Đặc Điểm Kinh Tế Kỹ Thuật Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty


Phòng hành chính

Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc các công việc hành chính như:

+ Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn phòng phẩm.

+ Quản lý và lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng trụ sở chính và các chi nhánh, trang thiết bị nội thất, thiết bị văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc.

+ Quan hệ với các cơ quan chức năng trong địa phương để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi.

Phòng thanh tra - bảo vệ - quân sự

Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc giải quyết công tác thanh tra, bảo vệ sản xuất, thực hiện công tác quân sự. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Tham mưu giúp Tổng giám đốc các công tác thanh tra theo quy định và pháp lệnh thanh tra Nhà nước, triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn trong công ty, tổ chức thực hiện các pháp lệnh về dân quân tự vệ, quản lý trang thiết bị tự vệ trong công ty.

+ Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn về chống cướp biển, chống khủng bố trên biển.

Ban quản lý an toàn và chất lượng

Chịu trách nhiệm về hệ thống quản lý an toàn (ISM Code) và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Ngoài ra, công ty còn có các chi nhánh, đại lý trên khắp cả nước và một văn phòng đại diện ở nước ngoài.

+ Chi nhánh Vosco Hà Nội

+ Chi nhánh Vosco Quảng Ninh

+ Chi nhánh Vosco thành phố Hồ Chí Minh

+ Chi nhánh Vosco Đà Nẵng

+ Chi nhánh Vosco Quy Nhơn

+ Chi nhánh Vosco Nha Trang

+ Chi nhánh Vosco Quảng Ngãi

+ Chi nhánh Vosco Vũng Tàu


+ Chi nhánh Vosco Cần Thơ

+ Văn phòng đại diện tại Bangkok, Thái Lan với nhiệm vụ chính là giải quyết các công việc khi các tàu của Vosco xếp dỡ ở Thái Lan và thông tin các thông tin kinh tế, thị trượng cho trụ sở chính.

+ Đại lý tàu biển và logistic

+ Đại lý tàu biển và dịch vụ hàng hải

+ Đại lý dầu nhờn

+ Xí nghiệp dịch vụ và đại lý sơn

+ Xí nghiệp sửa chữa và dịch vụ tàu biển

3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty

3.1. Nguồn vốn

Vào thời điểm công ty Vosco tách một phần lớn phương tiện và lao động để thành lập công ty vận tải ven biển Vietcoship theo quy định của Bộ Giao thông vận tải năm 1975, tổng giá trị tài sản cố định chỉ có 120,307 triệu đồng, chưa bằng một phần nhỏ giá trị của một con tàu. Đến nay, sau 35 năm phát triển, tài sản cố định của công ty đã lên tới hơn 6000 tỷ đồng.

Nếu so sánh với các công ty vận tải biển trong nước thì vốn của Vosco là rất lớn. Chỉ tính riêng giá trị đội tàu thì trong nước hầu như không có công ty vận tải biển nào có đội tàu vượt của Vosco. Song nếu so sánh với các hãng tàu trong khu vực và trên thế giới như MAERSK LINE (Đan Mạch), SEA-LAND (Mỹ), COSCO (Trung Quốc), OOCL (Hồng Kông)…thì vẫn là còn quá nhỏ bé. Số vốn còn quá nhỏ bé là một thách thức lớn đối với Vosco trong hiện tại cũng như trong tương lai để phát triển kinh doanh trên thương trường quốc tế, đặc biệt là đã hạn chế rất nhiều tới đầu tư phát triển đội tàu, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng và khả năng mở rộng ra khu vực thị trường thế giới. Do đó việc tìm ra những giải pháp để khắc phục khó khăn, nâng cao nguồn vốn là một trong những vấn đề nan giải của công ty.


3.2. Lao động

Bảng 1: Thống kê số lượng lao động tại Vosco năm 2009


Trình độ

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Đại học và trên đại học

720

39,54

Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp

1093

60,02

Lao động phổ thông

8

0,44

Tổng số lao động

1821

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vosco, năm 2009

Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam hiện có hơn 1800 cán bộ nhân viên, trong đó những người có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học chiếm 39,54%. Người có trình độ trung cấp chiếm 60,02%, lao động phổ thông chiếm 0,44%. Công ty có đội ngũ thuyền viên là 1300 người chiếm khoảng 72% trong tổng số lao động của toàn công ty. Vào thời kỳ 1975-1985 quy mô của công ty bấy giờ còn nhỏ, lĩnh vực kinh doanh hạn chế, đội tàu ít ỏi, chưa có các chi nhánh ở các tỉnh trong nước và nước ngoài nhưng số lao động lại lớn gồm 2200 người. Bước sang thời kỳ mới khi nhà nước xóa bỏ chế độ tập trung bao cấp chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường, công ty trở thành đơn vị kinh tế hạch toán độc lập thì công ty không tránh khỏi sức ỳ, sự trì trệ do cơ chế cũ, lúng túng trong quản lý, điều hành. Công ty rơi vào tình trạng có số lao động dư thừa vì tuổi cao, trình độ nghề nghiệp hạn chế, gây hiện tượng “lao động thừa mà thiếu’, tạo ra một sức ép rất căng thẳng về việc làm và giải quyết đời sống, đòi hỏi phải tập trung khắc phục. Công ty đã phân loại số lao động dư thừa, phần đông được bố trí xen kẽ, kèm cặp, đồng thời tổ chức đào tạo, tái đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, quản lý theo kịp với yêu cầu bắt buộc của người làm nghề vận tải biển xa, phải có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ theo các chức danh được phân công, tạo điều kiện cho bộ phận lao động này có tiếp tục được bố trí sử dụng. Phần còn lại tùy theo trường hợp, cho nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác.

Do đó đội ngũ cán bộ được bố trí sắp xếp đúng người, phù hợp với sức khỏe, trình độ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và lãnh đạo các đầu mối, kết hợp kinh nghiệm và kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ tạo sự hài hòa, hợp lý trong quá trình tự hoàn thiện bộ máy quản lý khai thác đội tàu, phù hợp với đặc điểm và tình


hình của doanh nghiệp theo cơ chế mới. Bên cạnh đó, công ty không ngừng tổ chức các khóa học đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ sĩ quan, đồng thời đưa ra các chính sách ưu đãi với mức lương cao và điều kiện làm việc hợp lý, chế độ thưởng… để thu hút những người giỏi về làm việc cho công ty.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại những yếu kém về trình độ, nhận thức của một số nguời. Trong khối nhân viên văn phòng còn có những người trình độ chuyên môn thấp, ngoại ngữ kém, không bắt kịp được xu thế phát triển của ngành, trình độ sử dụng vi tính hạn chế dẫn đến sự lúng túng trong giao dịch thông qua mạng Internet với khách hàng trong nước cũng như ngoài nước. Ý thức tiết kiệm và tinh thần trách nhiệm chưa cao đối với tài sản chung, dẫn đến hàng năm làm lãng phí hàng tỷ đồng của công ty. Trong đội ngũ thuyền viên, còn có những những người hạn chế về khả năng thực hành, thiếu thông tin liên quan đến lao động thuyền viên, ngoại ngữ còn kém và chưa có nếp sống thói quen lao động công nghiệp, ý thức làm việc chưa cao. Tuy số này là ít song cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và uy tín của công ty. Bởi vậy ban lãnh đạo công ty cần phải có những biện pháp nghiêm khắc, cứng rắn, xử phạt thích đáng đối với những cá nhân, tập thể vi phạm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người lao động đối với công việc cũng như tài sản của công ty.

3.3. Trang thiết bị

Hình 2: Các doanh nghiệp vận tải biển lớn của Việt Nam


Nguồn Báo cáo Ngành hàng hải tháng 8 2009 Phòng nghiên cứu phân tích Công ty 1

(Nguồn: Báo cáo Ngành hàng hải tháng 8/2009 - Phòng nghiên cứu - phân tích Công ty cổ phần chứng khoán phố Wall,)


Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam có trụ sở làm việc khang trang được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, có một đội tàu viễn dương lớn nhất cả nước, có các xưởng, các xí nghiệp sửa chữa lớn nhỏ phục vụ cho đội tàu của Công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay của Công ty bao gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc

- Máy móc thiết bị phục vụ quá trình làm việc

- Các chi nhánh, các đại lý, các xí nghiệp sửa chữa tàu

- Đội tàu gồm 28 chiếc

- Đội ca nô đưa đón người ra tàu, từ tàu vào bờ, chuyên trực bến phục vụ tàu

- Đội ca nô chuyên cung cấp nước ngọt và dịch vụ cho tàu

- Một số phương tiện vận tải phục vụ cho công tác hành chính

Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải (MSB) với số tài khoản: VND: 3611 001 0026 USD: 621 002 0026

Tại thời điểm năm 2009, tổng tài sản của Công ty là 4.634 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.441 tỷ đồng.

Bảng 2: Tài sản cố định của Vosco (năm 2009)


STT

Tài sản cố định

Nguyên giá (đồng)

Giá trị còn lại (đồng)

1

Nhà cửa, vật kiến trúc

29.017.477.959

19.286.850.171

2

Máy móc thiết bị

1.211.441.394

866.220.030

3

Phương tiện vận tải

2.978.424.952.639

1.713.284.211.928

4

Tài sản cố định khác

4.752.933.030

1.312.802.628

5

Tài sản cố định vô hình

2.619.367.500

2.619.367.500

Nguồn: Báo cáo tài chính Vosco 2009 Khi Bộ Giao thông vận tải quyết định tách một bộ phận lớn phương tiện và lao động của công ty để thành lập Công ty vận tải ven biển vào tháng 3/1975, Vosco chỉ giữ lại 8 tàu với tổng trọng tải 36.174 DWT. Sau 35 năm phát triển và trưởng thành công ty đã có một đội tàu buôn hùng hậu, lớn nhất trong các đội tàu của các công ty

vận tải biển Việt Nam.


Vosco hiện có 3 nhóm tàu chính là: tàu vận tải hàng rời (tàu hàng khô), tàu dầu (chủ yếu vận tải cho các hãng nước ngoài như Shell, do thị phần vận tải xăng dầu trong nước được Petrolimex phân cho VIP, VTO,…) và tàu container. (Xem Phụ lục 2: Thống kê đội tàu Vosco năm 2009)

Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước. Tính đến tháng 31/12/2009, đội tàu của Công ty gồm 28 con tàu, trong đó số lượng tàu hàng khô là 21 tàu, tàu dầu là 5 và tàu container là 2 tàu. Đa số các con tàu được đóng ở Nhật Bản (22 tàu), ngoài ra được đóng ở Anh (1 tàu), Hàn Quốc (2 tàu), Việt Nam (4 tàu).

Trong năm 2008, đội tàu hàng khô của Vosco giảm 2 tàu cỡ 6.500 DWT vào quý II nhưng lại được bổ sung thêm tàu Neptune Star trọng tải 25.398 DWT từ ngày 16/01/2008 và tàu Vosco Star trong tháng 12 nên khối lượng vận chuyển của đội tàu hàng khô vẫn duy trì ở mức trên 3 triệu tấn.

Tính đến tháng 9/2009, Vosco mới bán được 1 trong 3 số tàu dự kiến thanh lý trong năm 2009 lãi 21 tỷ (1.2triệu USD), 2 chiếc còn lại dự kiến bán được 2 triệu USD. Năm 2009, tuy tình hình kinh doanh vận tải gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty vẫn tiến hành đầu tư thêm 3 con tàu khoảng 22,500 DWT. Công ty mới nhận tàu Lucky Star từ Vinashin đóng (23.500 DWT, các tàu này đều được vay vốn theo chương trình trọng điểm của nhà nước nên lãi suất thấp chỉ có 3%). Việc tiếp tục mua tàu, đặc biệt là tàu dầu, sẽ rất khó khăn do thiếu vốn nên Vosco đã thực hiện đàm phán thuê tàu của các đối tác đã mua lúc đỉnh mà giờ không khai thác được và nếu bán thì lỗ nặng nên sẽ có nhu cầu đem cho thuê để chờ giá tàu lên. Bên cạnh đó 2 tàu dầu của Vosco là Đại Long và Đại Hùng là 2 tàu vỏ đơn, là loại không đạt được tiêu chuẩn an toàn hàng hải (phải là vỏ đôi), mà việc hoán cải sang tàu hàng khô cũng tốn kém nên dự kiến sẽ bán đi trong năm 2010 để mua tàu vỏ đôi.

Để theo kịp xu hướng phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam nói riêng và của ngành Hàng hải thế giới nói chung, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của các khách hàng trong và ngoài nước, trong những năm qua công ty vận tải biển Việt Nam luôn chú trọng phát triển đội tàu: bán, chuyển nhượng những tàu đã cũ có tuổi thọ cao, trọng tải nhỏ, mua tàu mới, trọng tải lớn.


Đội tàu của công ty chỉ chiếm một phần nhỏ trong số 1274 chiếc của cả nước (khoảng 2,3% về mặt số lượng) nhưng lại chiếm 12,3% tổng trọng tải đội tàu cả nước. Tuổi thọ trung bình của đội tàu Vosco là 16 năm, là một gánh nặng đối với Vosco khi mức tuổi trung bình của đội tàu cả nước là 15 năm. Ngoài việc phải đầu tư thêm tàu mới thì hàng năm Vosco phải bỏ khoản kinh phí tương đối lớn để sửa chữa, bảo dưỡng. Trong đó có 2 tàu dầu loại 1 vỏ đến 2010 sẽ không được tham gia vào thị trường vận tải dầu quốc tế.

Trong khi đội tàu của Việt Nam nhìn chung đa phần đã cũ, trọng tải nhỏ, nhiều tàu không đủ tiêu chuẩn hàng hải dẫn đến Việt Nam là nước có tỉ lệ tàu bị lưu giữ tại các bến cảng nước ngoài cao nhất trong khu vực và thế giới thì đội tàu của Vosco được đánh giá là có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn hàng hải, đáp ứng được yêu cầu của Bộ luật quản lý an toàn quốc tế ISM Code, hầu hết đã được cấp giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC). Đội tàu của công ty được các tổ chức đăng kiểm quốc tế có uy tín phân cấp như NK, DNV, ABS… Trong đó có 5 tàu được Đăng kiểm Việt Nam (VR) phân cấp. Tàu của công ty hầu hết được đóng tại các nước có nền công nghiệp đóng tàu rất phát triển như Anh, Nhật, Phần Lan, Đức.

Tuy nhiên, trong đội tàu của công ty còn có nhiều tàu đã quá cũ, tuổi thọ quá cao, hơn 20 tuổi như tàu Thái Bình (30 tuổi), tàu Vĩnh Long (28 tuổi), tàu Morning Star và Golden Star (27 tuổi), tàu Polar và Sông Tiền (26 tuổi), tàu Vĩnh Phước, Đại Hùng, Đại Long (22 tuổi), tàu Vĩnh Hòa, Tiên Yên (21 tuổi). Chính vì thế chi phí sửa chữa tàu hàng năm rất lớn. Năm 2007 với 28 tàu chi phí sửa chữa của công ty là 122 tỷ đồng, nhưng đến năm 2008 chi phí là 192 tỷ đồng cho 29 tàu, tăng 70 tỷ đồng tương đương vơi 57%. Bình quân chi phí sửa chữa cho một tàu là 6,6 tỷ đồng tăng 52% so với mức 4,4 tỷ đồng năm 2007. Trong đó chi phí của đội tàu dầu là 76 tỷ đồng và của đội tàu hàng khô là 116 tỷ đồng. Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư, thực hiện trẻ hóa đội tàu, giảm tuổi thọ trung bình của đội tàu, đuổi kịp sự phát triển của đội tàu các nước trong khu vực và trên thế giới. Trọng tải tàu của công ty so với đội tàu buôn của các nước còn nhỏ. Tàu chở hàng khô lớn nhất của công ty chỉ có một cái có trọng tải là 46.671 DWT (còn lại đều dưới 27.000 DWT), tàu chở dầu trung bình có trọng tải 32.336 DWT, tàu


chở hàng khô là 15.962 DWT. Đội tàu container của Vosco hiện cũng mới chỉ có 2 tàu nhập về từ cuối năm 2008. Vì mới đưa vào hoạt động và do tác động tiêu cục của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên hiện tại đội tàu container đang rơi vào tình trạng hoạt động không mấy hiệu quả.

3.4. Liên doanh

Cùng với nỗ lực phát triển lĩnh vực kinh doanh vận tải như xây dựng, phát triển đội tàu, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ của đội ngũ sỹ quan thuyền viên, nghiên cứu mở rộng thị trường vận tải, tích cực tìm kiếm mở rộng nguồn hàng... công ty vận tải biển Việt Nam còn thực hiện đa dạng hóa các phương thức hoạt động sản xuất liên doanh liên kết đạt hiệu quả thiết thực, góp phần làm tăng lợi nhuận, tăng nguồn vốn kinh doanh, giúp công ty ngày càng lớn mạnh.

Vosco tham gia đầ u tư và o cá c đơn vị sau:

Ngân hà ng Thương mạ i Cổ phầ n Hà ng hả i Việ t Nam (MSB) Công ty Cổ phầ n Chứ ng khoá n Hả i phò ng (Haseco)

Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội (Marina Hà Nội)

Vosco đã mua lạ i 40% cổ phầ n củ a Công ty Cổ phầ n SSV để thà nh lậ p liên doanh giữ a Vosco và SSV khai thác 2 bế n phao BP 5 và BP 6 trên sông Sà i Gò n . Việ c khai thá c 2 bế n phao nà y sẽ tạ o điề u kiệ n thuậ n lợ i cho việ c xế p , dỡ hà ng cho các tàu của Vosco tại khu vực cảng Sài Gòn.

Như vậy, Vosco có nguồn vốn lớn, lực lượng lao động dồi dào đã đuợc sắp xếp phân bố hợp lý, và đội tàu hùng hậu. Đây là tiền đề quan trọng để Vosco đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh Vosco 2007 - 2009


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2007

Năm 2008

Năm

2009

1

Tổng tài sản

Tỷ đồng

3.914

4.418

4.634

2

Vốn điều lệ

Tỷ đồng


1.400

1.400

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí