Các Cơ Quan Hữu Quan Quản Lý Tỉnh Kiên Giang Và Huyện Đảo Phú


viên làm việc tại các khách sạn, resort ở Phú Quốc. Nhân viên bán hàng, phục vụ cần có trình độ ngoại ngữ nhất định để giao dịch với du khách quốc tế. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch một cách chuyên nghiệp nhằm cung cấp cho du khách những sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng, uy tín. Để tránh tình trạng không đáp ứng đủ nhu cầu của du khách vào mùa du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ có thể thuê thêm nhân viên để có thể phục vụ du khách quốc tế một cách nhanh chóng, kịp thời tránh để du khách phải chờ đợi lâu.

5.2.6. Các cơ quan hữu quan quản lý tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú

Quốc

Việc quy hoạch và quản lý quy hoạch đối với huyện đảo Phú Quốc cần được

thực hiện một cách khoa học, nhất quán và đồng bộ theo những chủ trương, định hướng mà Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo. Theo tác giả, các giải pháp nhẳm phát triển du lịch Phú Quốc cần đảm bảo các mục tiêu chính sau:

Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội, tạo ra sự liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ truyền thống văn hóa, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Phát triển du lịch vẫn đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới, hải đảo.

Phấn đấu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ phát triển nhanh và bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Phú Quốc có thể được quy hoạch phát triển theo mô hình “chuỗi” đa trung tâm, hạn chế tối đa tình trạng phá rừng, lấn chiếm bãi biển làm khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, thực hiện việc phân khu du lịch nhằm hạn chế việc xâm hại đến thiên nhiên. Phú Quốc có thế được phân làm năm phận khu: Dương Đông sẽ đựợc quy hoạch thành trung tâm văn hóa và du lịch; Hướng tây bao gồm các đảo, sẽ được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và các làng nghề truyền thống; Hướng đông sẽ phát triển nông nghiệp gắn với bảo tồn cảnh quan tự nhiên; Hướng bắc phát triển du lịch sinh thái, phát triển


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang - 13

làng nghề du lịch gắn với bảo tồn Vườn quốc gia; Hướng nam phát triển du lịch hổn họp, bảo tồn rừng phòng hộ, công viên chuyên đề và khu tưởng niệm Nhà tù Phú Quốc. Khi triển khai thực hiện cần có quy hoạch chi tiết từng phân khu để đảm bảo cho địa phương phát triển đúng hướng, bảo tồn và khai thác hiệu quả những cánh rừng nguyên sinh, những vườn hồ tiêu sum xuê, vườn cây ăn trái trĩu quả, những làng chài ven biển của người dân, các bãi biển với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rủ.

Chính quyền địa phương cần có những quy định cụ thể trong phạm vi quyền hạn được giao như: bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường phố, xử lý rác thải, nước thải, tài nguyên rừng, tài nguyên biển... cấm khai thác bừa băi các vật liệu quí hiếm như phong lan rừng, tuyền truyền vận động nhân dân không xã rác bừa bãi tại các điểm du lịch, các bãi biển, bãi tắm, không chặt phá cây rừng, săn bắn động thực vật quí hiếm thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc...

Lãnh đạo huyện cần xây dựng kế hoạch truyền thông để nâng cao nhận thức về môi trường trong hoạt động du lịch, tập trung vào các hình thức như: làm các phóng sự về môi trường trên truyền hình, trên các trang báo nội bộ, địa phương, truyền thông lưu động vào các ngày lễ, các ngày cao điểm du lịch, lắp đặt các pa- nô, áp-phích... để giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường cho nhân dân.

Chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh và huyện Phú Quốc phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, thực hiện các quy định, chủ trương của địa phương một cách chặt chẽ, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho du lịch Phú Quốc phát triển ổn định, bền vững.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn thông tin tham khảo có giá trị cho các các cơ quan ban ngành huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và các Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh những đóng góp đó, đề tài vẫn còn một số hạn chế:

- Nghiên cứu chỉ khám phá và rút ra được 6 thang đo của điểm đến có tác động đến sự hài lòng của du khách đến Phú Quốc, thực tế có thể còn một số thang đo khác tác động đến sự hài lòng của du khách mà tác giả chưa khám phá ra.


- Nghiên cứu được thực hiện đối với du khách tại sân bay và bến tàu trên địa bàn Phú Quốc, tính đại diện của mẫu trong tổng thể chưa cao, kích thước mẫu chưa thật sự lớn. Do đó, nghiên cứu tiếp theo nên chọn nhiều địa điểm khác trên địa bàn Phú Quốc, cả nước, kích cỡ mẫu lớn hơn 300 và sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất để mẫu có tính đại diện cao hơn, xây dựng một hệ thống thang đo hoàn chỉnh.

Chưa kiểm định được cơ cấu khách du lịch quốc tế theo từng mục tiêu cụ thể như quốc tịch, giới tính và độ tuổi.

Sau khi nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách du lịch quốc tế, tác giả có thể tiếp tục nghiên cứu tác động của sự hài lòng lên lòng trung thành của du khách quốc tế, các hành vi của du khách quốc tế khu du lịch tại điểm đến đó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Phan Thị Ngọc Ánh (2013), "Ảnh hưởng của một số yếu tố chất lượng dịch vụ du lịch biển đảo đến sự hài lòng của du khách tại Phú Quốc – Kiên Giang", Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TPHCM, TP.HCM.

2. Bộ phận nghiên cứu và tư vấn toàn cầu CBRE (2014), "Phú Quốc, hành trình tìm bản sắc riêng", Báo cáo chuyên đề, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Bộ VHTTDL (2013), Đề án "Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020", Quyết định 2782/QĐ-BVHTTDL, Hà Nội.

4. Trần Thị Lương (2011), "Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến du lịch Đà Nẵng", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng

5. Nguyễn Trọng Nhân (2014), "Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long", Tạp chí khoa học, Đại học sư phạm TPHCM, Số 52, trang 44-55.

6. Quốc Hội khóa XI (2005), "Luật Du Lịch", Số 44/2005/QH11.

7. Đinh Công Thành, Lê Thị Hồng Nhung, Võ Hồng Phượng, Mai Thị Triết (2012), "Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Phú Quốc", Kỷ yếu khoa học 2012, Đại học Cần Thơ, trang 195 – 202.

8. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM

9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010), Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, Hà Nội.

10. Hoàng Trọng Tuân (2015), "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa học, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 10(76), trang 90.


11. Hồ Huy Tựu và Trần Thị Ái Cẩm (2012), "Ý định quay lại và truyền miệng tích cực của du khách quốc tế đối với Nha Trang", Tạp chí Phát triển kinh tế, số 268, trang 55 - 61.

12. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Tài Phúc (2010), "Khảo sát sự hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch sinh thái ở Phong Nha - Kẻ Bàng", Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 60, trang 214.

Tài liệu tiếng Anh

14. Barbara Puh, Ph.D., (2014), Destination Image and Tourism Satisfaction: The Case of a Mediterranean Destination, Mediterranean Journal of Social Sciences MCSER Publishing, no 5(13), pp 538 - 544.

15. Dang, S., Hoang, Y., (2014), "The study on customer service quality of Vietnam"s island tourism", European Journal of Business and Social Sciences, Vol.2, No.8, pp.121-139.

16. Davidoff M. (1994), "Contact: customer service in the hospitality and toursm industry", Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice Hall Career and Technology.

17. Driscol, A., Lawson, R., Niven, B. (1994), "Measuring Tourists' Destination Perceptions", Annals of Tourism Ressearch, Vol.21, No.3, PP.369-414.

18. Goeldner, R., Ritchie, B., McIntosh, W. (2000), "Tourism: Principles, Practices, Philosophies, 8th ed", New YorkL John Wiley ang Sons.

19. Haahti, A. (1986), "Finlad's Competitive Position as a Destination", Annals of Tourism Research, Special Edition on Consumer Research on Tourism, Vol. 13, No.1, pp.11-35.

20. Hudson, S., Hudson, P., Miller, G. (2004), "The measurement of service quality in tour opreating sector: a methodological comparison", Journal of Travel Research, Vol. 42, No.3, PP. 305- 312.

21. Kotler, P., Keller, L. (2006) "Marketing management 12th ", Ed, Upper


Saddle, River, Pearson.

22. Kozark, M., Rimmington, M. (2000), "Tourist satisfaction with Mallorca, Spain, as an off-season holiday destination", Journal of Travel Research, Vol. 38, PP.260-269.

23. Laerte Gil Nicaretta Oliani, (2009), "What are the attractiveness factors that influence the choice of a tourist destination", A Study of Brazilian Tourist Consumer, Chinese Business Review, no 10(4), pp 286 - 293.

24. Meimand, S, Khalifah, Z, Hakemi, H. (2013), "Expectation and experience gap for apanese travelers visiting Malaysian homestay,utilizing holiday satisfaction model", Indian journal of scient and technology, Vol 6(12), PP. 5593-5599.

25. Olive, R. (1997), "Satisfaction: A behavioral perspective on the consumer.", Singapore: McGraw Hill.

26. Parasuraman, A, Zeithaml, V, Berry, L. "SERVQUAL: "A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality", Journal of Retailing Vol.64, No. 1, PP. 12-40

27. Phuong Giang Quach (2013), "Examining internatonal tourits' satisfaction with Hanoi tourism", Master of thesis, University of Lapland, Finland

28. Pin, J., Gilmore, J., (1999), The experience economy, Boston: Harvard Business School Press.

29. Reisinger, Y., Turner, L., (2003), "Cross- Cultural Behavior in Tourism: Concepts and Analysis Cornwal", MPG books Ltd.

30. Ritchie, J.R.B. & Michel Zins, (1978), "Culture as determinant of the attractiveness of a tourism region", Annals of Tourism Research, no 5(2), pp 252 - 267.

31. Tribe, J., Snaith,T., (1998), "FROM SERVQUAL to HOLSAT: holiday satisfaction in Varadero, Cuba", Tourism Management, Vol.19, No. 1, PP.25- 34.

32. Truong T., Foster, D., (2006), "Using HOLSAT to evaluate tourist


satisfaction at destination: The case of AUSTRALIAN holidaymakers in Vietnam", Tourist Management, Vol.27, PP.842-855.

33. Zhu, M., (2010) " Examining the structural relationships of tourist characteristics and destination satisfaction", International Conference on E- business, Management and Economics, Vol. 3, PP. 187-191.


PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG THAM VẤN CHUYÊN GIA

Kính chào quý Anh/Chị!

Tôi tên: Võ Nhựt Thanh, là học viên cao học - Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu là: "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến du lịch Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang". Rất mong anh /chị giành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi. Không có quan điểm hoặc thái độ nào là đúng hay sai, tất cả các ý kiến là thông tin hữu ích cho bài nghiên cứu.

Theo Anh/ Chị, những thuộc tính nào có ảnh hưởng đến sự hài l ng của Anh/ Chị đối với du lịch Phú Quốc?

1. Môi trường

Anh/ Chị đến du lịch Phú Quốc cảm thấy... Gợi ý:

1. Khí hậu Phú Quốc dễ chịu


2. Bãi tắm và nước biển sạch


3. Ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch


4. An toàn khi du lịch


5. An ninh trật tự


2. Tài nguyên thiên nhiên


Anh/ Chị đến du lịch Phú Quốc cảm thấy... Gợi ý:

Bãi biển đẹp


Rừng Phú Quốc đẹp và hoang sơ


.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí