Nhóm Các Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Đãi Ngộ Phi Tài Chính

Vì vậy, các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt rất cần thiết phải thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối thu nhập theo hiệu quả và chất lượng công việc. Hệ số chất lượng (thưởng phạt) cần được nghiên cứu kỹ và có lấy ý kiến của các nhân viên bộ phận tiền sảnh sau đó cần công khai minh bạch với tất cả nhân viên toàn khách sạn. Tiền phí phục vụ cũng cần được điều chỉnh theo doanh thu từng tháng sau khi khách sạn đã có lợi nhuận, không nên cào bằng hay chia đều tháng nào cũng như tháng ấy.

3.2.1.4. Duy trì và hoàn thiện một số chính sách đãi ngộ tài chính gián tiếp

Để hoàn thiện chính sách đãi ngộ tài chính cho nhân viên bộ phận tiền sảnh, các khách sạn 4 sao cần duy trì và bổ sung các chính sách sau đây:

- Cần có thêm phụ cấp trang điểm cho các nhân viên nữ làm việc trực tiếp với khách hàng: lễ tân, chăm sóc khách hàng. Phụ cấp này rất cần thiết cho nhân viên bộ phận tiền sảnh vì họ là người đại diện cho khách sạn để gặp gỡ, trao đổi và phục vụ khách như vậy vẻ bề ngoài của nhân viên nên được trau chuốt kỹ lưỡng, những nhà quản lý khách sạn hãy xem nhân nhân viên như người thân để chăm sóc nhân viên thật tâm tâm, được chăm sóc tậm tình nhân viên sẽ có thêm nhiệt huyết làm tốt công việc của họ hơn. Đối với nhân viên Nam cũng cần có 1 khoảng phụ cấp nhỏ hoặc được cấp phát những vật chăm sóc cá nhân hàng năm như sữa rữa mặt, dao cạo râu, kem cạo râu, sáp thơm, xà phòng tắm (dùng tại khách sạn trước khi vào ca) vừa giúp họ chăm sóc vẻ bề ngoài tốt hơn trước khi vào ca làm việc, vừa tạo được sự quan tâm của ban lãnh đạo khách sạn đối với nhân viên bộ phận tiền sảnh.

- Quan tâm đến người thân của nhân viên: lao động trong lĩnh vực du lịch có nhiều thiệt thòi khi vào ngày lễ, tết không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Qua khảo sát cho thấy 54,3 % nhân viên bộ phận tiền sảnh của các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt đã có gia đình, như vậy đối với họ thời gian dành cho gia định rất quan trọng, việc tạo sân chơi cho nhân viên và người thân sau các ngày lễ, tết mà họ phải đi làm là điều rất thiết thực. Các khách sạn 4 sao

có thể tham khảo 1 số chính sách đãi ngộ tài chính gián tiếp từ các khách sạn 4 – 5 sao ở thành phố Hồ Chí Minh trong việc chăm sóc nhân viên và gia đình của họ bằng cách tổ chức: xem phim cùng nhau, tặng coupon masage hay coupon buffe tại nhà hàng của khách sạn… sau mỗi đợt lễ, tết nhằm tạo điều kiện cho nhân viên có thêm thời gian chăm sóc và thư giãn cùng gia đình

- Tiếp tục duy trì hệ thống chính sách phúc lợi như phúc lợi giáo dục, phúc lợi khám chữa bệnh. Hàng năm, các khách sạn nên tổ chức cho nhân viên tiền sảnh được khám bệnh định kỳ tại một bệnh viện có uy tín để chăm sóc sức khỏe của nhân viên một cách toàn diện, tạo tình cảm gắn bó của doanh nghiệp với nhân viên. Dù nhân viên có bảo hiểm y tế, họ có thể khám bệnh bất cứ lúc nào khi cần nhưng một số khách sạn 4 sao khi mua bảo hiểm y tế cho nhân viên theo tuyến thì địa điểm khám chữa bệnh là phòng khám khu vực hoặc trạm y tế các phường gây cho nhân viên tâm lý không an tâm khi đi khám bệnh định kỳ. Việc khám bệnh này không những tốt cho nhân viên mà cũng giúp khách sạn phát hiện kịp thời những nhân viên mắc các căn bệnh như viêm gan A, viêm gan B … để có các giải pháp điều chuyển vị trí làm việc hoặc tạm thời nghỉ việc hưởng lương bảo hiểm để chữa bệnh tránh gây ảnh hưởng đến khách sạn. Trong công tác hỗ trợ phúc lợi giáo dục, việc tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm tại các khách sạn 4 – 5 sao tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Nha Trang nên được đưa vào chính sách đãi ngộ cho nhân viên tiền sảnh.

3.2.2. Nhóm các giải pháp hoàn thiện công tác đãi ngộ phi tài chính

3.2.2.1. Tăng cường công tác đào tạo để phát triển nghề nghiệp cho tất cả các vị trí của bộ phận tiền sảnh

Duy trì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các khách sạn 4 sao là rất cần thiết để nâng cao trình độ cho người lao động, là cơ sở để có được chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt cung cấp cho khách hàng. Các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhìn chung đã quan tâm đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

công tác đào tạo chung và đào tạo cho nhân viên bộ phận tiền sảnh. Tuy nhiên, chỉ một vài khách sạn như Ana Mandara, Ngọc Lan là thực hiện khá tốt công tác này; các khách sạn còn lại chưa thực sự chú ý đến việc mở các lớp đào tạo riêng cho nhân viên bộ phận tiền sảnh mà gộp chung hay chỉ đào tạo vào mùa thấp điểm, vào mùa cao điểm nhân viên không được đào tạo vì phải làm việc. Xét về lâu dài đây là yếu tố bất lợi cho các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt khi mà trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh thu hút khách quốc tế đến Đà Lạt và phát triển các loại hình du lịch chuyên biệt cho Đà Lạt như du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch sự kiện…

Cần có sự liên kết giữa các khách sạn 4 sao để trao đổi, học hỏi và thi đua lẫn nhau là điều cần thiết để mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí. Việc này không khó thực hiện nếu có sự hợp tác về lâu dài của các khách sạn, lên kế hoạch cụ thể, cùng nhau thảo luận và tìm các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức khách sạn quốc tế (nếu cần thiết) và đưa ra các phương hướng thực hiện. Việc thực hiện cũng nên tiến hành thí điểm theo cụm 4 khách sạn, sau đó rút kinh nghiệm và thực hiện ở các khách sạn 4 sao khác.

Nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh tại một số khách sạn bốn sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 13

Quá trình đào tạo cần sắp xếp thời gian làm việc, đào tạo và nghỉ ngơi sao cho hợp lý tránh tình trạng nhân viên làm việc mệt mỏi lại bị xếp đi đào tạo gây ra sự uể oải, khó tiếp thu và kết quả đào tạo không đạt mục tiêu. Và một việc rất cần thiết là việc đánh giá sau đào tạo, cần thiết kế các bài kiểm tra ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung để đánh giá nhân viên sau đào tạo. Xử lý tình huống cũng cần thiết để kiểm tra nhân viên bộ phận tiền sảnh để đánh giá kết quả đào tạo.

Ngoài kế hoạch đào tạo của khách sạn, bản thân các nhân viên bộ phận triền sảnh cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho chính bản thân mình (muốn tham gia vào các lớp đào tạo nghiệp vụ gì để phát triển nghề nghiệp…). Đáp ứng được nguyện vọng đào tạo, bồi dưỡng của nhân viên cũng là cơ hội để các khách sạn 4 sao giảm chi phí cho việc tuyển mới và làm tăng thêm lòng trung thành của nhân viên đối với khách sạn.

3.2.2.2. Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá kết quả làm việc của nhân viên bộ phận tiền sảnh

Công tác đánh giá được xem là một yếu tố đãi ngộ ẩn dành cho người lao động và họ sẽ cảm thấy hài lòng, được coi trọng khi được đánh giá đúng với năng lực và kết quả công việc của họ.

Nhìn chung, tất cả các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt đều thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá nhân viên như đánh giá để xét hết hạn hợp đồng, đánh giá lên lương, đánh giá thăng chức, đánh giá khen thưởng... Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy là các khách sạn đều đánh giá theo một mẫu đánh giá chung nên chưa nhận xét được cụ thể từng cá nhân với tính chất công việc họ thực hiên, nên việc xây dựng các bản tiêu chí đánh giá cho nhân viên bộ phận tiền sảnh cũng cần được thực hiện. Việc này sẽ làm nhân viên bộ phận tiền sảnh ngoài việc thích thú khi họ được đánh giá đúng bản chất công việc mà còn giúp họ biết được vị trí nghề nghiệp cuả họ.

3.2.2.3. Có nhiều hoạt động để xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cấp dưới và cấp trên và cấp dưới với nhau

Để có một môi trường làm việc thân thiện mà nhân viên nào mỗi sáng đều muốn đến làm việc là điều không dễ dàng, nhưng buộc các khách sạn 4 sao trở lên phải chú ý để tạo dựng như vậy vì đây là một yếu tố gắn kết nhân viên với khách sạn cũng như để họ hoàn thành tốt công việc được giao. Muốn vậy, một trong những việc mà các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt cần thực hiện đó là phải xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cấp dưới với nhau và giữa cấp dưới với cấp trên bằng nhiều hoạt động trong và ngoài giờ làm việc. Ví dụ như tổ chức các cuộc thi thể thao ngoài giờ làm việc cho bộ phận tiền sảnh và các bộ phận khác, các lớp đào tạo về “team work” (làm việc nhóm), chăm sóc khách hàng cho tất cả nhân viên của bộ phận (nhiều ca) để họ cùng học, cùng thảo luận, cùng trao đổi và cùng hiểu nhau.

3.2.2.3. Không ngừng xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện, vui vẻ đoàn kết và bản sắc văn hóa riêng biệt của từng khách sạn.

Văn hóa doanh nghiệp và bầu không khí làm việc trong khách sạn và tại bộ phận tiền sảnh vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực khách sạn. Một môi trường làm việc minh bạch, rõ ràng, công bằng và đoàn kết sẽ khiến nhân viên luôn cảm thấy thoải mái và yên tâm công tác. Tuy nhiên để tạo động lực, các nhà quản lý khách sạn, các trưởng bộ phận tiền sảnh cần khéo léo đoàn kết nhân viên lại với nhau, cũng như gắn kết nhân viên bộ phận tiền sảnh và nhân viên các bộ phận khác trong cũng như ngoài giờ làm việc. Để họ hiểu nhau và gắn bó với nhau và xem nơi làm việc thật sự là ngôi nhà thứ 2 của họ. Tiệc nhân viên hàng năm là một trong những cơ hôi như thế, ban giám đốc các khách sạn 4 sao chỉ đạo, phối hợp kiểm tra phòng nhân sự và các bộ phận có liên quan trong việc tao ra một sân chơi vui vẻ, ấn tượng, mang tính giải trí và đoàn kết cao cho nhân viên các bộ phận trong đó có bộ phận tiền sảnh. Thường xuyên tạo điều kiện cho nhân viên các bộ phận được tiếp xúc ngoài công việc như đào tạo chung, cùng nhau luyện tập để thi đấu văn nghệ hoặc chuyên môn với các khách sạn 4 sao khác để họ sát cánh cùng nhau.

Tiếp tục cũng cố và khẳng định các thương hiệu mạnh của hệ thống các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt như Ngọc Lan, Vietsopetro, Ana Mandara Villas Đà Lat… cũng như xây dựng văn hóa trong khách sạn để nhân viên khi được làm việc cho khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt cảm thấy tự hào và hãnh diện khi phần nào góp phần làm nên tên tuổi cho các khách sạn 4 sao này.

3.2.3 Các giải pháp khác

3.2.3.1. Giải pháp cũng cố khả năng quản lý nhân sự cho nhà quản trị nhân sự cấp trung và cấp thấp của bộ phận tiền sảnh các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt

Vai trò của bộ phận tiền sảnh rất quan trọng vì là bộ phận đầu tiên và thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên việc quản lý và tổ chức nhân sự một cách hợp lý hiệu quả cũng là một trong những đãi ngộ cho nhân viên, đòi hỏi người quản lý cấp cao của bộ phận (giám đốc/ trưởng bộ phận tiền sảnh) phải làm tốt từ khâu tuyển dụng nhân viên. Cần nắm bắn được khả năng chuyên môn và nhìn nhận được sự phù hợp về khả năng, năng lực và tính cách để bố trí đúng người, đúng việc.

Cũng cần thường xuyên cùng với các giám sát các tổ công việc chuyên môn tổ chức sát hạch nhằm nậng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Từ đó có những đề xuất với phòng nhân sự của khách sạn đánh giá định kì cho nhân viên bộ phận tiền sảnh theo những tiêu chí gắn liền với công việc của nhân viên. Ngoài việc, tạo động lực cho nhân viên bộ phận tiền sảnh cũng cần có những khoản quỹ riêng của bộ phận và có chính sách khen thưởng động viên nhân viên tiền sảnh khi họ đạt kết quả cao qua quá trình đánh giá, sát hạch, vừa đảm bảo tính cạnh tranh, vừa đảm bảo tính công bằng trong quản lý.

Các trưởng bộ phận tiền sảnh các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt cũng cần phối hợp với phòng nhân sự về các chính sách động viên nhân viên tiền sảnh khi làm việc vào những mùa cao điểm, đông khách, đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, tăng khẩu phần ăn, có thêm bữa ăn phụ: bánh ngọt, trái cây, sữa … trong ca làm việc.

3.2.3.2 Tăng cường phối hợp giữa bộ phận tiền sảnh và các bộ phận khác trong khách sạn

Hoạt động của bộ phận tiền sảnh gắn liền với hoạt động của các bộ phận khác tao ra chuỗi công việc như buồng phòng – tiền sảnh – nhà hàng, tiền sảnh – spa, tiền sảnh – kế toán, tiền sảnh – bảo trì… Tất cả các yêu cầu của khách hàng đều thông qua bộ phận tiền sảnh mới đến bộ phận khác. Do đó, bộ phận tiền sảnh được xem là đầu mối thông tin của toàn khách sạn. Như

vậy việc phối hợp hoạt động giữa bộ phận tiền sảnh và các bộ phận khác một cách nhịp nhàng cũng là một trong những cách đãi ngộ nhân viên gián tiếp mà các nhà quản trị cấp cao tại các khách sạn bốn sao tại Đà Lạt cần chú ý.

Trên thực tế, các nhà quản trị cấp cao, các trưởng các bộ phận đều nỗ lực liên kết các bộ phận với nhau trong quá trình chăm sóc và phục vụ khách hàng của khách sạn, nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất để lại ấn tượng và guy trì khách trong những lần tiếp theo khi khách đến Đà Lạt. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh các khách sạn 4 – 5 sao ngày càng phức tạp khi có nhiều đối thủ cạnh tranh là các khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp đã và đang ra đời tại Đà Lạt như, Edensee Đà Lat, Terracoasta Dalat resort… các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt cần đẩy mạnh và đa dạng hóa các phương pháp phối hợp hỗ trợ giữa bộ phận tiền sảnh và các bộ phận khác trong khách sạn… nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Cụ thể:

- Tăng cường mối quan hệ với bộ phận kinh doanh và thị trường: hoạt động phòng kinh doanh và thị trường hiệu quả sẽ mang lại một lượng khách dồi dào cho khách sạn. Vì vậy, trưởng bộ phận tiền sảnh và trưởng phòng Kinh doanh và thị trường cần phối hợp hoạt động nhân viên hai bộ phận này trong việc cung cấp thông tin hai chiều cho nhau một cách thường xuyên, cập nhật sự thay đổi thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, Ngòai ra, nhân viên hai bộ phận cũng cần được các nhà quản lý cấp cao tạo điều kiện và chỉ đạo để có thể thường xuyên gặp gỡ, học tập các kỹ năng bán hàng, thương thuyết, thuyết phục khách và chăm sóc khách hàng…

- Liên hệ chặt chẽ với bộ phận buồng phòng: Dứơi sự điều hành của giám đốc điều hành khách sạn, hai trưởng bộ phận tiền sảnh và bộ phận buồng phòng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc cung cấp thông tin, yêu cầu của khách trong quá trình khách ở. Để hợp tác luôn ăn ý và

đồng bộ thì các trưởng bộ phận tiền sảnh luôn theo sát việc cập nhật thông tin buồng và chủ động phân công bố trí nhân viên bộ phận tiền sảnh hỗ trợ công việc cho nhân viên bộ phận buồng trong những trường hợp đông khách hoặc khẩn cấp. Giải pháp này một mặt giúp thắt chặt tình đoàn kết giữa nhân viên bộ phận tiền sảnh và bộ phận buồng, mặt khác giúp nhân viên bộ phận tiền sảnh hiểu rõ hơn về sản phẩm và dịch vụ của khách sạn để có thể làm tốt công việc của họ.

- Phối hợp nhịp nhàng với nhân viên bộ phận ẩm thực: khách đến khách sạn thường sử dụng dịch vụ lưu trú và ăn uống. Khách lưu trú tại các khách sạn 4 – 5 sao có thể thưởng thức đồ ăn thức uống ở nhà hàng, quầy bar, hồ bơi, spa hoặc ngay tại phòng ngủ của họ. Khách lưu trú khi sử dụng dịch vụ này có thể thanh toán trực tiếp tại nhà hàng hoặc thanh toán chung với tiền phòng vì vậy, trưởng bộ phận nhà hàng cần kiểm tra và giám sát thường xuyên việc nhân viên nhà hàng phải thông báo thông tin cho bộ phận tiền sảnh biết hóa đơn khách sử dụng dịch vụ ẩm thực trong khách sạn để thanh toán cho khách được nhanh chóng và chính xác, tránh sai sót, thất thoát vừa làm phiền khách, lại ảnh hưởng tới doanh thu và uy tín của khách sạn cũng như tạo ra những xích mích của nhân viên hai bộ phận…

3.2.3.3 Tăng cường công tác quản lý chất lượng tại bộ phân tiền sảnh các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt

Nâng cao chất lượng dịch vụ tại bộ phận tiền sảnh các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, quan trọng nhất vẫn là đảm bảo chất lượng phục vụ từ nhân viên tiền sảnh. Việc đánh giá thường xuyên chất lượng dịch vụ tại bộ phận tiền sảnh phần nào giúp nhân viên tiền sảnh khắc phục kịp thời sai sót, sửa chữa lỗi sai, rút kinh nghiệm cho nhân viên khách và cũng là cơ sở cảnh báo hay khen thưởng tùy vào thái độ và hành vi của nhân viên trong suốt quá trình làm việc của họ.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 22/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí