4.2.3.2. Kiểm tra, rà soát hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng vận chuyển đã được ký kết
- Kiểm tra, rà soát hợp đồng xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển
HĐ XK HH là sự thỏa thuận giữa các bên ở các quốc gia khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho bên mua một tài sản nhất định gọi là HH, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và nhận quyền sở hữu HH theo thỏa thuận.
Một HĐ XK gồm các điều khoản cơ bản như điều khoản tên hàng, điều khoản số lượng/khối lượng, điều khoản chất lượng, điều khoản bao bì-ký mã hiệu, điều khoản giao hàng, điều khoản giá, điều khoản thanh toán, điều khoản khiếu nại, điều khoản trọng tài, điều khoản bất khả kháng, điều khoản chế tài vi phạm, điều khoản luật áp dụng cho HĐ, điều khoản khó khăn trở ngại, điều khoản thời điểm HĐ có hiệu lực, điều khoản ngôn ngữ của HĐ.
Nhằm tránh gây sai lệch, nhầm lẫn, tranh chấp xảy ra sau này, hai bên trong HĐ XK, đặc biệt là DN XK, cần ghi rò ràng và đầy đủ các thông tin trong HĐ, đặc biệt cần chú ý thống nhất thông tin giữa HĐ XK với HĐ vận chuyển HH bằng đường biển về HH, cảng xếp, cảng dỡ, phương thức giao nhận hàng, giá cước vận chuyển, trách nhiệm giao nhận hàng, bồi thường, miễn trừ trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.
Khi ký kết HĐ XK HH, DN XK VN cần đặc biệt chú ý 02 điều khoản sau:
+ Điều khoản về HH: vấn đề kiểm tra HH sẽ do các bên thỏa thuận, tuy nhiên thường theo HĐ XK thì HH sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên trước khi chấp nhận đặt hàng và nhận hàng tại cảng đến cho nên HH có thể bị hư hỏng không đạt yêu cầu như trong HĐ do các nguyên nhân liên quan đến các trường hợp miễn trách mà người vận chuyển đường biển được hưởng. Vì thế trong HĐ cần có phụ lục quy định chi tiết, rò ràng về chất lượng, số lượng HH cho trường hợp hư hỏng liên quan đến miễn trách của bên chuyên chở để hạn chế ảnh hưởng tới hai bên XNK nói chung và người XK nói riêng.
+ Các điều khoản về vận chuyển và bảo hiểm: thông thường các công ty XNK sẽ chọn các điều kiện cơ sở giao hàng trong Incoterms (bản 1990, 2000, 2010 hoặc 2020) để quy định về việc vận chuyển và bảo hiểm. Thông thường các DN VN chọn điều kiện FOB (giao hàng lên tàu) khi mua hàng và điều kiện CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) khi bán hàng. Tuy nhiên theo những chuyển biến thực tế trong quá trình giao dịch thương mại quốc tế cũng như những gì Trung tâm trọng tài
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Của Việt Nam
- Chưa Chú Trọng Đào Tạo Đội Ngũ Chuyên Sâu Về Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu, Nghiệp Vụ Vận Tải, Giao Nhận.
- Chủ Động Thực Hiện Chiến Lược Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Toàn Diện Gắn Kết Với Chiến Lược Phát Triển Nghiệp Vụ Xuất Khẩu, Vận Chuyển Hàng Hóa
- Đối Với Nhà Nước Và Các Cơ Quan Chức Năng, Hiệp Hội Ngành Hàng
- Nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam - 21
- Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Chuyên Sâu Dành Cho Các Nhà Quản Lý Đến Từ Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Công Thương, Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Lớn Của
Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.
quốc tế VN, bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VIAC), đã khuyến cáo thì đã đến lúc các DN VN cần từ bỏ điều kiện FOB và CIF, thay vào đó là điều kiện FCA (giao hàng cho người chuyên chở) và CIP (cước phí và bảo hiểm trả tới). Bởi đối với hàng đóng trong container, địa điểm giao nhận hàng với người chuyên chở đường biển tại cảng xếp dỡ là CY (bãi container) và CFS (trạm thu gom hàng lẻ container) nên quá trình xếp dỡ container lên xuống tàu biển hiện nay do người vận chuyển đường biển thực hiện, DN XK rất khó kiểm soát. Do đó, những rủi ro trong quá trình bốc dỡ khi chọn hai điều kiện FCA và CIP theo khuyến cáo của VIAC sẽ được chuyển sang cho DN NK khi DN XK giao container cho hãng tàu biển tại bãi container (CY) hay CFS (trạm thu gom hàng lẻ container) ở cảng xếp hàng chứ không phải sau khi hàng đã xếp xong trên tàu ở cảng xếp hàng.
- Kiểm tra, rà soát hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là HĐ ký kết giữa các bên liên quan bao gồm công ty cung cấp dịch vụ vận tải biển và chủ hàng thuê vận chuyển theo văn bản gồm nội dung cam kết, thỏa thuận trong quá trình vận chuyển HH. Theo đó, những người có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ đã nêu trong các điều khoản HĐ. DN vận tải biển tiến hành thu cước vận chuyển do khách hàng trả và chở hàng từ cảng nhận đến cảng trả hàng bằng tàu biển.
HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là văn bản có hiệu lực nhất để giải quyết các vấn đề bất đồng giữa bên chuyên chở HH và bên chủ hàng khi xảy ra tranh chấp, bao gồm cả các điều khoản liên quan tới đền bù thiệt hại HH khi gặp h ư hỏng, mất mát. Nếu DN XK đi thuê tàu biển và ký kết HĐ vận chuyển HH XK bằng đường biển, DN XK và DN vận tải biển sẽ là hai bên trong HĐ vận chuyển HH XK, có quyền lợi đối lập nhau. Vì vậy, DN XK nên cẩn trọng và xem xét kỹ các điều khoản của HĐ vận chuyển trước lúc ký kết, tránh những xung đột về sau.
HĐ vận chuyển HH bằng đường biển thường được soạn thảo theo mẫu chuẩn, được ban hành theo quy định của Nhà nước. DN XK cần kiểm tra đầy đủ các thông tin sau:
- Người gửi hàng, người nhận hàng, công ty vận chuyển đường biển: Tên công ty, Địa chỉ, Mã số Thuế. Nếu là cá nhân đại diện đứng tên HĐ, cần phải có giấy ủy quyền.
- Thông tin về lô hàng cần vận chuyển: tên mặt hàng, chủng loại hàng, số lượng, trọng lượng, cách thức chăm sóc, bảo quản trong quá trình gi ao nhận xếp dỡ.
- Cảng xếp dỡ
- Phương tiện sử dụng trong vận tải đường biển: loại tàu, động cơ, mã số tàu, tên tàu, tuổi tàu, dung tích đăng ký, trọng tải, mớn nước, giấy chứng nhận cấp hạng.
- Giá cước, phương thức và thời gian thanh toán.
- Trách nhiệm của mỗi bên.
- Điều khoản miễn trừ trách nhiệm cho người chuyên chở đường biển.
- Điều khoản bồi thường thiệt hại.
- Điều khoản tổn thất chung.
- Thời gian giao và nhận hàng.
Như vậy trong HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, hai bên người vận chuyển đường biển và chủ hàng (DN XK) cần ghi rò các điều khoản tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, chất lượng, giá cả và đặc biệt là điều khoản giao hàng để tránh những tổn thất không mong muốn cho hai bên gây ra do miễn trách của người chuyên chở. Đặc biệt, các điều khoản trong HĐ vận chuyển HH bằng đường biển nên phù hợp với các điều khoản trong HĐ mua bán HH quốc tế để tránh tranh chấp xảy ra.
Ngoài ra, điều khoản quan trọng trong HĐ vận chuyển HH bằng đường biển mà DN XK VN cần hết sức lưu tâm để chủ động ứng phó với điều khoản về những trường hợp miễn trách mà người vận chuyển đường biển được hưởng. DN XK chỉ đặt bút ký vào HĐ vận chuyển đường biển khi điều khoản những trường hợp miễn trách của người vận chuyển đường biển tuân thủ theo quy định của BLHHVN 2015, người vận chuyển đường biển không được bổ sung bất cứ một miễn trách nào khác ngoài quy định của BLHHVN 2015 vào HĐ vận chuyển.
HĐ vận chuyển HH bằng đường biển là một trong những nhân tố đảm bảo việc giao thương quốc tế được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, do đó, chúng ta cần phải đảm bảo HĐ được thể hiện một cách chính xác và đầy đủ nhất.
4.2.3.3. Tăng cường giám sát quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
BLHHVN 2005 và 2015 quy định giống nhau về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển và có thiên hướng bảo vệ người vận chuyển đường biển khá nhiều. Thêm vào đó, VN áp dụng cả hai nguyên tắc liệt kê (khoản 2 điều 150) và nguyên tắc suy đoán lỗi trong điều khoản quy định nghĩa vụ người vận chuyển “chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán”. Vậy nên các DN XK VN cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện HĐ vận chuyển HH bằng đường biển.
- Giám sát tàu và kiểm tra trước khi thực hiện HĐ vận chuyển xem tàu có đủ khả năng đi biển hay không trước khi khởi hành hành trình
Người chuyên chở không chịu trách nhiệm về mất mát hư hỏng HH do việc tàu không đủ khả năng đi biển khi chứng minh mình đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán. Việc tìm bằng chứng chứng minh sự thiếu mẫn cán, khiến cho người chuyên chở đường biển phải tâm phục khẩu phục tốn rất nhiều thời gian, thường DN XK không có đủ bằng chứng. Và nếu HH bị hư hỏng khi tàu đã rời cảng bốc hàng thì cho dù DN XK có khiếu nại người chuyên chở đường biển về lỗi “tàu không đủ khả năng đi biển” cũng khó thắng kiện, vì trách nhiệm đảm bảo khả năng đi biển cho tàu chỉ là nghĩa vụ của người chuyên chở đường biển trước khi bắt đầu hành trình. Tàu xảy ra hư hỏng trên hành trình đi biển rất dễ được quy vào lỗi ẩn tỳ của tàu-một trong 17 miễn trách mà người chuyên chở HH bằng đường biển được hưởng theo BLHHVN 2015.
Vì vậy, DN XK phải chắc chắn rằng con tàu mình thuê đảm bảo được khả năng đi biển trước khi khởi hành, tức trước khi rời cảng bốc hàng. Tức là DN XK phải giám sát tàu biển có đủ khả năng đi biển hay không, có thuyền bộ thích hợp với trọng tải và dung tích chứa hàng của tàu, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển và bảo quản HH có đủ các điều kiện phù hợp với tính chất và đặc điểm của HH hay không.
- Rà soát việc giám sát những thủ tục khác.
Ngoài việc kiểm tra tàu trước khi khởi hành, DN XK cần giám sát việc xác nhận thanh toán cước phí; chuẩn bị hàng như đóng gói hàng có đúng quy cách hay chưa, HH đã được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách và phù hợp hay chưa để tránh thiệt hại xảy ra mà người vận chuyển được miễn trách nhiệm nếu như những công việc đó người chuyên chở đường biển chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. DN XK phải kiểm tra xem người chuyên chở đường biển đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết để đảm bảo cho HH cũng như phương tiện vận tải được XK hoặc NK qua biên giới quốc gia hay chưa.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dòi hàng hóa và người chuyên chở đường biển trong thời gian tàu đi biển.
Trong thời gian tàu đi biển, chủ hàng, DN XK, phải yêu cầu người chuyên chở cung cấp vị trí của tàu để dễ dàng giám sát. Và DN XK phải giám sát chặt chẽ, theo sát lộ trình của tàu, hoạt động trên tàu để đảm bảo rằng khi có thiệt hại và mất mát xảy ra, thì chúng liệu có thật sự xuất phát từ nguyên nhân khách quan, trường
hợp bất khả kháng, không phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người chuyên chở hay không. Đồng thời, DN XK cũng nên sử dụng số vận đơn để liên tục theo dòi hành trình của HH qua website của hãng tàu biển, biết được chính xác HH đang ở cảng biển hay khu vực biển của nước nào, lãnh hải quốc tế nào.
Việc giám sát trong thời gian tàu đi biển rất cần thiết, bởi trong quá trình tàu đi biển rất dễ xảy ra những thiệt hại, mất mát nên DN XK cần cẩn thận giám sát tình hình thời tiết, tình hình chính trị, tình hình dịch bệnh,... tại nơi tàu của mình đi qua nhằm hạn chế thiệt hại, mất mát xảy ra đối với HH mà người chuyên chở có thể được miễn hoàn toàn trách nhiệm.
Ngoài ra, bằng cách giám sát chặt chẽ trong thời gian tàu đi biển, DN XK có thể hạn chế được thiệt hại, mất mát do thiên tai, dịch bệnh, bạo động, chiến tranh,... và có thể nhanh chóng tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất, hạn chế thiệt hại xuống mức thấp nhất. Và DN XK cũng dễ dàng ứng phó hơn khi gặp các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động XK của DN nói riêng và kim ngạch XK của VN nói chung.
4.2.4. Nhóm giải pháp ứng phó khi người vận chuyển được miễn trách theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Để ứng phó hiệu quả khi người vận chuyển được hưởng miễn trách với các tổn thất của HH do nguyên nhân nằm trong các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, hai bên trong HĐ XK phải mua bảo hiểm cho HH XK vận chuyển bằng đường biển, tùy thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế được kí kết trong HĐ XK. Thường là DN XK phải mua bảo hiểm cho hàng XK nếu bán hàng theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF , CIP Incoterms 2010, 2020.
Bảo hiểm HH XNK vận chuyển bằng đường biển là loại hình bảo hiểm với đối tượng bảo hiểm là HH, tài sản được vận chuyển từ địa điểm nhận hàng ở nước này sang địa điểm giao hàng ở nước khác bằng đường biển. Phía bên mua bảo hiểm (chủ hàng XK hoặc chủ hàng NK) cam kết trả phí bảo hiểm và bên bán bảo hiểm (DN bảo hiểm) cam kết bồi thường cho bên được bảo hiểm nếu xảy ra những tổn thất, thiệt hại đối với HH trong quá trình vận chuyển trên biển nằm trong không gian và thời gian bảo hiểm. Không gian bảo hiểm đối với HH XK vận chuyển bằng đường biển theo các quy tắc bảo hiểm của Anh Quốc (ICC 1963, ICC 1982) và c ác quy tắc bảo hiểm của VN (QTC 1965, QTC 1990) là từ kho đi đến kho đến. Thời gian bảo hiểm đối với HH XK vận chuyển bằng đường biển theo các quy tắc bảo
hiểm của Anh Quốc (ICC 1963, ICC 1982) và các quy tắc bảo hiểm của VN (QTC 1965, QTC 1990) là kể từ khi hàng được bốc lên phương tiện vận tải, đưa ra cảng xếp xuống tàu biển để thực hiện hành trình vận tải biển đến khi hàng vào kho an toàn hoặc sau 60 ngày kể từ khi hàng được dỡ ra khỏi tàu biển nhưng chưa vào kho đến an toàn, tùy trường hợp nào xảy ra trước.
Nhiều rủi ro có khả năng xảy ra đối với HH XK trong hành trình đi biển nên thông thường các HĐ bảo hiểm HH XK vận chuyển bằng đường biển sẽ có phạm vi bảo hiểm nhất định. Phạm vi bảo hiểm HH XNK là giới hạn các mức rủi ro của HH mà DN bảo hiểm có thể chi trả. Đây cũng chính là căn cứ để xác định trách nhiệm của DN bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. Chỉ những tổn thất do những rủi ro đư ợc bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thì mới được DN bảo hiểm bồi thường. Rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro nằm trong danh mục các rủi ro được bảo hiểm liệt kê trong HĐ bảo hiểm ký kết giữa DN bảo hiểm và DN XK. Phạm vi bảo hiểm càng rộng thì những rủi ro được bảo hiểm càng nhiều, kéo theo phí bảo hiểm nhiều thêm, tăng thêm chi phí cho DN XK.
DN XK có thể ký HĐ bảo hiểm HH XK vận chuyển bằng đường biển theo 2 loại: HĐ bảo hiểm chuyến và HĐ bảo hiểm bao. HĐ bảo hiểm chuyến là HĐ bảo hiểm HH XK theo từng chuyến hàng. HĐ bảo hiểm bao là loại HĐ bảo hiểm được áp dụng trên nhiều chuyến hàng của cùng một DN XK trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 12 tháng. Các DN XK thường xuyên XK HH sẽ dùng loại HĐ bảo hiểm bao.
Quy trình thủ tục DN XK mua bảo hiểm cho HH XK gồm 6 bước sau: Gửi yêu cầu bảo hiểm, Điền đầy đủ thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm, DN mua bảo hiểm gửi bản sao của giấy yêu cầu bảo hiểm đến công ty bảo hiểm theo yêu cầu, Công ty bảo hiểm gửi HĐ bảo hiểm lại cho DN mua bảo hiểm HH XK, DN mua bảo hiểm ký xác nhận vào HĐ bảo hiểm, Khách hàng mua bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm hàng XK.
Khi gặp các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH XK bằng đường biển thì DN XK sẽ chịu ảnh hưởng, có thể dẫn tới việc không thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong HĐ XK. Khi đó, DN XK sẽ được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ thực hiện HĐ XK không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng thời hạn do sự kiện bất khả kháng gây ra (ở đây là do tổn thất của HH XK vận chuyển bằng đường biển mà nguyên nhân là các trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở đường biển).
Theo Điều 294, Luật Thương mại 2005, bên vi phạm HĐ mua bán: (1) được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, quy định này chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng. Do đó, DN XK cần chứng minh được rằng: DN đã không thể trù liệu được trở ngại và tác động của nó đối với khả năng thực hiện HĐ XK một cách hợp lý vào lúc ký kết; Việc không thực hiện là do một khó khăn, trở ngại xảy ra ngoài sự kiểm soát của DN; DN đã không thể né tránh hoặc khắc phục những khó khăn, trở ngại hay ít nhất là tác động của chúng một cách hợp lý; (2) Được kéo dài thời hạn thực hiện HĐ XK nếu việc thực hiện HĐ XK bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng.
Theo Điều 296, Luật Thương mại 2005, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ HĐ, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ HĐ được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả.
Khoản 4 Điều 79 Công ước Viên của Liên hiệp quốc về mua bán HH quốc tế 1980 quy định như sau: “Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.”
Tuy nhiên, các bên XK và NK trong HĐ mua bán HH quốc tế cần quy định rò thời hạn thông báo và hậu quả của việc không thông báo. Trong trường hợp nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về hậu quả của việc không thông báo trong HĐ mua bán quốc tế, thì các bên sẽ tuân theo luật áp dụng để giải quyết. Do vậy, để bảo đảm lợi ích của mình, DN XK VN khi gặp phải sự kiện bất khả kháng do HH XK bị tổn thất bởi các trường hợp miễn trách của người vận chuyển HH bằng đường biển cần thực hiện các công việc sau:
- Gửi đến DN NK thông báo bằng văn bản (fax, telegraph, email, điện tín, thư bảo đảm,…) về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hiệu lực của HĐ XK hoặc trong thời hạn mà nguồn luật áp dụng quy định; nếu không có quy định thì trong một khoảng thời gian hợp lý.
- Kèm theo thông báo là văn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh. Nếu DN XK gửi cho bên kia
thông báo về sự kiện bất khả kháng mà không có tài liệu chứng minh thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận.
Sau đó, DN XK yêu cầu DN bảo hiểm cho HH XK vận chuyển bằng đường biển bồi thường cho tổn thất của HH do các rủi ro được bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp gây ra. Và các rủi ro được bảo hiểm đó nằm trong các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển HH XK theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. Cụ thể, DN XK phải làm những việc như sau:
- Yêu cầu DN NK kiểm tra tình trạng HH khi người vận chuyển đường biển giao hàng tại cảng đến.
- Khi xảy ra tổn thất cần thông báo ngay cho DN bảo hiểm, DN NK và phối hợp giám định.
- Nộp bộ hồ sơ khiếu nại đối với tổn thất của hàng XK lên DN bảo hiểm, đảm bảo tính hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ. “Hợp lệ” tức các giấy tờ trong bộ hồ sơ được nộp cho DN bảo hiểm đúng thời hạn và không mâu thuẫn nhau, “đầy đủ” tức các giấy tờ trong bộ hồ sơ đủ để chứng minh tổn thất và yêu cầu DN bảo hiểm bồi thường.
Một bộ hồ sơ khiếu nại đòi DN bảo hiểm bồi thường cho tổn thất của HH XK do các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển HH bằng đường biển thường gồm các chứng từ sau: Đơn thư khiếu nại đòi bồi thường (mẫu công ty bảo hiểm cung cấp), Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm/đơn bảo hiểm HH XK, Bản chính hoặc bản sao hoá đơn gửi hàng, kèm tờ kê chi tiết HH và/hoặc phiếu ghi trọng lượng, Bản gốc vận đơn đường biển (B/L) hoặc HĐ vận chuyển, Biên bản giám định và các chứng từ tài liệu khác chỉ rò mức độ tổn thất, Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận của người vận chuyển khi giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận hàng cuối cùng, Các chứng từ giao nhận hàng của Cảng hoặc của cơ quan chức năng, Công văn thư từ trao đổi của người được bảo hiểm - DN XK với người vận chuyển đường biển và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất.
Trường hợp các chứng từ trong bộ hồ sơ khiếu nại chưa đủ sức thuyết phục và chưa chứng minh được tổn thất với DN bảo hiểm, DN bảo hiểm có thể yêu cầu DN XK cung cấp thêm một số chứng từ khác như HĐ mua bán quốc tế, thư tín dụng L/C, tờ khai hải quan, nhật ký hàng hải, phiếu kiểm đếm, giấy chứng nhận đăng kiểm, …
4.2.5. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp xuất khẩu
Có thể thấy, nguồn nhân lực trong ngành kinh doanh XK VN hiện nay còn yếu và thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Tuy đã phát triển tương đối trong các