BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TRẦN THỊ THẢO KHA
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1/2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
TRẦN THỊ THẢO KHA
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1/2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 30 tháng 01 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên | Chức danh Hội đồng | |
1 | Chủ tịch | |
2 | Phản biện 1 | |
3 | Phản biện 2 | |
4 | Ủy viên | |
5 | Ủy viên, Thư ký |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre - 2
- Khái Niệm Về Chất Lượng Dịch Vụ
- Mô Hình Khoảng Cách Chất Lượng Dịch Vụ Servqual (Parasuraman Et Al., 1985)
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
TP. HCM, ngày 08 tháng 01 năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Thị Thảo Kha Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 14/02/1991 Nơi sinh: Bến Tre
Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh MSHV: 1441820039
I- Tên đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre.
- Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre. Góp phần làm rõ vai trò của việc phát triển du lịch sinh thái trong việc nâng cao đời sống cộng đồng.
- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội đia đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: TS NGUYỄN NGỌC DƯƠNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu, các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi, tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn
Trần Thị Thảo Kha
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG, khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong khoa Quản trị kinh doanh và phòng Sau đại học của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện tốt cho việc học tập, nghiên cứu của tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn các đại diện của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, đại diện các điểm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện cho tôi được tham khảo tài liệu, thảo luận và khảo sát thực tế trong quá trình nghiên cứu.
Sau cùng, tôi chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp cùng những người bạn đã động viên, tận tình hỗ trợ và góp ý cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của Quý thầy cô và bạn bè.
Trân trọng cảm ơn.
Học viên
Trần Thị Thảo Kha
TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre” với mục tiêu xác định các yếu tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng du khách nội địa phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Bến Tre. Cuối cùng, dựa trên kết quả khảo sát và phân tích số liệu để chứng minh sự phù hợp của mô hình lý thuyết với thực tế địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa.
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu các mô hình trước đây, tác giả thảo luận nhóm và đề xuất mô hình sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre gồm 8 yếu tố: (1) Phong cảnh du lịch, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Hướng dẫn viên,
(4) An toàn trật tự, (5) Dịch vụ ăn uống, mua sắm, (6) Hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí, (7) Cơ sở lưu trú, (8) Sự hợp lý của các loại chi phí dịch vụ.
Từ mô hình đề xuất ban đầu, tác giả tiến hành điều tra mẫu thuận tiện với cỡ mẫu là 350, số liệu được phân tích qua phần mềm thống kê SPSS 20.0, áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kiểm định Cronbach‟s Alpha, phân tích EFA và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre gồm có 7 yếu tố theo mức độ giảm dần là: (1) Phong cảnh du lịch, (2) Dịch vụ ăn uống, mua sắm, (3) Sự hợp lý của các loại chi phí dịch vụ,
(4) Hướng dẫn viên, (5) Hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí, (6) Cơ sở hạ tầng, (7) An toàn trật tự.
Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch khi đến tham quan tại du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre, góp phần nâng cao chất lượng du lịch sinh thái để thu hút du khách.
ABSTRACT
The thesis: “The study of factors affecting the satisfaction of domestic tourists to ecotourism of Ben Tre Province” with the aim of identifying the main impact on the satisfaction of domestic tourists to ecotourism of Ben Tre Province and then building the study model of factors affecting the satisfaction of domestic tourists that is appropriate to the characteristics and activities situation of ecotourism in Ben Tre Province. Finally, based on the survey‟s results and the analysis of data, the paper will prove the appropriateness of theoretical model with local reality and propose some solutions to improve the satisfaction of domestic tourists.
Based on the theory and research of the previous models, the author discussed within her team and proposes a model about the satisfaction of domestic tourists to ecotourism of Ben Tre Province including 8 elements: (1) Scenery Tour, (2) Infrastructure, (3) Tour Guides, (4) Safety Order, (5) Catering & Shopping, (6) Activities of sightseeing, recreation, entertainment, (7) Accommodation, (8) Cost of services.
From the initial proposed model, the author conducted a sample survey with a sample size is 350, data were analyzed by using SPSS 20.0 statistical software and applied the method of qualitative and quantitative research, testing Cronbach's Alpha, EFA analysis and regression analysis. The study‟s result about satisfaction of domestic tourists to ecotourism of Ben Tre Province consists of 7 elements arranged in decreasing order: (1) Scenery Tour, (2) Catering and Shopping, (3) Cost of services, (4) Tour Guides, (5) Activities of sightseeing, recreation, entertainment, (6) Infrastructure,
(7) Safety order.
From the results of this study, the author drew the implication about governance in order to improve the satisfaction of tourists when visiting ecotourism in Ben Tre Province and contribute to improving the quality of ecotourism to attract tourists.