hợp giữa lộ thiên và hầm lò đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập, từ khai thác đồng thời lộ thiên và hầm lò đến khai thác có trình tự lộ thiên trước và hầm lò sau hay hầm lò trước và lộ thiên sau. Các nghiên cứu đã phân loại khai thác hỗn hợp hầm lò - lộ thiên làm 3 nhóm, dựa trên nguyên tắc phối kết hợp theo không gian và thời gian:
- Khai thác khoáng sàng từ phương pháp lộ thiên chuyển sang phương pháp hầm lò;
- Khai thác khoáng sàng từ phương pháp hầm lò chuyển sang phương pháp lộ thiên;
- Khai thác khoáng sàng đồng thời bằng cả hai phương pháp hầm lò và lộ thiên.
Tuỳ thuộc việc áp dụng loại hình khai thác hỗn hợp trong khoáng sàng và điều kiện mỏ - địa chất cụ thể mà có các mức độ ảnh hưởng tiêu cực khác nhau, trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Ảnh hưởng của chấn động nổ mìn mỏ lộ thiên đến các công trình mặt bằng và hầm lò của mỏ hầm lò.
- Ảnh hưởng của nước tại moong và bãi thải mỏ lộ thiên phía trên đến khai thác hầm lò phía dưới. Ảnh hưởng gia tăng áp lực lên đường lò trong vùng đổ thải mỏ lộ thiên. Trong đó các yếu tố địa chất như các đứt gãy kiến tạo thường là những bất lợi, mối nguy hiểm tiềm tàng đối với khai thác mỏ hầm lò phía dưới bởi vì đứt gãy địa chất làm yếu đất đá, làm đất đá bị vỡ vụn hoặc chuyển dịch gây mất cân bằng ứng suất; làm dịch chuyển các vỉa khoáng sản nên đây là những nơi lưu thông nước tốt. Do vậy, tại những nơi đứt gãy dễ gây nhiều hiện tượng địa chất động lực như xói ngầm, cát chảy, đặc biệt là bục nước. Mặt khác, đứt gãy là nơi nước lưu thông tốt nên khi lưu thông với nước mặt (suối, sông, hồ, đáy moong lộ thiên…) sẽ làm ngập hay bục đường lò gây nguy hiểm cho công nhân khai thác.
- Ảnh hưởng của sập đổ đất đá do khai thác hầm lò đến độ ổn định bờ mỏ và các công trình của mỏ lộ thiên phía trên.
Phương án cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực khi còn hoạt động khai thác hầm lò phía dưới:
Đối với bãi thải và mặt bằng sân công nghiệp:
Phương án và các công tác cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải và mặt bằng sân công nghiệp được tiến hành như đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực khi không có hoạt động khai thác hầm lò phía dưới. Tuy nhiên, cần chú ý tới vấn đề có nên hoặc không nên tận dụng lại mặt bằng sân công nghiệp và bãi thải đất đá để phục vụ khai thác cho dự án khai thác hầm lò phía dưới hay không, từ đó ta có các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường cho phù hợp.
Đối với Cải tạo, phục hồi moong lộ thiên sau khai thác:
Việc cải tạo, phục hồi moong lộ thiên sau khai thác khi còn hoạt động khai thác hầm lò phía dưới hoặc gần moong khai thác có thể thực hiện các phương pháp sau:
- San lấp hoàn toàn các moong lộ thiên làm giảm khả năng chứa nước để đảm bảo an toàn trong khai thác than hầm lò.
- San lấp tới mức nước tự chảy để đảm bảo không có nước thấm tới khu vực hoạt động khai thác hầm lò phía dưới.
- San lấp một phần, tạo lớp chống thấm, tạo các giếng thu nước bơm thoát nước với công suất bơm thoát nước lớn.
- Tạo hệ thống cây xanh trên sườn tầng và lắp đặt hệ thống rào chắn xung quanh moong...
Tùy theo mục đích sử dụng, địa hình, địa chất khu vực mà ta có các biện pháp cải tạo phù hợp với điều kiện thực tế.
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
Trước khi bước vào giai đoạn thực địa, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu, các báo cáo liên quan đến nội dung nghiên cứu như tài liệu về Cải tạo, phục hồi môi trường trong nước và trên thế giới, các báo cáo về kinh tế - xã hội của các tổ chức huyện, xã, báo cáo hoạt động của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh.
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa
Là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng. Quá trình nghiên cứu thực địa chủ yếu là khảo sát, đánh giá tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học, hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu.
Phương pháp này được tiến hành sau khi có những phân tích, nhận định khái quát về những tác động của khai thác lộ thiên đến môi trường, kinh tế, xã hội, vai trò của cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực có khai thác khoáng sản. Cụ thể, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa để đánh giá các tuyến tiềm năng. Sử dụng máy ảnh để lưu giữ hiện trạng, những phong cảnh có giá trị tham quan, sự xuất hiện của các loài sinh vật…
Để đánh giá diện tích hiện trạng môi trường và các yếu tố ảnh hưởng khu vực mỏ than Ngã Hai, Tác giả đã sử dụng phương pháp quan trắc tại các vị trí đại diện cho khu vực, phân tích các chỉ số ô nhiễm trong phòng thí nghiệm. Ưu điểm của phương pháp này không chỉ là nhanh chóng chính xác mà còn có thể tạo cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá hiện trạng của các năm sau này.
Để nghiên cứu tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường, Tác giả đã khảo sát thực tế tại các khu vực liên quan đến mỏ than Ngã Hai, xác định các vị trí cần phải tiến hành cải tạo như khu khai thác, mặt bằng sân công nghiệp, bãi thải...sau đó lựa chọn phương án và khối lượng công việc thực hiện như trồng cây khu bãi thải và mặt bằng sân công nghiệp, xây kè bãi thải, hệ thống mương rãnh thoát nước, san gạt và đổ đất lấp moong khai thác....
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm mục đích tham khảo ý kiến của các thầy cô trong ngành môi trường, các cán bộ làm công môi trường tại cơ sở. Mặt khác, thực hiện tra cứu sách báo, các công trình nghiên cứu đã được công bố, lựa chọn, kế thừa và vận dụng có chọn lọc, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm Word, Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu đã thu thập được.
Ngoài những phương pháp kể trên, trong quá trình hoàn thiện luận văn tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp kế thừa.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực mỏ than Ngã Hai
3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực mỏ than Ngã Hai
- Vị trí địa lý khu mỏ than Ngã Hai:
Theo Quyết định số 1871/QĐ-HĐQT ngày 08/08/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Khu vực tài nguyên than giao cho Công ty TNHH MTV than Quang Hanh – Vinacomin quản lý, bảo vệ, thăm dò và tổ chức khai thác thuộc xã Dương Huy, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ranh giới mỏ được xác định với diện tích là 17,6 Km2. [6]
+ Phía Đông giáp với mỏ Nam Khe Tam.
+ Phía Tây giáp với mỏ Tây Bắc Ngã Hai.
+ Phía Nam giáp với mỏ Tây Khe Sim.
+ Phía Bắc giáp với mỏ Khe Tam.
Bảng 3.1 Tọa độ ranh giới mỏ than Ngã Hai - Quang Hanh
Tên mốc tọa độ | Hệ toạ độ NN 1972 | Hệ toạ độ VN-2000 kinh tuyến trục 105, múi chiếu 60 | |||
X | Y | X | Y | ||
1 | NH.1 | 28 600 | 417 250 | 2329093.963 | 728857.964 |
2 | NH.2 | 28 925 | 418 064 | 2329434.272 | 729665.843 |
3 | NH.3 | 29 044 | 418 894 | 2329568.886 | 730493.602 |
4 | NH.4 | 29 103 | 419 958 | 2329647.904 | 731556.497 |
5 | NH.5 | 29 175 | 421 200 | 2329743.272 | 732797.159 |
6 | NH.6 | 29 310 | 421 480 | 2329883.543 | 733074.624 |
7 | NH.7 | 28 150 | 421 740 | 2328728.409 | 733356.453 |
8 | NH.8 | 27 655 | 422 035 | 2328238.944 | 733660.769 |
9 | NH.9 | 27 535 | 421 536 | 2328109.559 | 733164.014 |
10 | NH.10 | 27 085 | 421 670 | 2327662.068 | 733306.477 |
11 | NH.11 | 26 951 | 421 954 | 2327533.404 | 733593.003 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác than Lộ Thiên tại mỏ ngã hai của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên than Quang Hanh – Vinacomin, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Đánh Giá Ưu, Nhược Điểm Các Phương Án Cải Tạo, Phục Hồi Môi Trường
- Sự Khác Biệt Trong Công Tác Đổ Thải Tại Việt Nam Và Các Nước Công Nghiệp Phát Triển
- Hiện Trạng Công Tác Khai Thác Và Và Đổ Thải Tại Các Lộ Vỉa Mỏ Ngã Hai Của Công Ty Tnhh Mtv Than Quang Hanh - Vinacomin
- Thông Tin Về Các Bãi Thải Dự Án Sử Dụng Đổ Thải
- Tác Động Của Khai Thác Lộ Thiên Mỏ Than Ngã Hai Đến Chất Lượng Môi Trường Khu Vực Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Tên mốc tọa độ | Hệ toạ độ NN 1972 | Hệ toạ độ VN-2000 kinh tuyến trục 105, múi chiếu 60 | |||
X | Y | X | Y | ||
12 | NH.12 | 26 814 | 421 597 | 2327389.690 | 733238.570 |
13 | NH.13 | 26 945 | 420 956 | 2327508.644 | 732595.095 |
14 | NH.14 | 26 693 | 421 108 | 2327259.496 | 732751.835 |
15 | NH.15 | 26 340 | 421 578 | 2326915.322 | 733228.479 |
16 | NH.16 | 26 043 | 421 832 | 2326623.088 | 733488.066 |
17 | NH.17 | 26 001 | 421 249 | 2326570.133 | 732905.843 |
18 | NH.18 | 25 962 | 420 707 | 2326520.948 | 732364.566 |
19 | NH.19 | 25 697 | 420 017 | 2326242.981 | 731679.537 |
20 | NH.20 | 25 752 | 418 731 | 2326273.820 | 730392.497 |
21 | NH.20.1 | 25 197 | 419 431 | 2325731.968 | 731102.925 |
22 | NH.20.2 | 24925 | 418395 | 2325440.510 | 730072.033 |
23 | NH.20.3 | 24589 | 417140 | 2325080.944 | 728823.352 |
24 | NH.20.4 | 24533 | 416354 | 2325010.185 | 728038.415 |
25 | NH.20.5 | 25 230 | 416 000 | 2325700.524 | 727671.332 |
26 | NH.20.6 | 25 335 | 416 301 | 2325811.175 | 727970.353 |
27 | NH.21 | 25 833 | 416 809 | 2326318.710 | 728468.989 |
28 | NH.22 | 26 219 | 416 840 | 2326705.287 | 728492.735 |
29 | NH.23 | 26 567 | 417 300 | 2327061.927 | 728946.189 |
30 | NH.24 | 27 001 | 417 293 | 2327495.790 | 728931.032 |
31 | NH.25 | 27 043 | 416 695 | 2327526.549 | 728332.250 |
32 | NH.26 | 27 435 | 416 945 | 2327923.243 | 728574.877 |
(Nguồn: Công ty TNHH MTV than Quang Hanh)
Hình 3.1 Khu trung tâm mỏ than Ngã Hai
(Nguồn: Công ty TNHH MTV than Quang Hanh).
- Hệ thống thủy văn:
Khu vực mỏ than Ngã Hai có hệ thống sông suối nhỏ, trong đó lớn nhất là hệ thống suối Ngã Hai được hình thành bởi hệ thống suối chảy từ Khe Tam ra và hệ thống suối Hữu Nghị xuống. Suối chính Ngã Hai từ trung tâm khu mỏ theo hướng Tây đổ ra sông Diễn Vọng.
- Sông Diễn Vọng: Chảy qua phía Tây khu mỏ theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Lòng sông rộng từ 30 ÷ 35m, vào mùa mưa nước sông rộng tới 100m. Chiều cao cột nước sông thay đổi từ 25 ÷ 30m. Theo tài liệu quan trắc của trạm thuỷ văn Dương Huy:
Qmax= 296m3/s (tháng 8/1963)
Qmin= 0,09m3/s (tháng 3/1965)
Sau năm 1975 do có đập Đá Bạc nên thuỷ triều và tầu thuyền không ra vào được. Nước mưa và nước mặt được dẫn hoàn toàn về sông Diễn Vọng, nước sông được ngọt hoá và được sử dụng cho mục đích tưới tiêu, trồng trọt.
- Suối lớn Ngã Hai: Là sự hoà nhập của hệ thống suối từ Khe Tam (hay còn gọi là suối Lép Mỹ nằm ở phía Nam khu mỏ chảy theo hướng Đông Nam) chảy ra và hệ thống suối Hữu Nghị bắt nguồn từ sườn Bắc của dãy núi Quang Hanh đổ xuống, gặp nhau tại suối trung tâm Ngã Hai rồi đổ ra sông Diễn Vọng. Tổng chiều dài của suối là 3.075m, rộng từ 6 ÷ 8m. Trắc diện dọc tương đối bằng phẳng, lòng suối nhiều cát, cuội, sỏi. Nước sâu từ 0,3 ÷ 1,0m và thay đổi theo mùa.
- Suối lớn Đại Bình: Chảy theo hướng Đông Tây, nằm phía Bắc khu mỏ. Đoạn chảy qua khu mỏ dài 1000m, hội nhập với suối Ngã Hai tại đập tràn Dương Huy rồi đổ ra sông Diễn Vọng. Lòng suối rộng từ 3 - 5m, bằng phẳng đón nhận nước mưa và nước ngầm từ sườn Bắc đỉnh Bao Da và dãy núi phía Bắc khu mỏ. [6]
- Điều kiện địa hình khu mỏ than Ngã Hai:
Địa hình khai trường khu mỏ là địa hình đồi núi có độ cao thuộc loại thấp đến trung bình, phần lớn có độ cao từ 50 đến 100m. Khu vực phía Nam và phía Tây khu mỏ núi có độ cao 200 -:- 250m. Địa hình bị phân cắt mạnh bởi mạng sông suối, thấp dần theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. [6]
- Điều kiện khí hậu khu mỏ than Ngã Hai: [15]
Khí hậu khu Ngã Hai mang tính chất lục địa rò rệt, một năm có hai mùa (mùa khô và mùa mưa).
- Mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 9. Hướng gió chủ đạo là hướng Nam và Đông Nam.
- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 19oC.
Bên cạnh đó khu mỏ cũng mang đặc điểm khí hậu đặc trưng của miền Bắc, có mùa đông lạnh từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc và Đông Bắc. Đặc trưng các yếu tố khí tượng sau: (theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Cửa Ông- Tổng hợp nhiều năm từ 2005-2008, với chuỗi thời gian liên tục trong năm)
Nhiệt độ
Theo tài liệu khí tượng tại trạm Cửa Ông (21o02 vĩ độ Bắc và 107o22 kinh độ Đông) ở độ cao +59m so với mặt nước biển: