Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Trong 3 Giai Đoạn 2018-2020

Giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng và nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Đây chủ yếu là các khoản phải thu của các đối tác của công ty như: Công ty cổ phần lâm sản Nam Định, Công ty TNHH phát triển tài nguyên rừng Hòa Bình, Ban Quản lý dự án phát triển lâm nghiệp Hòa Bình…Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện công ty không bị bạn hàng chiếm dụng vốn kinh doanh.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng ngày càng tăng, tăng bình quân 3,58%/năm. Kết cấu hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là chi phí SXKD dở dang (rừng đang trong độ tuổi đầu tư và sinh trưởng, chưa đến thời kỳ khai thác), một phần nhỏ hàng gỗ xẻ thành phẩm, và vật tư sản xuất. Đây là một đặc thù của các công ty lâm nghiệp khi có chu kỳ kinh doanh dài (chu kỳ khai thác gỗ nguyên liệu thường từ 6-7 năm) nên vốn ứ đọng trong sản xuất cao, rủi ro lớn.

- Về tài sản dài hạn: Có xu hướng biến động chậm qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị tài sản của công ty. Tài sản dài hạn của công ty chính là biểu hiện của tài sản cố định hữu hình, qua các năm công ty ít hề đầu tư thêm phương tiện, máy móc phục vụ cho sản xuất. Cụ thể năm 2018, tài sản dài hạn của công ty chiếm 17,19%, năm 2020 tài sản dài hạn chỉ chiếm 13,76% trong tổng giá trị tài sản của công ty. Để phục vụ tốt hơn quá trình kinh doanh của công ty thì công ty nên xem xét tài sản cố định một cách phù hợp. Ngoài ra công ty còn thêm lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng, công nghệ nên công ty phải đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm đầu tư hợp lý cho tài sản cố định cũng như tài sản dài hạn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Như vậy, Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình là công ty sản xuất lâm nghiệp do đó tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng như biểu 2.2 và phụ lục 10 là khá hợp lý. Song trong năm 2019 và 2020 tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm có xu hướng tăng, trong khi tài sản dài hạn thấp, vì vậy công ty cần xem xét kế hoạch dự trữ hàng tồn kho tích cực hơn, bên cạnh đó cần có phương hướng tăng tỷ trọng tài sản dài hạn, thu hồi các khoản thu ngắn hạn, đầu tư phù hợp vào tài sản cố định như vậy thì sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.


Biểu 2.2. Thực trạng tài sản của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình qua 3 năm (2018 - 2020)

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tốc độ PTLH

θBQ


Giá trị

TT (%)


Giá trị

TT (%)


Giá trị

TT (%)

2019/2018 (%)

2020/2019 (%)


(%)

A. Tài sản ngắn hạn

72.021

82,81

82.924

87,52

79.638

86,24

115,14

96,04

105,15

I.Tiền và các khoản TĐ

tiền

5.026

5,78

4.889

5,16

7.265

7,87

97,27

148,60

120,23

II.Đầu tư TCNH

700

0,80

700

0,74

700

0,76



0,00

III.Các khoản phải thu

NH

8.181

9,41

12.272

12,95

9.207

9,97

150,01

75,03

106,09

IV. Hàng tồn kho

58.114

66,82

65.063

68,67

62.354

67,52

111,96

95,84

103,58

V.TSNH khác

0

0,00

0

0,00

110

0,12



0,00

B. Tài sản dài hạn

14.954

17,19

11.820

12,48

12.709

13,76

79,04

107,52

92,19

I. TSCĐ

14.954

17,19

11.820

12,48

12.709

13,76

79,04

107,52

92,19

II.Tài sản dài hạn khác

0

0,00

0

0,00

0

0,00



0,00

Tổng tài sản (A+B)

86.976

100,00

94.744

100

92.347

100

108,93

97,47

103,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình - 6

(Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2018, 2019, 2020)


32

2.1.6. Đặc điểm nguồn vốn của công ty

Nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình thể hiện ở biểu

2.3 và phụ lục 11. Biểu 2.3 và phụ lục 11 ta thấy, tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm với TĐPTBQ là 103,04%.

- Về nợ phải trả: chiếm tỷ trọng rất lớn, năm 2018 nợ phải trả chiếm 58,02% trong tổng nguồn vốn của công ty, đến năm 2020 chiếm 53,40%. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Năm 2018 là 33,17%, đến năm 2020 là 28,69%. Các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là từ nguồn nợ của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, công ty TNHH sản xuất nguyên vật liệu giấy Việt Nhật – Cai Lân đến thời kỳ trả. Trong 3 năm nghiên cứu, lượng vay dài hạn của công ty cũng rất lớn, chiếm 24,72% năm 2020. Đây chủ yếu là khoản công ty vay ngân hàng phát triển Việt Nam

– Chi nhánh hòa bình và Công ty TNHH sản xuất nguyên vật liệu giấy Việt Nhật – Cai Lân để đầu tư sản xuất. Sở dĩ công ty có khoản nợ dài hạn cao và chiếm tỷ trọng lớn là do đặc thù kinh doanh của công ty dài, chu kỳ khai thác rừng trồng thường từ 6- 7 năm, vì vậy công ty phải đi vay dài hạn của ngân hàng cũng như một số công ty sản xuất nguyên liệu giấy để đầu tu sản xuất.

- Về nguồn vốn chủ sở hữu: biến động tăng lên qua các năm với TĐPTBQ là 108,56 %. Đây là một tín hiệu tốt chứng minh khả năng độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2019 so với năm 2018 tăng 8,93 % và đến năm 2020 thì giảm nhẹ so với năm 2019. Có điều đó là do trong 3 năm vốn chủ sở hữu được tăng thêm do vốn góp thêm của giám đốc Công ty để tiến hành hoạt động trong hạng mục mới là tư vấn thiết kế, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp cùng với sự tăng lên của quỹ khen thưởng phúc lợi. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp nên Công ty nên chú trọng vào các biện pháp nhằm làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu một cách hợp lý và cũng chính là tăng khả năng độc lập tự chủ về vốn trong các hoạt động kinh doanh của Công ty.


33


Biểu 2.3. Thực trạng nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình qua 3 năm (2018 - 2020)

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tốc độ PTLH

θBQ


Giá trị


TT (%)


Giá trị


TT (%)


Giá trị


TT (%)

2019/2018 (%)

2020/2019 (%)


(%)

A. NỢ PHẢI TRẢ

50.467

58,02

47.888

50,54

49.318

53,40

94,89

102,99

98,85

I. Nợ Ngắn hạn

28.850

33,17

25.250

26,65

26.492

28,69

87,52

104,92

95,83

II. Nợ dài hạn

21.617

24,85

22.638

23,89

22.825

24,72

104,72

100,83

102,76

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU

36.508

41,98

46.856

49,46

43.029

46,60

128,34

91,83

108,56

I.Vốn chủ sở hữu

35.532

40,85

45.589

48,12

40.592

43,96

128,30

89,04

106,88

II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

975

1,12

1.266

1,34

2.436

2,64

129,84

192,35

158,03

Tổng nguồn vốn (A+B)

86.976

100

94.744

100

92.347

100,00

108,93

97,47

103,04

(Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2018, 2019, 2020)


34

Tóm lại, tổng nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình tăng dần qua các năm và phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn kinh doanh ngày một tăng lên của Công ty. Tuy nhiên, sự tăng lên của tổng nguồn vốn chủ yếu là sự tăng lên của các khoản nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu thấp, điều này cần phải xem xét vì chi phí sử dụng vốn vay khá lớn, nó sẽ là nguyên nhân làm giảm khả năng độc lập, tự chủ về vốn. Cơ cấu vốn như vậy cần phải có những điều chỉnh hợp lý hơn trong những năm tới.

2.1.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 giai đoạn 2018-2020

Kết quả SXKD của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình trong giai đoạn 2018-2020 thể hiện trong biểu 2.4 và phụ lục 12.

Qua biểu 2.4 và phụ lục 12 cho thấy, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có xu hướng biến động giảm qua các năm với TĐPTBQ là 93,07%. Cụ thể, năm 2019 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng so với 2018 là 113,83%. Có sự tăng lên này là do năm 2019 nhiều diện tích rừng của công ty đến thời kỳ thu hoạch. Cùng với giá bán nguyên liệu các loại gỗ như keo, bạch đàn trắng tăng lên. Đồng thời, số lượng cây giống công ty sản xuất và tiêu thụ cũng cao hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty năm 2019 lại giảm so với 2018. Nguyên nhân là do trong năm 2019 có nhiều khoản chi phí tăng lên rất cao như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nên chi phí kinh doanh của công ty tăng lên. Đến năm 2020, do công ty đầu tư trồng thêm nhiều diện tích rừng mới đã khai thác từ năm 2019, nhiều diện tích rừng hiện tại chưa đến tuổi khai thác nên chưa thu hoạch được, số diện tích rừng khai thác tỉa thưa ít, doanh thu từ các dịch vụ lâm nghiệp và khoanh nuôi bảo vệ rừng của nhà nước cũng giảm. Vì vậy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh xuống còn 41.800.641.743 đồng, đạt 76,1 % so với năm 2019.

Thu nhập khác của công ty có xu hướng biến động tăng với TĐPTBQ là 114,68% trong giai đoạn 2018-2020. Đây là các khoản thu chính và khá lớn của công ty có được từ các khoản cấp kinh phí hàng năm của nhà nước để công ty khoanh nuôi bảo vệ rừng. Đây là một trong những đặc điểm khác của các công ty lâm nghiệp so với các công ty sản xuất kinh doanh khác. Cụ thể, năm 2018 công ty được cấp 997.558.089 đồng cho việc bảo vệ rừng, đến năm 2020 tăng lên là 1.311.997.228 đồng. Sự tăng lên này là do diện tích rừng công ty quản lý năm 2020 tăng lên.


35


Biểu 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình qua 3 năm (2018 - 2020)

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

So sánh (%)

2019/2018

2020/2019

BQ

1. Doanh thu bán hàng và CCDV

48.254

54.926

41.800

113,83

76,10

93,07

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

4.670

0

0




3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV

48.249

54.926

41.800

113,84

76,10

93,08

4. Giá vốn hàng bán

39.012

43.207

33.428

110,75

77,37

92,57

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV

9.237

11.718

8.371

126,87

71,44

95,20

6. Doanh thu hoạt động tài chính

292

92

75

31,69

80,84

50,61

7. Chi phí tài chính

7

7

563

100,88

7247,10

855,03

- Trong đó: Chi phí lãi vay

7

7

543

100,88

6992,19

839,85

8. Chi phí kinh doanh

8.658

11.294

7.285

130,44

64,50

91,73

9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD

863

509

598

58,98



10. Thu nhập khác

997

1.136

1.311

113,95

115,42

114,68

11. Chi phí khác

133

104

191

78,08

183,81

119,80

12. Lợi nhuận khác

864

1.032

1.120

119,49

108,51

113,87

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

1.727

1.541

1.719

89,25

111,49

99,75

14. Chi phí thuế TNDN hiện hành

345

308

343

89,25

111,49

99,75

15. Lợi nhuận sau TNDN

1.382

1.233

1.375

89,25

111,49

99,75

(Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2018, 2019, 2020 và kết quả tính toán của tác giả)

36

Tóm lại, qua kết quả SXKD của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình giai đoạn 2018-2020 có xu hướng giảm nhẹ. Nguyên nhân là do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, chu kỳ sản xuất kéo dài, những năm đầu xây dựng cơ bản các diện tích rừng trồng mới như năm 2020 nên chưa có nguồn thu nên làm cho doanh thu và lợi nhuận đều giảm mạnh. Song, một trong những nguồn thu chính của công ty lâm nghiệp là từ việc nhà nước cấp tiền để khoang nuôi bảo vệ rừng nên lợi nhuận sau thuế vẫn tương đối cao. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của thì công ty cần chủ động phát triển các mảng liên quan đến xây dựng và các dịch vụ tư về lâm nghiệp như dịch vụ vật tư, kỹ thuật lâm nghiệp; xây dựng mô hình thâm canh trồng rừng, ứng dụng tiến bộ khoa học trong cải tạo giống, nâng cao hiệu quả trồng và khai thác rừng; Thiết kế các hạng mục công trình lâm nghiệp. Đây chính là các nguồn thu lớn của công ty lâm nghiệp. Đồng thời công ty cần trồng các diện tích rừng gối nhau để đảm bảo năm nào công ty cũng có nguồn thu từ việc bán gỗ nguyên liệu. Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu chu kỳ khai thác tối ưu để nâng cao sản lượng, giá bán gỗ, qua đó nâng cao doanh thu từ nguồn trồng rừng gỗ nguyên liệu.

2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình giai đoạn 2018-2020

2.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty

Trong những năm vừa qua nền kinh tế thế giới và Việt Nam nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng có sự biến động lớn, đó là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam, dẫn đến nền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn này do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 làm cho hợp đồng đấu thầu các dự án gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế còn gặp nhiều hạn chế, công ty hoạt động vẫn thu được kết quả đáng khích lệ, doanh thu cũng như lợi nhuận đạt được mức khá cao. Để có những đánh giá cụ thể hơn, ta cần xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty thông qua số liệu trong biểu 2.5 và phụ lục 13.

2.2.1.1. Các chỉ tiêu về doanh thu

- Tỷ suất doanh thu trên diện tích đất: Biểu 2.5 và phụ lục 13 cho thấy, chỉ tiêu này có xu hướng biến động giảm trong giai đoạn 2018-2020, với TĐPTBQ là 93,04%, giảm bình quân 6,96%/năm. Sở dĩ chỉ tiêu này giảm trong 3 năm nghiên cứu là do diện

tích đất rừng của công ty được giao quản lý gần như không có nhiều biến động, trong khi doanh thu có xu hướng giảm. Đặc biệt, năm 2019 công ty khai thác trắng các diện tích rừng đến tuổi khai thác nên doanh thu cao, làm cho chỉ tiêu này cũng tăng lên so với năm 2018 (tăng 13,74%), nhưng đến năm 2020 công ty trồng mới thêm nhiều diện trên các diện tích đã khai thác từ năm trước, trong khi đó diện tích rừng đến tuổi khai thác lại thấp. Điều này làm cho doanh thu giảm xuống, vì vậy tỷ suất doanh thu trên diện tích đất cũng giảm. Điều này chứng tỏ, công ty sử dụng đất không hiệu quả. Trong những năm tới, công ty nên thực hiện phương án trồng rừng gối nhau, cộng với khai thác tỉa thưa sẽ làm cho sản lượng khai thác đảm bảo, giá thành gỗ nguyên liệu tăng, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

- Tỷ suất doanh thu trên chi phí: Chỉ tiêu này có xu hướng biến động giảm qua các năm, với TĐPTBQ là 99,94%. Năm 2018, một đồng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được 1,009 đồng doanh thu, đến năm 2020 thu được là 1,008 đồng doanh thu. Điều này cho thấy, trong 3 năm nghiên cứu, công ty sử dụng chưa tốt chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo, công ty cần áp dụng các biện pháp cắt giảm phí sản xuất kinh doanh, nâng cao sản lượng gỗ sản xuất, qua đó nâng cao doanh thu bán hàng.

- Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Biểu 2.5 và phụ lục 13 cho thấy, chỉ tiêu này có xu hướng biến động giảm qua các năm trong giai đoạn 2018-2020. Cụ thể, năm 2018 một đồng vốn kinh doanh công ty bỏ ra thu được 0,541 đồng doanh thu, và tăng lên 0,605 đồng vào năm 2019, nhưng lại giảm mạnh xuống là 0,447 đồng vào năm 2020. Giá trị của chỉ tiều này đều nhỏ hơn 1 cho thấy, công ty đã đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh tương đối lớn, trong khi thu được doanh thu chưa thực sự cao. Điều này gây ra khó khăn trong việc sử dụng vốn hay nói cách khác vốn kinh doanh sử dụng chưa thực sự hiệu quả. Đặc điểm này là do đặc thù kinh doanh của các công ty lâm nghiệp, vốn kinh doanh lớn, chu kỳ kinh doanh kéo dài.

2.2.1.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận (khả năng sinh lời)

Các chỉ tiêu về lợi nhuận của công ty TNHH Lâm Nghiệp Hòa Bình thể hiện trong biểu 2.5 và biểu đồ 2.1. Qua biểu đồ và biểu số liệu cho thấy:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023