Khuyến Nghị Đối Với Chính Quyền Tỉnh Hòa Bình

suất lao động cao, công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng và đời sống cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã bước đầu chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất rừng trồng, từng bước kiểm soát và giảm chi phí sản xuất. Tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng, nợ phải trả giảm, khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng được cải thiện.

- Về hạn chế, khó khăn: Kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng sản xuất còn nhiều bất cập làm cho năng suất và sản lượng rừng trồng chưa cao. Năng lực tự chủ tài chính của công ty chưa cao, khả năng tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn, chưa đa dạng hình thức huy động vốn. Việc quản lý, sử dụng tài sản, vốn của Công ty còn một số hạn chế, hiệu suất sử dụng tài sản, vốn chưa cao. Năng suất và sản lượng rừng khai thác chưa cao. Công tác kiểm soát chi phí chưa tốt, làm cho chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh doanh không cao. Bộ máy quản lý của công ty còn cồng kềnh, chất lượng đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế.

3. Có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD của công ty: Nhân tố chủ quan (Chiến lược và phương án kinh doanh của công ty; Lực lượng lao động và cơ cấu tổ chức lao động; Trình độ của bộ máy quản trị doanh nghiệp; Nguồn vốn và khả năng tiếp cận tài chính; Công nghệ sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật); Nhóm nhân tố khách quan (Nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu; Chính sách của nhà nước và địa phương; Các yếu tố môi trường tự nhiên - kinh tế xã hội; Khách hàng và giá bán sản phẩm). Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến HQKD của công ty khác nhau, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là nguồn vốn, công nghệ sản xuất, các chính sách của nhà nước và các yếu tố môi trường tự nhiên – xã hội.

4. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình trong thời gian tới, công ty cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: Đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất rừng trồng, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến lâm; Đa dạng các hình thức huy động vốn, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư lãi suất thấp và tăng quy mô vốn kinh doanh; Kiểm soát và tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh; Tinh giảm bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động; Nâng cao năng suất và sản lượng gỗ khai thác, đồng thời phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm và khách hàng; Nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vốn kinh doanh.

2. Khuyến nghị

2.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ

Khuyến nghị các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Chính phủ đối với chu kỳ kinh doanh rừng trồng gỗ nguyên liệu:

Hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số lượng gỗ không nhỏ từ nước ngoài để phục vụ sản xuất đồ mộc trong nước. Nếu Chính phủ có các chính sách để hỗ trợ cho các đơn vị, cá nhân kinh doanh chuyển đổi mô hình từ trồng rừng gỗ nhỏ, chu kỳ ngắn sang (5-6 năm) trồng rừng gỗ nguyên liệu với chu kỳ dài (8 – 13 năm) sẽ có lợi cho xã hội và nền kinh tế rất lớn về các phương diện: tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu gỗ, tăng thu nhập cho người trồng rừng, phát triển ngành lâm nghiệp trong nước và thu về các lợi ích môi trường (bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, ngăn ngừa xói mòn, lở đất, góp phần điều hòa khí hậu...). Do đó, tác giả đề xuất một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm khuyến khích các công ty lâm nghiệp trồng rừng nguyên liệu kéo dài chu kỳ sản xuất kinh doanh:

• Về giống

- Nhà nước cần cung cấp các văn bản pháp quy, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp cho các chủ rừng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Rà soát, phát hiện và hướng dẫn các đơn vị kinh doanh rừng trồng loại bỏ những giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và thị trường.

- Đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để triển khai cho các chủ rừng đưa vào trồng.

- Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nhiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ nguyên liệu lớn và thúc đẩy hoạt động chuyển giao các giống mới đưa vào sản xuất.

• Về kỹ thuật lâm sinh – trồng – chăm sóc rừng

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn: điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn đề các chủ rừng và các đơn vị liên quan tham khảo.

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng cây mọc nhanh cung cấp

nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh, cung cấp gỗ nguyên liệu lớn: điều kiện, tiêu chí và kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn.

- Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cho một số loài cây chủ yếu.

- Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật tối ưu về chuyển hóa rừng trồng gỗ nguyên liệu nhỏ sang rừng cung cấp gỗ nguyên liệu lớn, trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh, giá thành phù hợp cho từng nhóm cây trồng ở các các điều kiện lập địa khác nhau để chuyển giao vào thực tiễn.

* Về quy hoạch và phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn

Nhà nước cần rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất hiện có để xác định: diện tích rừng có thể chuyển hóa để kinh doanh gỗ lớn; diện tích rừng sẽ đến tuổi khai thác, có điều kiện lập địa phù hợp có thể trồng lại rừng theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ lớn; diện tích đất trống có khả năng đưa vào trồng mới theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ nguyên liệu lớn.

* Về chính sách đất đai:

- Miễn giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất đối với những diện tích trồng rừng, chuyển hóa kinh doanh gỗ nguyên liệu lớn, nhằm giảm bớt những khó khăn, chi phí cho các tổ chức, công ty lâm nghiệp và các nhân kinh doanh rừng trồng.

* Về chính sách hỗ trợ đầu tư và tín dụng:

- Tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo các quy định hiện hành và đề nghị Chính phủ cho phép được tiếp tục kéo dài chính sách hỗ trợ rừng trồng gỗ lớn theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTG ngày 10/9/2007 đối với việc trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn với mức hỗ trợ cao hơn để thu hút, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng sản xuất với mục đích kinh doanh gỗ lớn; Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có gói tín dụng để hỗ trợ phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ.

* Các chính sách hỗ trợ khác:

- Xây dựng và thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ nguyên liệu để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ nguyên liệu, đặc biệt là gỗ lớn.

- Nhà nước cần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, đặc biệt là hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, theo cơ chế đầu tư như xây dựng các công trình thủy lợi như hiện nay để giảm chi phí đầu tư cho các thành phần

kinh tế tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.

- Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ ban đầu cho các chủ rừng kinh doanh gỗ lớn để quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng giá trị sản phẩm và hội nhập thị trường quốc tế.

2.2. Khuyến nghị đối với chính quyền tỉnh Hòa Bình

- Tỉnh Hòa Bình cần quy hoạch rõ ràng, chi tiết cụ thể đất đai trên địa bàn tỉnh.

Từ đó có những chính sách giao đất giao rừng hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

- Tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ liên kết giữa công ty lâm nghiệp với hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến lâm sản nhằm tạo thành nhóm hộ, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ khâu trồng rừng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp.

- Nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản.

- Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, tạo ra vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung; huy động nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng, vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài, từ các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và vốn trong dân đầu tư lại sau khi khai thác rừng trồng...

- Có các chính sách ưu tiên, khuyến khích cho các doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn: Chính sách thuế, hỗ trợ cơ sở hạ tầng…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”, Hà Nội.

3. Chính phủ (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.

4. Chính phủ (2014), Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 về việc Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 – 2020, Hà Nội.

5. Chính Phủ (2015), “Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020”, Hà Nội.

6. Chính Phủ (2016), Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, Hà Nội.

7. Chính Phủ (2018), Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 06/7/2018 của Chính phủ về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2018), Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

9. Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình (2008), Đề án chuyển đổi Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, Hòa Bình.

10. Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình (2020), Báo tình hình nhân sự công ty các năm (2018), (2019) và (2020), Hòa Bình.

11. Nguyễn Văn Công (2013), Phân tích kinh doanh, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Hà (2015), Giáo trình Phân tích tài chính doanh

nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

13. Trần Hữu Dào (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Công ty nông lâm nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ NN và PTNT.

14. David Begg (1992), Kinh tế học, Dịch từ tiếng Anh, Người dịch Nhóm giảng viên Khoa Kinh tế học Trường ĐH Kinh tế quốc dân (2007), Nhà Xuất Bản Thồng Kê, Hà Nội.

15. Phạm Văn Dược, Trần Phước (2010), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà Xuất Bản Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.

16. Nguyễn Văn Đệ, Phạm Xuân Phương, Nguyễn Nghĩa Biên, Nguyễn Văn Tuấn (2009), Kinh tế Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh,

NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

18. Trần Thị Thu Hà (2018), Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu của rừng trồng keo lai tại Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình theo công thức Faustmann, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm Nghiệp, ĐH Lâm Nghiệp.

19. Nguyễn Quang Hà (2014), Xác định tỷ lệ chiết khấu trong định giá tài sản và phân tích dự án đầu tư, Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp.

20. Phước Minh Hiệp, Võ Thị Bích Hương (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Bến Tre, Tạp chí tài chính.

21. Neil Nagy (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

22. Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ, Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ.

23. Bùi Thị Minh Nguyệt, Lê Đình Hải, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Huế (2017), Giáo trình quản trị kinh doanh nông lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Mohamed Khaled Al-Jafari, Hazem Al Samman (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp: Nghiên cứu từ các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Muscat.

25. Nguyễn Ngọc Quang (2014), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh dành

cho sinh viên các Trường Đại học, cao đẳng khối Kinh tế, NXB Giáo dục Việt Nam.

26. Trần Duy Rương (2013), Đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai ở một số vùng sinh thái tại Việt Nam, NXB Viện Khoa học Việt nam.

27. Nguyễn Minh Tân và cộng sự (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.

28. Đỗ Anh Tuân (2013), Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu rừng trồng keo lai theo quan điểm kinh tế tại công ty Lâm nghiệp Lương Sơn, Hòa Bình, Tạp chí KHLN, Viên KHLN Việtt Nam, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Tuấn và Trần Hữu Dào (2012), Quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

30. Zeitun và Gary Gang Tian (2007), Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của yếu tố chiến lược và phương án kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh của công ty

Nguồn Kết quả khảo sát của tác giả 2020 Phụ lục 02 Biểu đồ thể hiện 1

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020)


Phụ lục 02. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của yếu tố lực lượng và cơ cấu tổ chức lao động đến hiệu quả kinh doanh của công ty

Lực lượng và cơ cấu tổ chức lao động đến hiệu quả kinh doanh của công ty 2

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 19/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí