Đối Với Nhà Nước Và Các Cơ Quan Chức Năng, Hiệp Hội Ngành Hàng


năm gần đây, nhưng phần lớn các DN XK VN hiện còn khoảng cách lớn với các DN nước ngoài về uy tín trên thương trường, về dịch vụ khách hàng. Đào tạ o nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là tiền đề cho sự phát triển của các DN XK VN, góp phần nâng cao kim ngạch XK của VN, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

4.2.5.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng, hiệp hội ngành hàng

- Nhà nước cần phổ biến và cung cấp các thông tin về chính sách, đường lối trong công cuộc xây dựng một đội ngũ nhân lực có trình độ cũng như nghiệp vụ trong lĩnh vực XK. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền các chính sách đó đến các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sẽ tạo ra hiệu quả triệt để, tận dụng tối đa nguồn nhân lực.

- Để thúc đẩy ngành XK phát triển toàn diện thì các bộ, ban, ngành có liên quan tới nghiệp vụ XK cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau, đặc biệt là Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế.… Qua đó, phân định rò khả năng và trách nhiệm của mỗi cơ quan trong xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện cho ngành XK VN.

4.2.5.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu

- DN XK cần ổn định và phân tích nguồn nhân lực – bước đầu của chiến lược phát triển đào tạo.

Điều đầu tiên để xây dựng được chiến lược đào tạo một cách toàn diện và hiệu quả nhất thì DN XK phải hiểu thật rò nguồn nhân lực hiện có. Để có thể phân tích được nguồn nhân lực, DN XK có thể dựa vào một số tiêu chí đáng tin cậy như: số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc ….của nhân viên.

Trong khi phân tích nguồn nhân lực hiện tại nên DN XK chú ý tới 3 bước quan trọng: Một là, thu thập các thông tin bao gồm phân tích cơ cấu bộ máy tổ chức hiện tại của DN XK, các loại hình tổ chức, mối liên kết giữa các bộ phận trong DN, phân tích khả năng của nhân viên dựa trên hồ sơ của nhân viên, đánh giá sự thoả mãn đối với công việc và văn hoá DN….. Hai là, đánh giá hiệu quả làm việc thực tế của nguồn nhân lực qua các thông số về: năng suất lao động, chi phí lao động, mức độ sử dụng thời gian cần thiết …. Cuối cùng là dựa vào những thông tin vừa thu thập được ở trên để DN XK xác định điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực hiện tại.

Việc phân tích đúng thực trạng nguồn nhân lực hiện tại của DN giúp DN có thể nắm rò các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn và thuận lợi của nguồn nhân lực hiện có. Từ đó DN có thể sắp xếp, bố trí nhân lực một cách thật hợp lí, để nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.


viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình, đồng thời có thể đề ra thật hiệu quả các chiến lược đào tạo nguồn nhân lực.

Nghiên cứu các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam - 20

- Chiến lược đào tạo toàn diện: Chiến lược này nên được DN XK triển khai như sau:

+ Đào tạo tay nghề thông qua liên kết & làm việc trực tiếp tại DN XK. DN có thể tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ cơ bản, trước hết là để giúp cho nhân viên hiểu được văn hoá làm việc của DN hiện tại. Nội dung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung vào kiến thức, kỹ năng phù hợp với hoạt động kinh doanh XK hiện đại, các xu hướng giao dịch với khách hàng trên nền tảng công nghệ thông tin, các phương thức thanh toán mới trên thế giới. DN XK cũng phải đào tạo lực lượng nhân viên chuyên trách thực hiện nghiệp vụ thuê tàu biển, ký kết HĐ vận chuyển HH XK bằng đường biển nắm vững đặc điểm của thị trường vận tải biển, trách nhiệm và các trường hợp miễn trách mà người vận chuyển HH theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển được hưởng.

+ Đẩy mạnh công tác định hướng phát triển nghề nghiệp cho nhân viên trên cơ sở năng lực, mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Chỉ khi có mục tiêu định hướng rò ràng, con người mới có thể đạt được những kết quả cao nhất, nguồn nhân lực trong DN XK cũng không ngoại lệ. DN có thể giúp cho nguồn nhân lực của mình có định hướng rò ràng trong công việc. Và hơn hết, định hướng này phải dựa trên năng lực, mục tiêu của cá nhân từng nhân viên và mục tiêu tổng thể của cả DN, có như vậy mới có thể phát huy năng lực tối đa của nhân viên, đem lại lợi ích tối ưu cho cả bản thân nhân viên và cả DN.

+ Tăng cường hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm, liên kết với các DN XK khác trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Điều này đặc biệt hiệu quả với các DN vừa và nhỏ hay DN mới gia nhập ngành, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động XK. Tuy việc hợp tác được với các DN XK có kinh nghiệm khác không phải chuyện dễ dàng nhưng nếu thực hiện được, đây sẽ là một bước tiến lớn trong quá trình nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho DN.

+ Phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XK và logistics với các cơ sở đào tạo, theo hướng các doanh nghiệp XK và logistics không chỉ đầu tư, cử người vào học tại các cơ sở đào tạo này, mà còn trực tiếp đặt hàng và cử người tham gia trực tiếp (xây dựng chương trình và làm giảng viên thỉnh giảng) tại các cơ sở đào tạo, và nhận sinh viên về thực tập tại các cơ sở kinh doanh của mình.


+ Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cần đi cùng với chế độ đãi ngộ tốt. Không ít trường hợp DN khi có được nhân viên trình độ cao lại không giữ được vì chế độ đãi ngộ chưa tốt. Vì vậy chế độ đãi ngộ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để DN có thể giữ chân được người tài. Đồng thời, chính chế độ đãi ngộ tốt cũng là động lực để nhân viên tự đào tạo, nâng cấp chính khả năng làm việc của mình và thu hút được nguồn nhân lực đầu vào chất lượng cao cho DN.

4.2.5.3. Đối với các trường đại học đào tạo chuyên ngành xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh

Các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế cần:

- Đội ngũ giảng viên cần nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển chuyên sâu và trau dồi kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực XNK, cập nhật những thông lệ mới, những quy trình và thủ tục mới được ban hành bởi các bộ, ngành liên quan.

- Tổ chức các khóa học XNK ngắn hạn với chương trình đào tạo bài bản và gắn kết với thực tiễn để có thể bổ sung nguồn nhân lực cho ngành.

- Tổ chức các buổi hội thảo, nghiên cứu tìm hiểu về nghiệp vụ XNK để giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận với ngành nghề này.

4.2.5.4. Đối với người lao động - nhân lực của ngành xuất khẩu

Giải pháp này nên được người lao động trong các DN XK thực hiện như sau:

- Có định hướng công việc rò ràng ngay từ khi đang trong quá trình đào tạo để trở thành nhân viên của DN XK, nắm vững quy định của pháp luật liên quan đến nghiệp vụ XK, nghiệp vụ logistics, nghiệp vụ thuê tàu biển, nghiệp vụ mua bảo hiểm cho HH XK.

- Sinh viên định hướng theo ngành XK trong tương lai cần năng động hơn nữa trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận các DN XNK

- Tích cực học hỏi, trau dồi nghiệp vụ và kỹ năng làm việc để có thể theo đuổi công việc này sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ. Bên cạnh đó, cần tự rèn luyện cả về tinh thần, thái độ chấp hành kỷ luật.


Kết luận chương 4

Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn cũng là những thách thức lớn, sự mạo hiểm, và thậm chí là nguy cơ thất bại nếu các DN XK không trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm. Pháp luật VN về HĐ vận chuyển HH bằng đường biển có những quy định về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển HH bằng đường biển, nếu DN XK không nắm vững các quy định này sẽ gặp phải nhiều bất cập và khó khăn từ thực tiễn vận chuyển hàng XK bằng đường biển sang nước ngoài. Do đó, các DN XK VN trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động XK, cần trang bị cho mình những kiến thức, có phương hướng, tầm nhìn dài hạn, đồng thời phải chuẩn bị những giải pháp cụ thể, rò ràng và phù hợp để ứng phó khi gặp các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. Nhờ đó, các DN sẽ tránh phải đối mặt với những vụ tranh chấp liên quan đến miễn trách nhiệm của người chuyên chở đường biển, và những tranh cãi không được giải quyết một cách thỏa đáng. Đó là nền tảng, cơ sở để đẩy mạnh hoạt động XK.

Tuy pháp luật VN đã có những quy định về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển HH bằng đường biển nhưng những quy định này vẫn chưa cụ thể, rò ràng và dễ hiểu, dẫn đến nhiều bất cập và những khó khăn từ thực tiễn hoạt động XK cho DN. Vì vậy, các DN VN phải tự bảo vệ mình bằng những giải pháp cụ thể mà tác giả đã nêu rò ở trên. Những giải pháp được nêu ra gồm nhóm giải pháp xây dựng chiến lược XK trong giai đoạn mới, đẩy mạnh XK toàn diện, chiến lược phát triển nghiệp vụ XK, vận chuyển HH XNK bằng đường biển; nhóm giải pháp về ký kết và thực hiện HĐ XK, HĐ vận chuyển HH bằng đường biển và nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho DN: xây dựng chiến lược đào tạo toàn diện và chú trọng đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu về XK, về vận tải, về pháp luật... Từ đó giúp các DN XK VN hạn chế những bất cập, khó khăn từ thực tiễn áp dụng các quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển theo HĐ vận tải HH bằng đường biển, góp phần gia tăng kim ngạch XK và thúc đẩy tăng trưởng KT bền vững.


KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2016-2020, VN đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc phát triển KT và hội nhập quốc tế. Trong đó, tổng kim ngạch XNK của VN hai năm liên tiếp (2019, 2020) vượt mốc 500 tỉ USD. Đáng chú ý, cán cân XNK năm 2020 - theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính - đạt 545,35 tỉ USD, tăng 5,4% (tương ứng tăng 27,8048 tỉ USD) so với năm 2019. Hoạt động XK là điểm sáng của nền KT VN giai đoạn này, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về quy mô, từ 162,0167 tỉ USD năm 2015 lên 282,65 tỉ USD vào năm 2020 (Cường Ngô, 2021). Điều này cho thấy năng lực sản xuất trong nước đã tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và phản ánh kết quả tích cực của công tác hội nhập KT quốc tế của Chính phủ và DN. Mục tiêu cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 được nêu tại Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ đã đạt được sớm 4-5 năm.

Để đạt được những thành tựu to lớn trên, các DN XK VN đã phải nỗ lực vượt bậc trong mọi giai đoạn của quá trình XK HH ra thị trường nước ngoài, trong đó có việc lựa chọn phương thức vận tải đường biển để vận chuyển HH nhằm tiết kiệm cước phí, đảm bảo thời gian giao hàng và chất lượng của HH XK tại nơi đến trên lãnh thổ nước NK. Trong quá trình thuê tàu biển của người vận chuyển đường biển để chuyên chở HH XK sang thị trường các nước NK, HH XK của các DN VN có thể bị tổn thất, thiệt hại, chậm giao do những nguyên nhân mà hãng tàu biển không phải chịu trách nhiệm. Những nguyên nhân đó được gọi là những trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển theo HĐ chuyên chở HH bằng đường biển được quy định trong BLHHVN 2015. Nếu không có sự chuẩn bị từ trước, các DN XK VN không thể nào ứng phó được với những tổn thất thiệt hại hay chậm giao của HH XK do nguyên nhân nằm trong 17 trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở HH bằng đường biển mà không tốn kém chi phí, thậm chí phải tự gánh chịu tổn thất rất lớn dẫn đến phá sản DN.

Xuất phát từ thực tiễn trên, LATS đã rút ra được một số kết luận sau đây:


Thứ nhất: LATS đã giúp làm rò thế nào là HĐ vận chuyển HH bằng đường biển và các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. Luận án cũng xác định rò vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu các trường hợp miễn trách này đối với các DN XK VN.

Thứ hai: LATS cũng phân tích được rò việc áp dụng đúng các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển có tác động như thế nào đến hoạt động XK của các DN VN.

Thứ ba: LATS nêu rò có những trường hợp miễn trách cụ thể nào, theo quy định của pháp luật VN (cụ thể là BLHHVN 2015), cho người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển và thực tế các DN XK VN đã vận dụng các quy định của pháp luật VN như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ tư: LATS cũng nêu bật những bất cập trong quy định của pháp luật VN về các trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển, đồng thời phân tích ảnh hưởng của việc áp dụng quy định về những trường hợp miễn trách của người chuyên chở HH bằng đường biển theo nguồn luật VN đối với việc thúc đẩy hoạt động XK của các DN VN. Luận án cũng đề xuất những giải pháp để loại bỏ những bất cập này trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của bất cập và ảnh hưởng nói trên.

Thứ năm: LATS nêu rò những vấn đề đặt ra đối với các DN XK VN khi gặp những trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển. LATS phân tích khả năng ứng phó yếu kém của các DN XK VN khi gặp những trường hợp miễn trách của người vận chuyển theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển; chiến lược kinh doanh XK của các DN XK VN chưa thực sự gắn kết với chiến lược thúc đẩy nghiệp vụ vận chuyển HH và chiến lược ứng phó với các trường hợp miễn trách của người vận chuyển đường biển.

Mục tiêu tăng trưởng của nền KT VN được Nhà nước đề ra cho giai đoạn 2021- 2025 là từ 6,5-7%/năm. Trong khi đó, theo Fitch (công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions - đơn vị nghiên cứu vĩ mô và là công ty liên kết của hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Fitch Ratings), KT VN sẽ tăng trưởng trung bình 6,5%/năm trong 10 năm tới từ 2021-2030 (Phương Hoa, 2021). Hoạt động XK của VN được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể vẫn kéo dài trong những năm tới (An Bình, 2020) và chính


phủ VN vẫn tiếp tục chiến lược đa dạng hóa thị trường XK thông qua việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các nền KT và khu vực trên thế giới. Để hoạt động XK HH đạt được những thành tựu vượt bậc, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, các DN VN cần áp dụng nhiều giải pháp, đặc biệt cần chú trọng đến những giải pháp nhằm đối phó hữu hiệu với các trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở theo HĐ vận chuyển HH bằng đường biển khi DN XK VN giành được quyền thuê phương tiện vận chuyển HH XK sang thị trường nước ngoài.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


1. Hoàng Thị Đoan Trang, Thực tiễn áp dụng các quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Kinh tế- châu Á Thái Bình Dương số cuối tháng, tháng 7/2021, 2021, tr. 25-28, ISSN:0868-3808 (Tác giả).

2. Hoàng Thị Đoan Trang, Sự cần thiết phải nghiên cứu các trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế- châu Á Thái Bình Dương số 593, tháng 7/2021, 2021, tr. 38-40, ISSN:0868-3808 (Tác giả).

3. Hoàng Thị Đoan Trang, So sánh Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và Công ước Liên hiệp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 1978 (Công ước Hamburg 1978) về trách nhiệm của người chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và một số đề xuất, Tạp chí Kinh tế- châu Á Thái Bình Dương số 547, tháng 8/2019, 2019, tr. 78-80, ISSN:0868-3808 (Đồng tác giả).

4. Hoàng Thị Đoan Trang, Công ước Rotterdam 2009 và bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về trách nhiệm của người chuyên chở đường biển và lợi ích của Việt Nam khi gia nhập công ước Rotterdam 2009, Tạp chí Kinh tế- châu Á Thái Bình Dương số cuối tháng-tháng 5/2019, 2019, tr.16-18, ISSN:0868-3808 (Tác giả).

5. Hoàng Thị Đoan Trang, Công ước Rotterdam 2009 và lợi ích của Việt Nam khi gia nhập công ước này, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 68/2014, 2014, tr. 9-13, ISSN: 1859-4050 (Tác giả).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022