Dốc Miếu Và Hàng Rào Điện Tử Mcnamara


tục sống và làm tròn nhiệm vụ với đảo Cồn Cỏ, nhân dân Vịnh Mốc đã phải đào hầm dưới lòng đất. Sau ba tháng kiên trì, gian khổ với phương tiện thô sơ, một hệ thống địa đạo chằng chịt hình thành với mục đích tiếp tục sống và chiến đấu của nhân dân Vịnh Mốc.

Toàn bộ địa đạo đã được đào trong lòng quả đồi đất có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7 ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0.9 m × 1.75m với độ dài 2034 m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m với 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm.

Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau:

Tầng 1: sâu 8 đến 10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời Tầng 2: sâu 12 đến 15m là nơi sống và sinh hoạt của dân làng.

Tầng 3: sâu 30m là nơi trung chuyển hàng hóa, vũ khí ra đảo Cồn Cỏ

Dọc hai bên đường hầm địa đạo người ta khoét vào rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3-4 người ở. Ngoài ra, trong đường hầm còn có hội trường, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm xá… Và nơi đây đã chứng kiến sự ra đời của 17 đứa trẻ trong hai năm 1967 - 1968. Đây chính là điểm khác biệt của Vịnh Mốc so với địa đạo Củ Chi bởi chức năng chính của Củ Chi là trực tiếp chiến đấu, còn ở đây người dân Vịnh Mốc đã vừa chiến đấu vừa sản xuất, sinh hoạt ngay tại địa đạo.

Địa đạo chấm dứt hoạt động vào năm 1972, khi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ bị đánh bại, hiệp định Pari được kí kết. Trong gần 2000 ngày đêm tồn tại (1965 - 1972) với hàng trăm chuyến thuyền nan tiếp vận lương thực, vũ khí cho đảo Cồn Cỏ và với sự ra đời an toàn của 17 đứa trẻ đã nói lên sự đúng đắn, thông minh, sáng tạo, tinh thần chiến đấu anh dũng, không khuất phục kẻ thù của con người nơi đây.

2.2.2.3. Dốc Miếu và hàng rào điện tử McNamara

Nằm trên Quốc Lộ 1A thuộc thôn Gia Phong, Gio Linh. Vùng này có tên Ba Dốc vì địa hình gồm 3 con dốc liên tiếp nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Sau 1954, địch đã tập trung xây dựng ở nơi đây một căn cứ quân sự lớn nhất vùng Gio Linh và đã có lúc người Pháp đã ngạo nghễ tuyên bố:


Nghiên cứu chất lượng chương trình du lịch vùng phi quân sự DMZ ở Quảng Trị - 7

“Sẽ không có viên đạn nào bắn nổi qua Dốc Miếu”. Nhưng tuyến bố ấy của người Pháp đã bị vô hiệu hóa bằng những chiến thắng của quân ta.

Lúc đầu, khi đánh Dốc Miếu. Ta phải dùng đường biển vào và vòng sau lưng Dốc Miếu đánh lên. Nhưng đến 1968, không cần dùng tới đường vòng. Pháo được kéo sát vào chân Dốc Miếu. Ngay loạt đạn đầu, đập chũng kho xăng bốc cháy phừng phừng, làm tâm điểm cho pháo ta đồng loạt điểm hỏa, phá vỡ hệ thống phòng ngự của Pháp.

Tiếp đó, từ khi đế quốc Mỹ đổ vào miền Nam, chúng đã tập trung xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự lớn nhất vùng Gio Linh với tổng chi phí hơn 800 triệu USD, và với tên gọi phòng tuyến McNamara (tên bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ).

Hàng rào điện tử McNamara là hệ thống căn cứ được thiết lập dọc theo hệ thống đường 9, với hệ thống trang thiết bị phòng tuyến này được xếp vào hạng hiện đại nhất lúc bấy giờ trên thế giới

Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến McNamara. Ở đây, địch xây dựng hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất.

Tuy nhiên, chúng đã dần dần bị vô hiệu hóa bởi khả năng, tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của ta, tuy chỉ bằng những vũ khí, phương tiện thô sơ, lạc hậu hơn rất nhiều.

2.2.2.4. Đường mòn Hồ Chí Minh

Đường mòn Hồ Chí Minh len lỏi giữa núi rừng Trường Sơn đi qua địa phận Quảng Trị, được đất và người Quảng Trị chở che đã trở thành huyền thoại bởi những sự tích anh hùng khắc sâu trong tâm thức người Việt Nam và bạn bè khắp nơi trên thế gíới. Con đường không chỉ chuyển tải lương thực, thực phẩm cho kháng chiến mà chuyển cả ý chí quật cường, quyết tâm của dân tộc chiến thắng kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước. Con đường huyền thoại này chạy qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, mà Quảng Trị là trung tâm quan trọng.


Đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Quảng Trị có giá trị lịch sử to lớn. Đây vừa là điểm xuất phát đầu tiên của đường dây 559 hình thành con đường mang tên Bác, vừa là điểm cuối cùng của Miền Bắc XHCN, là điểm đầu tiên của mảnh đất thần đồng miền Nam. Do vậy, mức độ chiến tranh ở đây vô cùng ác liệt.

Đường mòn Hồ Chí Minh bao gồm các tuyến:

• Tuyến đường gùi thồ.

• Tuyến đường cơ giới 15A.

• Tuyến đường cơ giới 14. Gồm các di tích:

Khe Hó: Là tên vùng rừng núi phía tây Vĩnh Linh, thuộc địa phận xã Vĩnh Hà, cách thị trấn Bến Quan chừng 7km. Đây là điểm xuất phát đầu tiên của đường mòn gùi thồ đơn sơ trên đường Trường Sơn nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam vào thời điểm khó khăn nhất. Nó mở đầu cho cuộc trường chinh “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của dân tộc.

Đường Khe Sanh - Sà Tầm - Tà Long: Đây là một nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh, nằm trên địa bàn 2 huyện Hướng Hóa và Đăkrông. Tuyến này nối với đường 9 tại km 65, giao với đường mòn Hồ Chí Minh tại km 72, cách khu danh thắng Đăkrông 27km. Đây là con đường vận tải chiến lược khi đường Trường Sơn chuyển từ Tây Đông, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Tuyến đường này được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, do lực lượng công binh và dân công hỏa tuyến Bình Trị Thiên khai phá để lập chiến khu sau đó lực lượng thanh niên xung phong và binh đoàn 559 mở mang để chuyển nhân tài, vật lực, vũ khí, lương thực… phục vụ kháng chiến. Đường có tổng chiều dài 35km, gồm 3 đoạn chính:

Đoạn 1: Từ đầu đến km 16 là địa hình hiểm trở, núi rừng rậm rạp, đường quanh co, một bên là núi cao một bên là vực sâu, cua ngoặt, dốc cao. Nền đường dày rộng 3-5m, đoạn vượt suối băng ngầm đá, mùa mưa thường ngập nước.

Đoạn 2: Đoạn từ km 16 đến km 22, đường bằng đất sỏi đồi, chạy luồn lách trong rừng già nguyên sinh, cây cối um tùm, qua Sa Trầm, Tà Mao. Đoạn đường


này còn là nơi che chở cho các anh bộ đội cụ Hồ nghỉ chân sau những ngày hành quân mệt nhọc.

Đoạn 3: Từ km 22 đến km 35, tuyến lên dốc cao qua động Cô Tiên, làm trại xuyên rừng sâu, núi rừng hiểm trở và phải vượt sông Đakrông.

Cầu treo Bến Tắt: Cầu bắc qua thượng nguồn sông Bến Hải, nằm trên trục đường 15, thuộc phạm vi xã Vĩnh Trường, cách cổng chào nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn 40m về phía Tây Bắc.

Nhằm đẩy mạnh tốc độ chi viện đảm bảo công tác hậu cần tốt hơn, chuẩn bị cho thời kì hoạt động lớn của quân giải phóng, cầu này ra đời để đáp ứng mục đích đó. Mùa hè 1973, trung đoàn 99 công binh tiến hành thi công trên trục đường 15, thay thế điểm vượt thượng nguồn sông Bến Hải bằng ngầm Bến Tắt trước đây. Tháng 11/1973 thì hoàn thành và đi vào sử dụng.

Ngầm Bến Tắt: Là điểm vượt thượng nguồn sông Bến Hải thuộc địa bàn xã Vĩnh Trường. Đây là điểm vượt quan trọng của tuyến giao liên thống nhất và tuyến giao thông quân sự. Nơi đây đã đón đưa hàng vạn chiến sĩ, binh khí, lúa gạo từ hậu phương chi viện cho chiến trường miền Nam. Cũng chính tại nơi đây trong thời gian chiến tranh đã liên tiếp diễn ra các cuộc đọ sức lớn giữa lực lượng bảo vệ ngầm với các loại máy bay hiện đại của Mỹ tiến hành oanh kích đánh phá. Ngầm vẫn hoạt động thông suốt và không ngừng nâng cao cường độ vận tải, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2.2.2.5. Đường 9 – Khe Sanh

a. Đường 9:

Pháp xây dựng đường 9 vào năm 1930. Đường 9 có một vị trí địa lý rất quan trọng về mặt chiến lược. Con đường này đi qua 2 nước: Việt, Lào từ Đông sang Tây. Do vậy, nó cắt ngang dãy núi Trường Sơn, đồng thời cũng cắt ngang đường mòn Hồ Chí Minh - một tuyến vận tải chiến lược từ Bắc vào Nam. Và để kiểm soát con đường 9 với mục đích chính là ngăn chặn sự chi viện của quân đội nhân dân Việt Nam từ Bắc vào Nam, Mỹ đã thành lập 1 hệ thống căn cứ quân sự dày đặc dọc theo con đường này, từ Đông Hà lên đến Làng Vây. Trong đó có những căn cứ tiêu


biểu như: Campcarol, Campfuller, Rockpile, Vendergrift, căn cứ Khe Sanh và căn cứ Làng Vây.

Năm 1959, khi ở miền Nam diễn ra phong trào “tố cộng, diệt cộng”, những người lính Việt Minh không thể chịu nỗi sự đàn áp, bắt bớ, giam cầm của chế độ Ngô Đình Diệm, nên họ đã nổi dậy, tự vũ trang để đánh lại. Do muốn biết được tình hình chiến sự ở miền Nam như thế nào, miền Bắc đã thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh với mục đích chính là có đường dây giao liên để thông tin liên lạc. Lúc đầu, tuyến đường này đi theo những con đường mòn của người dân tộc. Trong giai đoạn đầu (1959 - 1964), tuyến đường này phải tuyệt đối giữ bí mật vì nó nằm trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa. Và để giữ bí mật trong lúc vượt qua đường 9, những người giao liên đi trên con đường này có một câu khẩu hiệu rất nổi tiếng: “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.

Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải chất khai quang làm trụi lá xuống nhiều tỉnh ở Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Trị. Lượng chất độc dioxin được tìm thấy nhiều nhất ở tuyến đường mòn Hồ Chí Minh và tuyến đường 9. Vì thế, đến nay Quảng Trị vẫn còn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do chất độc màu da cam.

Vào những năm 1960, đường 9 chỉ là một con đường rải đá, nhỏ hẹp. Để phát triển kinh tế hai nước: Việt - Lào, ngày nay người ta đầu tư xây dựng đường 9 cũng như hệ thống cầu cống trên tuyến đường này tốt hơn.

Đây là cung đường huyết mạch trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Hiện tại, con đường này trở thành một phần trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây dài

1.450 km liên kết 4 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan và Myanma.

b. Khe Sanh

Khe Sanh là một thị trấn của Việt Nam, huyện lỵ của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách Đông Hà 63 km về phía Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 20 km về phía Đông. Khe Sanh được cả thế giới biết đến như là “Trận Điện Biên Phủ thứ hai” hay là chốn “địa ngục trần gian“ theo cách nghĩ của lính Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ qua trận đánh Khe Sanh 1968 lịch sử.


Khe Sanh có một vị trí chiến lược rất quan trọng, vì thế quân đội Mỹ đã thiết lập căn cứ Khe Sanh (tại Khe Sanh) với hy vọng sẽ ngăn chặn được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của Quân đội Nhân dân Việt Nam và sẽ cắt được đường mòn Hồ Chí Minh.

Khe Sanh nằm trong một thung lũng đất đỏ cao hơn mặt nước biển 400 m. Năm 1965-1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ đường 9. Đây là một trong ba “mắt thần” (Khe Sanh, Làng Vây và Tà Cơn) của hàng rào điện tử McNamara. Tại Khe Sanh đã diễn ra những trận đánh lớn trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968, chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971.

Khe Sanh là một địa điểm được nhắc đến trong một vài bài hát Việt Nam và cũng là tựa đề của một bài hát về những đắng cay mà lính Úc đã phải chịu đựng ở khu quân sự này của nhóm nhạc rock Cold Chisel (dù đã có rất ít binh lính nước này tham chiến tại Khe Sanh suốt trong thời gian họ ở Việt Nam). Trong bài diễn văn tại lễ nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Mỹ Obama cũng đã nhắc đến Khe Sanh như một hành động vinh danh những người Mỹ hy sinh vì nước.

2.2.2.6. Thành cổ Quảng Trị

Nói đến Quảng Trị không thể nào không nhắc ta nhớ tới ngôi thành cổ lạ thường. Ở đó diễn ra những trận chiến vô cùng anh hùng của nhân dân Quảng Trị nói riêng và cả nước ta nói chung.

Ngôi thành cổ đầy sắt thép ấy chính là nơi thử lửa, thử lòng dạ trung thành của nhân dân Quảng Trị với hàng vạn tấn bom đạn đã trút xuống. Mảnh đất nhỏ bé ấy, ngôi thành mà sách xưa chỉ ghi lại vài nét đơn sơ: Chu vi 481 trượng, 6 thước đã trở thành một ngôi thành bất diệt.

Thành cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam. Đây vừa là công trình thành lũy quân sự vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ 1809 đến 1945. Đây cũng là nơi để vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh của Quảng Trị hoặc tổ chức các lễ tiết trong năm.


Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, khi thực dân pháp đặt chính quyền bảo hộ thì tại thành cổ lại có thêm nhà lao, tòa mật thám, trại lính Khố Xanh, cơ quan thuế đoạn… Tại nhà lao của thành cổ Quảng Trị, rất nhiều các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước bị giam cầm và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị để rèn luyện ý chí son sắt, khả năng đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước.

Năm 1972, Mỹ đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn với đủ các loại bom phá, bom napan, bom bi, bom lân tinh… Trên một diện tích với chu vi chưa đến 3km, thành cổ đã phải chịu đựng một lượng bom đạn có sức công phá bằng 8 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima (Nhật Bản) năm 1945.

Lực lượng của địch mạnh, vũ khí của địch hiện đại, tối tân nhưng không lùi bước trước kẻ thù, trước bom đạn, các chiến sỹ quân giải phóng đã kiên cường bám thành chiến đấu liên tục 81 ngày đêm trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn. Ngày 15/9 là ngày diễn ra trận chiến căng thẳng của toàn bộ các chiến sỹ giữ thành với lính thủy quân lục chiến Mỹ-Ngụy. Quân địch được chi viện tối đa đã ồ ạt đột phá hai cổng thành, tiến sát vào nhà lao nhưng không thể trụ nổi với hỏa lực của ta. Chúng đã xả pháo mạnh vào quân giải phóng nhưng các chiến sỹ vẫn không rời trận địa, kiên quyết chống trả quyết liệt cho đến khi có lệnh của cấp trên mới chịu rút lui. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị (28/6 đến 16/9/1972) là cuộc chiến đấu gay go ác liệt, giành giật từng tấc đất trong nhiều ngày. Các chiến sỹ giải phóng cùng với quân và dân Quảng Trị đã bẻ gãy nhiều cuộc phản công của một đội quân được trang bị nhiều phương tiện và vũ khí hiện đại, thừa bom đạn để chiến đấu, nhưng 26400 tên địch đã bị xóa sổ, 349 xe (200 xe

tăng) và 230 khẩu pháo bị phá hủy, 250 máy bay bị bắn rơi.

Song, để chiến thắng được kẻ thù tại thành cổ Quảng Trị cũng như tại các trận chiến khác, chúng ta cũng phải trả giá, hi sinh rất nhiều. Người ta nói rằng, xương thịt của các chiến sỹ đã hòa lẫn với đất thành cổ và mỗi tấc đất thành cổ đã thấm đẫm máu của chiến sỹ và đồng bào ta để chúng ta có được hòa bình, hạnh phúc như hôm nay. Do vậy khi đến với Thánh Cổ, các cựu chiến binh khi về thăm quan Thành cổ thường nhắc nhở nhau rẳng:


Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi Đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ

Trời Thành Cổ trong xanh và lộng gió Ru mãi bài ca bất tận đến vô cùng Nhẹ bước chân và nói khẻ thôi

Thành Cổ rộng sao bạn tôi nằm chật Mỗi tất đất là một cuộc đời có thật Cho hôm nay tôi đến ngẹn ngào.

(Tác giả: Phạm Đình Lân)

2.2.2.7. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn

Trên khắp đất nước ta, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp các nghĩa trang, đài tưởng niệm và chắc hẳn mọi người dân Việt Nam ai cũng đã từng ít nhất một lần đến các nghĩa trang liệt sỹ để thắp hương tưởng niệm các liệt sỹ, những người con thân yêu của Tổ Quốc đã ngã xuống cho hòa bình, độc lập của đất nước. Và nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là một trong những nghĩa trang có qui mô lớn nhất, được xây dựng với ý nghĩa tôn vinh, với lòng thương nhớ sâu sắc đến các anh hùng liệt sỹ của toàn thể nhân dân, Đảng và Nhà nước ta.

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn nằm trên khu đồi Bến Tắt, thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, cách thị xã Đông Hà khoảng 38 km về phía Tây Bắc.

Tuyến đường vận tải quân sự chiến lược 559 có ý nghĩa to lớn và là một nhân tố quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đến thắng lợi, là con đường huyết mạch miền Trung để nối hai miền Nam - Bắc. Trước kia, để chi viện cho miền Nam, bộ đội ta phải đi qua đèo Hải Vân rất hiểm trở, khó khăn, vất vả với một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Vì vậy, ta đã mở đường mòn Hồ Chí Minh để hậu phương miền Bắc có thể tiếp lương thực, nhu yếu phẩm, quân trang, vũ khí… cho tiền tuyến miền Nam được thuận lợi hơn, đỡ vất vả hơn. Nhưng để mở đường, để giữ cho mạch giao thông được thông suốt, để bảo vệ con đường này, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sỹ của chúng ta đã ngã xuống, đã anh dũng hi sinh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2022