Thị Trường Khách Của Hệ Thống Các Khách Sạn 4 Sao Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Lạt Giai Đoạn 2008 – 2013

khách sạn nghỉ dưỡng Ana Mandara Villas Dalat. Tuy nhiên ở một số hạng mục dịch vụ bổ sung như sân golf mini hay sân tennis vẫn còn hạn chế ở một số ít các khách sạn như Ana Mandara Villas Đà Lạt hay khách sạn Vietso Petro.

Như vậy, xét về tổng thể với hệ thống các dịch vụ bổ sung đầy đủ và đa dang, các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt chẳng những đáp ứng được các tiêu chí xếp hạng khách sạn 4 sao mà còn tạo cơ sở cho việc thiết kế các sản phẩm và dịch vụ trọn gói nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

2.1.2.3 Thị trường khách của hệ thống các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2008 - 2013

Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, năm 2013 thành phố Đà Lạt đón hơn 4,2 triệu lượt khách trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 5,4% với 228.500 lượt và 94,6% khách du lịch nội địa khoảng hơn 3,7 triệu lượt khách. Tọa lạc tại thành phố Đà Lạt, 9 khách sạn 4 sao cũng có xu hướng đón khách du lịch nội địa nhiều hơn khách du lịch quốc tế nhưng thuộc nhóm khách sạn cao cấp nên tỷ trọng giữa khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế tại các khách sạn bốn sao không quá cách biệt. Cụ thể được mô tả qua bảng sau:


Bảng 2.6. Thị trường khách của hệ thống các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: Lượt khách



Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Tổng lượt

khách

69,204

100

95,579

100

110,706

100

122,768

100

155,254

100

170,777

100

Quốc tế

32,377

46.78

33,199

34.73

38,160

34.47

42,624

34.72

54,937

35.39

59,188

34.66

Nội địa

36,827

53.22

62,380

65.27

72,546

65.53

80,144

65.28

100,317

64.61

111,589

65.34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nguồn: Phòng kinh doanh các khách sạn bốn sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt


41

Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế giai đoạn 2008 - 2013

Có thể thấy thị trường chính của các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt là thị 1


Có thể thấy thị trường chính của các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt là thị trường khách du lịch nội địa, điều này khá hợp lý khi thành phố Đà Lạt chủ yếu thu hút du khách trong nước. Giai đoạn 2009 – 2013 lượng khách đến lưu trú tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt ngày càng tăng đều qua các năm và sau 6 năm thì số lượt khách năm 2013 đã gấp 2,46 lần số lượt khách năm 2008, đều này chẳng những nói lên việc kinh doanh của các khách sạn 4 sao ngày một tăng trưởng mà còn khẳng định vị thế của các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt. Trong đó, tỉ trọng khách du lịch quốc tế và tỉ trọng khách du lịch nội địa tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt giai đoạn 2008 – 2013 có tăng nhưng không đáng kể chứng tỏ các khách sạn chú trọng vào việc khai thác thị trường khách truyền thống, chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng. Trong suốt 6 năm từ 2008 đến 2013, các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt duy trì được sự cân đối về tỉ lệ giữa lượng khách quốc tế và lượng khách nội địa, qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.1 cho thấy sự chênh lêch giữa khách du lịch quốc tế và nội địa không lớn, ngoại trừ giữa năm 2008 và 2009 tỉ lệ này thay đổi hơn 10%, các năm còn lại khi đã ổn định thì tỉ lệ rất ổn định. Cụ thể năm 2009,

trong tổng số khách du lịch lưu trú tại các khách sạn 4 sao thì khách quốc tế chiếm 34,73 % với 33,199 lượt khách, khách du lịch nội địa chiếm 65,27% với 62,380 lượt khách. Đến năm 2010, tỉ lệ khách du lịch quốc tế dường như không thay đổi chiếm 34,47% và khách du lịch nội địa chiếm 65,53% lần lượt tương ứng với 38,160 và 72,567 lượt khách. Năm 2011, lượng khách đến các khách sạn bốn sao có tăng so với năm 2009 cả khách quốc tế và nội địa nhưng tỉ lệ 2 thị trường khách này vẫn thay đổi không đáng kể với 34,72% lượt khách quốc tế và 65,28% lượt khách nội địa. Tương tự như vậy, năm 2012, tỉ lệ khách quốc tế chỉ tăng lên 0,67% tức 35,39% của tổng lượt khách lưu trú tại các khách sạn 4 sao và tổng lượt khách nội địa chiếm 64,41% và năm 2013 tỉ lệ này lại thay đổi chút ít giữa lượt khách du lịch quốc tế và lượt khách du lịch nội địa lần lượt là 34,66% và 65,34%.

2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt (2008

- 2013)


Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng



Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Tổng

doanh thu

124,402

100

138,433

100

164,484

100

209,293

100

240,508

100

236,347

100

DT Lưu trú

68,484

55.05

75,511

54.55

87,943

53.47

116,433

55.63

131,556

54.70

132,627

56.12

DT ăn uống

44,583

35.84

48,142

34.78

57,329

34.85

66,989

32.01

83,886

34.88

82,422

34.87

DT DVBS

11,335

9.11

14,780

10.68

19,212

11.68

25,871

12.36

25,066

10.42

21,298

9.01

Nguồn: phòng kinh doanh các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt


Bảng 2.8: Tỉ lệ tăng giảm doanh thu giai đoạn 2008 – 2013


Năm

2009/2008

2010/2009

2011/2010

2012/2011

2013/2012

+/-

14,031

26,051

44,089

31,215

4,161

%

11,3

18,8

26,8

14,9

1,7


44

Biểu đồ 2.2: Doanh thu của các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2008 - 1013

Từ bảng tổng kết doanh thu các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà 2

Từ bảng tổng kết doanh thu các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt thấy tổng doanh thu của 9 khách sạn 4 sao giai đoạn 2008 - 2011 có xu hướng tăng nhanh từ 124.402 triệu đồng năm 2008 đến 240.508 triệu đồng năm 2011 tương ứng với tỉ lệ tăng từ 11,3% đến 26,8% nhất là năm 2010 - 2011 và giai đoạn 2011 - 2013 có xu hướng giảm dần và rõ rệt nhất là 2012 đến 2013 khi doanh thu giảm đến 13,2% từ 240.508 triệu đồng xuống còn

236.340 triệu đồng.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt (2008 - 2013)


Cơ cấu tổng doanh thu của 9 khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt có 3

Cơ cấu tổng doanh thu của 9 khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt có sự tăng giảm nhẹ qua các năm, tuy nhiên độ tăng giảm không đáng kể và qua 6 năm thì cơ cấu doanh thu lưu trú vẫn chiếm tỉ trong lớn nhất với trung bình là 54,92%, tỷ trọng doanh thu ăn uống chiếm vị trí thứ hai với trung bình 6 năm là 34,54% của tổng doanh thu và doanh thu dịch vụ bổ sung là 10,54%. Cơ cấu này cho thấy tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt, lĩnh vực kinh doanh chính vẫn là kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống, kinh doanh dịch vụ bổ sung tỉ lệ đóng góp qua các năm khá ổn định, và góp hơn 10% vào tổng doanh thu nhưng việc chênh lệch không đáng kể qua các năm cho thấy các khách sạn 4 sao chưa thật sự chú trọng vào việc phát triển kinh doanh loại hình dịch vụ này.

Bảng 2.9: Công suất buồng tại các khách sạn bốn sao năm 2013


Số

TT

Tên khách sạn

Công suất (%)

Tổng đêm phòng

1

Ana Mandara Villas Đà Lạt

78.4

17,035

2

Mường Thanh Đà Lạt

45

11,662

3

Golf 3

53

14,975

4

Hoàng Anh Đất Xanh

44

21,199

5

La Sapinnette

39

11,815

6

Ngọc Lan

67

22,254

7

Sài Gòn - Đà Lạt

47

21,433

8

Sammy

53

19,732

9

Vietso Petro

44.5

14,396


Tổng/Trung bình cộng

52.32

154,501

(Nguồn: các khách sạn bốn sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt)

Tính đến cuối năm 2013 công suất buồng tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt đạt 52,32% với tổng số đêm buồng của 9 khách sạn là 154.501 đêm. Hệ số công suất này cho thấy các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt kinh doanh chưa hiệu quả chưa khai thác hết năng suất buồng của hệ thống khách sạn. Trong đó hơn 50% khách sạn 4 sao (5 khách sạn) là Vietsopetro, Sài Gòn – Đà Lạt, La Sapinette, Mường Thanh Đà Lạt, Hoàng Anh Đất Xanh có công suất buồng đạt dưới 50%/năm là điểm cần lưu ý để nhóm các khách sạn này trong giai đoạn tiếp theo phải cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng cao năng suất buồng, tăng doanh thu là cơ sở cho việc tăng cường các chính sách đãi ngộ nhân viên tiền sảnh tại khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực bộ phận tiền sảnh của các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt

Nguồn nhân lực của bộ phận tiền sảnh giữ vai trò quan trọng, là “gương mặt” của khách sạn, cho nên ngay từ khâu phân tích công việc để xây dựng các bản mô tả công việc cho các vị trí chức danh của bộ phận tiển sảnh, những nhà làm công tác quản trị nhân sự đã nghiên cứu và đưa ra những tiêu chuẩn riêng, trên cơ sở đó lựa chọn đúng người, đúng chuyên môn và đặc tính riêng tính cách cho phù hợp với các vị trí tại bộ phận tiền sảnh, nhất là tại các khách sạn cao cấp từ 4 - 5 sao thì các tiêu chuẩn này cần phải đựơc xem xét kỹ lưỡng hơn.

2.1.3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của bộ phận tiền sảnh ở các khách sạn 4 sao theo vị trí công việc đảm nhiệm

Nhìn chung sơ đồ tổ chức của bộ phận tiền sảnh của các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt khá giống nhau, ngoại trừ khách sạn nghỉ dưỡng Ana Mandara có thêm vị trí đặc trưng như tổng đài (Operator), hay do cơ cấu loại hình sở hữu mà các khách sạn Golf 3 hay Vietso Petro lại xếp các nhân viên tạp vụ (Public area) khu vực tiền sảnh vào bộ phận tiền sảnh thay vì xếp các vị trí này vào bộ phận buồng. Hoặc một số khách sạn 4 sao khác có phòng kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2023