Tương Quan Kiểu Hình Của Các Tính Trạng Nghiên Cứu Trên 238 Dòng Lai Hoa Lay Ơn

Số hoa/cành không những chênh lệch nhau giữa các dòng trong cùng một nhóm mà còn chênh lệch nhau giữa các nhóm, nhóm có số hoa nhiều là B, C, F, K, L, M, O trung bình > 13 hoa, các nhóm còn lại số hoa ở mức trung bình 11,8 - 12,9. Tuy nhiên số lượng này dao động rất lớn ở các dòng D, E, G, H, I, J, K, M với số hoa/cành dao động từ 9 - 12 hoa.

Đường kính hoa lớn nhất được ghi nhận ở các dòng I, J, K, M, N với đường kính hoa > 11 cm. Độ chênh lệch đường kính hoa cao nhất ở dòng K với giá trị chênh lệch là 8,8 cm. Các dòng có đường kính cành không chênh lệch nhiều trong cùng nhóm là các dòng thuộc nhóm B, E, G, M, N, O từ 3 - 3,2 cm.

Do các giống bố mẹ là những giống không thuần nên sự phân ly màu sắc ở các dòng lai thể hiện khá mạnh mẽ: có những dòng lai có màu sắc là trung gian giữa các giống bố mẹ (đỏ hồng, đỏ cam, đỏ vàng), tuy nhiên cũng có những dòng lai có màu sắc khác hoàn toàn so với bố mẹ (vàng, trắng, cam). Từ sự đa dạng về màu sắc hoa của các dòng lai thu được giúp chúng tôi đánh giá và chọn lọc con lai một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nhiều dòng lai sự xuất hiện của vạch, vân và sọc màu trên cánh hoa như E10, E3, G7, G10.

Phần lớn các dòng lai có kiểu hoa dạng sao, cánh hoa gợn sóng và các hoa sắp xếp kiểu khác mặt.

Thế lá là chỉ tiêu thể hiện sự phân ly khá cao giữa các dòng. Một số dòng có thế lá đa dạng từ thẳng, xiên, ngang đến rủ như dòng C, dòng E, dòng L và dòng O.

Ở tất cả các dòng tạo ra đều xuất hiện những dòng có mức độ khô đầu lá ở mức nhẹ (cấp 1). Các dòng có biểu hiện bệnh ở mức thấp nhất là dòng B, dòng D, dòng I, dòng L, dòng M và dòng O (cấp 1 - 3). Dòng có mức độ bị khô đầu lá nặng nhất là dòng E.

Số củ bi/củ trung bình của các dòng chênh lệch từ 2,4 - 15,8 củ. Những dòng có số lượng củ bi/củ nhiều nhất là dòng B, dòng C, dòng E, dòng F và dòng G > 20 củ. Trong khi đó, các dòng có số củ ít từ 2,4 - 3,3 củ là dòng J, dòng K, dòng L và dòng N.

Từ kết quả đánh giá của 238 dòng lai hoa lay ơn, đã chọn ra 25 dòng ưu tú dựa vào các mục tiêu ưu tiên: có màu sắc hoa đẹp và có những đặc điểm vượt trội với chiều dài ngồng cao, số hoa lớn đều đạt > 12 hoa/cành, mức độ bị khô đầu lá ở cấp nhẹ (1 - 3). Các dòng lai ưu tú được chọn đưa vào đánh giá để chọn dòng triển vọng.


Bảng 4.26. Tương quan kiểu hình của các tính trạng nghiên cứu trên 238 dòng lai hoa lay ơn


Tính trạng

Chiều dài

cành hoa

Số lá

Chiều dài đoạn

mang hoa

Số hoa

Đường

kính hoa

Thế lá

Mức độ khô

đầu lá

Số củ

bi/củ

Chiều dài cành hoa

1








Số lá

0.294**

1







Chiều dài đoạn mang hoa

0.704**

0.154*

1






Số hoa

0.600**

0.244**

0.704**

1





Đường kính hoa

0.121ns

-0.033 ns

0.296**

0.229**

1




Thế lá

0.003 ns

-0.035 ns

-0.062 ns

-0.085 ns

0.000 ns

1



Mức độ khô đầu lá

0.037 ns

-0.105 ns

-0.007 ns

-0.059 ns

-0.171**

0.036 ns

1


Số củ bi/củ

-0.050 ns

0.008 ns

-0.076 ns

-0.034 ns

-0.164*

-0.288**

-0.008 ns

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

96

Ghi chú:** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức P<0.01; * Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức P<0.05; Ns: Không có ý nghĩa

Chất lượng hoa lay ơn là một tính trạng phức tạp, được biểu hiện phụ thuộc vào mối tương tác của rất nhiều thành phần khác nhau. Từ số lượng lớn các dòng lai thu được, đã tiến hành đánh giá mối tương quan kiểu hình giữa các tính trạng nhằm tăng hiệu quả chọn lọc. Mối tương quan cao giữa các tính trạng cho thấy rằng lựa chọn cho việc cải thiện một tính trạng này sẽ dẫn đến sự cải thiện đồng thời các tính trạng kia với mức độ phụ thuộc vào độ lớn của mối liên hệ giữa chúng. Các tính trạng được coi là độc lập khi mối tương quan này yếu và lựa chọn thay đổi một tính trạng này không ảnh hưởng đến tính trạng kia.

Chiều dài cành hoa tương quan thuận với tất cả các tính trạng trừ số củ bi/củ. Trong đó chiều dài cành hoa tương quan thuận có ý nghĩa với tính trạng chiều dài đoạn mang hoa và số hoa/cành lần lượt là 0,704 và 0,6.

Số lá tương quan yếu với tất cả các tính trạng ở mức -0,035 - 0,244. Kết quả đánh giá kiểu hình cũng cho thấy số lá/cây của tất cả các dòng lay ơn khá ổn định.

Chiều dài đoạn mang hoa có mối tương quan thuận với số hoa/cành và đường kính hoa ở giá trị 0,704 và 0,296. Như vậy, việc cải thiện được chiều dài đoạn mang hoa có ảnh hưởng tích cực đến số lượng và kích thước hoa.

Mức độ khô đầu lá có mối tương quan không ý nghĩa với hầu hết các tính trạng trừ tính trạng kích thước hoa. Các giống có đường kính hoa nhỏ thì mức độ khô đầu lá nặng hơn so với giống có đường kính hoa lớn, điều này thể hiện ở hệ số tương quan nghịch giữa hai tính trạng là -0,171.

Số củ bi/củ là một tính trạng độc lập với các tính trạng khác. Số củ bi/củ chỉ có tương quan nghịch đường kính hoa và thế lá với giá trị -0,164 và -0,288. Điều này cho thấy số củ bi/củ nhiều ở các giống có đường kính hoa nhỏ và thế lá xiên.

4.2.4. Đánh giá chọn lọc các dòng lai hoa lay ơn ưu tú

Dựa vào đặc điểm hình thái của các cá thể trong các quần thể lai, 25 dòng lai lay ơn đã được chọn để đánh giá với giống lay ơn Đỏ 09 từ đó có thể chọn được dòng triển vọng phát triển ngoài sản xuất.

* Thời gian sinh trưởng của các dòng lai lay ơn

Cây hoa lay ơn cũng như các cây trồng khác muốn hoàn thành chu kì sống của mình phải trải qua các thời kì sinh trưởng phát triển khác nhau. Sự sinh trưởng phát triển của cây lay ơn được tính từ khi trồng đến khi hình thành nụ, ra hoa và thu hoạch. Tất cả các giai đoạn sinh trưởng đều có ý nghĩa trong việc xác định thời vụ trồng và các biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý.

Bảng 4.27. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của các dòng lai ưu tú (Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại Gia Lâm - Hà Nội)



TT


Dòng lai

Tỷ lệ mọc mầm

(%)

Thời gian từ trồng - mọc mầm 80%

(ngày)

Thời gian từ trồng - xuất hiện ngồng hoa 80%

(ngày)

Thời gian từ trồng - thu hoạch 80%

(ngày)

1

B1

96,7

8

43

77

2

B2

94,4

7

45

78

3

C6

95,6

9

52

85

4

C11

97,8

7

43

80

5

D4

100,0

9

45

78

6

D5

100,0

9

40

70

7

D7

95,6

7

45

76

8

E1

98,9

8

53

86

9

E8

96,7

8

51

85

10

E10

97,8

9

50

82

11

E11

95,6

9

50

86

12

E12

94,4

9

51

85

13

F4

100,0

9

42

77

14

G10

100,0

9

58

92

15

I9

95,6

8

55

91

16

J3

96,7

9

53

85

17

J6

97,8

9

43

78

18

J11

98,9

8

57

90

19

J16

100,0

7

41

76

20

K2

96,7

7

50

80

21

K9

97,8

7

51

83

22

K13

95,6

7

50

82

23

K19

98,9

7

43

78

24

M4

98,9

9

40

74

25

M8

100,0

9

52

84

26

Đỏ 09 (ĐC)

96,7

9

51

85

Khả năng nảy mầm của củ là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng của giống, đây cũng là tiền đề để cây sinh trưởng phát triển sau này. Qua theo dõi thí nghiệm các dòng lai lay ơn cho thấy: các dòng lai hoa lay ơn trồng thí nghiệm có tốc độ mọc mầm nhanh, mọc mầm tập trung và tỷ lệ mọc mầm cao. Củ bắt đầu mọc mầm lên khỏi mặt đất sau trồng từ 7 - 9 ngày. Tỷ lệ nảy

mầm của các dòng đều đạt trên 90%, cao tương đương so với giống đối chứng. Trong đó các dòng D4, D5, F4, G10, M8 có tỷ lệ mọc mầm đạt cao nhất (đạt 100%).

Thời gian từ trồng đến khi xuất hiện ngồng hoa của các dòng lai khá dao động từ 40 - 58 ngày, giống đối chứng là 51 ngày. Trong đó các dòng B1, C11, D5, F4, K19, M4 có thời gian từ trồng đến xuất hiện ngồng hoa sớm nhất là sau trồng 40 - 43 ngày; các dòng E1, G10 và I9 xuất hiện ngồng hoa muộn hơn (sau trồng 53 - 58 ngày).

Thời điểm thu hoạch hoa tốt nhất là khi nụ hoa đầu tiên của cành xuất hiện màu, xác định đúng thời điểm này để thu hoạch không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa cắt và quá trình bảo quản, vận chuyển hoa. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy thời gian từ trồng đến thu hoạch của các dòng lai biến động từ 70 - 92 ngày, đối chứng là 85 ngày. Một số dòng có thời gian từ trồng đến thu hoạch rất sớm là D5, M4 tương ứng là 70, 74 ngày. Tiếp theo là các dòng B1, B2, C11, D4, D7, F4, J6, J16, K2, K19 có thời gian từ trồng đến thu hoạch đạt 76

- 80 ngày. Các dòng có thời gian từ trồng đến thu hoạch kéo dài nhất là G10, I9, J11 từ 90 - 92 ngày. Các giống còn lại có thời gian từ trồng đến thu hoạch tương đương với đối chứng là 82 - 85 ngày.

* Chất lượng hoa của các dòng lai lay ơn

Chất lượng hoa cũng là một chỉ tiêu quan trọng quyết định giá trị thương phẩm của cây hoa. Chất lượng hoa của lay ơn được quyết định bởi nhiều chỉ tiêu như: chiều dài cành hoa, chiều dài đoạn mang hoa, đường kính cành hoa, số hoa/cành, đường kính hoa. Kết quả theo dõi về chất lượng hoa của các dòng lai lay ơn trong nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.28.

Chiều dài cành hoa là một trong những đặc tính hình thái đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất di truyền của giống và phản ánh sát thực tình hình sinh trưởng của cây. Các dòng lai lay ơn nghiên cứu đều có chiều dài cành hoa đạt từ 108,4 - 161,1cm. Nhóm các dòng này đều có chiều dài hoa đạt tiêu chuẩn loại 1 cho xuất khẩu (nhóm Fancy > 107 cm). Trong đó, các dòng có chiều dài cành vượt trội là B2, C11, E12, I9, J11, M4 có chiều dài cành đạt từ 145,1 - 161,1 cm.

Chiều dài đoạn mang hoa tỷ lệ thuận với chiều dài cành hoa. Các dòng lai lay ơn này có chiều dài đoạn mang hoa đạt từ 38,7 - 75,7 cm. Một số dòng có tỷ lệ chiều dài đoạn mang hoa/chiều dài cành hoa khá lớn (xấp xỉ ½) là D7, J6, J16, K2 và K9.

Bảng 4.28. Đặc điểm chất lượng hoa của các dòng lai lay ơn ưu tú (Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 tại Gia Lâm - Hà Nội)



TT


Dòng lai

Chiều dài cành hoa (cm)

Chiều dài đoạn mang hoa (cm)

Đường kính cành hoa (cm)

Số hoa/cành

Đường kính hoa (cm)

1

B1

110,5

38,7

1,12

12,0

10,3

2

B2

145,1

65,3

1,15

17,1

9,8

3

C6

130,3

51,4

1,25

16,5

10,8

4

C11

150,5

60,5

1,13

17,3

11,2

5

D4

132,4

56,7

1,18

10,7

9,7

6

D5

135,7

58,3

1,17

15,1

10,3

7

D7

138,7

66,5

1,17

16,7

10,1

8

E1

138,5

53,7

1,13

14,3

10,5

9

E8

127,5

45,4

1,21

15,3

8,8

10

E10

136,8

56,1

1,18

14,3

9,8

11

E11

114,3

44,3

1,15

13,1

10,7

12

E12

161,1

75,7

1,18

18,1

10,5

13

F4

132,3

53,3

1,15

11,1

9,8

14

G10

108,4

47,1

1,25

9,7

9,7

15

I9

141,5

58,5

1,25

15,3

11,3

16

J3

133,5

57,3

1,18

14,3

11,8

17

J6

128,1

72,5

1,23

14,3

12,1

18

J11

158,5

58,1

1,23

16,3

11,3

19

J16

125,3

60,5

1,25

14,1

14,2

20

K2

120,5

62,7

1,17

19,1

13,3

21

K9

130,7

63,7

1,18

17,3

13,1

22

K13

132,5

58,5

1,21

12,7

11,5

23

K19

112,5

49,3

1,18

10,7

12,2

24

M4

147,7

65,8

1,15

18,1

11,3

25

M8

125,8

58,1

1,23

16,3

11,5

26

Đỏ 09 (ĐC)

120,5

40,5

1,18

12,7

11,1

CV%


4,8

6,0

1,9

3,1

2,4

LSD0,05


3,9

5,53

0,04

1,91

0,43

Lay ơn có đặc điểm hình thái thân là thân giả nên khi theo dõi tiến hành đo đường kính cành hoa (đường kính cổ bông), đây là phần lóng thân mà không có bẹ lá bao bọc. Đường kính cành hoa không chỉ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự khác nhau giữa các dòng/giống mà còn liên quan đến khả năng chống đổ cho cây. Kết quả theo dõi cho thấy đường kính cành hoa của các dòng tham gia thí nghiệm đều vượt hoặc tương đương với đối chứng, dao động từ 1,12 - 1,25cm. Các dòng có đường kính cành hoa lớn là C6, E8, G10, I9, J6, J11, J16, K13 và M8 đều trên 1,21cm. Một số dòng có chiều dài cành hoa lớn và đường kính cành hoa nhỏ nên khả năng chống đổ không cao như B2, C11, E1, E12, M4.

Hầu hết các dòng lai lay ơn nghiên cứu đều có số hoa cao hơn so với đối chứng. Một số dòng lai có số hoa vượt trội là B2, C6, C11, D7, E12, J11, K2, K9, M4, M8 trên 16 hoa/cành.



Hình 4.15a. Đặc điểm hoa của các dòng lai lay ơn ưu tú






Hình 4 15b Đặc điểm hoa của các dòng lai lay ơn ưu tú Đối với hoa lay ơn 1

Hình 4.15b. Đặc điểm hoa của các dòng lai lay ơn ưu tú


Đối với hoa lay ơn, thông thường bông hoa có đường kính hoa lớn sẽ cho giá trị thương phẩm cao. Một số dòng lai lay ơn có đường kính hoa thấp hơn so với giống đối chứng là B1, B2, C6, D4, D5, D7, E1, E8, E10, E11, E12, F4, G10 với đường kính hoa từ 8,8 - 10,8 cm. Các dòng còn lại tương đương hoặc vượt so với đối chứng dao động từ 11,1 - 14,2 cm. Trong đó, các dòng lai có đường kính hoa rất lớn trên 12 cm là J6, J16, K2, K9 và K19.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí