Kết Quả Khảo Sát Tỷ Lệ Chiết Giữa Nước Và Nguyên Liệu Trong Quá Trình Ly Trích Hỗn Hợp Glycosid Thô.

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả khảo sát tỷ lệ chiết giữa nước và nguyên liệu trong quá trình ly trích hỗn hợp glycosid thô.

Trong quá trình chiết xuất, yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu suất chiết là dung môi được sử dụng trong quá trình trích ly với khối lượng nguyên liệu ban đầu không đổi. Khi lượng dung môi gia tăng thì quá trình trích ly diễn ra nhanh chóng và lượng chất tạo ngọt còn lại trong bã sẽ giảm. Ngoài ra mức độ công phá mẫu ban đầu cũng rất quan trọng. Khi mẫu được nghiền càng nhỏ thì năng suất trích ly sẽ càng cao và ngược lại. Vì với cấu trúc tế bào hoàn toàn bị phá vỡ, các phân tử dễ dàng tiếp xúc với dung môi nên đẩy nhanh và làm triệt để được tiến trình trích ly bởi dung môi.

Ở thí nghiệm này, để tìm được tỷ lệ chiết giữa nước và nguyên liệu tốt nhất trong quá trình ly trích hỗn hợp glycosid thô thì mẫu đã được nghiền kỹ và dung môi được sử dụng là nước. Nước là dung môi phân cực. Vì chất tạo ngọt trong lá Cỏ Ngọt là chất phân cực nên tan tốt trong dung môi phân cực. Do đó, việc lựa chọn dung môi là nước để ly trích là thích hợp vì khi đó sẽ thu được lượng chất tạo ngọt tốt nhất. Theo (Nishiyama et al.,1992) cũng đã dùng nước để chiết xuất hàm lượng chất tạo ngọt trong lá Cỏ Ngọt khô.


0.2

0.18

0.16

0.14

0.12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

0.1

0.08

0.06

0.04

0.02

0

d

d

c

b

a

1:06 1:09

1:15

Tỷ lệ lá:nước

1:20

1:25

Hàm lượng glucosid thô (g)

Hình 4.1 Khảo sát tỷ lệ chiết giữa nước và nguyên liệu


Thí nghiệm được tiến hành như đã nêu ở phần nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu có 5 nghiệm thức thay đổi giữa tỷ lệ dung môi khác nhau được tiến hành với 3 lần lặp lại. Bột lá khô ngâm với nước nóng ở nhiệt độ 75oC theo tỷ lệ khác nhau giữa bột và lá lần lượt là 1:6, 1:9, 1:15, 1:20, 1:25. Ở kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng khi bổ sung lượng nước từ tỷ lệ 1:6 – 1:25 thì nhận thấy lượng chất tạo ngọt tăng dần từ tỷ lệ 1:6 – 1:20 và từ tỷ lệ 1:20 –

1:25 thì lượng chất tạo ngọt không tăng nữa. Kết quả thống kê giữa hai tỷ lệ 1:20 và 1:25 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Ở tỷ lệ 1:20 – 1:25 lượng chất tạo ngọt không tăng là do lượng chất tạo ngọt và lượng nước đã đạt đến trạng thái cân bằng cho nên khi lượng nước tăng thêm thì lượng chất tạo ngọt thu được cũng không tăng. Từ các kết quả thu được có thể kết luận rằng hàm lượng chất tạo ngọt cao nhất là ở tỷ lệ từ 1:20 – 1:25, tốt nhất là ở tỷ lệ 1:20 được minh họa ở Hình 4.1

4.2 Kết quả khảo sát thời gian và nhiệt độ trong quá trình ly trích hỗn hợp glycosid thô

Trong quá trình chiết xuất dược liệu, nhiệt độ và thời gian chiết xuất là hai nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc chiết xuất. Nhiệt độ chiết xuất có ảnh hưởng đến khả năng chiết tách hàm lượng chất tạo ngọt trong cây Cỏ Ngọt. Khi nhiệt độ tăng sẽ làm giảm độ nhớt đồng thời làm tăng vận tốc khuếch tán, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các chất hòa tan từ trong nguyên liệu vào dung môi. Mặt khác nhiệt giúp cho quá trình trích ly dễ dàng hơn bằng cách phá hủy màng tế bào làm tăng khả năng hòa tan của bột lá Cỏ Ngọt và chất cần trích. Vì vậy nhiệt độ phù hợp sẽ cho hàm lượng chất tạo ngọt rất cao. Quá trình chiết xuất cũng phụ thuộc vào thời gian chiết xuất. Nếu thời gian trích ly quá ngắn thì không đủ để dung môi hòa tan chất tạo ngọt. Khi thời gian càng tăng thì hàm lượng chất tạo ngọt trong và ngoài tế bào sẽ càng đi đến trạng thái cân bằng. Khi đạt đến trạng thái cân bằng thì quá trình trích ly không xảy ra, do đó hiệu suất trích ly sẽ giảm.



Hình 4 2 Khảo sát thời gian và nhiệt độ trong quá trình ly trích Trong thí nghiệm 1


Hình 4.2 Khảo sát thời gian và nhiệt độ trong quá trình ly trích


Trong thí nghiệm khảo sát nhiệt độ và thời gian chiết xuất tỷ lệ bột lá Cỏ Ngọt và nước chọn được tỷ lệ tốt nhất là 1:20 là nhân tố cố định, các nhân tố thay đổi là nhiệt độ và thời gian. Ở thí nghiệm này nhiệt độ khảo sát là 45oC, 75oC, 10oC, 100oC, thời gian khảo sát cho mỗi nhiệt độ là 30, 60, 120, 240 phút. Kết quả trình bày ở Hình 4.2 cho thấy lượng chất tạo ngọt của các nghiệm thức dao động từ 0,065-0,189g và giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy 95%. Từ đó cho thấy quá trình chiết xuất ở nhiệt độ và thời gian khác nhau thì kết quả hàm lượng chất tạo ngọt khác nhau, nên trong quá trình chiết xuất nhiệt độ và thời gian là hai nhân tố ảnh hưởng rất lớn. Nhìn chung, quá trình khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ có hai nghiệm thức cao nhất là 75oC, 240 phút có hàm lượng đường 0,189g và nghiệm thức 100oC, 30 phút có kết quả 0,185g, được minh họa ở Hình 4.2 Hai nghiệm thức này không khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy 95%.

4.3 Kết quả phân lập và tinh sạch hai loại chất tạo ngọt steviosid và

rebaudiosid A

Dịch chiết được kiềm hóa bởi canxi hydroxit và sau đó bằng sắt (III) clorua, tiến hành khử muối, khử ion, khử màu bằng Amberlite và làm bay hơi dịch lọc đến khô thu được hỗn hợp glycosid thô. Hỗn hợp glycosid thô tiến hành phân lập và tinh sạch steviosid và rebaudiosid A bằng cách sử dụng metanol, etanol để kết tủa thu được steviosid và rebaudiosid A có độ tinh khiết cao. Kết quả hàm lượng steviosid và rebaudiosidA sau phân lập, tinh sạch được đo bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và trình bày ở Hình 4.3.1, 4.3.2, 4.3.3 và 4.3.4.


Hình 4 3 1 Sắc ký đồ chuẩn steviosid Hình 4 3 2 Sắc ký đồ mẫu steviosid Hình 2


Hình 4.3.1 Sắc ký đồ chuẩn steviosid


Hình 4 3 2 Sắc ký đồ mẫu steviosid Hình 4 3 3 Sắc ký đồ chuẩn rebaudiosid A Hình 3



Hình 4.3.2 Sắc ký đồ mẫu steviosid



Hình 4 3 3 Sắc ký đồ chuẩn rebaudiosid A Hình 4 3 4 Sắc ký đồ mẫu rebaudiosid A 4


Hình 4.3.3 Sắc ký đồ chuẩn rebaudiosid A


Hình 4 3 4 Sắc ký đồ mẫu rebaudiosid A 5


Hình 4.3.4 Sắc ký đồ mẫu rebaudiosid A

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 04/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí