Khái Quát Chung Về Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Và Nguồn Nhân Lực Tại Các Khách Sạn 4 Sao Ở Đà Lạt

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ NHÂN VIÊN BỘ PHẬN TIỀN SẢNH TẠI CÁC KHÁCH SẠN BỐN SAO

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh và nguồn nhân lực tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt

2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống cơ sở lưu trú ở Đà Lạt

Tính đến cuối năm 2014 thành phố Đà Lạt có 24 khách sạn từ 3 - 5 sao, trong đó có chín khách sạn 4 sao chiếm tỷ lệ 37,5%. Các khách sạn 4 sao này có vai trò quan trọng trong việc phục vụ 5% thị phần khách nước ngoài cũng như lượng khách nội địa có khả năng chi trả cao đến Đà Lạt mỗi năm và cũng là cơ sở cho việc phát triển loại hình du lịch MICE tại Đà Lạt.

Bảng 2.1: Danh sách các khách sạn 4 sao tại thành phố Đà Lạt (tính đến năm 2014)

Số TT

Tên khách sạn

Chủ sở hữu

Thời gian hoạt động

Số lượng phòng

Ghi chú

1

Ana Mandara Villas Đà Lạt

Cổ phần tư nhân

9

71

Khách sạn nghỉ dưỡng

2

Mường Thanh

Tư nhân

6

71


3

Golf 3

Cổ phần nhà nước

17

78


4

Hoàng Anh Đất Xanh

Tư nhân

9

122

Khách sạn nghỉ dưỡng

5

La Sapinette

Tư nhân

4

74


6

Ngọc Lan

Cổ phần tư nhân

6

91


7

Sài Gòn - Đà Lạt

Cổ phần 1 thành viên

6

160


8

Sammy

Cổ phần nhà nước

6

102


9

Vietso Petro

Cổ phần nhà nước

15

136



Tổng/Trung bình cộng


8.3

905


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại một số khách sạn bốn sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 6

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng)

Nhìn chung, các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt thuộc nhóm khách sạn cỡ trung với số lượng phòng dao động từ 80 - 160 phòng, trong đó hơn 60% khách sạn là sở hữu tư nhân. Các khách sạn còn “khá trẻ” với số năm thành lập trung bình là 8,6 năm (khách sạn Golf 3 có số năm hoạt động cao nhất - tính đến cuối năm 2014 là 17 năm và La Sapinette có số năm hoạt động ít nhất - tính đến cuối năm 2014 là 4 năm). Trong tổng số 9 khách sạn có hai khách sạn là loại hình khách sạn nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ 22%, tuy số lượng còn ít nhưng đã tạo được sự đa dạng cho hệ thống khách sạn 4 - 5 sao tại Đà Lạt, đó là yếu tố làm tăng khả năng lựa chọn cho các thị trường khách với mục đích khác nhau. Tổng số lượng phòng của các khách sạn 4 sao tính đến cuối năm 2014 và đầu năm 2015 là 905 phòng, với số lượng này thành phố Đà Lạt có thể cung cấp trung bình gần 2.000 chỗ lưu trú mỗi đêm cho khách vào mùa cao điểm. Đây là một con số còn khiêm tốn đối với một thành phố du lịch nổi tiếng trong nước như Đà Lạt nhưng đã phản ánh thực tế hiện trạng phát triển du lịch Đà Lạt trong những năm 2000 đến nay đó là phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa, chưa thật sự thu hút thị trường khách nước ngoài.

2.1.2. Tình hình hoạt đông của các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt

2.1.2.1. Nguồn nhân lực của hệ thống các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt

Bảng 2.2. Nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt năm 2014


Số TT

Tên khách sạn

Số buồng

Số lao động

Hệ số phục

vụ

Trình độ học vấn

Trên

đại học

Đại

học

Cao

đẳng

Trung

cấp

cấp

Phổ

thông

1

Ana Mandara

Villas Đà Lạt

71

148

2.08

5

48

37

32

19

3

2

Mường Thanh

Đà Lạt

71

71

1

0

21

27

11

0

12

3

Golf 3

78

81

1.04

0

22

4

12

26

17


4

Hoàng Anh

Đất Xanh

122

161

1.32

0

40

31

53

30

7

5

La Sapinnette

74

79

1.07

0

18

6

24

11

20

6

Ngọc Lan

91

145

1.59

6

42

54

22

13

8

7

Sài Gòn - Đà

Lạt

160

208

1.3

2

44

17

94

42

9

8

Sammy

102

106

1.04

0

17

25

29

17

18

9

Vietso Petro

136

110

0.81

4

30

15

37

24

0

Tổng

905

1.109

1.23

17

282

216

314

182

94

Tỷ lệ (%)


100


1.53

25.43

19.48

28.31

16.41

8.48

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phòng nhân sự các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt

Với 1.109 nhân viên phục vụ cho 905 buồng của 9 khách sạn thì hệ số phục vụ khách trung bình của 9 khách sạn 4 sao tại Đà lạt là 1.23 (1.23 nhân viên phục vụ 1 buồng khách sạn), tỉ lệ này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí xếp hạng sao của Tổng Cục Du lịch Việt Nam (tỷ lệ nhân viên phục vụ khách từ 1,2 tới 1,7/buồng dành cho khách sạn từ 4 - 5 năm sao). Hệ số này cũng có thể là kết quả của việc tiết kiệm nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh từ các khách sạn, tránh tình trạng dôi dư nhân lực vào mùa mưa của Đà Lạt (từ tháng 5 đến tháng 11). Tuy nhiên để tăng chất lượng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn bốn sao các khách sạn cũng cần lưu ý điều chỉnh tỷ lệ này tăng lên nhất là vào mùa chính vụ, Tết dương lịch, Tết Âm lịch và đầu hè.

Trong tổng số 1.109 nhân viên thì tỉ tệ nhân viên có bằng đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ trọng lớn 73,22%, đây là dấu hiệu đáng mừng cho công tác quản trị nhân sự tại các khách sạn 4 sao vì chẳng những đảm bảo tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn mà còn là một trong những yếu tố tạo ra chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mặc dù vậy, vẫn cần lưu ý tới tỷ lệ 28,31% (314 nhân viên có bằng trung cấp) vì đây là tỉ lệ lớn nhất và với tiêu chuẩn của khách 4 sao thì tỷ lệ này còn cao,

cần có nhiều biện pháp đào tạo để giảm tỷ lệ này. Với 94 nhân viên có bằng phổ thông chiếm tỉ lệ 8,48% là một tỷ trọng nhỏ, nhưng cần lưu ý điều chỉnh theo hướng giảm dần, vì đây cũng là một trong những điều kiện xếp hạng sao nhất là các khách sạn Sammy, La Sapinette và Mường Thanh (3 khách sạn này có số lượng nhân viên phổ thông chiếm quá nửa trong tổng số 9 khách sạn).

2.1.2.2. Hệ thống dịch vụ kinh doanh của các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt

Các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt đều kinh doanh đầy đủ cả ba loại hình dịch vụ là dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sụng nhưng ở các quy mô khác nhau, tuy vậy các loại hình kinh doanh tại các khách sạn này đều mang những nét đặc trưng riêng cho thành phố hoa Đà Lạt.

a. Kinh doanh lưu trú

Kinh doanh lưu trú là mảng kinh doanh chính ở bất kỳ loại hình cơ sở lưu trú nào, tuy 9 khách sạn 4 sao tại Đà Lạt có tổng số lượng buồng khá khiêm tốn (905 buồng), nhưng cả 9 khách sạn đều có hệ thống các loại buồng khá đa dạng với 6 loại cơ bản là Superior, Deluxe, Junior Suite, Executive Suite và President Suite. Đây là thế mạnh của hệ thống khách sạn 4 sao tại Đà Lạt. Dưới đây là bảng số liệu về hệ thống các loại buồng tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt.

Bảng 2.3: Hệ thống các loại buồng của các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt



Số TT


Tên khách sạn

Loại buồng


Tổng số

Tỉ trọng (%)

Superior (25 - 36

m2)

Deluxe (32 - 59

m2)

Junior Suite (45 -

69 m2)

Executive Suite (50 -

75 m2)

President Suite (58 -

110 m2)

1

Ana Mandara

Villas Đà Lạt


40


26


2


1


2


71


7.85

2

Mường Thanh

Đà Lạt


65


4


2


0


0


71


7.85

3

Golf 3

27

35

5

10

1

78

8.62


4

Hoàng Anh

Đất Xanh


61


50


10


1


0


122


13.48

5

La Sapinnette

18

34

17

5

0

74

8.18

6

Ngọc Lan

68

15

4

3

1

91

10.06

7

Sài Gòn - Đà

Lạt


19


109


5


26


1


160


17.68

8

Sammy

9

28

55

7

3

102

11.27

9

Vietso Petro

70

59

4

2

1

136

15.03

Tổng số

377

360

104

55

9

905

100

Tỷ trọng (%)

41.7

39.8

11.5

6.1

1.0

100.0


(Nguồn: tổng hợp từ số liệu từ phòng kinh doanh các khách sạn bốn sao tại Đà Lạt)

Trong tổng số 905 buồng thì số lượng buồng Superior và Deluxe chiếm tỷ trọng nhiều nhất 81,5% với 737 buồng, cho thấy trong phân khúc thị trường khách của các khách sạn 4 sao chủ yếu tập trung vào thị trường khách có khả năng chi trả ở mức vừa phải và tập trung vào khách đoàn, thị trường khách du lịch MICE, 1% tỷ trọng của buồng President suite (9 buồng) là một tỷ lệ nhỏ, vừa đủ đáp ứng các khách đặc biệt cho thị trường khách cao cấp trong những dịp đặc biệt. Với 16,6% tỷ trọng buồng Deluxe (159 buồng) là con số còn khiêm tốn, nếu trong giai đoạn tới, tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh các loại hình du lịch đặc thù như du lịch sự kiện, du lịch nghĩ dưỡng thì cơ cấu loại buồng này cần được điều chỉnh tăng dần.

Các số liệu còn cho thấy diện tích buồng ở của các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt cơ bản đáp ứng tiêu chí về diện tích trong tiêu chuẩn khách sạn 4 sao theo tiêu chuẩn do Tổng cục Du lịch Việt Nam quy định.

b. Kinh doanh ăn uống

. Các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt đều có cơ sở vật chất đảm bảo để phục vụ cho khách lưu trú tại khách sạn và có thể đảm bảo cho việc kinh doanh

thêm các thị trường khách bên ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và doanh thu cho khách sạn nên số lượng các nhà hàng khá nhiều.

Bảng 2.4: Số lượng các nhà hàng của các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt


Số

TT

Tên khách sạn

Số lượng

(nhà hàng)

Sức chứa

(chỗ ngồi)

Bar café

(bar)

1

Ana Mandara Villas Đà Lạt

1

150

2

2

Mường Thanh Đà Lạt

2

100

2

3

Golf 3

2

400

2

4

Hoàng Anh Đất Xanh

2

1200

2

5

La Sapinnette

3

700

2

6

Ngọc Lan

2

250

1

7

Sài Gòn - Đà Lạt

4

800

2

8

Sammy

5

800

1

9

Vietso Petro

2

550

1


Tổng số

23

4.950

15

(Nguồn: tổng hợp từ phòng kinh doanh các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt)

9 khách sạn 4 sao tại Đà Lạt có tổng 23 nhà hàng, khách sạn có ít nhà hàng nhất là Ana Mandara Villas Đà Lạt – 1 nhà hàng, khách sạn có nhiều nhà hàng nhất là Sammy – 5 nhà hàng, trung bình mỗi khách sạn 4 sao ở Đà Lạt có khoảng 2 – 3 nhà hàng với tổng sức chứa 4.950 chỗ ngồi – đây là con số ấn tượng, khẳng định ngoài việc phục vụ ăn uống cho khách lưu trú tại khách sạn thì các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt cũng kinh doanh thêm các mảng khác như kinh doanh tiệc cưới hay kinh doanh tiệc buffee vào những dịp đặc biệt. Số lượng nhà hàn g và sức chứa (chỗ ngồi) nhiều của các khách sạn 4 sao có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh doanh, nhất là đẩy mạnh kinh doanh loại hình du lịch MICE cho các khách sạn 4 sao theo xu hướng chung của thành phố.

c. Kinh doanh dịch vụ bổ sung

Kinh doanh dịch vụ bổ sung là mảng kinh doanh rất quan trọng đối với nhóm khách sạn từ 4 - 5 sao, nhất là đối với các khách sạn nghỉ dưỡng loại hình này được đánh giá có vai trò quan trọng gần như ngang bằng với các dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. Các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt đã đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ kinh doanh dịch vụ bổ sung cũng như có đầy đủ các dịch vụ bổ sung như nhóm dịch vụ bổ sung tạo điều kiện thuận lợi cho khách trao đổi và tìm kiếm thông tin (điện thoại, máy tính, thư tín, telefax…), nhóm dịch vụ bổ sung phục vụ cho việc mua sắm của khách (đổi ngoại tệ, quầy hàng lưu niệm …), nhóm dịch vụ bổ sung phục vụ nhu cầu thể thao, giải trí (sân tennis, hồ bơi nước nóng, phòng gym, bar, sàn nhảy…), nhóm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ vả phục hồi sức khỏe (hệ thống spa, thẩm mỹ viện, tiệm uốn tóc, massage và sauna, lớp học yoga…), nhóm dịch vụ tổ chức và cho thuê không gian và phương tiện dành cho hội nghị, hội thảo (phòng hội nghị hội thảo, cho thuê thư ký, phiên dịch riêng, cho thuê máy chiếu và các phương tiện phục vụ hội nghị …), và các dịch vụ bổ sung khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách như dịch vụ giặt là, tẩy hấp quần áo, mua hoa cho khách, cho thuê hướng dẫn viên, cho thuê xe máy, xe đạp đôi… Trong đó, đáng chú ý là một số dịch vụ trọng điểm sau:

Bảng 2.5: Một số dịch vụ bổ sung đặc trưng tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt


Số

TT

Cơ sở

vật chất

AMVD

Golf

3

HA

DX

La

Sa

MT

NL

SG

DL

SM

VSP

Tổng

số


1

Phòng hội nghị,

hội thảo


3


1


3


2


2


1


4


3


3


22

2

Quầy bar

2

2

1

2

1

1

2

1

2

14

3

Hồ bơi

1

0

0

0

1

0

1

1

0

4

4

Sân

1

0

1

0

0

0

1

0

1

4



tennis











5

Sân Golf

1

0

0

0

0

0

0

0

0

1

6

Nhà giặt

1

1

1

1

1

1

1

1

1

9

7

Hệ thống

Spa

1

1

1

1

1

1

1

1

1

9

8

Phòng

gym

1

1

1

1

1

1

1

1

1

9

9

Quầy lưu

niệm

1

1

1

1

1

1

1

1

1

9

(Nguồn: tổng hợp từ phòng kinh doanh các khách sạn bốn sao tại Đà Lạt) Ghi chú: Một số từ viết tắt trong bảng 2.6

AMDL: khách sạn nghỉ dưỡng Ana Mandara Villas Dalat HAĐX: khách sạn nghỉ dưỡng Hoàng Anh Đất Xanh Dalat La Sa: khách sạn La Sapinette

MT: khách sạn Mường Thanh

NL: khách sạn Ngọc Lan SGDL: khách sạn Sài Gòn Đà Lạt SM: khách sạn Sammy

VSP: khách sạn Vietso Petro Đà Lạt

Trong các dịch vụ bổ sung của 9 khách sạn 4 sao, nổi bật nhất là dịch vụ bổ sung phục vụ du lịch MICE, tất cả các khách sạn đều đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ này, phù hợp với xu thế phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt. Tiếp đến, các dịch vụ phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí dành cho du khách cũng được chú trọng với hệ thống các quầy bar, phòng karaoke, quán cafê hay sàn nhảy cũng đã được đầu tư xây dựng ở tất cả các khách sạn. Bên cạnh đó, nhóm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ cũng được các khách sạn khai thác đưa vào kinh doanh như phòng tập gym miễn phí cho khách lưu trú hay chuỗi các spa... Một vài khách sạn còn cho xây dựng các hồ bơi nước nóng nhằm phục vụ cho du khách như khách sạn Mường Thanh, khách sạn Sammy, khách sạn Sài Gòn Đà Lạt và

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 22/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí