Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Nông Nghiệp

Mô hình hoạt động của doanh nghiệp lâm nghiệp nước ta hiện nay được tổ chức theo các mô hình chủ yếu sau đây:

* Mô hình 1: Doanh nghiệp lâm nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con:

Đây là mô hình tổ chức quản lý của các doanh nghiệp lâm nghiệp được hình thành trên cơ sở tái cấu trúc các Tổng công ty lâm nghiệp trước đây (thành lập theo Nghị định 91/CP của Chính phủ về tổ chức các doanh nghiệp nhà nước).

Các doanh nghiệp này hiện nay được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó một công ty TNHH nhà nước một thành viên được Nhà nước chỉ định giữ vai trò công ty mẹ để nắm giữ vốn của Nhà nước trong các Tổng công ty nhà nước trước đây. Các công ty thành viên trong mô hình này bao gồm các công ty TNHH nhà nước một thành viên, các Công ty cổ phần có vốn đầu tư của Nhà nước.

Mô hình doanh nghiệp này có những ưu thế rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp như: quy mô sản xuất và quy mô vốn đầu tư lớn, có điều kiện để tổ chức sản xuất khép kín từ khâu tạo rừng đến chế biến và thương mại, sức cạnh tranh mạnh.

* Mô hình 2: Các doanh nghiệp lâm nghiệp độc lập:

Đây là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phổ biến ở nước ta. Về cơ bản, các doanh nghiệp lâm nghiệp này được hình thành trong quá trình đổi mới tổ chức quản lý các Lâm trường quốc doanh trước đây. Hiện nay, về cơ bản các doanh nghiệp này đang được tổ chức theo hình thức Công ty TNHH nhà nước một thành viên hoạt động theo luật doanh nghiệp. Bên cạnh các Công ty TNHH nhà nước một thành viên, ở nước ta còn có một số doanh nghiệp lâm nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, trong đó có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

1.1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp

Bản chất của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp mà công ty đang quản lý.

Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp là một trong những công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc tính toán và xem

xét hiệu quả kinh tế không chỉ cho biết việc sản xuất đạt ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra những biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu của doanh nghiệp. Việc tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn giúp đưa ra được lựa chọn phương án tốt nhất trong điều kiện mọi nguồn tài nguyên đều là hữu hạn và ngày càng cạn kiệt, khan hiếm do sự khai thác sử dụng của con người. Mặt khác, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép cùng những nguồn lực nhất định con người có thể chế tạo nhiều sản phẩm khác nhau, tức là có nhiều phương án sản xuất kinh doanh khác nhau, do đó cần đòi hỏi lựa chọn phương án tốt nhất. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tức là nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm nguồn lực như hiện nay thì nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ doanh nghiệp lâm nghiệp nào. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp còn được thể hiện thông qua vai trò quan trọng, nó là điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Như vậy:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp lâm nghiệp trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Trong cuộc cạnh tranh đó, có nhiều doanh nghiệp trụ vững phát triển sản xuất nhưng cũng không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, phải giải thể hay phá sản. Sự tồn tại của doanh nghiệp lâm nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó. Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải đảm bảo có lợi nhuận và lợi nhuận đó không ngừng tăng theo thời gian (hay có thể nói nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất gỗ nguyên liệu của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận).

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính sự thúc đẩy cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp lâm nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, do đặc thù sản xuất lâm nghiệp của các doanh nghiệp mang tính xã hội nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo.

1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp

1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

1.2.1.1. Các chỉ tiêu về doanh thu

(1) Tỷ suất doanh thu trên diện tích đất:

Chỉ tiêu này cho biết 1 ha đất được giao quản lý và kinh doanh thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu (hay còn gọi là hiệu quả sử dụng đất của doanh nghiệp). Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và chứng tỏ doanh nghiệp có các biện pháp sử dụng đất hiệu quả.

Tỷ suất doanh thu trên diện

tích đất

Tổng doanh thu trong kỳ

=

Tổng diện tích đất quản lý và sử dụng trong kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình - 4

(2) Tỷ suất doanh thu trên chi phí:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

Tỷ suất doanh thu

trên chi phí

Tổng doanh thu trong kỳ

=

Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

(3) Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.

Tỷ suất doanh thu trên vốn

kinh doanh

Tổng doanh thu trong kỳ

=

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ


Trong đó:


VKD bình quân trong kỳ

=

VKD đầu kỳ + VKD cuối kỳ

2

1.2.1.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận (khả năng sinh lời)

(1) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):

Chỉ tiêu này cho biết hàm lượng lợi nhuận trong một đồng doanh thu hay trong mỗi đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu

Tổng lợi nhuận sau thuế trong kỳ

=

Tổng doanh thu trong kỳ

(2) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (ROI):

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh (VKD). Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng VKD của doanh nghiệp càng có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận trên VKD

=

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

VKD bình quân trong kỳ

Trong đó:


VKD bình quân trong kỳ

=

VKD đầu kỳ + VKD cuối kỳ

2

(3) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)

Lợi nhuận sau thuế

=

VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) là quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.


Trong đó:


VCSH bình quân trong kỳ

=

VCSH đầu kỳ + VCSH cuối kỳ

2

(4) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:


Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Tổng lợi nhuận trong kỳ

=

Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

(5) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA):

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp lâm nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận

trên tài sản

=

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Tổng tài sản trong kỳ

1.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từng bộ phận

1.2.2.1. Hiệu quả sử sử dụng vốn lưu động và tài sản lưu động

Để đánh giá trình độ tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ) của doanh nghiệp lâm nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

(1) Số vòng quay vốn lưu động:

Vòng quay VLĐ phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng. Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của VLĐ càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.

Vòng quay VLĐ

=

Doanh thu thuần trong kỳ

VLĐ bình quân trong kỳ

Trong đó:


VLĐ bình quân

trong kỳ

VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ

=

2

(2) Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian hay số ngày của một vòng quay VLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ số vòng quay VLĐ của doanh nghiệp càng nhanh, và hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp tốt.


360

Kỳ luân chuyển VLĐ

=


Số vòng quay VLĐ

(3) Hệ số đảm nhận vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh hàm lượng vốn lưu động sử dụng trong kỳ, nó cho biết để làm ra một đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.


VLĐ bình quân trong kỳ

Hệ số đảm nhận VLĐ

=


Doanh thu thuần trong kỳ

(4) Sức sinh lời vốn lưu động (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động):

Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một đồng VLĐ mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất sinh lợi trên VLĐ

=

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

VLĐ bình quân trong kỳ

1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định

(1) Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

“Chỉ tiêu này đo lường việc sử dụng vốn cố định (VCĐ): phản ánh một đồng VCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cào càng tốt.”


Tổng doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng

vốn cố định

=


Vốn cố định bình quân trong kỳ

(2) Hàm lượng vốn cố định (suất hao phí VCĐ):

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ, doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn cố định; chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện trình độ quản lý và sử dụng vốn cố định càng đạt hiệu quả cao.

Hàm lượng Vốn cố định bình quân trong kỳ

vốn cố định =

Doanh thu thuần trong kỳ

(3) Sức sinh lời vốn cố định (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định):

Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một đồng VCĐ mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng VCĐ càng tốt và ngược lại.

Tỷ suất sinh lợi trên VCĐ

=

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

VCĐ bình quân trong kỳ

1.2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động

(1) Năng suất lao động: Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.


Tổng doanh thu trong kỳ

Năng suất lao động

=

Số lao động bình quân trong kỳ

(2) Tỷ suất lợi nhuận trên một lao động: Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.


Lợi nhuận trước thuế trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận

trên một lao động


=


Số lao động bình quân trong kỳ

Trong đó:


Số lao động bình quân trong kỳ

Số lao động đầu kỳ + Số lao động cuối kỳ

=

2

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố và được chia theo các cách phân loại khác nhau. Trong nghiên cứu này, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp được chia thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Mỗi nhóm nhân tố bao gồm các nhân tố nhỏ khác nhau và được tổng hợp theo sơ đồ dưới:

CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN (BÊN TRONG)

- Chiến lược và phương án kinh doanh

- Lực lượng lao động và cơ cấu tổ chức lao động

- Trình độ bộ máy quản trị

- Nguồn vốn và khả năng tiếp cận tài chính

- Công nghệ sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật


CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN (BÊN NGOÀI)

- Nguồn cung ứng và giá cả nguyên liệu

- Chính sách của nhà nước và địa phương

- Các yếu tố môi trường tự nhiên, tố kinh tế xã hội

- Khách hàng và giá bán sản phẩm


HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng tới HQKD của doanh nghiệp lâm nghiệp‌

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020)

1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Chiến lược và phương án kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, đây là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng. Cụ thể, nếu doanh nghiệp biến nắm bắt thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để dựa vào đó đưa ra được chiến lược và phương án đầu tư nhằm tạo ra được những sản phẩm cung ứng rộng rãi trên thị trường, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ có doanh thu cao, lợi nhuận nhiều, hiệu quả kinh doanh vì thế mà tăng lên. Ngược lại nếu phương án đầu tư không tốt, sản phẩm làm ra chất lượng kém không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ không tiêu thụ được hàng hoá, vốn bị ứ đọng, vòng quay vốn bị chậm lại, đó là biểu hiện không tốt về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến năng lực tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm.

1.3.1.2. Lực lượng lao động và cơ cấu tổ chức lao động

Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng. Nó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục có sẵn tạo cho một cá nhân có khả năng làm việc và đảm bảo năng suất lao động. Như vậy, nguồn vốn nhân lực của doanh nghiệp lâm nghiệp là lượng lao động hiện có, cùng với nó là kỹ năng, tay nghề, trình độ đào tạo, tính sáng tạo và khả năng khai thác của người lao động.

Nguồn nhân lực không phải là cái sẽ có mà là đã có sẵn tại doanh nghiệp, thuộc sự quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp lâm nghiệp phải hết sức lưu tâm tới nhân tố này. Vì nó là chất xám, là yếu tố trực tiếp tác động lên đối tượng lao động và tạo ra sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự tồn tại và hưng thịnh của doanh nghiệp lâm nghiệp.

Nếu có sự khoa học, hợp lý trong quá trình tổ chức sản xuất, tổ chức lao động thì công ty sẽ cắt giảm được các chi phí không cần thiết, giảm bớt lao động dư thừa mà vẫn đạt hiệu suất công việc cao, chất lượng sản phẩm tốt. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh cây nguyên liệu của các doanh nghiệp hiện nay.


1.3.1.3. Trình độ của bộ máy quản trị doanh nghiệp

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 19/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí