Nghiên cứu cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác than Lộ Thiên tại mỏ ngã hai của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên than Quang Hanh – Vinacomin, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 11


STT

Công việc

Đơn vị

Khối lượng

V

Khối lượng công tác CTPHMT năm thứ 6




1

San gạt bề mặt bãi thải trong A6 trồng

cây




- Diện tích san gạt trồng cây

m2

103000


- Khối lượng san gạt trồng cây

m3

30900


- Khối lượng đào hố lắng

m3

300


2

Trồng cây quanh khu vực bãi thải trong

A6




- Diện tích trồng keo lá tràm

m2

81300


- Diện tích trồng cỏ laule, cỏ dại

m2

21700


- Đào hố trồng cây

hố

20325


- Số lượng cây keo lá tràm

Cây

20325


-Số lượng khóm cỏ laule, cỏ dại

Khóm

130200


-Đổ đất màu trồng cây

m3

1300.80


VI

Khối lượng công tác CTPHMT KTKT và

ĐT




1

Cải tạo các công trình trên mặt bằng sân công

nghiệp



1

San gạt mặt bằng sân công nghiệp




- Diện tích san gạt trồng cây

m2

3000


- Khối lượng san gạt trồng cây

m3

900


2

Trồng cây xung quanh mặt bằng sân công

nghiệp




- Diện tích trồng keo lá tràm

m2

3000


- Đào hố trồng cây

hố

750


- Số lượng cây keo lá tràm

Cây

750


-Đổ đất màu trồng cây

m3

48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Nghiên cứu cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác than Lộ Thiên tại mỏ ngã hai của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên than Quang Hanh – Vinacomin, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 11


STT

Công việc

Đơn vị

Khối lượng


3

San gạt bề mặt bãi thải trong A9 trồng

cây




- Diện tích san gạt trồng cây

m2

147360


- Khối lượng san gạt trồng cây

m3

44208


- Khối lượng đào hố lắng

m3

300


4

Trồng cây quanh khu vực bãi thải trong

A9




- Diện tích trồng keo lá tràm

m2

112189


- Diện tích trồng cỏ laule, cỏ dại

m2

35171


- Đào hố trồng cây

hố

28047


- Số lượng cây keo lá tràm

Cây

28047


-Số lượng khóm cỏ laule, cỏ dại

Khóm

211026


-Đổ đất màu trồng cây

m3

1795.02


5

San gạt bề mặt bãi thải trong B1 trồng

cây




- Diện tích san gạt trồng cây

m2

141000


- Khối lượng san gạt trồng cây

m3

42300


- Khối lượng đào hố lắng

m3

300


6

Trồng cây quanh khu vực bãi thải trong

B1




- Diện tích trồng keo lá tràm

m2

125000


- Diện tích trồng cỏ laule, cỏ dại

m2

16000


- Đào hố trồng cây

hố

31250


- Số lượng cây keo lá tràm

Cây

31250


-Số lượng khóm cỏ laule, cỏ dại

Khóm

96000


-Đổ đất màu trồng cây

m3

2000

7

Đổ đất lấp moong khu B3 đến mức + 40




STT

Công việc

Đơn vị

Khối lượng


- Khối lượng đất lấp moong

m3

391710


-Cung độ vận chuyển

Km

1

8

San gạt bề mặt moong Khu B3




- Diện tích san gạt trồng cây

m2

87000


- Khối lượng san gạt trồng cây

m3

26100


- Khối lượng đào hố lắng

m3

300

9

Trồng cây quanh moong Khu B3




- Diện tích trồng keo lá tràm

m2

87000


- Đào hố trồng cây

hố

21750


- Số lượng cây keo lá tràm

Cây

21750


-Đổ đất màu trồng cây

m3

1392

10

Cải tạo hệ thống thoát nước trên mặt




- Chiều dài nạo vét rãnh nước

M

1330


- Khối lượng nạo vét rãnh nước

m3

399


- Chiều dài nạo vét suối Lép Mỹ

M

4400


- Khối lượng nạo vét rãnh nước

m3

399


- Chiều dài nạo vét rãnh nước

M

450


- Khối lượng nạo vét rãnh nước

m3

2250

TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CTPHMT

1

San gạt bề mặt trồng cây




- Diện tích san gạt trồng cây

m2

1107840


- Khối lượng san gạt trồng cây

m3

332352


- Khối lượng đào hố lắng

m3

3300

2

Trồng cây keo lá tràm và cỏ lau le




- Diện tích trồng keo lá tràm

m2

923417


- Diện tích trồng cỏ laule, cỏ dại

m2

184423


- Đào hố trồng cây

hố

230854


STT

Công việc

Đơn vị

Khối lượng


- Số lượng cây keo lá tràm

Cây

230854


-Số lượng khóm cỏ laule, cỏ dại

Khóm

1106538


-Đổ đất màu trồng cây

m3

14774,67

(Nguồn: Công ty TNHH MTV than Quang Hanh, năm 2011) [3]

3.4.3 Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường

Công tác cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác mỏ thường được thi công trong điều kiện địa hình khó khăn, dễ xảy ra sự cố gây tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp để phòng ngừa, ứng phó như sau:

- Trước khi thực hiện công tác, cải tạo, phục hồi môi trường phải tiến hành giám sát, kiểm tra tất cả các vị trí dự tính sẽ thực hiện để biết hiện trạng các công trình, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp.

- Thành lập ban an toàn kỹ thuật chịu trách nhiệm về công tác an toàn chung cho toàn quá trình. Ban này có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra tiến độ, công tác thực hiện và việc chấp hành an toàn lao động trong quá trình thi công của công nhân.

- Lập các biện pháp an toàn cụ thể và quy trình làm việc khi thi công để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

- Tổ chức tập huấn cho công nhân và xây dựng tình huống tai nạn xảy ra để công nhân học tập.

- Khi có sự cố môi trường xảy ra cần tiến hành đưa người bị nạn đi cấp cứu ngay, đồng thời báo cáo ngay cho Giám đốc và phòng Đầu tư Xây dựng & Môi trường để đưa ra phương án khắc phục sự cố. Trong trường hợp sự cố môi trường diễn ra phức tạp thì cần báo cáo với chính quyền địa phương cùng phối hợp khắc phục sự cố. [3]

3.5 Kinh phí thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường mỏ than Ngã Hai

3.5.1 Cơ sở tính toán

- Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 “V/v: Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”.

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN, ngày 06 tháng 07 năm 2005 “V/v: Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng”.

- Đơn giá XDCB số 3031/QĐ - NLDK ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Công Nghiệp

- Đơn giá xây dựng công trình phần xây dựng ban hành kèm theo Văn bản số 179/2008/SXD - KTXD ngày 04/3/2008 của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh.

- Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng ban hành kèm theo Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng.

- Công văn số 982/SXD-KTXD ngày 21/6/2011 của UBND Tỉnh Quảng Ninh “V/v hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình “Kèm theo quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng”.

- Chi phí vận chuyển và bốc dỡ tính theo công bố 762/SXD - KTXD ngày 01 tháng 7 năm 2008 và 1040/ SXD - KTXD ngày 04 tháng 9 năm 2008 do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh ban hành “V/v: Công bố đơn giá vận chuyển vật liệu xây dựng bằng phương tiện cơ giới và thủ công”

- Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

- Thông tư số 97/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thông tư số 129/2009/TT-BTC ngày 26/12/2009 của Bộ Tài Chính “V/v: Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng”.

- Giá vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Ninh tại thời điểm năm 2013. [3,4]

3.5.2 Chi phí cải tạo phục hồi môi trường bãi thải và moong khai thác

Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải và moong khai thác – mỏ than Ngã Hai được tổng hợp ở các bảng 3.10 và 3.11 (Phụ lục của Luận văn). [3,4]

Hiện tại, Công ty TNHH MTV than Quang Hanh đang có 2 dự án cải tạo, phục hồi môi trường đó là Dự án khai thác lộ thiên lộ vỉa mỏ than Ngã Hai và dự án duy trì, mở rộng khai thác lộ thiên mỏ than Ngã Hai với tổng số kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường là gần 16 tỷ đồng. Đây là một số tiền rất lớn để cải tạo, phục hồi môi trường cho khu mỏ than Ngã Hai, so với những lợi ích từ việc khai thác lộ thiên mang lại thì việc chi phí để cải tạo, phục hồi này cũng rất cần thiết.

Theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Tập đoàn than Khoáng sản Việt Nam thì dần dần sẽ bỏ hình thức khai thác lộ thiên vì khối lượng đất đá thải rất nhiều và chi phí để cải tạo, phục hồi môi trường tương đối lớn, sẽ chỉ để khai thác hầm lò do những tác động đến môi trường ít hơn và chi phí cải tạo cũng sẽ nhỏ hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết Luận

Đề tài “Nghiên cứu cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên tại mỏ than Ngã Hai của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh – Vinacomin, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” được tác giả thực hiện đã được một số kết quả như sau:

- Đánh giá được ưu, nhược điểm của các phương pháp cải tạo, phục hồi môi trường đang áp dụng trên Thế giới và đưa ra những mặt tồn tại trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường tại Việt Nam hiện nay.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và các tác động của hoạt động khai thác lộ thiên tới môi trường không khí, nước, đất, hệ sinh thái và kinh tế - xã hội… khu vực mỏ Quang Hanh.

- Đã lựa chọn được loại cây thích hợp nhất cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường khu mỏ than Ngã Hai, Công ty TNHH MTV than Quang Hanh – Vinacomin đó chính là loại cây keo tai tượng. Loại cây vừa mang lại lợi ích về mặt kinh tế đồng thời hiệu quả lớn nhất mà loại cây này mang lại là sự thích nghi với môi trường đất nghèo chất dinh dưỡng, nguy cơ sạt lở bở tầng và sói mòn cao (bãi thải đất đá xít thải than) rất phù hợp cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản than.

- Từ việc lựa chọn được loại cây thích hợp cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường khu mỏ Quang Hanh nói riêng, mô hình có thể nhân rộng cho các mỏ khai thác than khu vực Quảng Ninh và rộng hơn là trên phạm vi toàn quốc.

Kiến Nghị

- Theo “Quy hoạch phát triển ngành Than giai đoạn 2006 2015 có xét triển vọng đến 2025”, sau năm 2015, đa số các mỏ lộ thiên công suất nhỏ và các lộ vỉa đi vào giai đoạn dừng khai thác. Do vậy, các mỏ này cần triển khai đồng bộ công tác khai thác kết hợp với cải tạo và phục hồi môi trường.

- Việc thực hiện chương trình cải tạo và phục hồi môi trường tại các mỏ khai thác lộ thiên đòi hỏi phải có sự đồng bộ của các mỏ với nhau để tiết kiệm chí phí sản xuất. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cải tạo và phục hồi môi trường trong khai thác lộ thiên cần có sự chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan thành viên Vinacomin, các cấp chính quyền và sự đồng thuận của cộng đồng dân cư tại các vùng có hoạt động khai thác khoáng sản. Do vậy, cần có các cơ chế, chính sách và chế tài phù hợp tạo thuận lợi cho việc thực hiện.

- Đề nghị tiếp tục được nghiên cứu bằng thực nghiệm về mức độ phù hợp và tính khả thi đối với phương án lựa chọn cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường các khu lộ vỉa mỏ than Ngã Hai của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh – Vinacomin để từ đó có các tư liệu chính xác phục vụ cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường cho các mỏ lộ thiên không chỉ khai thác than mà còn cho các mỏ khai thác khoáng sản khác.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí