K9.
* Đánh giá mức độ bị khô đầu lá của các dòng lai lay ơn trong điều kiện in vitro
Trong quá trình nhân giống in vitro các dòng lai ưu tú, đề tài tiến hành đánh giá mức độ mẫn cảm với NaF của các dòng lai, kết quả được thể hiện ở bảng 4.38.
Mức độ biểu hiện khô đầu lá khác nhau ở các dòng lai và ở các nồng độ NaF. Đối với tất cả các dòng lai lay ơn nghiên cứu, nồng độ NaF dưới 20ppm không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. Các dòng có biểu hiện triệu chứng khô đầu lá ở ngưỡng NaF thấp 20 – 25 ppm là D7, E1, E12, F4, J3, J6, J16, M4 và Đỏ 09. Ở nồng độ 30 - 35 ppm NaF có các dòng xuất hiện triệu chứng khô đầu lá là B1, C11, D4, D5, I9, K13, K19, M8. Các dòng có biểu hiện muộn hơn ở nồng độ 40 ppm NaF là C6, J11, K2 và K9.
Ở các nồng độ NaF thấp thì thời gian xuất hiện triệu chứng kéo dài từ 12 - 23 ngày. Tỷ lệ mẫu biểu hiện khô đầu lá của các dòng nghiên cứu ở nồng độ thấp từ 36,7 - 100%. Mặc dù có xuất hiện triệu chứng khô đầu lá nhưng một số dòng có biểu hiện bệnh ở mức nhẹ là C6, D5, I9, J6, J11 và K2 từ 10,7 - 17,6%.
Bảng 4.32. Đánh giá thử nghiệm mức độ mẫn cảm khô đầu lá của các dòng lai trong điều kiện in vitro
Ngưỡng nồng độ NaF bắt đầu xuất hiện triệu chứng khô đầu lá (ppm) | Thời gian xuất hiện triệu chứng (ngày) | Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) | Chiều dài vết khô lá (cm) | Mức độ khô so với chiều dài lá (%) | Ngưỡng nồng độ NaF gây chết (ppm) | Thời gian xuất hiện (ngày) | Tỷ lệ mẫu chết (%) | |
B1 | 30 | 15 | 63,3 | 2,8 | 26,7 | 40 | 5 | 90,0 |
B2 | 40 | 13 | 53,3 | 3,5 | 34,0 | 55 | 7 | 73,3 |
C6 | 40 | 20 | 43,3 | 1,5 | 17,6 | 55 | 5 | 93,3 |
C11 | 30 | 18 | 100,0 | 2,3 | 20,5 | 45 | 5 | 86,7 |
D4 | 35 | 17 | 100,0 | 2,1 | 23,1 | 45 | 6 | 83,3 |
D5 | 35 | 15 | 100,0 | 1,7 | 17,9 | 45 | 7 | 93,3 |
D7 | 20 | 21 | 100,0 | 4,9 | 56,3 | 30 | 4 | 96,7 |
E1 | 20 | 18 | 100,0 | 5,1 | 60,0 | 30 | 5 | 100,0 |
E8 | - | - | - | - | - | 25 | 4 | 100,0 |
E10 | 25 | 20 | 100,0 | 2,1 | 23,9 | 40 | 4 | 90,0 |
E11 | - | - | - | - | - | 25 | 7 | 100,0 |
E12 | 25 | 23 | 100,0 | 3,2 | 34,4 | 40 | 7 | 93,3 |
F4 | 20 | 17 | 43,3 | 4,3 | 47,3 | 30 | 5 | 100,0 |
G10 | - | - | - | - | - | 25 | 7 | 100,0 |
I9 | 35 | 14 | 36,7 | 1,2 | 10,7 | 55 | 7 | 86,7 |
J3 | 25 | 12 | 53,3 | 2,2 | 21,0 | 45 | 5 | 83,3 |
J6 | 25 | 17 | 46,7 | 1,8 | 16,8 | 45 | 5 | 93,3 |
J11 | 40 | 15 | 43,3 | 1,5 | 13,0 | 55 | 8 | 90,0 |
J16 | 20 | 18 | 56,7 | 5,3 | 46,1 | 30 | 5 | 80,0 |
K2 | 40 | 21 | 63,3 | 1,8 | 19,6 | 55 | 9 | 83,3 |
K9 | 40 | 20 | 50,0 | 1,9 | 20,9 | 55 | 7 | 80,0 |
K13 | 30 | 20 | 40,0 | 3,8 | 43,2 | 35 | 7 | 73,3 |
K19 | 30 | 15 | 60,0 | 3,2 | 33,7 | 35 | 5 | 66,7 |
M4 | 25 | 21 | 46,7 | 4,8 | 55,2 | 35 | 4 | 83,3 |
M8 | 30 | 17 | 56,7 | 2,4 | 29,3 | 45 | 7 | 93,3 |
Đỏ 09 (ĐC) | 20 | 15 | 100,0 | 4,7 | 55,3 | 25 | 7 | 100,0 |
Đánh giá khả năng chống chịu tốt với yếu tố F của các dòng lai lay ơn có thể dựa vào ngưỡng gây chết: kết quả cho thấy các dòng lai nghiên cứu có ngưỡng NaF gây chết từ 25 – 55 ppm. Các dòng lai không có khả năng sinh trưởng trong điều kiện 25 – 30 ppm NaF là D7, E1, E8, E11, F4, G10, J16, đỏ 09 và thời gian ghi nhận rất sớm 4-5 ngày với tỷ lệ mẫu chết từ 80 - 100%. Phần lớn các dòng lai có ngưỡng NaF gây chết là từ 35 - 45 ppm. Một số dòng lai có ngưỡng chịu đựng cao 55 ppm NaF là B2, C6, I9, J11, K2 và K9.
Bảng 4.33. Các dòng lai lay ơn triển vọng được chọn theo chỉ số chọn lọc (Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại Gia Lâm - Hà Nội)
Dòng được chọn | Chỉ số | Chiều dài cành hoa (cm) | Chiều dài đoạn mang hoa (cm) | Đường kính cành hoa (cm) | Số hoa/cành | Đường kính hoa (cm) | Thế lá (cấp) | Mức độ khô đầu lá (cấp) | |
18 | J11 | 16,17 | 158,50 | 58,10 | 1,23 | 16,00 | 11,30 | 1,00 | 1,00 |
3 | C6 | 17,34 | 130,30 | 51,40 | 1,25 | 16,00 | 10,80 | 1,00 | 1,00 |
15 | I9 | 17,75 | 141,50 | 58,50 | 1,25 | 15,00 | 11,30 | 3,00 | 1,00 |
Chọn lọc các dòng triển vọng dựa trên 7 tính trạng mục tiêu là chiều dài cành hoa, chiều dài đoạn mang hoa, đường kính cành hoa, số hoa/cành, đường kính hoa, thế lá và mức độ khô đầu lá theo mô hình chọn lọc dựa trên khoảng cách ơ clit, sử dụng áp lực chọn lọc 12% chọn được 3 dòng lai triển vọng trên tổng số 25 dòng đưa vào nghiên cứu, chỉ số chọn lọc biến động từ 16,17 - 17,75.
Ba dòng lai lay ơn J11, C6, I9 được chọn có đặc điểm nông học phù hợp là chiều dài cành hoa cao (> 130 cm), chiều dài đoạn mang hoa lớn (> 50 cm), đường kính cành hoa đạt > 1,2 cm, số hoa/cành nhiều (> 15 hoa), đường kính hoa to (đạt từ 10,8 - 11,3 cm), thế lá ở dạng thẳng hoặc xiên (cấp 1 - 3) và mức độ khô đầu lá ở mức thấp nhất (cấp 1).
4.2.5. Kết quả trồng thử nghiệm các dòng lai lay ơn triển vọng tại một số địa phương
Thí nghiệm thử nghiệm các dòng lai triển vọng ở một số địa phương là công việc rất quan trọng, nhằm đánh giá được khả năng thích ứng và độ ổn định của các giống mới với tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng của các vùng. Các dòng hoa lay ơn mới C6, I9 và J11 được đánh giá ở An Dương - Hải Phòng, Dĩnh Trì - Bắc Giang và Gia Lâm - Hà Nội, giống đối chứng là giống lay ơn đỏ 09.
Bảng 4.34. Khả năng sinh trưởng và mức độ khô đầu lá của các dòng/giống hoa lay ơn tại các địa phương (Vụ Đông Xuân 2019 - 2020)
Giống | Tỷ lệ mọc mầm (%) | Thời gian sinh trưởng (ngày) | Mức độ khô đầu lá (cấp) | |
C6 | 95,0 | 82-84 | 1 | |
Hà Nội | I9 | 95,9 | 88-91 | 1 |
J11 | 93,0 | 87-90 | 1 | |
Đ/C | 92,7 | 85-88 | 3-5 | |
C6 | 94,6 | 80-83 | 1 | |
Hải Phòng | I9 | 96,1 | 87-90 | 1 |
J11 | 94,1 | 88-90 | 1 | |
Đ/C | 93,7 | 85-87 | 3 | |
C6 | 95,0 | 83-86 | 1 | |
Bắc Giang | I9 | 95,2 | 89-92 | 1 |
J11 | 94,1 | 89-92 | 1 | |
Đ/C | 93,0 | 86-89 | 3 |
Ghi chú: Mức độ khô đầu lá - cấp 1: < 1% chiều dài lá bị hại, cấp 3: 1 đến 5% chiều dài lá bị hại, cấp 5: > 5 đến 25% chiều dài lá bị hại, cấp 7: > 25 đến 50% chiều dài lá bị hại, cấp 9: > 50% chiều dài
lá bị hại
Ở 3 địa phương, tất cả các dòng/giống thí nghiệm đều có tỷ lệ mọc mầm cao > 90%. Trong số ba dòng lai thử nghiệm, dòng lai I9 có tỷ lệ mọc mầm cao nhất từ 95,2 - 96,1%.
Thời gian sinh trưởng là chỉ tiêu được quan tâm khi dòng/giống được trồng tại các địa phương, nhằm xác định được đúng thời vụ trồng thích hợp. Ở cả 3 địa phương, dòng lai C6 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất từ 80 - 86 ngày, tiếp đến là giống đối chứng Đỏ 09 với 85 - 88 ngày, hai dòng lai I9 và J11 có thời gian sinh trưởng dài nhất từ 87 - 92 ngày. Ở các địa phương khác nhau, thời gian sinh trưởng của giống chênh lệch nhau không đáng kể, giống trồng tại Hà Nội và Hải Phòng có thời gian tương đương nhau, còn trồng tại Bắc Giang thì thời gian này kèo dài khoảng 2 - 3 ngày.
Cùng với khả năng sinh trưởng thì các dòng/giống mới được theo dõi mức độ bị khô đầu lá tại các địa phương. Cả ba dòng lai thể hiện mức độ khô đầu lá ở cấp nhẹ nhất là cấp 1, trong khi đó giống đối chứng bị khô đầu lá từ cấp 3 - cấp 5.
* Đặc điểm chất lượng hoa và Năng suất hoa của các dòng lai lay ơn
Bảng 4.35. Đặc điểm chất lượng và năng suất hoa của các giống lay ơn triển vọng tại các địa phương (Vụ đông xuân 2019 - 2020)
Chất lượng hoa Năng suất hoa
Địa
Chiều dài
Số hoa
Giống điểm | Màu sắc cành trên | kính | So với | So với | |||||
hoa hoa hoa cành | Tỷ lệ | đối | Tỷ lệ | đối | |||||
(cm) | (%) | chứng | (%) | chứng | |||||
(%) | (%) | ||||||||
C6 | Đỏ vàng | 130,7 | 16 | 10,5 | 94,4 | 115 | 81,4 | 114 | |
I9 | Hồng | 138,8 | 15 | 11,4 | 93,7 | 114 | 84,1 | 118 | |
J11 | Hồng cam | 156,9 | 16 | 11,3 | 91,7 | 112 | 84,6 | 119 | |
Hà Nội | Đỏ 09 (ĐC) | Đỏ | 130,3 | 11 | 10,8 | 82,2 | 100 | 71,3 | 100 |
CV% | 4,3 | 1,8 | 1,0 | ||||||
LSD0,05 | 3,49 | 0,18 | 0,21 | ||||||
C6 | Đỏ vàng | 130,8 | 17 | 11,0 | 93,4 | 115 | 84,4 | 117 | |
I9 | Hồng | 138,7 | 16 | 11,6 | 93,2 | 115 | 86,8 | 121 | |
Hải | J11 | Hồng cam | 155,3 | 17 | 11,5 | 91,3 | 113 | 87,4 | 121 |
Phòng | Đỏ 09 (ĐC) | Đỏ | 129,7 | 12 | 11,1 | 81,0 | 100 | 72,0 | 100 |
CV% | 5,4 | 1,6 | 1,5 | ||||||
LSD0,05 | 3,67 | 0,14 | 0,11 | ||||||
C6 | Đỏ vàng | 132,7 | 17 | 10,1 | 93,5 | 113 | 86,4 | 115 | |
I9 | Hồng | 139,1 | 16 | 11,3 | 93,1 | 112 | 88,1 | 117 | |
Bắc | J11 | Hồng cam | 156,0 | 16 | 11,2 | 91,7 | 111 | 89,8 | 119 |
Giang | Đỏ 09 (ĐC) | Đỏ | 129,9 | 13 | 10,1 | 82,9 | 100 | 75,3 | 100 |
CV% | 6,4 | 0,8 | 1,9 | ||||||
LSD0,05 | 5,13 | 0,16 | 0,19 |
Đường
Tỷ lệ cành hoa thu hoạch
Tỷ lệ cành hoa loại I
(cm)
Ghi chú: hoa loại I là chiều dài cành >100 cm, số lượng hoa/cành >10 hoa, mức độ khô đầu lá <3% chiều dài lá. Hoa loại II là chiều dài cành <100 cm, số lượng hoa/cành 6 - 10 hoa, mức độ khô đầu lá <5% chiều dài lá.
Ở các địa phương, các dòng lai đã thể hiện được những đặc tính ưu việt của giống mới. Màu sắc hoa của các dòng được đánh giá mới, đẹp: dòng C6 màu đỏ vàng, I9 màu hồng, J11 màu hồng cam.