CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH
3.1. Định hướng phát triển và quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình
3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty
3.1.1.1. Định hướng phát triển
Diện tích đất của công ty quản lý ngày càng bị thu hẹp do các địa phương thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, các công trình quốc gia, để duy trì phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất giấy bền vững nên trong giai đoạn tới công ty tập trung nâng cao năng suất, chất lượng gỗ như tăng suất đầu tư cho trồng rừng (tăng mật độ trồng từ 1.333 cây/ha lên 1.666 cây/ha, tăng hàm lượng phân bón từ 0,2 kg/cây lên 0,5 kg/cây, kéo dài chu kỳ kinh doanh cây nguyên liệu giấy để phát huy tối đa tiềm năng đất đai) để nâng cao tối đa giá trị rừng cho một chu kỳ kinh doanh.
Theo đó, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh cây nguyên liệu giấy của Tổng công ty trong những năm tới:
- Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất cây nguyên liệu giấy là keo và bạch đàn.
- Chú trọng đến các giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao sản lượng, trữ lượng, chất lượng gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp hiện có.
- Kéo dài chu kỳ sản xuất kinh doanh cây nguyên liệu giấy để phát triển cây gỗ lớn nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, giá bán gỗ nguyên liệu. Qua đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây nguyên liệu giấy của công ty.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Mtv Lâm Nghiệp Hòa Bình
- Các Yếu Tố Môi Trường Tự Nhiên - Kinh Tế Xã Hội
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Hiệu Quả Kinh Doanh Của Tnhh Mtv Lâm Nghiệp Hòa Bình
- Tinh Giảm Bộ Máy Và Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Lao Động
- Khuyến Nghị Đối Với Chính Quyền Tỉnh Hòa Bình
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình - 14
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
- Kiểm soát và tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
- Chủ động tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư lãi suất thấp như nguồn vốn Chính phủ, nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ trong phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, nông thôn.
- Ổn định duy trì sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống lao động, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động...Qua đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh cây nguyên liệu giấy của công ty trong thời gian tới.
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty
- Mục tiêu đến năm 2025:
+ Doanh thu trung bình hàng năm đạt 52 tỷ, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt gần 8-10%; Lợi nhuận bình quân đạt 3-3,3 tỷ đồng/năm; Vốn chủ sở hữu chiểm trên 60% trong tổng nguồn vốn của công ty.
+ Giải quyết việc làm cho khoảng 220 lao động của Công ty và khoảng 300 lao động địa phương nhận khoán rừng và hợp đồng ngắn hạn. Thu nhập bình quân người lao động đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
+ Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế cơ bản tình trạng khai thác rừng trái phép, đổi mới phương thức quản lý tiến tới giảm hẳn tình trạng khai thác trái phép.
+ Tỷ lệ độ che phủ rừng trên lâm phần được giao đạt 95%.
- Mục tiêu định hướng đến năm 2030:
+ Doanh thu trung bình hàng năm đạt 55 tỷ, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt gần 10%; Lợi nhuận sau thuế bình quân đạt 3,5-4 tỷ đồng/năm; Vốn chủ sở hữu chiểm trên 65% trong tổng nguồn vốn của công ty.
+ Giải quyết việc làm cho khoảng 250 lao động của Công ty và khoảng 400 lao động địa phương nhận khoán rừng và hợp đồng ngắn hạn. Thu nhập bình quân người lao động đạt 6,5-7 triệu đồng/người/tháng.
+ Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế cơ bản tình trạng khai thác rừng trái phép, đổi mới phương thức quản lý tiến tới giảm hẳn tình trạng khai thác trái phép.
+ Tỷ lệ độ che phủ rừng trên lâm phần được giao đạt 98%.
3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường và duy trì sản xuất bền vững, phát triển một cách toàn diện, có hệ thống. Đây là một trong những chủ trương then chốt và nhiệm vụ chính của công ty. Khi nâng cao hiệu quả kinh doanh cần nghiên cứu đến việc kéo dài chu kỳ kinh doanh để tăng khả năng bảo vệ môi trường của rừng.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Gắn công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng và nghề rừng, trên cơ sở kinh doanh rừng bền vững.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh gắn với việc xoá đói, giảm nghèo, không ngừng gia tăng lợi ích cho cán bộ công nhân viên, cổ đông, khách hàng và đóng góp ngày
càng nhiều cho cộng đồng, xã hội.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình
3.2.1. Đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất rừng trồng, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến lâm
Thứ nhất, công ty cần thực hiện đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất rừng trồng. Trong sản xuất kinh doanh rừng, thì kỹ thuật lâm sinh đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sản lượng và chất lượng gỗ nguyên liệu. Hiện nay, công ty đang trồng 2 loại cây gỗ nguyên liệu là là Keo lai và Bạch đàn. Điểm chung các loại cây này có ưu điểm là phát triển đồng đều, dễ chăm sóc nhưng nếu bị sâu bệnh sẽ dễ lây lan trên diện rộng. Qua nghiên cứu thức tế tại công ty, hiện nay các biện pháp kỹ thuật lâm sinh công ty đang áp dụng có nhiều hạn chế, trong khi đó đây lại là nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến HQKD của công ty. Do đó, công ty cần đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng rừng nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất. Cụ thể:
* Tiêu chuẩn chọn giống và cây con đem trồng:
Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng Bạch đàn và Keo lai cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Hòa Bình và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam một số loài đã và đang được trồng phổ cập ở nước ta và rất phù hợp với đặc điểm đất đai khí hậu tại tỉnh Hòa Bình là Bạch đàn E.camaldunensis, E.tereticorni, E.Urophyla… Keo lai (dòng AH1, AH7 và AH4)…
Công ty cần chọn Giống được tạo bằng cây mô, hom. Cây được giâm ươm trong vườn từ 3 – 3,5 tháng, Hvn = 30 – 35cm, Do = 0,3 – 0,4cm; cây xanh tốt, không bị: sâu bệnh, cụt ngọn, tổn thương. Cây có hệ rễ phát triển.
* Kỹ thuật trồng:
(1) Xử lý thực bì:
Khi xử lý thực bì sẽ sử dụng phương thức phát toàn diện bằng hai phương pháp kết hợp là thủ công hoặc bằng máy. Phát sát gốc thực bì, để lại những cây tái sinh của các loài cây gỗ lớn. Băm vụn cành, nhánh và dọn thực bì thành băng theo đường đồng mức, không đốt. Thời gian xử lý vào khoảng tháng 3 – 4 hằng năm.
(2) Xử lý đất:
Nơi địa hình ít dốc và điều kiện cho phép thì cày đất toàn diện hoặc cày theo băng sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao và sinh trưởng nhanh. Nơi địa hình dốc và điều kiện không
cho phép thì làm đất cục bộ theo hố, cuốc và lấp hố thủ công. Kỹ thuật cụ thể:
Cuốc hố thành hàng theo đường đồng mức; khi đào hố để lớp đất mặt sang một bên, để lớp đất dưới sang một bên. Hố cuốc giữa các hàng phối trí theo hình nanh sấu (so le). Cuốc hố trồng kích thước hố 30 x 30 x 30 cm. Cự ly giãn cách hố là 3,0m x 2,0m. Lấp hố cần đập nhỏ đất, loại bỏ đá và rễ cây to cho lớp đất mặt xuống dưới đáy hố, lấp lớp đất dưới lên trên. Lấp hố trước khi trồng 15 – 20 ngày.
Việc xử lý đất cần phải bón lót làm tăng giá trị dinh dưỡng của đất. Đặc biệt, trồng rừng thâm canh cần thiết phải bón lót, mối hố bón 1 kg phân chuồng hoai, phân hoá học (NPK) 0,2 kg/hố. Bón lót kết hợp với lấp hố. Thời gian làm đất, trước khi trồng 1 tháng.
(3) Mật độ trồng:
Công ty cần tăng mật độ cây trồng từ 1.333 cây/ha lên 1.666 cây/ha đối với cả Bạch đàn và Keo lai để tăng trữ lượng và sản lượng, bởi: Đây là mật độ đã được trồng thử nghiệm thành công tại tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Thực tế hiện nay, mô hình mật độ 1.666 cây/ha đã được công ty trồng thử nghiệm thành công tại một số lâm trường tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình…Vì vậy, việc tăng mật độ cây trồng/ha là rất khả thi. Với mật độ 1.666 cây/ha tầng tán sẽ mỏng, độ xòe tán nhỏ lại, do vậy sẽ hạn chế được rủi ro do mưa gió, bão lốc làm đổ gãy cây. Do hiện nay diện tích đất rừng của công ty đã trồng nhiều chu kỳ, để lại nấm mốc, một số cây kháng bệnh kém sẽ bị chết. Vì vậy, việc tăng mật độ lên 1.666 cây/ha sẽ đảm bảo được tỷ lệ đến khi khai thác là 980-1000 cây/ha.
(4) Thời vụ trồng:
Đối với đặc điểm khí hậu của tỉnh Hòa Bình thì thời vụ trồng tốt nhất là từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 7. Đây là thời điểm mưa nhiều, khi công ty trồng rừng nguyên liệu vào thời điểm này tỷ lệ sống sẽ cao hơn, đồng thời sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí trồng, chăm sóc, tưới cây.
(5) Kỹ thuật trồng:
Rạch bỏ vỏ bầu, khơi một hố nhỏ giữa hố đã lấp, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố rồi lấp đất; lấp đất đến đâu nén chặt đất vừa phải xung quanh bầu đến đó. Lấp đất cao bằng cổ rễ cây, vun đất quanh gốc cây thành hình mui rùa để tránh đọng nước vào gốc cây khi trời mưa. Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất
xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn. Trồng vào những ngày thời tiết râm mát, đất đủ ẩm; không trồng vào lúc trời nắng to hoặc mưa to.
* Chăm sóc và bảo vệ rừng:
Hiện nay khâu chăm sóc rừng nguyên liệu của Công ty mới chỉ dừng lại ở làm sạch cỏ, chưa có khâu làm đất tơi xốp, vì vậy công ty nên áp dụng cơ giới hóa để chăm sóc làm cho đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây phát triển. Biện pháp là sử dụng máy phay để phay sạch cỏ rác và làm cho đất tơi xốp. Cụ thể như sau:
(1) Chăm sóc:
+ Trồng dặm: Trong thời gian sau khi trồng 1 – 6 tháng thường xuyên kiểm tra nếu có cây chết thì phải trồng dặm ngay (Việc trồng dặm cây con vào năm sau không mang lại kết quả tốt đối với Bạch đàn và Keo lai).
+ Chăm sóc: Công ty cần điều chỉnh quy trình kỹ thuật trong giai đoạn chăm sóc và giai đoạn quản lý, bảo vệ cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, nhất là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thực bì, cỏ dại, dây leo phát triển nhanh. Công ty nên tăng dần số lần chăm sóc ở năm thứ 2, thứ 3 từ 2 lần lên 3 lần/năm; năm thứ 4, thứ 5 từ 1 lần lên 2 lần/năm; ngoài ra từ năm thứ 6 đến năm thứ 10 (thuộc giai đoạn quản lý, bảo vệ) tùy theo điều kiện, khả năng sinh trưởng của cây cần tiếp tục được chăm sóc, phát dây leo. Bạch đàn và Keo lai là cây ưa sáng hoàn toàn nên yêu cầu phát sạch thực bì hoang dại, làm cỏ xới đất quanh cây trồng, đường kính xới từ 0,8 – 1m.
+ Bón phân: Trong 3 năm đầu mỗi năm bón thúc 1 – 2 lần , lượng bón mỗi hố 0,1 – 0,2 kg NPK/ lần
(2) Bảo vệ rừng:
Công ty cần có các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đặc biệt là công tác phòng chữa cháy rừng. Công ty cần đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy. Xây dựng đường băng cản lửa rộng 20 – 30 m, bằng đai cây xanh hoặc băng trắng. Hàng năm phải dọn sạch thảm mục cỏ khô trong băng cản lửa.
Thường xuyên kiểm tra phòng ngừa lửa rừng, sâu bệnh, người và gia súc phá hoại rừng trồng.
* Khai thác:
Hiện nay, phương pháp khai thác rừng mà công ty đang áp dụng là khai thác trắng mà không có giai đoạn tỉa thưa dẫn đến càng các chu kỳ kinh doanh cây sẽ càng có ít điều kiện sinh trưởng mạnh. Do đó công ty nên áp dụng tỉa thưa bắt đầu từ chu kỳ
4-5 năm để nâng cao sản lượng và chất lượng gỗ thu được. Thông thường, rừng trồng Bạch đàn và Keo lai thâm canh đúng kĩ thuật về chọn giống, kỹ thuật tạo cây giống, kĩ thuật trồng rừng thâm canh đồng bộ, chăm sóc bảo vệ rừng chu đáo, sau 7-8 năm có thể cho thu hoạch gỗ để làm nguyên liệu chế biến bột giấy. Tuy nhiên, qua nghiên cứu kinh nghiệm và trồng thực nghiệm tại một số lâm trường tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình thì công ty nên kéo dài chu kỳ khai thác lên 11 năm để nâng cao hiệu quả kinh doanh của rừng nguyên liệu.
Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến lâm
- Công ty cần tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh rừng nguyên liệu. Ưu tiên các nghiên cứu và ứng dụng giống cây trồng và thâm canh rừng, khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật, giống nhập nội, giống biến đổi gen chất lượng cao phục vụ trồng rừng gỗ lớn, và gỗ nguyên liệu.
- Tăng cường phát triển ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý và cập nhật theo dõi diễn biến tài nguyên rừng để phục vụ cho hoạt động giám sát, đồng thời kịp thời có những giải pháp bảo vệ và phát triển rừng kịp thời để khắc phục những biến động tài nguyên rừng có liên quan.
- Nghiên cứu nâng cao mức độ chi trả dịch vụ môi trường rừng cho rừng trồng cây gỗ lớn vào các năm cuối chu kỳ và đề xuất tỉnh hỗ trợ chi phí vốn vay để công ty kéo dài chu kỳ kinh doanh, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn với bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Triển khai thực hiện quy trình kỹ thuật lâm sinh tiên tiến, bền vững trồng rừng thâm canh.
- Quy hoạch các vùng rừng sản xuất nguyên liệu gỗ. Tổ chức trồng rừng, kinh doanh rừng đảm bảo bền vững, thiết lập hệ thống kiểm soát, quản lý để được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững toàn phần (FSC), chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (COC) nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm lâm sản.
