Xây Dựng Các Yêu Cầu, Quy Tắc Của Chính Sách Đãi Ngộ Nhân Sự


●Mở các lớp cạnh doanh nghiệp


Đối với những nghề tương đối phức tạp hoặc các công việc có tính đặc thù và việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các thiết bị, phương tiện dành riêng cho đào tạo.

Trong hình thức này, chương trình đào tạo gồm có hai phần: Lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các cán bộ, kỹ sư phụ trách. Còn phần thực phải cam kết sau khi hoàn thành khoá học phải làm việc cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

● Gửi người đi học ở các trường lớp chính quy

Các doanh nghiệp cũng có thể gửi người đến học tập tại các trường lớp chính quy do Bộ, ngành hoặc Trung ương tổ chức với kinh phí của doanh nghiệp đài thọ và phải cam kết sau khi hoàn thành khoá học phải làm việc cho doanh nghiệp trong một thời thời gian nhất định.

Hình thức này được áp dụng để đào tạo cán bộ quản lý và các kỹ sư công nghệ. Trong hình thức này, người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.

●Các bài giảng, hội nghị, thảo luận

Các bài giảng, hội nghị, thảo luận có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một cơ sở bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó học được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

1.5. Tổ chức đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp

1.5.1. Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự

Hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại Công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Á Châu - 5

Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc:

Tập trung dân chủ: Quá trình xây dựng các chính sách đãi ngộ phải có sự tham gia của người lao động và các đối tượng liên quan.


Kết hợp khoa học – thực tiễn: Cần vận dụng kiến thức khoa học và quy luật khách quan vào quá trình xây dựng chính sách để đảm bảo tính khả thi khi áp dụng chính sách.

Cân đối, hài hòa: Chính sách phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả các đối tượng có liên quan.

Các yêu cầu đối với chính sách đãi ngộ nhân sự:

Công bằng: Các chính sách phải đảm bảo công bằng giữa nhân viên này với nhân viên khác, giữa bộ phận này tới bộ phận khác. Để họ thấy được sự đánh giả đối xử công bằng từ đó tin tưởng, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Công khai: Chính sách có liên quan đến toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp vì thế cần được trình bày công khai minh bạch cho mọi người biết và hiểu.Từ đó họ sẽ biết mình nhận được gì và làm việc hiệu quả hơn.

Kịp thời: Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, các chính sách cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế do các nhân tố ảnh hưởng tới doanh nghiệp không ngừng thay đổi.

Có lí và có tình: Chính sách phải phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp.

Rò ràng và dễ hiểu: Các chính sách đưa ra phải cụ thể và rò ràng giúp nhân viên trong doanh nghiệp có thể theo dòi và hiểu được. Từ đó họ sẽ chú ý và phát triển bản thân, đáp ứng yêu cầu.

Thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư và công nhân lành nghề hướng dẫn, hình thức này chủ yếu để đào tạo công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân kỹ thuật.

Gửi người đi học ở các trường lớp chính quy

Các doanh nghiệp cũng có thể gửi người đến học tập tại các trường lớp chính quy do Bộ, ngành hoặc Trung ương tổ chức với kinh phí của doanh nghiệp.

1.5.2. Một số chính sách nhân sự chủ yếu

● Chính sách tiền lương

● Chính sách thưởng

● Chính sách phúc lợi

● Chính sách trợ cấp

● Chính sách thi đua


1.5.3. Xây dựng các yêu cầu, quy tắc của chính sách đãi ngộ nhân sự

Đối với chính sách tiền lương

Hướng dẫn tính bảng lương: Doanh nghiệp cần quy định cách tính từng nội dung cụ thể trong bảng lương và công bố cho cả người lao động và nhà quản trị.

Thủ tục liên quan đến trả lương gồm: Trách nhiệm của các bộ phận liên quan thủ tục lập bảng chấm công và xác nhận, các báo cáo thay đổi nhân sự, chế độ BHXH, báo cáo bù trừ lương, bảng kiểm tra lương, các hình thức và thời điểm trả lương.

Đối với các chính sách khác Quy định nghĩ phép, lễ, tết

● Chế độ BHYT, xã hội, chế độ làm việc

● Thủ tục tăng chức

● Thủ tục thuyên chuyển công tác


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT Á CHÂU

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Thực phẩm và nước giải khát Á Châu

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT Á CHÂU.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: ASIA FOOD AND BEVERAGE COMPANY LIMITED.

Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động Mã số doanh nghiệp: 0313644154

Loại hình pháp lí: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngày bắt đầu thành lập: 01/02/2016

Tên người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Duy Khánh

Địa chỉ trụ sở chính: 10/9 Đường Vò Thị Sáu, Khu phố Tây A, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn thực phẩm (chủ yếu là các loại nước uống không cồn, nước khoáng và các loại thực phẩm như bánh từ bột, mứt, kẹo…).

2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty TNHH Thực phẩm và nước giải khát Á Châu dù thành lập không lâu (01/02/2016), không có lịch sử lâu đời như những công ty doanh nghiệp lớn khác nhưng bằng niềm đam mê nhiệt huyết của chủ doanh nghiệp cũng như toàn bộ nhân viên trong công ty đã tạo nên một công ty vững mạnh như ngày hôm nay.

Chức năng: Công ty TNHH Thực phẩm & Nước giải khát Á Châu là nhà cung cấp và xuất khẩu thực phẩm & đồ uống chuyên nghiệp, có trụ sở tại Việt Nam.

Bên cạnh việc phát triển thương hiệu riêng của họ, họ cũng cung cấp các dịch vụ sản xuất thực phẩm và đồ uống của OEM và nhãn hiệu riêng.

Bên cạnh các sản phẩm chính là đồ uống. Công ty cũng là đối tác tin cậy trong việc tìm nguồn cung ứng và cung cấp các sản phẩm thực phẩm từ Việt Nam và các nước AEC cho các Khách hàng của công ty.

Công ty đã xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước trên thế giới, bao gồm các nước nghiêm ngặt như Mỹ, Anh, Úc, Colombia, Canada, Hàn Quốc…


Các nhà máy của công ty được đặt tại Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, với tổng diện tích hơn 25.000 mét vuông. Năng lực của công ty là hơn 200 container mỗi tháng vào lúc này. Công ty đã chế biến khoảng 3.000.000 hộp đồ uống hàng năm.

Với kinh nghiệm mạnh mẽ của R&D Team, Công ty đã đáp ứng được nhiều khách hàng bằng cách cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp với thị hiếu phù hợp với thị trường của họ.

Nhiệm vụ: Công ty cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho những người mua hiện có và mới có giá trị từ khắp nơi trên thế giới với chi phí minimum.

Công ty TNHH Thực phẩm và nước giải khát Á Châu là cơ sở kinh doanh nơi sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống đáp ứng các nhu cầu ăn uống của khách hàng. Công ty tuân thủ chặt chẽ các quy định của trình tự xây dựng mà nhà nước ban hành, đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông, có trách nhiệm nộp thuế đầy đủ

cho nhà nước.

Bảo toàn, phát triển tốt nguồn vốn của công ty, có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung cho sản xuất kinh doanh để đưa công ty ngày càng phát triển bền vững.

Công ty có nhiệm vụ quản lí và sử dụng tốt lao động, vật tư tài sản, chăm lo và phát triển đời sống của cán bộ công nhân viên.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty



TOÁN

TRƯỞNG PHÒNG KINH

DOANH

TRƯỞNG BỘ PHẬN SẢN

XUẤT

TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ

KHÁC

KẾ TOÁN THANH TOÁN

NHÂN VIÊN

KINH DOANH

NHÂN VIÊN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

NHÂN VIÊN

NHÂN SỰ

BAN GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN KHO

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty)

Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

-Có 5 phòng:

+ Phòng kế toán:

Chức năng:

Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán. Theo dòi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.

Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.

Nhiệm vụ:

Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các phần hành kế toán khác nhau, nhìn chung là có các nghiệp vụ liên quan đến:

Thực hiện kế toán vốn bằng tiền.

Thực hiện kế toán tài sản cố định, nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ…


Thực hiện kế toán công nợ.

Thực hiện kế toán doanh thu

Thực hiện kế toán chi phí (Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nhân công…)

Thực hiện kế toán doanh thu, chi phí hoạt động tài chính

Thực hiện kế toán hoạt động khác (hoạt động phúc lợi, quy trình đào tạo…).

+ Phòng kinh doanh: Chức năng:

Phòng kinh doanh sẽ bao gồm những chức năng cụ thể như sau:

Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, đưa ra ý kiến lên ban Giám đốc công ty về công tác phân phối sản phẩm cho các thị trường về hàng hóa và dịch vụ đến cácdoanh nghiệp.

Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có chức năng phụ trách chỉ đạo chính trong công tác nghiên cứu và phát triển các sản phẩm hàng hóa, phát triển thị trường tiêu dùng sản phẩm.

Triển khai công tác xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng, cũng như lên báo cáo theo quy định của công ty về các hoạt động của công ty, doanh nghiệp bao gồm cả những nhiệm vụ và quyền đã được giao.

Hỗ trợ cho tổng giám đốc về công tác tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty như huy động vốn trên thị trường, thanh toán quốc tế…

Nhiệm vụ:

Nghiên cứu và thực hiện các công việc tiếp cận thị trường về khách hàng, đưa ra các chiến lược về công tác giới thiệu sản phẩm và việc mở rộng phát triển thị trường để thu hút được khách hàng.

Lên kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh, cũng như việc tính toán báo cáo về giá thành để tạo hợp đồng với khách hàng.

Thực hiện việc theo dòi, đôn đốc tiến độ thực hiện các chiến lược kinh doanh của các phòng ban trong công ty, phân xưởng, doanh nghiệp để có thể đảm bảo đượcviệc thực hiện được đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm cũng như hoàn thành đúng so với các hợp đồng với khách hàng.


Tạo kế hoạch thực hiện và phân bổ thời gian sản xuất và kinh doanh thường niên cho các phân xưởng sản xuất, cho doanh nghiệp công ty.

Đưa ra các chiến lược về marketing, đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao tính hiệu quả kinh doanh trong các thời điểm cụ thể.

Lên kế hoạch thực hiện công tác phát triển thị trường và các công tác về nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng.

Chịu trách nhiệm trước các bộ phận giám đốc về các hoạt động phát triển của doanh nghiệp theo thẩm quyền và nhiệm vụ đã được giao.

+ Bộ phận sản xuất:

Chức năng nhiệm vụ của phòng sản xuất là theo dòi tình hình về sản xuất củacông ty, đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, các hoạt động xuất nhập khẩu, các hoạt độngnghiên cứu để đổi mới sản phẩm, hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm, hoạt độngvận chuyển sản phẩm đến với khách hàng, hoạt động quản lý sản phẩm theo đúng chấtlượng,….

+ Phòng nhân sự:Chức năng:

Tuyển dụng

Đào tạo

Quản lí

Truyền thôngNhiệm vụ:

Lập kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng nhân sự cho công ty

Đào tạo và phát triển chất lượng nguồn nhân lực

Duy trì và quản lý hoạt động của nguồn nhân lực

Quản lý thông tin, hồ sơ nhân sự trong công ty

+ Khác: Bao gồm tài xế, kho, tạp vụ, xuất nhập khẩu

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí