Các Rủi Ro, Sự Cố Môi Trường Do Hoạt Động Khai Thác Lộ Thiên Gây Ra

chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt, làm mất mỹ quan trong khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.

Việc hình thành các bãi thải cao tạo thành những ngọn núi nhân tạo hay các hố trũng do khai thác xuống sâu làm biến đổi địa hình địa mạo khu vực, làm thay đổi mực nước ngầm…[3,4]

3.3.6 Các rủi ro, sự cố môi trường do hoạt động khai thác lộ thiên gây ra

a) Sự cố trượt lở bờ mỏ

Các bờ mỏ trong khai thác lộ thiên là những nơi có khả năng trượt lở lớn. Mặt khác, do khai thác lộ thiên nên vào mùa mưa moong khai thác trở thành nơi chứa nước mưa chảy tràn, khả năng sụt lở, các phiến đá, đá xen kẹp, sét ở tầng phủ có nguy cơ cao. Càng khai thác xuống sâu nguy cơ trượt lở bờ mỏ càng lớn. Tuy nhiên, kết quả phân tích độ bền vững và ổn định của đá vách và đá trụ của các vỉa than cho thấy sức chống nén ở vách trụ tương đối cao. Mặt khác, công tác bóc đất được thực hiện từ tầng cao xuống tầng thấp, từ ngoài vào trong, đảm bảo chiều rộng mặt tầng, góc dốc sườn, góc dốc bờ công tác. Do đó, sự cố trượt lở bờ mỏ trong quá trình khai thác được đánh giá là hiếm xảy ra. Mặt khác, độ sâu của các moong khai thác không nhiều do khai thác lộ vỉa, cos đáy khai trường sâu nhất là ±0 hoặc +20 nên không nguy hiểm.

b) Sự cố trượt lở bãi thải

Như đã biết, đất đá thải ở trạng thái bở rời, có động năng cao nên khi đổ thải đất đá từ trên cao xuống sẽ gây kích thích các khối đất đá đã tồn tại trên sườn tầng thải lăn, trượt lở xuống bên dưới. Nếu không có biện pháp kỹ thuật can thiệp sẽ gây ra sự cố trượt lở bãi thải. Khi sự cố này xảy ra có thể gây ra tai nạn lao động do xe gạt và ô tô đổ thải rơi xuống sườn tầng thải, khi gặp mưa nước mưa cuốn theo đất đá chân bãi thải gây bồi lấp suối Ngã Hai, suối Lép Mỹ.

c) Sự cố về cháy nổ

Theo nghiên cứu về đặc tính kỹ thuật của than khu mỏ Quang Hanh cho thấy đây là loại than Antraxit, có độ tro thuộc loại trung bình, nhiệt năng cao và có hàm lượng lưu huỳnh thấp, độ ẩm thấp thuộc dạng than không tự cháy. Do vậy, các rủi

ro về cháy nổ sẽ ít liên quan đến sản phẩm than, tác động của sự cố cháy nổ đến môi trường được xem là không có. Đối với cháy nổ khí mê tan, phương pháp khai thác đề án áp dụng là khai thác lộ thiên nên vấn đề cháy nổ khí mê tan do tích tụ là khó xảy ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

d) Các rủi ro, sự cố khác

Trên các tuyến đường vận chuyển than, đất đá thải có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Nghiên cứu cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác than Lộ Thiên tại mỏ ngã hai của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên than Quang Hanh – Vinacomin, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 9

Cũng như các khu vực khác, khu vực thực hiện dự án có thể gặp sự cố rủi ro do sét đánh vào các công trình trên mặt bằng như trạm biến thế, khai trường khai thác dẫn đến thiết hại về người và của. Đây cũng là thiên tai, là tác động không thể kiểm soát và bất khả kháng.

Các rủi ro về sét và các sự cố rò rỉ, cháy nổ nhiên liệu, thuốc nổ...[3,4]

3.4 Đề xuất giải pháp, phương án cải tạo, phục hồi môi trường cho mỏ than Ngã Hai

3.4.1 Lựa chọn phương án

Trên cơ sở 02 phương án: Đối với các khu vực mặt bằng sân công nghiệp, các vị trí bãi thải đã dừng khai thác tiến hành san gạt, đổ thải, đào hố trồng cây. Và đối với các moong sau khai thác chỉ tiến hành gia cố moong mà không tiến hành san lấp, cải tạo trồng cây (Phương án 1). Đối với khu vực khai thác, mặt bằng sân công nghiệp, các vị trí bãi thải cũng như các vị trí moong đã dừng khai thác đều tiến hành san gạt, san lấp moong, cải tạo, đào hố trồng cây (Phương án 2). [3]

Căn cứ vào phân tích các ưu, nhược điểm và chỉ số phục hồi đất của hai phương án đưa ra, nhận thấy phương án 2 có nhiều ưu việt hơn các phương án 1 cả về mặt kỹ thuật và về mặt kinh tế.

Nội dung của Phương án : Đối với các bãi thải ngoài và các bãi thải trong sau khi kết thúc khai thác tiến hành san gạt, trồng cây trên bề mặt và mặt tầng bãi thải. Bên cạnh đó, với các moong khai thác sau khi kết thúc khai thác tiến đổ đất lấp moong đến mức thoát nước tự chảy và tiến hành san gạt, trồng cây trên bề mặt đáy moong và mặt tầng moong khai thác.

+ Mô tả khái quát phương án

Đối với khu vực bãi thải:

- San gạt bề mặt các bãi thải đã dừng đổ thải để tạo mặt bằng, tạo rãnh thoát nước trước khi trồng cây.

- Sau khi san gạt tiến hành đào hố và đổ đất mầu trồng cây trên các bãi thải đất đá để phục vụ cho công tác trồng cây.

Đối với khu vực moong khai trường:

- Đổ đất đề lấp moong khai trường đến mức thoát nước tự nhiên.

- San gạt bề mặt đáy moong và bề mặt tầng khai thác.

- Trồng cây trên toàn bộ đáy moong và mặt tầng khai trường nhằm phủ xanh đất trống, cải tạo đất, chống bụi, ngăn chặn các hiện tượng tụt lở bờ moong, bờ bãi thải và cải tạo môi trường sinh thái.

- Xây dựng hố lắng xung quanh bãi thải, nạo vét hệ thống rãnh thoát nước trên mặt bằng, nạo vét hệ thống sông suối trong khu vực.

Đối với mặt bằng sân công nghiệp

- Tiến hành cải tạo, nâng cấp các công trình trên mặt bằng để chuyển mục đích sử dụng, san gạt trồng cây tạo cảnh quan xung quanh mặt bằng sân công nghiệp.

+ Đánh giá sự ảnh hưởng đến môi trường của phương án

Cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án này có những ưu, nhược điểm

sau:


* Ưu điểm:

- Sau khi thực hiện sẽ góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trường khu vực

mỏ và các vùng lân cận, cụ thể như sau:

- Phủ xanh khu vực bãi thải và khai trường mỏ.

- Ngăn ngừa được bụi và tiếng ồn.

- Cải thiện môi trường không khí, nước và sinh vật.

- Mang lại hiệu quả kinh tế từ việc thu hoạch các cây trồng có giá trị kinh tế.

* Nhược điểm:

- Thời gian thực hiện lâu.

- Tốn kém nhiều chi phí.

+ Chỉ số phục hồi đất của phương án

- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” được xác định theo biểu thức sau: Ip = (Gm – Gp)/Gc

Trong đó:

+ Gm: giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán;

Diện tích cải tạo phục hồi khu vực các bãi thải, khai trường là: 1.107.840 m2. Đất

khu vực các bãi thải, khai trường khai thác sau cải tạo, trồng cây được coi như đất sản xuất Lâm nghiệp có giá 36.000 đồng/m2. Khung giá đất căn cứ theo Quyết định số 4368/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2010.

Gm = 1.107.840.800m2 x 36.000 đồng/m2 = 39.882.240.000 đồng.

+ Gp: Tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng; Dự tính cho phương án 1 là 12.339.188.746 đồng.

+ Gc: Giá trị nguyên thuỷ của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán. Trước khi khai thác mỏ, đây là khu đất trống đồi trọc. Diện tích đất là 1.107.840 m2 giá đất là 32.000 đồng/m2 (Khung giá đất căn cứ theo Quyết định số 4368/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh năm 2010).

Gc = 35.120.880.000đồng.

Vậy Ip = (39.882.240.000 -12.339.188.746)/ 35.120.880.000 = 0,784 [3]

3.4.2 Nội dung, khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường

- Giữ lại các công trình còn sử dụng [3]

Các công trình trên mặt bằng khai thác lộ thiên và hầm lò khu mỏ sử dụng chung. Do đó khi kết thúc khai thác không phải tháo dỡ các công trình trên mặt bằng mà chuyển mục đích sử dụng cho dự án khai thác than hầm lò.

Sau khi kết thúc khai thác mỏ tiến hành công tác cải tạo, nâng cấp các công trình trên mặt bằng, đồng thời trồng cây xung quanh mặt bằng sân công nghiệp.

Diện tích san gạt bề mặt là: 3000 m2, đánh tơi đất với bề dày 0,3 m, do đó khối lượng thực hiện san gạt là: 900 m3.

Trồng cây trên mặt sân công nghiệp: Sau khi công tác san gạt được hoàn tất, tiến hành thực hiện trồng cây keo lá tràm trên toàn bộ mặt bằng với diện tích 3000 m2.

Mật độ trồng cây Keo lá Tràm: Theo quyết định 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/07/2005 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v: Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trông rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng thì mật độ trồng Keo Là Tràm là 2.500 cây/ha.

Các công việc thực hiện:

+ San gạt đất phủ hữu cơ để trồng cây: 900 m3 (chiều sâu gạt tính trung bình là 0,3m).

+ Đào hố và trồng cây: Số lượng là: 750 hố.

+ Chăm sóc cây trong 3 năm đầu: Tưới nước, bón phân, trồng dặm cây chết.

+ Loại cây trồng tính toán: Keo lá Tràm.

- Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải Bắc A6 [3]

a. San gạt bề mặt bãi thải

Sau khi dừng đổ thải, bãi thải thường nhấp nhô không bằng phẳng do vậy cần san gạt qua bề mặt bãi thải cho bằng phẳng trước khi trồng cây: Diện tích bề mặt bãi thải cần san gạt: 90.000 m2, san gạt với chiều sâu trung bình 0,3m, khối lượng san gạt là 27.000 m3.

b. Trồng cây

- Loại cây dự kiến trồng: Căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện thích nghi và khả năng sinh trưởng của các loại cây trồng hiện đang được trồng và sinh trưởng tốt tại khu vực mỏ và vùng lân cận. Dự án lựa chọn đưa loại cây keo lá tràm vào trồng trên mặt tầng, trồng cỏ dại, lau le tại các khu vực sườn tầng.

+ Diện tích trồng keo lá tràm là 63.320m2.

+ Diện tích trồng cỏ trên sườn tầng là 26.770m2.

+ Mật độ trồng cây keo lá tràm: Theo quyết định 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/07/2005 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v: Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trông rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng thì mật độ trồng keo lá tràm là 2.500 cây/ha.

+ Mật độ trồng cỏ: trồng cây cách cây 50 cm và hàng cách hàng 70cm. 1m2

trồng 6 khóm. Do đó số cây cỏ trồng là: 160.620 khóm.

- Đào hố và trồng cây keo lá tràm là: 15.808cây (hố). Kích thước hố 0,4 x 0,4 x 0,4 m.

- Đất màu để trồng cây: 0,4 x 0,4 x 0,4 x 15.808 = 1011,71 m3.

- Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải Tây Bắc A6 [3]

a. San gạt bề mặt bãi thải

Diện tích bề mặt bãi thải cần san gạt: 58.000 m2, san gạt với chiều sâu trung bình 0,3m, khối lượng san gạt là 17.400 m3.

b. Trồng cây

- Loại cây dự kiến trồng: Dự án lựa chọn đưa loại cây keo lá tràm vào trồng trên mặt tầng, trồng cỏ dại, lau le tại các khu vực sườn tầng.

+ Diện tích trồng keo lá tràm là 33.116m2.

+ Diện tích trồng cỏ trên sườn tầng là 24.884m2.

+ Mật độ trồng cây keo lá tràm: 2.500 cây/ha.

+ Mật độ trồng cỏ: trồng cây cách cây 50 cm và hàng cách hàng 70cm. 1m2 trồng 6 khóm. Do đó số cây cỏ trồng là: 149.304 khóm.

- Đào hố và trồng cây keo lá tràm là: 8.279cây (hố). Kích thước hố 0,4 x 0,4 x 0,4 m.

- Đất màu để trồng cây: 0,4 x 0,4 x 0,4 x 8.279 = 529,86 m3.

- Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải Bắc A9 [3]

a. San gạt bề mặt bãi thải

Diện tích bề mặt bãi thải cần san gạt: 58.780 m2, san gạt với chiều sâu trung bình 0,3m, vậy khối lượng san gạt là 17.634 m3.

b. Trồng cây

- Loại cây dự kiến trồng: Dự án lựa chọn đưa loại cây Keo lá tràm vào trồng trên mặt tầng, trồng cỏ dại, lau le tại các khu vực sườn tầng.

+ Diện tích trồng keo lá tràm là 38.824m2.

+ Diện tích trồng cỏ trên sườn tầng là 19.956m2.

+ Mật độ trồng cây keo lá tràm: 2.500 cây/ha.

+ Mật độ trồng cỏ: trồng cây cách cây 50 cm và hàng cách hàng 70cm. 1m2 trồng 6 khóm. Do đó số cây cỏ trồng là: 119.736 khóm.

- Đào hố và trồng cây Keo lá tràm là: 9706 cây (hố). Kích thước hố 0,4 x 0,4 x 0,4 m.

- Đất màu để trồng cây: 0,4 x 0,4 x 0,4 x 9706 = 621,18 m3.

- Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải trong A6 [3]

a. San gạt bề mặt bãi thải

Diện tích bề mặt bãi thải cần san gạt: 103.000 m2, san gạt với chiều sâu trung bình 0,3m, vậy khối lượng san gạt là 30.900 m3.

b. Trồng cây

- Loại cây dự kiến trồng: Dự án lựa chọn đưa loại cây keo lá tràm vào trồng trên mặt tầng, trồng cỏ dại, lau le tại các khu vực sườn tầng.

+ Diện tích trồng keo lá tràm là 81.300m2.

+ Diện tích trồng cỏ trên sườn tầng là 21.700m2.

+ Mật độ trồng cây keo lá tràm: 2.500 cây/ha.

+ Mật độ trồng cỏ: trồng cây cách cây 50 cm và hàng cách hàng 70cm. 1m2 trồng 6 khóm. Do đó số cây cỏ trồng là: 130.200 khóm.

- Đào hố và trồng cây Keo lá tràm là: 20.325 cây (hố). Kích thước hố 0,4 x 0,4 x 0,4 m.

- Đất màu để trồng cây: 0,4 x 0,4 x 0,4 x 20.325 = 1300,80 m3.

- Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải trong A9 [3]

a. San gạt bề mặt bãi thải

Diện tích bề mặt bãi thải cần san gạt: 147.360 m2, san gạt với chiều sâu trung bình 0,3m, vậy khối lượng san gạt là 44.208 m3.

b. Trồng cây

- Loại cây dự kiến trồng: Dự án lựa chọn đưa loại cây keo lá tràm vào trồng trên mặt tầng, trồng cỏ dại, lau le tại các khu vực sườn tầng.

+ Diện tích trồng keo lá tràm là 112.189m2.

+ Diện tích trồng cỏ trên sườn tầng là 35.171m2.

+ Mật độ trồng cây keo lá tràm: 2.500 cây/ha.

+ Mật độ trồng cỏ: trồng cây cách cây 50 cm và hàng cách hàng 70cm. 1m2 trồng 6 khóm. Do đó số cây cỏ trồng là: 211.026khóm.

- Đào hố và trồng cây keo lá tràm là: 28.047 cây (hố). Kích thước hố 0,4 x 0,4 x 0,4 m.

- Đất màu để trồng cây: 0,4 x 0,4 x 0,4 x 28.047 = 1.795,02 m3.

- [3]

a. San Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải trong B1gạt bề mặt bãi thải

Sau khi dừng đổ thải: Diện tích bề mặt bãi thải cần san gạt: 141.000 m2, san gạt với chiều sâu trung bình 0,3m, khối lượng san gạt là 42.300 m3.

b. Trồng cây

- Loại cây dự kiến trồng: Dự án lựa chọn đưa loại cây keo lá tràm vào trồng trên mặt tầng, trồng cỏ dại, lau le tại các khu vực sườn tầng.

+ Diện tích trồng keo lá tràm là 125.000m2.

+ Diện tích trồng cỏ trên sườn tầng là 16.000 m2.

+ Mật độ trồng cây Keo lá tràm: 2.500 cây/ha.

+ Mật độ trồng cỏ: trồng cây cách cây 50 cm và hàng cách hàng 70cm. 1m2 trồng 6 khóm. Do đó số cây cỏ trồng là: 96.000 khóm.

- Đào hố và trồng cây keo lá tràm là: 31.250 cây (hố). Kích thước hố 0,4 x 0,4 x 0,4 m.

- Đất màu để trồng cây: 0,4 x 0,4 x 0,4 x 31.250 = 2.000 m3.

- Cải tạo, phục hồi môi trường moong khai thác khu B2 [3]

a. Đổ đất lấp moong

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí