Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Quản Lý Các Khu Vực, Điểm Tài Nguyên Và Chương Trình Du Lịch

148


Trung tâm quản lý tài nguyên và phát triển hoạt động DLST

Phòng nghiên cứu và quản lý dự án

Phòng giám sát tài nguyên và tổ chức hoạt động DLST

Phòng thông tin quảng cáo và giáo dục cộng đồng

Phòng quản lý và phát triển nguồn nhân lực

Phòng quản lý

vốn đầu tư

Các vườn quốc

gia; khu bảo tồn.

Các điểm tài nguyên biển phục vụ DLST

Các điểm tài nguyên đồi, núi song, suối, hồ phục vụ DLST

Tài nguyên đầm phá phát triển DLST

Các điểm tài nguyên DLST khác


Sơ đ4.3: Mô hình quản lý phát triển du lịch sinh thái(theo mô hình 2)


Tuy nhiên mô hình trên có nhược điểm là phát sinh thêm một bộ máy quản lý lớn. Mô hình này có tác dụng cao khi hoạt động DLST đã phát triển mạnh trên địa bàn các địa phương VDLBTB. Hiện tại, chúng tôi đề xuất áp dụng mô hình này cho các khu vực: Khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và phụ cận; Khu vực Biển CảnhDương – Bạch Mã – Lăng Cô – Bà Nà. Do sự phát triển và tính đa dạng hoạt động DLST tại 02 khu vực này.

Nhìn chung, nếu xét theo khía cạnh đơn vị hành chính và khu vực thì mô hình 1 (sơ đồ 4.2) thiên về khu vực hành chính, còn mô hình 2 (sơ đồ 4.3) có thể triển khai quản lý khu vực, liên kết nhiều địa phương như khu vực biển Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô – Bà Nà đều thuộc địa phận Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Vì vậy, để triển khai mô hình 2 hiệu quả, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương .

4.2.4.2 Giải pháp nâng cao công tác quản lý các khu vực, điểm tài nguyên và chương trình du lịch

a. Đối với các khu vực và điểm du lịch sinh thái

- Nghiên cứu ban hành các quy định, các nguyên tắc chỉ đạo về quản lý và tổ chức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của từng khu vực và điểm tài nguyên. Đặc biệt, cần phải nghiên cứu đề ra tiêu chuẩn về sức chứa cho từng điểm tài nguyên nhằm bảo đảm sự phát triển DLST mang tính bền vững.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ tại các điểm tài nguyên phải mang tính hợp lý, cơ sở vật chất được xây dựng phải hài hòa với thiên nhiên, hạn chế tối đa sự tác động đến môi trườn g. Có chính sách phối hợp giữa các ngành nhằm giám sát chặt chẽ nguồn tài nguyên.

- Đối với một số tài nguyên có sức chứa lớn, đang trong giai đoạn ban đầu phát triển có thể áp dụng chính sách giá vé vào cửa thấp hoặc miễn giảm nhưng tổ chức nhiều dịch vụ bổ sung như núi Bà Nà, VQG Bạch Mã, biển Lăng Cô, biển Xuân Thiều, Cù Lao Chàm... nhằm thu hút khách duy trì mật độ tham quan cao, cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp nâng cao đầu tư, tạo công ăn việc làm và cơ hội sản sinh thu nhập cho cộng đồng địa phư ơng từ việc tổ chức các dịch vụ. Tuy nhiên đối với một số tài nguyên đặc thù có độ “nhạy cảm” và sức chứa nhỏ như nhà


vườn Huế v.v... cần phải áp dụng mức giá vé cao nhằm phân tán khách tham quan,

giảm sự quá tải, tạo nguồn thu trực tiếp từ DLST.

b. Đối với các chương trình du lịch sinh thái

- Bên cạnh việc mở rộng và phát triển các chương trình (tour) DLST, cần xây dựng các hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chương trình tại các điểm tài nguyên như thời gian tham quan, số lượng khách, tốc độ di chuyển v.v… Hạn chế tối đa sự tác động đến môi trường.

- Nâng cao chất lượng của chương trình DLST thông qua việc lập hành trình chi tiết, hợp lý, phát triển các dịch vụ với việc sử dụng vật liệu của địa phương và nguồn tài nguyên hiện có.

- Giáo dục và nâng cao ý thức của du khách và cộng đồng về việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Phát triển các chương trình DLST hạn chế hoặc không tiêu dùng tài nguyên (Non-consumptive ecotourism) như chụp ảnh hoa, xem chim (birdwatching) v.v…

- Áp dụng việc quản lý sức chứa: Đó là việc phát hành số lượng vé nhất định

trong mùa cao điểm, trong đó có quy định thời gian tối đa khách có thể dừng chân tại các điểm tham quan. Dựa trên số vé phát hành này các đơn vị du lịch khi tổ chức chương trình DLST phải liên hệ trước với các điểm t ài nguyên để điều phối cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu cho du khách , nhằm tránh tình trạng số lượng khách vượt khỏi sức chứa tối đa của điểm tài nguyên tại một thời điểm nhất định .

- Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng vào chương trình DLST. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng của chương trình DLST cũng như tác động của môi trường để có biện pháp điều chỉnh và quản lý tốt hơn.

4.2.5 Giải pháp về công tác bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái

Công tác bảo vệ môi trường, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) phục vụ cho việc phát triển DLST là vấn đề rất quan trọng. Trong phần nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách DLST thông qua việc ước lượng mô hình Logit, hệ số bảo vệ môi trường được khách cho ở mức cao nhất (+ 3,585780) với mức ý nghĩa 99%. Hệ số này cũng được chuyên gia cho ở mức cao (+1,953) trong


phương pháp CSFs. Để làm tốt công tác này có rất nhiều vấn đề, ở đây chúng tôi chỉ đề

cập đến một số nội dung sau:

4.2.5.1 Triển khai xây dựng mô hình thiết lập cơ sở các khuôn khổ quản lý

Lập các tiêu chuẩn

Kiểm tra các điều kiện

Không vượt quá tiêu chuẩn


Xem xét các yếu tố nguyên nhân

Lựa chọn phương thức quản lý thích hợp

Xác lập nhưng mục tiêu quản lý có tính bắt buộc

Lựa chọn các tiêu chí thể hiện (về sinh lý, xã hội....)

So sánh các điều kiện với các tiêu chuẩn

Vượt quá tiêu chuẩn

Nghiên cứu tiềm năng điểm tài nguyên

Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô của điểm tài nguyên

Thực hiện phương thức quản lý

Hiện nay ở Việt Nam nói chung và VDLBTB nói riêng, chúng ta vẫn chưa xây dựng và áp dụng các khuôn khổ quản lý mang tính bắt buộc. Vì vậy, rất khó để có thể tổ chức hoạt động DLST đảm bảo tính bền vững lâu dài. Dựa vào khung các bước do Jeffey L. Marion và Tracy A. Farrell (1999) [23] về sơ đồ các bước tiến hành lập khuôn khổ quản lý cho LAC “Các giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được” được đưa ra ở Mỹ. Chúng tôi đã điều chỉnh đáp dụng cho các đim tài nguyên DLST, phù hợp với điều kiện thực tiễn của VDLBTB theo sơ đồ 4.4 như sau:


Sơ đ4.4: Các bước tiến hành thiết lập khuôn khổ quản lý


Ngoài ra, để cụ thể hóa hơn việc triển khai áp dụng khuôn khổ quản lý cho các điểm tài nguyên, chúng tôi đưa ra các công tác cần ph ải thực hiện theo thứ tự như bảng 4.7 dưới đây.

Bảng 4.7: Các công tác triển khai khuôn khổ quản lý

STT TÊN CÔNG TÁC NỘI DUNG

1. Nghiên cứu tiềm năng, xác định giá

trị đặc biệt điểm tài nguyên .

2. Xác định việc tổ chức dịch vụ cho

từng vùng điểm tài nguyên

3. Lựa chọn các tiêu chí nguồn lực và điều kiện xã hội

4. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn đối với

các nguồn lực và điều kiện xã hội .


5. Xác định những phương án thay thế phát sinh.

6. Xây dựng phương thức quản lý hiệu

quả.

Xem xét giá trị đặc biệt, các khu vực nhạy cảm,

sức c hứa, khu vực cần được bảo vệ

Xác định vùng tổ chức dịch vụ, loại hình, sản phẩm DLST…

Xem xét các nguồn lực và điều kiện xã hội như vật

liệu xây dựng, ai kinh doanh dịch vụ

Các tiêu chuẩn được xây dựng cụ thể cho từng khu vực, từng loại hình DLST như vật liệu, sức chứa, điều kiện cụ thể...

Xác định thêm những phương án phát sinh như tổ

chức thêm loại hình, sản phẩm DLST. ..

Nghiên cứu các phương thức tổ chức quản lý đối

với từng khu vực điểm tài nguyên .


7. Xác định ngân sách thực hiện. Xác định ngân sách cụ thể cho việc thực hiện.


8. Tổ chức thực hiện. Tổ chức thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp .


(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Trên đây là các công tác nhằm triển khai các khuôn khổ quản lý tại các điểm

tài nguyên.

4.2.5.2 Đẩy mạnh công tác giám sát việc quản lý tài nguyên

Đối với Việt Nam nói chung và VDLBTB nói riêng, cần triển khai công tác giám sát việc quản lý tài nguyên trong phát triển DLST. Đây là một vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Chúng tôi đề xuất một số công tác cần triển khai để giám sát tốt nguồn tài nguyên như sau:

- Tiến hành triển khai, nghiên cứu, đánh giá giá trị tài nguyên làm cơ sở cho

việc hoạch định, tổ chức DLST và triển khai giám sát tài nguyên .

- Cần hoàn thiện cơ chế giám sát, quản lý nguồn tài nguyên. Nâ ng cao ý thức cho các đối tượng tham gia DLST và người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên.


- Cần xây dựng lực lượng đủ mạnh để kiểm tra, giám sát các điểm tài nguyên v.v… Trước mắt, cần xây dựng một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa ngành du lịch và các ngành khác như kiểm lâm, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp v.v... trong giám sát tài nguyên. Trong tương lai, chúng tôi đề xuất nên có một lực lượng trực thuộc một đầu mối nhằm tránh việc quản lý chồng chéo.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tài nguyên, đặc biệt, cần phát huy vai trò của người dân và các tổ chức đoàn thể, xã hội trong việc phát hiện các hiện tượng xâm hại và bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường .

4.2.5.3 Nâng cao công tác giáo dục môi trường


Công tác giáo dục môi trường không chỉ dừng lại ở du khách và cộng đồng cư dân địa phương mà còn phải tiến hành cho các nhà lập chính sách, các nhà quản lý, các đơn vị và đối tượng kinh doanh du lịch tại các điểm tài nguyên .

a. Đối với các nhà lập chính sách, các nhà quản lý tại các điểm tài nguyên, khu bảo tồn

Việc giáo dục môi trường cho đối tượng này không chỉ chú trọng đến lợi ích bảo tồn mà cũng cần nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho khu bảo tồn. Tức là, nhấn mạng đến việc phát triển DLST đóng góp vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường. Hình thức triển khai đối với đối tượng này chủ yếu là việc triển khai các văn bản hướng dẫn, các nghiên cứu ứng dụng và tập huấn ngắn hạn.

b. Đối với khách du lịch

Để việc giáo dục tạo đưc hiệu quả thì nội dụng giáo dục phải cụ thể và phù hợp giúp du khách liên hệ trực tiếp đối với điều họ đã từng nghe trong quá trình đi tham quan. Đặc biệt phải tạo ra được cảm giác cho du khách là mình đã góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên. Hình thức triển khai là thông qua việc diễn giải môi trường của các hướng dẫn viên du lịch , các ấn phẩm phát cho du khách như tờ rơi,

tập gấp (brochure), tập sách nhỏ v.v... đặt tại các cổng vào điểm tài nguyên . Ngoài

ra, việc thiết kế các buổi chiếu phim ngắn trước khi khách đi tham quan tại từng điểm tài nguyên là rất sinh động và đạt hiệu quả cao.


c. Đối với các đơn v ị, đối tượng kinh doanh du lịch

Việc giáo dục cho các đối tượng này cũng có vai trò rất quan trọng. Bởi lợi ích kinh tế trước mắt thường mâu thuẫn với việc bảo tồn và cải thiện môi trường. Hình thức triển khai cho các đối tượng này rất phong phú như phân phát ấn phẩm, bản hướng dẫn; tổ chức các buổi nói truyện chuyên đề; phát động các cuộc vận động bảo vệ môi trường; tổ chức các buổi hội thảo, chiếu phim v.v... Việc triển khai công tác giáo dục này sẽ được thuận lợi hơn khi phát huy hiệu quả của hệ thống tổ chức chính trị, đoàn thể tại các cấp và doanh nghiệp.

Đối với nước ta nói chung và VDLBTB nói riêng, chúng tôi cho rằng cần phải có những quy định mang tính bắt buộc về công tác giáo dục môi trường cho các doanh nghiệp, các đơn vị tại các điểm tài nguyên bên cạnh công tác giáo dục vận động tích cực. Hiện nay chúng ta đã ban hành bộ tiêu chí “Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh” áp dụng cho các sơ sở lưu trú d u lịch. Tuy nhiên, theo chúng tôi phải tiếp tục xây dựng, áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp du lịch khác. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các doanh nghiệp, bắt buộc họ phải đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường.

d. Đối với cộng đồng cư dân địa phương

Đối với cộng đồng, chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức, bởi vì không thể lúc nào cũng dễ dàng tập tr ung họ lại. Việc giáo dục cần phải sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ như chiếu phim, tranh ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ... Thực tiễn ở nước ta nói chung và VDLBTB nói riêng cần phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể và các hội như cựu chiến binh, hội phụ nữ, nông dân v.v... trong công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường. Ngoài ra, một v ấn đề đã được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đó là việc tạo ra sự tiếp cận và tham gia trực tiếp của người dân vào DLST có như vậy mới nâng cao ý thức và tính tự giác của người dân trong việc bảo tồn và cải thiện môi trường.

Sau khi nghiên cứu thực trạng và yêu cầu của công tác giáo dục môi trường, chúng tôi đề xuất những nội dung tối thiều cần triển khai cho các đối tượng trên theo bảng 4. 8 như sau:


Bảng 4.8: Nội dung tối thiểu cần triển khai trong giáo dục cộng đồng cho du lịch sinh thái

STT Nội dung triển khai

Nhà

quản lý

DNDL

Du

khách

Cộng

đồng

1 Hiểu biết về môi trường và BVMT

X

X

X

X

2 Luật BVMT và quy tắc ứng xử với môi trường

X

X

X

X

3 Quy định BVMT tại từng điểm tài nguyên .

X

X

X

X

4 Quy định về tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch


X


X

5 Hành vi ứng xử với khách du lịch.

X

X


X

6 Nguyên tắc lập quy hoạch DLST.

X




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 21

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)


4.2.5.4 Giải pháp nâng cao công tác ứng phó với biến đổi khí hậu

Nằm ở dải đất hẹp miền Trung, hoạt động DLST của VDLBTB sẽ bị ảnh hưởng rất lớn của việc biến đổi khí hậu mà trực tiếp là việc tăng nhiệt độ và nước biển dâng. Để ứng phó với việc biến đổi khí hậu, trong lĩnh vực DLST của vùng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

- Triển khai các kế hoạch nghiên cứu đồng bộ về ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu đối với hệ sinh thái, CSHT & CSVCKT các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên v.v… cũng như ảnh hưởng của mực nước biển dâng đối với các bãi biển, hải đảo v.v… nơi đang và sẽ tổ chức các hoạt động DLST.

- Xây dựng các chiến lượ c và kế hoạch ứng phó, đặc biệt là có các kịch bản dự phòng đối với biến đổi khí hậu. Triển khai các cơ chế nhằm phối kết hợp với các ban ngành trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Khuyến khích phát triển các chương trình DLST ít tác động hoặc không tiêu dùng tài nguyên.

- Tuyên truyền vận động cộng đồng địa phương, khách du lịch, doanh nghiệp

du lịch ý thức về vấn đề biến đổi khí hậu, hạn chế tác động đến môi trường nhắm

thích ứng và giảm nhẹ hậu quả với biến đổi khí hậu.

- Có những giải pháp nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo đảm khai thác hiệu quả các loại rừng để duy trì và nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai, chống sa mạc hóa, xâm thực, suy thoái đất . Tăng cường bảo vệ, quản lý và phát triển rừng ngập mặn, các hệ sinh thái đất ngập nước v.v… nhằm nâng cao tính đa dạng hệ sinh thái.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí