Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình - 2

Biểu đồ 2.12. Ảnh hưởng của khách hàng và giá bán sản phẩm đến hiệu quả kinh doanh của công ty 55

Biểu đồ 2.13. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả kinh doanh của TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình 56

Biểu 2.14. Ảnh hưởng của nguồn vốn và khả năng tiếp cận tài chính đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình 57

Biểu 2.15. Ảnh hưởng của công nghệ sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình 59

Biểu 2.16. Ảnh hưởng của nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình 60

Biểu 2.17. Ảnh hưởng của Chính sách của nhà nước và địa phương đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình 62

Biểu 2.18. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường tự nhiên - kinh tế xã hội đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình 63

Biểu 2.19. Ảnh hưởng của Khách hàng và giá bán sản phẩm đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình 64

Biểu 2.20. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình 65

DANH MỤC VIẾT TẮT


TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

2

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

3

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

4

ROS

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

5

SXKD

Sản xuất kinh doanh

6

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

7

TSCĐ

Tài sản cố định

8

VLĐ

Vốn lưu động

9

VCĐ

Vốn cố định

10

VCSH

Vốn chủ sở hữu

11

VKD

Vốn kinh doanh

12

UBND

Ủy ban nhân dân

13

θBQ, TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

14

θ LH, TĐPTLH

Tốc độ phát triển liên hoàn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình - 2

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài của đề tài

Với điều kiện hiện nay, quá trình mở cửa hội nhập nền kinh tế của các nước trên thế giới đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế của nước ta. Xu thế hội nhập này tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, song nó cũng đặt ra cho các doanh nghiệp vào một cuộc chơi với quy luật “Mạnh thắng, yếu thua”. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước vốn được biết đến là thành phần kinh tế có cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ, trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu năng động trong kinh doanh, bộ máy quản lý cồng kềnh, cũng như tinh thần người lao động sa sút... đã và đang tồn tại từ nhiều năm nay.

Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp cũng không tránh khỏi cuộc chơi, nếu cứ sống mãi với lý tưởng “Ỷ lại vào nhà nước, tỏ ra kém hiệu quả trong sản xuất kinh doanh” thì chỉ có một con đường duy nhất đó là “giải thể”. Nhận thức được điều đó, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp như: cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp lại hoặc giải thể các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động từ mô hình công ích sang mô hình sản xuất kinh kinh doanh nhằm hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp hiện nay còn khá thấp; Nhiều công ty lâm nghiệp thua lỗ kéo dài, nợ nần do chu kỳ sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp dài, rủi ro cao, khó khăn về vốn… Thêm vào đó, hiện nay Chính phủ cũng đang thiếu những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp kéo dài chu kỳ kinh doanh để trồng cây gỗ lớn nên hiệu quả kinh tế lại càng thấp hơn.

Cũng là một trong những doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình được thành lập theo quyết định 19/1999/QĐ - UB ngày 28/03/1998 của UBND tỉnh Hòa Bình trên cơ sở đổi tên Lâm trường Kỳ Sơn thành Công ty và sát nhập các Lâm trường: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tu Lý vào làm đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014

của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp để giải quyết những vấn đề còn bất cập, tồn tại hiện nay, hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Các công ty lâm nghiệp cả nước nói chung, công ty Lâm Nghiệp Hòa Bình nói riêng đã sắp xếp lại mô hình tổ chức theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông lâm nghiệp, tháng 4/2014, Công ty đổi thành loại hình công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình. Công ty có chức năng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và khai thác rừng trồng nguyên liệu giấy. Trong những năm qua, công ty đã cố gắng thực hiện tốt các giải pháp sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của công ty. Vì vậy, trong những năm tới, để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh sẵn có của công ty cần phải có những đột phá mới để khai thác có hiệu quả cao hơn nữa về thế mạnh của đất đai và diện tích rừng trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi, đối với một công ty lâm nghiệp, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ quyết định đến sự sống còn của công ty mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế, môi trường và đời sống của người dân địa phương.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình” được đạt ra hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có tầm quan trọng hết sức to lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tiếp cận nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lĩnh vực hiệu quả kinh doanh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau như: sách, báo, luận án tiến sỹ, thạc sỹ…Một số công trình tiêu biểu như:

Một số công trình nghiên cứu nước ngoài

- Mohamed Khaled Al-Jafari, Hazem Al Samman (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp: Nghiên cứu từ các công ty được niêm yết trên

thị trường chứng khoán Muscat” [24]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã điều tra 17 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Muscat trong giai đoạn từ 2006 đến 2013. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhân tố quy mô và cấu trúc doanh nghiệp, tăng trưởng, tài sản cố định và vốn lưu động có động tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác, thuế suất bình quân và các biến đòn bẩy tài chính cho thấy mối quan hệ nghịch chiều với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nghiên cứu kết luận rằng, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì các công ty cần quản lý tốt tài sản, vốn kinh doanh.

- Neil Nagy (2009) đã nghiên cứu công trình “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp” [21]. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã xác định các nhân tố có tác động đến hiệu quả kinh doanh của 500 công ty tại Mỹ từ năm 2003-2007 thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) của công ty. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, doanh số bán hàng, mức độ mua lại của khách hàng, tỷ lệ tái đầu tư, vốn chủ sở hữu là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, tác giả đề xuất, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần chú trọng đến việc bán hàng, tái đầu tư, tăng vốn kinh doanh.

- Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007) thực hiện nghiên cứu “Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan” về yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của 167 công ty tại Jordan từ năm 1989 – 2003 [30]. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn của một công ty có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đáng kể hiệu quả kinh doanh của công ty.

Các công trình nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh và doanh nghiệp lâm nghiệp:

- Nguyễn Văn Công (2013), “Giáo tình phân tích kinh doanh”, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội [11]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã chỉ rõ các kỹ thuật, nghiệp vụ của phân tích kinh doanh cũng như các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng trong luận văn của tác giả về mặt lý thuyết hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nguyễn Ngọc Quang (2014), “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh” dành cho sinh viên các Trường Đại học, cao đẳng khối Kinh tế, NXB Giáo dục Việt Nam [25]. Trong cuốn giáo trình này, ngoài việc tác giả nghiên cứu tổng quan về nội dung phân tích các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích chiến lược kinh doanh, môi trường kinh doanh, chi phí và lợi nhuận kinh doanh…tác giả đã nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

- Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Hà (2015), “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính, Hà Nội [12]. Trong cuốn giáo trình này, các tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về phân tích tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, giáo trình này cũng đi sâu phân tích các chỉ tiêu tiêu đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chính sách tài chính, tiềm lực tài chính, tình hình tăng trưởng và dự báo tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích về mặt lý luận của đề tài. Tuy nhiên, đây cũng là một giáo trình lý thuyết, đưa ra các công thức chung và có giá trị tham khảo về mặt lý luận.

- Nguyễn Văn Đệ (2009), Giáo trình Kinh tế Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [16]. Trong công trình nghiên cứu này, ngoài việc làm rõ khái niệm về kinh tế lâm nghiệp, doanh nghiệp lâm nghiệp, sản xuất lâm nghiệp…Đặc điểm, vai trò của sản xuất lâm nghiệp, các tác giả đã hệ thống hóa được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lâm nghiệp. Đây là một trong những tài liệu tham khảo trong luận văn của tác giả về mặt lý thuyết liên quan đến doanh nghiệp lâm nghiệp.

- Nguyễn Văn Tuấn và Trần Hữu Dào (2012), “Quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [29]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu về mặt lý thuyết các vấn đề liên quan đến quản lý của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp như: Sản xuất, nhân lực, công nghệ, marketing, tài chính, tiêu thụ…Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ các phương pháp, hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp lâm nghiệp.

- Bùi Thị Minh Nguyệt và cộng sự (2018), Giáo trình Quản trị kinh doanh doanh nghiệp nông lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [23]. Trong công trình nghiên cứu này, ngoài việc làm rõ các vấn đề về các lĩnh vực quản trị của các doanh nghiệp lâm nghiệp như quản trị nhân lực, quản trị sản xuất, quản trị tài chính…Tác giả đã hệ thống hóa được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là

một trong những tài liệu tham khảo trong luận văn của tác giả về mặt lý thuyết liên quan đến doanh nghiệp lâm nghiệp.

Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Trần Hữu Dào (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Công ty nông lâm nghiệp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ [13]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn và khảo sát 12 công ty nông lâm nghiệp trên cả nước nhằm phân tích đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty nông lâm nghiệp trong giai đoạn 2007-2009 để phục vụ cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp. Kết quả khảo sát đã chỉ ra, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty nông lâm nghiệp rất thấp; Nhiều công ty nông lâm nghiệp thua lỗ kéo dài. Kết quả này ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố là: Khách quan (đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp, điều kiện tự nhiên – xã hội, chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nông lâm nghiệp) và nhân tố chủ quan (chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn nhân lực, năng lực lãnh đạo cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty nông lâm nghiệp. Trong đó, tác giả nhấn mạnh cần đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, đặc biệt là việc cổ phần hóa doanh nghiệp.

+ Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ [22]. Kết quả nghiên đã chỉ ra các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu.

+ Phước Minh Hiệp, Võ Thị Bích Hương (2020), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Bến Tre”, Tạp chí tài chính [20]. Bằng việc khảo sát 113 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bến Tre, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là: Đặc điểm của doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, trình độ lao động, quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, mối quan hệ xã hội của daonh nghiệp, chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Như vậy, có thể thấy, hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh là một trong những đề tài được các nhà nghiên cứu khoa học đặc biệt quan tâm, được thể hiện qua rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố và áp dụng. Nhưng các nghiên cứu này đều ở tầm vĩ mô, lý thuyết chung hoặc cụ thể ở các khía cạnh khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau và đặc điểm tại mỗi công ty cũng không giống nhau. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về hiệu quả kinh doanh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình. Vì vậy, công trình nghiên cứu này của tác giả hoàn toàn không bị trùng lặp.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định và phân tích rõ các các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình trong giai đoạn 2018-2020.

- Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình trong thời gian tới.

4. Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình, có địa chỉ tại xã Dân Hạ - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình.

- Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp: Trong quá trình thực hiện, các tài liệu, dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Dữ liệu sơ cấp tiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023