Công Nghệ Sản Xuất Kinh Doanh, Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật

Đây là nhân tố liên quan tới việc tổ chức, sắp xếp các bộ phận, đơn vị thành viên trong doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả kinh doanh thì yêu cầu mỗi doanh nghiệp lâm nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với chức năng cũng như quy mô của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Qua đó nhằm phát huy tính năng động tự chủ trong sản xuất kinh doanh và nâng cao chế độ trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao của từng bộ phận, từng đơn vị thành viên trong doanh nghiệp.

Công tác quản lý phải đi sát thực tế sản xuất kinh doanh, nhằm tránh tình trạng “khập khiễng”, không nhất quán giữa quản lý (kế hoạch) và thực hiện. Hơn nữa, sự gọn nhẹ và tinh giảm của cơ cấu tổ chức quản lý có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh.

1.3.1.4. Nguồn vốn và khả năng tiếp cận tài chính

Nguồn vốn là một nhân tố biểu thị tiềm năng, khả năng tài chính hiện có của doanh nghiệp. Do vậy, việc huy động vốn, sử dụng và bảo toàn vốn có một vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đây là một nhân tố hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, vì vậy đối với các doanh nghiệp cần phải chú trọng ngay từ việc hoạch định nhu cầu về vốn làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án kinh doanh, huy động các nguồn vốn hợp lý trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình. Từ đó tổ chức chu chuyển, tái tạo nguồn vốn ban đầu, đảm toàn và phát triển nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp mình.

Từ việc huy động sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần tăng khả năng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả kinh doanh cây nguyên liệu nói riêng.

1.3.1.5. Công nghệ sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật

Thực tế công nghệ sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện quy mô và là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng. Đó là toàn bộ nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vật chất kỹ thuật và máy móc thiết bị... nhằm phục cụ cho qúa trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, vì nó là yếu tố vật chất ban đầu của qúa trình sản xuất kinh doanh. Tại đây, yêu cầu đặt ra là ngoài việc khai thác triệt để cơ sở vật chất đã có, còn phải không ngừng tiến hành nâng cấp, tu bổ, sửa chữa và tiến tới hiện đại hoá, đổi mới công nghệ của

máy móc thiết bị. Từ đó nâng cao sản lượng, năng suất lao động và đảm bảo hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng cao.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh rừng trồng, kỹ thuật cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng trồng. Nếu công ty áp dụng được các kỹ thuật về lâm sinh, đưa cơ giới hóa vào các khâu chăm sóc, tỉa thưa, khai thác… thì sẽ nâng cao được tăng trưởng của rừng, chất lượng cây từ đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh rừng. Ngược lại, nếu kỹ thuật không tốt sẽ làm giảm sản lượng, chất lượng của rừng thì hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh sẽ giảm sút.

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

Có nhiều yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp như đối thủ cạnh tranh, nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu, các vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật của nhà nước, các yếu tố về kinh tế - xã hội. Cụ thể:

1.3.2.1. Nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu

Nguyên liệu có vai trò tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm, do đó nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn, mà hầu hết nguyên liệu chính đều có nguồn gốc do mua ngoài. Trong khi tính sẵn có của nguồn cung ứng nguyên vật liệu thường ảnh hưởng phần nào lên kế hoạch và tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, giá cả nguyên liệu chính có tác động rất lớn đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, sự quan tâm tới giá cả và nguồn cung ứng nguyên vật liệu có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và phân tích hiệu quả kinh tế. Đây là một nhân tố khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Đối với các đơn vị kinh doanh rừng trồng việc kiểm soát các chi phí đầu vào ở mức thấp tối đa là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh tế. Nếu các chi phí về vật tư, lao động, giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… được kiểm soát và tiết kiệm thì hiệu quả kinh tế sản xuất rừng sẽ được nâng cao và ngược lại.

1.3.2.2. Chính sách của nhà nước và địa phương

Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà

nước, nhà nước đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như: pháp luật, chính sách thuế, tài chính…cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Từ đó, yếu tố chính sách phát luật của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Điều này lại đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp lâm nghiệp, bởi do đặc các doanh nghiệp có hình thức kinh doanh kéo dài, rủi ro cao, mang tính xã hội sâu sắc (bảo vệ môi trường, giải quyết sinh kế cho người dân địa phương...), địa bàn hoạt động chủ yếu ở các vùng trung du, miền núi, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, như thiếu các điều kiện cơ sở vật chất và dịch vụ xã hội cần thiết cho các hoạt động của mình. Doanh nghiệp lâm nghiệp thường phải chịu thêm những chi phí để tự xây dựng và duy trì các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, tự tổ chức các dịch vụ đời sống vật chất và tinh thần... không những để phục vụ cho nhu cầu của mình mà còn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cùng với đó, mọi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp đều có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương, đồng thời doanh nghiệp lâm nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên cùng địa bàn. Vì vậy, cần phải có các chính sách hỗ trợ tích cực từ nhà nước cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp.

1.3.2.3. Các yếu tố môi trường tự nhiên – kinh tế xã hội

Do đối tượng sản xuất của các công ty lâm nghiệp là cây rừng, đây là các thực thể sinh học, phụ thuộc rất nhiều vào các yêu tố tự nhiên như đất đai, độ phì của đất đai, độ dốc của đồi, lượng mưa, gió, ánh sáng...Các yếu tố này quyết định rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của cây rừng, qua đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có diện tích đất phân bố ở những vùng có độ sườn dốc của đồi thấp, lượng mưa dồi dào, đất có độ phì cao, ánh sáng nhiệt độ tốt...thì cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển, ít sâu bệnh, chu kỳ kinh doanh ngắn hơn, do đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp lâm nghiệp có diện tích rừng phân bổ ở những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn.

Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Nó có

thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước, lao động…Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực. Các yếu tố xã hội như dân số, văn hóa, thu nhập...ảnh hưởng rất rõ nét, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp có diện tích rừng rộng, địa bàn hoạt động ở các vùng trung du, miền núi cũng đồng thời là nơi sinh sống của cư dân các địa phương. Nghề nông và nghề rừng cũng là một trong những nghề truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc miền núi. Mọi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp đều có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương, đồng thời doanh nghiệp lâm nghiệp cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên cùng địa bàn. Vì vậy có thể thấy, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn của yếu tố kinh tế - xã hội.

1.3.2.4. Khách hàng và giá bán sản phẩm

Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp, là người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy, khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh, là những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do vậy, tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sẽ sẽ nâng cao doanh thu, là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Giá bán sản phẩm của gỗ nguyên liệu quyết định rất lớn đến lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp. Đối với sản phẩm cây rừng trồng, đường kính càng lớn, không bị rỗng ruột, thẳng thì giá bán sẽ càng cao. Nếu chỉ xuất bán cây với đường kính nhỏ, nhiều cành ngọn thì giá sẽ thấp. Do đó, nếu công ty có sản phẩm cây với đường kính lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường thì sẽ bán được với giá cao, từ đó hiệu quả kinh tế mang lại sẽ lớn. Nếu chỉ xuất bán cây nhỏ, nhiều cành ngọn cho các đơn vị sản xuất giấy thì hiệu quả kinh tế sẽ không lớn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH

VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH‌

2.1. Khái quát về công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình được thành lập theo quyết định 19/1999/QĐ - UB ngày 28/03/1998 của UBND tỉnh Hòa Bình trên cơ sở đổi tên Lâm trường Kỳ Sơn thành Công ty và sát nhập các Lâm trường: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tu Lý vào làm đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Công ty được chuyển giao về làm đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam tại quyết định số 431/QĐ/UB ngày 05/06/1998 của UBND Tỉnh Hòa Bình.

Ngày 24/01/2003 UBND Tỉnh Hòa Bình có quyết định số 141/QĐ – UB V/v: Chuyển giao Lâm trường Tân Lạc và Lâm trường Lạc Sơn thuộc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về Công ty lâm nghiệp Hòa Bình quản lý. Hiện nay Công ty có 7 Đội sản xuất trực thuộc (các Lâm trường cũ ), 4 phòng chức năng, đội thiết kế điều tra quy hoạch rừng và Trạm sản xuất giống cây Lâm-Nông nghiệp.

Tháng 4/2014, Công ty đổi thành loại hình công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, đồng thời theo Công ty mẹ - Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam và đến ngày 01/10/2016 chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần trực thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Hiện nay, trụ sở chính của công ty tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.

2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực

sau:


- Trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác lâm sản.

- Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp: Dịch vụ vật tư, kỹ thuật lâm nghiệp; xây dựng

mô hình thâm canh trồng rừng, ứng dụng tiến bộ khoa học trong cải tạo giống, nâng cao hiệu quả trồng và khai thác rừng; Thiết kế các hạng mục công trình lâm nghiệp.

- Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất phân bón


bằng).

- Xây dựng các công trình dân dụng, kỹ thuật (giao thông thuỷ lợi, san lấp mặt


- Dịch vụ du lịch sinh thái, vận tải hàng hoá đường bộ, đại lý ký gửi hàng hoá.

- Mua bán (máy móc thiết bị, vật tư kỹ thuật ngành nông, lâm nghiệp, vật liệu

xây dựng, chất đốt).

2.1.3. Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Bộ máy quản trị được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, được phân cấp theo kiểu quan hệ trực tuyến – chức năng. Cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thể hiện trong Hình 2.1.


HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN


Phòng kinh

doanh

Quan hệ lãnh đạo, chỉ huy

KIỂM SOÁT VIÊN

Phòng Kế hoạch Kỹ thuật

Phòng kế toán tài chính

Phòng tổ chức, hành chính

Phòng lâm nghiệp

Đội điều tra, thiết kế và trồng rừng

Trạm giống, lâm nghiệp số 1

Trạm giống, lâm nghiệp số 2

Trạm giống, lâm nghiệp số 3

Trạm giống, lâm nghiệp số 4

BAN GIÁM ĐỐC

Quan hệ kiểm tra, giám sát Quan hệ tham mưu, giúp việc

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

(Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính, 2020)

Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm văn phòng Công ty và các đội sản xuất tại các huyện của tỉnh Hòa bình. Văn phòng Công ty gồm: Ban Giám đốc Công ty và 5 phòng chức năng: Phòng Tổ chức-Hành chính, phòng Kế toán-Tài chính, phòng Lâm nghiệp,

phòng Kinh doanh; Phòng kế hoạch – kỹ thuật; Đội điều tra và thiết kế trồng rừng và Trạm giống lâm-nông nghiệp số 1 đến số 4. Tại các Đội sản xuất có Đội trưởng, Đội phó, cán bộ thống kê, cán bộ kỹ thuật và các cán bộ làm nhiệm vụ chỉ đạo trồng, chăm sóc, QLBVR và thu hồi vốn vay mô hình trồng rừng liên doanh với hộ dân.

Các phòng ban chuyên môn, Trạm, Đội sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít với nhau; từ khâu tạo giống, khảo sát thiết kế, tổ chức chỉ đạo và giám sát trồng, chăm sóc, QLBV rừng cho đến khai thác, tiêu thụ sản phẩm, khâu đào tạo, tuyển dụng cán bộ cũng như chuẩn bị vốn cho quá trình sản xuất là một chuỗi các hoạt động liên quan mật thiết với nhau. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả SXKD của Công ty.

2.1.4. Đặc điểm về rừng và đất rừng của công ty

Tổng diện tích đất của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình được giao tính đến ngày 31/12/2020 là 11.153,36 ha. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 99,93%, đất phi nông nghiệp chiếm 0,07% trong tổng số diện tích đất của công ty.

Qua biểu 2.1 cho thấy, tính đến ngày 31/12/2020 tổng diện tích đất được giao theo các văn bản, quyết định tại các khu vực thực hiện dự án thì diện tích đất rừng sản xuất lớn nhất chiếm 99,69% tổng diện tích đất thuộc quyền quản lý của công ty. Trong đó, diện tích đất có rừng là 87,81%, đất không có rừng chiếm 11,88%. Diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 0,07% tổng diện tích đất thuộc quyền quản lý của Công ty. Đây là diện tích được chia đều cho các khu vực chức năng, nhà công vụ và các công trình khác phục vụ hoạt động sản xuất của công ty.

Bảng 2.1. Diện tích rừng và đất rừng thuộc quyền quản lý của công ty năm 2020


TT

Mục đích

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I

Đất nông nghiệp

11.153,36

99,93

1

Đất rừng sản xuất

11.126,61

99,69


Đất có rừng

9.801,16

87,81


Đất không có rừng

1.325,45

11,88

2

Xây dựng văn phòng trạm, đội

6,75

0,06

3

Đất vườn ươm

11,25

0,10

4

Đất nông nghiệp khác

8,75

0,08

II

Đất phi nông nghiệp

8,27

0,07

1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

3,55

0,03

2

Đất phi nông nghiệp khác

4,72

0,04

Tổng

11.161,63

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình - 5

(Nguồn: Báo cáo thực trạng đất, rừng của công ty, 2020)

Như vậy, qua biểu số liệu cho thấy, hiện nay công ty đang quản lý và sử dụng diện tích đất khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh rừng của công ty. Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất chưa khai thác sử dụng còn rất lớn, vì vậy trong thời gian tới, công ty cần nghiên cứu khai thác diện tích đất này. Cùng với đó, thực tế hiện nay diện tích rừng và đất rừng của công ty phân bổ trên địa bàn rộng khắp tỉnh Hòa Bình, đây là vùng trung du, miền núi phía Bắc, cũng đồng thời là nơi sinh sống của cư dân. Nghề nông và nghề rừng cũng là một trong những nghề truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc miền núi. Mọi hoạt động sản xuất của công ty hiện nay đều có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương, đồng thời công ty cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên cùng địa bàn. Vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng đất hiệu quả, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều.

2.1.5. Đặc điểm tài sản của công ty

Cơ cấu tài sản của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình được thể hiện trong biểu 2.2 và phụ lục 10. Qua biểu 2.2 và phụ lục 10 cho thấy: Tổng tài sản của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình biến đổi qua các năm nhưng có xu hướng là tăng, bình quân 3,04%/năm.

- Về tài sản ngắn hạn: Có sự biến động khác nhau, năm 2018 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 82,81%, trong đó chủ yếu là hàng tồn kho chiếm 66,82%. Sở dĩ hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao là do công ty hạch toán diện tích rừng trong giai đoạn đầu tư (sản xuất chưa đến thời kỳ khai thác) vào khoản mục này, chi phí nguyên vật liệu và một phần nhỏ thành phẩm. Năm 2019 thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 87,52% trong tổng giá trị tài sản, đạt tỷ trọng lớn như vậy là do khoản tiền và tương đương tiền tăng và chiếm tỷ trọng 7,87%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 9,97% và hàng tồn kho chiếm 67,52% trong tổng giá trị tài sản của công ty. Qua 3 năm tiền và các khoản tương đương tiền tăng bình quân 20,23%/năm. Hiện nay, lượng tiền của công ty tương đối cao, chủ yếu là do các khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chứng tỏ công ty có thể có khả năng độc lập tự chủ về vốn càng cao, khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn như là lãi vay ngân hàng, các nhà cho vay…tăng lên làm cho tình hình tài chính của công ty ổn định hơn. Năm 2020 tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2019, chủ yếu là giảm lượng hàng tồn kho.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023