3.2.2. Đa dạng các hình thức huy động vốn, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư lãi suất thấp và tăng quy mô vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh trong sản xuất. Đặc biệt, do đặc thù kinh doanh rừng sản xuất gỗ nguyên liệu có chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài (ít nhất là 6-7 năm). Do đó, vốn bị ứ đọng, chi phí sử dụng vốn (lãi vay
cao) cùng với đó là rủi ro rất lớn. Vì vậy, để nâng cao HQKD của công ty trong những năm tới, công ty cần xây dựng chiến lược và các phương án kinh doanh lâm nghiệp một cách hiệu quả và bền vững, mở rộng các diện tích rừng đạt tiêu chuẩn FSC, nghiên cứu các chính sách của nhà nước, chủ động tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để giảm chi phí sử dụng vốn vay. Cụ thể một số nguồn vốn như:
(1) Nguồn ngân sách nhà nước: Công ty nên nghiên cứu và tiếp cận các nguồn vốn ngân sách nhà nước như:
- Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Trung ương ưu tiên hỗ trợ cho các dự án trồng rừng đặc dụng, phòng hộ; các vườn quốc gia; hỗ trợ trồng rừng sản xuất, các dự án ở địa bàn các huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ; Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông lâm nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg; Các chính sách hỗ trợ chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh để huy động thêm nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất; Chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp theo Quyết định 38/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của thủ tướng Chính phủ; Chương trình cho vay trồng rừng của ngân hàng chính sách; Vốn ngân sách địa phương bố trí cho các dự án còn lại theo chính sách chung…
- Vốn sự nghiệp kinh tế của Nhà nước bảo đảm cho việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng đặc dụng, hỗ trợ các công ty Lâm nghiệp, các chi phí sự nghiệp khác theo quy định hiện hành.
(2) Nguồn vốn ODA: Vận động và ưu tiên sự hỗ trợ vốn cho đầu tư phát triển Lâm nghiệp tại Phú Thọ từ các tổ chức quốc tế như chương trình REDD+, đặc biệt là nguồn chi trả dịch vụ hấp thụ Cacbon của rừng, nguồn vốn ODA thông qua các chương trình, dự án như Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW, GIZ, JICA, nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới... Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm lâm nghiệp.
(3) Nguồn vốn xã hội hóa: Huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong tỉnh Hòa Bình theo cơ chế liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp theo hình thức người dân góp đất, doanh nghiệp góp vốn để phát triển rừng, hình thành vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến gỗ và sản xuất giấy.
(4) Nguồn vốn từ tín dụng: Công ty cần nghiên cứu nguồn vốn tín dụng ưu đãi thông qua chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ để được hưởng các chính sách với tỷ lệ lãi suất thấp.
Cùng với việc chủ động tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để tiết kiệm chi phí vốn vay, công ty cần đa dạng hóa hình thức huy động vốn, đặc việc là huy động vốn bằng hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp. Hiện nay, chủ trương ổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nông lâm nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này là một trong những chủ trương của nhà nước. Vì vậy, trong những năm tới, để mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường thì công ty nên quan tâm, nghiên cứu việc cổ phần hóa doanh nghiệp, tham gia thị trường chứng khoán nhằm huy động vốn, phát hành cổ phiếu và bán một phần cho cổ đông hiện hữu, chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Công ty cần hoàn thiện và phát huy hiệu quả công tác kế hoạch trên các lĩnh vực công tác như: Thị trường, đầu tư thiết bị và công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, lao động tiền lương, kế hoạch tài chính và từ đó xác định chính xác nhu cầu về từng loại vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn mà Công ty có khả năng tiếp cận như nguồn vốn nội bộ là từ các quỹ, các cổ đông... và các nguồn vốn bên ngoài như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, khách hàng ứng trước, tín dụng thuê mua tài sản... Sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu sản xuất kinh doanh nhằm giảm nhu cầu vốn, chi phí sử dụng vốn là cơ sở để tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
3.2.3. Kiểm soát và tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận và giá thành sản phẩm. Việc cắt giảm chi phí có thể làm tăng lợi nhuận và giảm được giá thành sản phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, vấn đề kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh của công ty về sản xuất trồng rừng còn chưa thực sự tốt, chi phí phát sinh rất lớn ở tất cả các giai đoạn. Vì vậy, một trong những vấn đề cốt lõi đặt ra là công phải kiểm soát được chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong tất cả các khâu, trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng nguyên liệu của mình. Đây là yếu tố quyết định, không chỉ tác động đến việc nên hay không nên cắt giảm chi phí mà nó còn giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của công ty.