STT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | Năm 6 | Tổng cộng |
1 | Bãi thải Bắc A6 | m3 | 1 826 810 | 1 826 810 | |||||
Cung độ | km | 1.00 | 1,00 | ||||||
Khối lượng vận tải | T.km | 4 877 583 | 4 877 583 | ||||||
2 | Bãi thải Bắc A9 | m3 | 458 124 | 192 000 | 650 124 | ||||
Cung độ | km | 1.00 | 1.00 | 1,00 | |||||
Khối lượng vận tải | T.km | 1 223 191 | 512 640 | 1 735 831 | |||||
3 | Bãi thải Tây Bắc A6 | m3 | 612 498 | 612 498 | |||||
Cung độ | km | 1.00 | 1,00 | ||||||
Khối lượng vận tải | T.km | 1 635 370 | 1 635 370 | ||||||
4 | Bãi thải trong A9 | m3 | 181 790 | 2 226 236 | 2 408 026 | ||||
Cung độ | km | 1.00 | 1.00 | 1,00 | |||||
Khối lượng vận tải | T.km | 485 379 | 5 944 050 | 6 429 429 | |||||
5 | Bãi thải Tây B5 | m3 | 578 352 | 1 542 970 | 2 121 321 | ||||
Cung độ | km | 1.00 | 1.00 | 1,00 | |||||
Khối lượng vận tải | T.km | 1 544 199 | 4 119 729 | 5 663 928 | |||||
6 | Bãi thải trong A6 | m3 | 721 788 | 555 237 | 1 277 026 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Khu Vực Mỏ Than Ngã Hai
- Hiện Trạng Công Tác Khai Thác Và Và Đổ Thải Tại Các Lộ Vỉa Mỏ Ngã Hai Của Công Ty Tnhh Mtv Than Quang Hanh - Vinacomin
- Thông Tin Về Các Bãi Thải Dự Án Sử Dụng Đổ Thải
- Các Rủi Ro, Sự Cố Môi Trường Do Hoạt Động Khai Thác Lộ Thiên Gây Ra
- Bảng Tổng Hợp Khối Lượng Công Tác Cải Tạo, Phục Hồi Môi Trường
- Nghiên cứu cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác than Lộ Thiên tại mỏ ngã hai của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên than Quang Hanh – Vinacomin, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 11
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Cung độ | km | 1.00 | 1.00 | 1,00 | |||||
Khối lượng vận tải | T.km | 1 927 175 | 1 482 484 | 3 409 658 | |||||
7 | Bãi thải trong B1 | m3 | 1 765 849 | 1 208 930 | 2 974 780 | ||||
Cung độ | km | 1.00 | 1.00 | 1,00 | |||||
Khối lượng vận tải | T.km | 4 714 818 | 3 227 844 | 7 942 662 | |||||
Tổng cộng | m3 | 2 284 934 | 986 288 | 2 804 588 | 2 264 758 | 2 321 087 | 1 208 930 | 11 870 585 | |
Cung độ | km | 1,00 | 1,00 | 1,00 | 1,00 | 1,00 | 1,00 | 1,00 | |
Khối lượng vận tải | T.km | 6 100 774 | 2 633 390 | 7 488 249 | 6 046 904 | 6 197 301 | 3 227 844 | 31 694 462 |
- Tháo khô và thoát nước mỏ:
Mối tương quan giữa lịch khai thác; lượng lưu tụ lớn nhất trong moong Qmax (m3/ng.đ) trong suốt quá trình khai thác và chiều cao thoát nước H (m) được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8 Lưu lượng nước chảy vào khai trường
Moong khai thác | QMax (m3/ng.đ) | H (m) | |
năm thứ nhất | A9 | - | 20 |
A6 | 11561 | 40 | |
nửa đầu năm thứ hai | A9 | 14301 | 60 |
B2 | - | 20 | |
nửa cuối năm thứ hai | B2 | 6100 | 10 |
B4 | - | 20 | |
năm thứ ba | B4 | 17497 | 40 |
B5 | - | 10 | |
năm thứ tư | B1 | - | 30 |
B5 | 20752 | 80 | |
năm thứ năm | B1 | 15060 | 42 |
B3 | - | 20 | |
năm thứ sáu | B3 | 12408 | 50 |
Từ khi bắt đầu triển khai dự án đến khi kết thúc dự án có nhiều nhất 2 moong khai thác cùng một thời điểm trong đó hai moong có lượng lưu tụ và chiều cao thoát nước lớn nhất là moong B4, B5 khai thác đồng thời năm thứ 3. Để giảm thiểu phải đầu tư nhiều thiết bị, hệ thống máy bơm đáp ứng cho việc thoát nước toàn mỏ trong các giai đoạn khai thác được tính dựa trên các thông số đầu vào của hai moong B4 và B5. Việc thoát nước cho các moong khác sẽ được dùng lại hệ thống thiết bị của moong B4 và B5. [3]
3.3 Tác động của khai thác lộ thiên mỏ than Ngã Hai đến chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu
3.3.1. Tác động của khai thác lộ thiên đến môi trường không khí
Kết quả khảo sát phân tích, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ và các điểm lân cận (số liệu đo đạc, phân tích xem trong phụ lục luận văn) khu mỏ than Ngã Hai của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin) cho thấy:
- Về hàm lượng bụi: sức chịu tải đối với bụi tại các điểm sản xuất ở mức độ trung bình đến thấp khi hiện nay hầu hết môi trường không khí xung quanh đều bị ô nhiễm mức độ khác nhau: vừa đến nhẹ đến nặng.
Trong quá trình khai thác khu lộ vỉa mỏ than Quang Hanh, bụi phát sinh chủ yếu từ công đoạn nổ mìn khai thác than, xúc bốc, vận tải đất đá đến bãi đổ thải và than về khu nhà sàng.
Nổ mìn làm tơi đất đá là hoạt động không thể thiếu trong khai thác khoáng sản than. Đây là hoạt động tạo ra lượng bụi lớn, do khi bắn mìn các bãi mìn lớn làm tơi đất đá để chuẩn bị cho công tác bốc xúc. Việc khoan các lỗ mìn bằng thiết bị khoan cũng tạo ra lượng bụi ảnh hưởng tới người công nhân khoan. Tuy nhiên, bụi phát sinh do nổ mìn chỉ cao tức thời, sau đó lan tỏa vào không khí. Sự lan toả nhiều hay ít phụ thuộc vào cường độ gió và địa hình nơi tiến hành nổ mìn, nhưng phần lớn sẽ được lắng xuống sau nửa giờ. Do vậy, ảnh hưởng của bụi tới môi trường không khí xung quanh chỉ mang tính tức thời và phạm vi hẹp.
Bụi do xúc bốc than và đất đá thải gây ra chủ yếu ảnh hưởng trong phạm vi cục bộ tại khai trường khai thác, đối tượng chịu tác động trực tiếp là những công nhân trực tiếp tham gia vận hành máy xúc, ô tô, công nhân chỉ huy…
Bụi do vận chuyển than và đất đá thải chỉ phát sinh trên tuyến đường vận chuyển đất đá thải từ khai trường ra bãi thải và khu sàng tuyển. Tuy nhiên tuyến đường vận chuyển đất đá thải từ khai trường ra bãi thải là đường nội mỏ, không có dân cư sinh sống. Do vậy, tác động của bụi phát sinh do hoạt động vận tải không ảnh hưởng tới dân cư, chỉ làm tăng cao hàm lượng bụi trong môi trường không khí
xung quanh tuyến đường, gây ô nhiễm không khí cục bộ.
Nhận thấy tất cả các khâu công nghệ trong quá trình khai thác, vận chuyển… đều tạo bụi gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cần phải có biện pháp quản lý và kỹ thuật để giảm thiểu các tác động nói trên.
- Về hàm lượng các chất khí: sức chịu tải đối với nồng độ các chất khí còn khá tốt khi hiện nay môi trường không khí xung quanh chưa có biểu hiện ô nhiễm các chất khí quan trắc.
Hoạt động khoan nổ mìn và việc tham gia của các máy móc thiết bị sử dụng động cơ đốt trong trong các khâu bốc xúc vận chuyển làm phát sinh các khí CO, CO2, SO2 và NO2. Theo các nghiên cứu khoa học về tác động của các khí này tới sức khoẻ con người cho thấy: Các khí này chỉ tác động khi có nồng độ tức thời lớn. Tuy nhiên, theo kết quả đo đạc của các đơn vị khai thác khoáng sản khác cho thấy hàm lượng tức thì của các khí này trong môi trường không lớn và thường thấp hơn nhiều giới hạn cho phép. Do đó, tác động của các khí này tới sức khoẻ con người và sinh vật là không đáng kể, về lâu dài tác động lớn nhất là tới bầu khí quyển, làm tăng hàm lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính. [3,4]
- Về tiếng ồn: Hầu hết sức chịu tải của môi trường đối với tiếng ồn còn khá tốt, một vài khu vực có sức chịu tải thấp như khu vực xưởng sàng, xưởng cơ khí song có tính cục bộ chứ không lan truyền trong phạm vi rộng.
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động nổ mìn và khoan; hoạt động của các thiết bị vận tải, máy móc san gạt trên công trường khai thác.
Các hoạt động gây tiếng ồn trong các khâu công nghệ chủ yếu xảy ra trong ranh giới mỏ do vậy chỉ gây ảnh hưởng cục bộ trong phạm vi ranh giới của mỏ. [3]
3.3.2 Tác động của khai thác lộ thiên đến môi trường nước
a) Môi trường nước mặt
Đối với nước mặt trong ranh giới mỏ Ngã Hai: chưa bị axit hóa, chưa bị ô nhiễm sắt, man gan và các kim loại độc hại khác như As, Hg, Pb, Cd. Sức chịu tải đổi với các chỉ tiêu cặn lơ lửng, COD và BOD5 chỉ ở mức độ trung bình. Đặc biệt, đoạn suối Ngã Hai chảy qua khu dân cư lân cận mỏ và mặt bằng trung tâm mỏ Ngã
Hai có mức độ ô nhiễm nặng hơn các đoạn sông suối khác chảy qua khu mỏ (suối Lép Mỹ, suối Cạn), sức chịu tải của đoạn suối này đối với các chỉ tiêu ô nhiễm được đánh giá ở mức độ thấp.
Các suối khác nằm ngoài ranh giới mỏ Ngã Hai cũng có biểu hiện ô nhiễm một số chỉ tiêu quan trắc như ô nhiễm cặn, BOD5 và COD với các mức độ khác nhau, sức chịu tải chỉ ở mức độ trung bình. Riêng sông Diễn Vọng đoạn trung lưu và hạ lưu hiện nay bị ô nhiễm nhẹ một số chỉ tiêu như hàm lượng cặn, sắt và man gan tăng cao, bị ô nhiễm cặn lơ lửng song không ảnh hưởng đến nguồn cấp nước cho sinh hoạt trong vùng do nguồn cấp nước được lấy từ thượng lưu sông Diễn Vọng. Phía thượng nguồn sông Diễn Vọng hiện nay đang được tỉnh Quảng Ninh bảo vệ nghiêm ngặt. Nước từ thượng lưu được chứa vào đập Cao Vân và dẫn bằng hệ thống đường ống kín kiên cố đưa về nhà máy nước Diễn Vọng để xử lý và cấp cho sinh hoạt cho toàn vùng Cẩm Phả. Tuy nhiên, sông Diễn Vọng chảy ra vịnh Cửa Lục tại khu vực Hạ Long nên việc ô nhiễm các chỉ tiêu ở phía trung lưu và hạ lưu dù đang ở mức độ nhẹ song lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước vịnh Cửa Lục. (Kết quả quan trắc xem trong phụ lục luận văn).
b) Môi trường nước ngầm
Tác động của việc khai thác đến nước ngầm chủ yếu là giảm lưu lượng và hạ thấp mực nước ngầm khu vực. Thực tế khai thác tại các khai trường lộ thiên ở khu vực mỏ than Quang Hanh trong nhiều năm qua trên hầu hết các đầu lộ vỉa, đáy các khai trường vào mùa khô đều không có nước ngầm xuất lộ.
Kết quả khảo sát thực địa vào tháng 5/2012 trên toàn bộ các khai trường lộ thiên mỏ Quang Hanh không phát hiện thấy xuất lộ nước ngầm trên cả hai bờ vách và trụ. Kết quả quan trắc địa chất thủy văn của mỏ than Quang Hanh trong quá trình khai thác hầm lò từ mức -50 ÷ LV đã xác nhận nước ngầm trong địa tầng chứa than các khu vực khai thác hầm lò trên lộ vỉa được tháo khô hoàn toàn. Từ thực tế trên cho thấy nước ngầm trong địa tầng chứa than mỏ Quang Hanh đã được hạ thấp và tháo khô cùng với quá trình khai thác xuống sâu của khai thác hầm lò. Như vậy, cho
phép loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng của khai thác lộ vỉa tới nguồn nước ngầm của khu vực. [3,4]
3.3.3 Tác động của khai thác lộ thiên đến môi trường đất
Một trong những tác động lớn nhất tới môi trường đất trong khai thác than là sự chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp thành đất công nghiệp; làm giảm các tính chất của đất lâm nghiệp như độ phì nhiêu của đất, độ tơi xốp của đất.
- Ranh giới trên mặt: Khai thác trong phạm vi ranh giới được giao theo quyết định giao thầu số: 1871/QĐ-HĐQT, ngày 08/8/2008 của chủ tịch Hội đồng quản trị Vinacomin.
- Ranh giới dưới sâu:
+ Khu A6 lấy từ lộ vỉa đến +20.
+ Các khu còn lại gồm A9, B1, B2, B3, B4 và B5 lấy từ lộ vỉa đến ±0.
Quá trình mở rộng ranh giới trên mặt không ảnh hưởng đến diện tích đất lâm nghiệp, diện tích khai trường lộ thiên nằm trong giới hạn phạm vi ranh giới mỏ quản lý là các khu đất trống, đồi trọc, không có dân cư sinh sống. Do đó, không có việc chuyển diện tích đất lâm nghiệp, đất thổ cư thành đất công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình đào bới khai thác than phía dưới lớp đất phủ sẽ làm cho lớp đất phủ vốn đã nghèo dinh dưỡng sẽ càng trở nên nghèo kiệt hơn, bạc màu hơn.
Bên cạnh đó, quá trình bơm thoát nước thải moong khai thác sẽ làm cho lớp đất nơi có nước thải chảy qua bị ô nhiễm đất đặc biệt là đất ven suối Ngã Hai nơi tiếp nhận các dòng thải.
Trong khai thác than lộ thiên của dự án, mặc dù trữ lượng than huy động ít (1.066.524 tấn) song khối lượng đất đá bóc là 11.870.585 m3, khi đổ thải sẽ tạo ra các bãi thải đất đá. Quá trình bóc đất làm phong hóa lớp đất bề mặt, đất trở nên tơi xốp, bở, giòn, độ ẩm kém, khả năng giữ nước kém dẫn đến hàm lượng các chất dinh dưỡng giảm. Đặc điểm chung của bãi thải đất đá mỏ lộ thiên là môi trường khô cằn, nghèo xấu. Kết quả khảo sát thực tế các bãi thải đất đá nói chung và của mỏ Quang
Hanh nói riêng cho thấy trên bề mặt và sườn tầng thải đất đá chủ yếu thuộc loại đất đá có độ màu mỡ kém, độ ẩm thấp. Chính vì vậy, ngay từ khi lập dự án, chủ đầu tư
đã phải nghiên cứu các giải pháp cải tạo, hoàn nguyên môi trường, cải tạo bãi thải, trả lại diện tích đất đã sử dụng khi kết thúc dự án. [3,4]
3.3.4 Tác động của khai thác lộ thiên đến hệ sinh thái
Hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới nước trong khu vực không còn nguyên thuỷ như ban đầu. Rừng không còn các loại cây quí hiếm như lim, sến, táu mà thay vào đó là đồi trọc, rừng trồng, các cây ăn quả như nhãn, mít, ổi… Các loài động vật quí hiếm trong danh sách đỏ như vọp, đười ươi, gấu, hổ, báo… không còn, chỉ xuất hiện các động vật nuôi của dân cư. Hệ sinh thái trong khu vực mỏ không còn phong phú và đa dạng. Khu vực khai thác lộ vỉa khu mỏ than Quang Hanh là khu vực đồi núi, do đó các chất có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh khó có thể phát tán ra bên ngoài nên ít gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực. [3,4]
3.3.5 Tác động của khai thác lộ thiên đến kinh tế - xã hội
- Các tác động tích cực: Để khai thác triệt để tài nguyên than tại những vị trí khó khai thác bằng phương pháp hầm lò, đáp ứng nhu cầu về than đang tăng cao của nền kinh tế quốc dân, đồng thời nâng cao sản lượng than của Công ty, mỏ tiếp tục tiến hành đầu tư khai thác các điểm lộ vỉa mở rộng, duy trì sản lượng than cho những năm tiếp theo.
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần ổn định sản lượng cho toàn ngành, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Do trữ lượng than huy động của dự án thấp song Công ty hầu như không phải đầu tư thiết bị và xây dựng các hạng mục trên mặt bằng sân công nghiệp như hệ thống sàng, nhà kho, xưởng cơ khí… mà tận dụng luôn mạng lưới cơ sở hạ tầng sẵn có của mỏ. Dự án mang lại nguồn lợi kinh tế góp phần tăng thu nhập cho đời sống cán bộ công nhân mỏ , tăng nguồn thu ngân sách của nhà nước từ việc đóng thuế đất , thuế tài nguyên , thuế thu nhập doanh nghiệp... và các loại phí khác như phí bảo vệ môi trường , phí nước thải, phí khai thác khoáng sản ... tạo một nguồn quỹ phúc lợi xã hội lớn giúp đỡ các gia đình chính sách, khó khăn, các khu vực thiên tai và trẻ em lang thang cơ nhỡ…
- Các tác động tiêu cực: Các hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất và xả nước thải nếu không được kiểm soát