Kết Quả Nghiên Cứu Định Tính Khám Phá Các Nhân Tố Tác Động Tới Thời Gian Kiểm Toán Bctc Do Các Dnkt Thực Hiện Tại Việt Nam


thực hiện hoàn thiện các thủ tục kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

4.2 Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố tác động tới thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT thực hiện tại Việt Nam

4.2.1 Phương pháp thực hiện và đối tượng tham gia khảo sát

Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu định tính được trình bày ở chương 3, Luận án được thực hiện các bước nghiên cứu và kết quả thu về phù hợp mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra. NCS đã phỏng vấn sâu với các chuyên gia, KTV giàu kinh nghiệm.

Các cuộc phỏng vấn được tiến hành lần lượt với từng đối tượng và được thực hiện tại các điểm thời gian khác nhau, nếu người được phỏng vấn tiếp sau không bổ sung thêm được nhân tố mới nào khác so với người đã phỏng vấn trước thì NCS tạm thời dừng lại và sử dụng các nhân tố được khám phá để xây dựng mô hình nghiên cứu cho những phát hiện mới này. Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu là các KTV từ cấp độ CNKT trở lên tại các công ty kiểm toán cả Big 4 và Việt Nam, những người làm trong cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý về kiểm toán, Hội KTV hành nghề Việt Nam và các nhà nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán. Các ý kiến, phản hồi trả lời câu hỏi được NCS ghi chép và ghi âm sau đó sắp xếp lại và tổng hợp. Các bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia được tổng hợp theo nhóm để thực hiện việc rút trích nhân tố và lưu vào tài liệu phục vụ nghiên cứu. NCS lên kế hoạch phỏng vấn 25 chuyên gia và khi liên hệ đã được sự đồng ý của 15 chuyên gia tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên, qua quá trình phỏng vấn thì đến chuyên gia thứ 9 NCS đã đủ dữ liệu phục vụ cho việc phân tích nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán BCTC.

4.2.2 Quy trình thực hiện

Trên danh sách 15 chuyên gia như trình bày ở trên, NCS đã gặp gỡ trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại, trong đó hầu hết là gặp gỡ trực tiếp để cuộc trao đổi được tiến hành chi tiết, có chiều sâu hơn.

4.2.2.1 Đề cương câu hỏi khảo sát chuyên gia

Để gặp gỡ và phỏng vẫn chuyên gia, NCS đã chuẩn bị trước đề cương và các câu hỏi khảo sát. Các câu hỏi này dựa trên các nghiên cứu tổng quan và lý thuyết xây dựng nên và được hiệu chỉnh sau khi được góp ý của các chuyên gia. Nội dung các câu hỏi xoay quanh việc xác định các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán BCTC do các DNKT độc lập Việt Nam thực hiện. Dàn bài thảo luận phỏng vấn chuyên gia được trình bày cụ thể tại Phụ lục Số 02. Các câu hỏi cụ thể được thiết kế như sau:


(1) Anh/chị có thể mô tả tóm tắt công việc của anh chị hiện nay: hiện nay anh/chị đang làm trong lĩnh vực nào, những khách hàng nào anh/chị hay phụ trách (nếu là KTV)?

Với đối tượng KTV:

(2) Anh/chị cho biết số lượng khách hàng của anh chị đang kiểm toán có gặp những áp lực lớn về thời gian không?

(3) Theo anh/chị những vấn đề nào mà một công ty kiểm toán cần quan tâm khi cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng?

(4) Tại doanh nghiệp anh/chị, thời gian kiểm toán được xác định khi nào và xác định như thế nào? Công ty anh/chị có các hướng dẫn chi tiết về xác định thời gian kiểm toán hay không?

(5) Theo anh/chị, những nhân tố nào tác động đến thời gian kiểm toán? Trong những nhân tố đó, anh/chị thấy nhân tố nào có tác động mạnh nhất đến thời gian kiểm toán và hướng tác động của chúng như thế nào?

(6) Anh/chị có đưa ra những kiến nghị/đề xuất gì để giúp DNKT /KTV kiểm soát, quản lý được thời gian kiểm toán tốt hơn không?

4.2.2.2 Thực hiện khảo sát

Quy trình khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia được thực hiện với các nhóm sau: Nhóm 1: NCS khảo sát nhóm đối tượng đầu tiên là CNKT/TVBGĐ/director các

DNKT . Nhóm này NCS đã phỏng vấn với 5 KTV, trong đó có 2 TVBGĐ, 2 senior CNKT và 1 CNKT từ các DNKT , trong đó có 3 người làm tại Big4. Với nhóm KTV đã thu về được rất nhiều kết quả khả quan và xác định được các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán xét từ phía khách hàng và từ phía DNKT và KTV. Các nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán mà nhóm KTV đã trả lời được tổng hợp lại bao gồm 5 nhân tố. Từ phía khách hàng bao gồm: đặc điểm về quy trình hoạt động, quy mô khách hàng; đặc điểm, tính phức tạp của quy trình lập BCTC của khách hàng; kiểm soát nội bộ. Các nhân tố từ phía DNKT và KTV bao gồm: kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của DNKT và KTV.

Nhóm 2 bao gồm các chuyên gia thuộc cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), các nhà nghiên cứu, giảng viên chuyên về kiểm toán. NCS đã thảo luận 4 chuyên gia từ nhóm này và bổ sung thêm được 2 nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán bao gồm: Rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT

/KTV và năng lực nhân sự kiểm toán của DNKT. Khi phỏng vấn chuyên gia đến từ cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp hội, NCS đã thu thập và bổ sung vào được 7 nhân tố như


đã trình bày. Với đối tượng phỏng vấn là giảng viên, nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán NCS không bổ sung thêm được nhân tố mới.

4.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Thông qua việc phỏng vấn sâu các chuyên gia là KTV, nhà quản lý, Hiệp hội nghề nghiệp, nhà nghiên cứu và giảng viên trong lĩnh vực kiểm toán, Luận án đã thu được dữ liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu định tính. Kết quả từ khảo sát ý kiến các chuyên gia, các thông tin và thực trạng thu thập được như sau:

Đối với các hãng kiểm toán quốc tế, đặc biệt là Big4, quy trình kiểm toán được tuân thủ theo chuẩn mực và những hướng dẫn của hãng. Số giờ kiểm toán có liên quan bởi các yếu tố như phạm vi công việc, quy mô khách hàng, kinh nghiệm và chuyên môn của KTV,…Trong đó số giờ kiểm toán bao gồm hai vấn đề quan tâm là số giờ kiểm toán kế hoạch và số giờ kiểm toán thực tế. KTV sẽ tiếp cận thông tin tài chính, xác định rủi ro ban đầu của khách hàng là cao, trung bình hay thấp từ đó tập trung kiểm toán vào những nội dung gì, định lượng thời gian kiểm toán là bao nhiêu và xác định số lượng nhân viên cụ thể đối với khách hàng, từ đó xác định giá phí và ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Thực tế, đối với nhiều hãng kiểm toán, việc xác định số giờ này là rất quan trọng để làm căn cứ tính giá phí kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện với chất lượng cao. Các hãng Big4 sẽ quy định số phí tối thiểu tính trên mỗi giờ kiểm toán. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ dẫn đến những khó khăn rất lớn đối với các hãng hoạt động trong một thị trường cạnh tranh “khốc liệt” như của Việt Nam. Nhưng đối với các công ty kiểm toán là thành viên chính thức của các hãng kiểm toán quốc tế có vị trí cao thì việc tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn của hãng cũng là một điều kiện cần thiết để “được phép” duy trì tư cách thành viên.

Trong thực tế, một hợp đồng kiểm toán thường được bắt đầu bởi hai cách thức: công ty kiểm toán nhận được thư mời kiểm toán (inviting) và thư mời chào thầu kiểm toán (bidding). Trường hợp mời kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ nhận được thư mời chào giá từ khách hàng. Trong trường hợp này, công ty kiểm toán sẽ gửi bảng câu hỏi bao gồm các nội dung liên quan đến giấy phép thành lập doanh nghiệp? yêu cầu của báo cáo kiểm toán là gì? thời gian phát hành báo cáo? Quy mô của doanh nghiệp: doanh thu, tài sản, số lượng nhân viên,…? Chuẩn mực lập BCTC là gì? Đơn vị có lập báo cáo theo IFRS không? Số lượt kiểm tra thuế? Các yếu tố có liên quan đến kiện tụng của đơn vị (nếu có)?...Và nếu khách hàng lớn thì cần bố trí một cuộc họp với khách hàng để có căn cứ xác định số giờ cần thiết và từ đó xây dựng giá phí của cuộc kiểm toán sao cho hợp lý và đảm bảo chất lượng. Đối với trường hợp công ty kiểm


toán nhận được thư mời thầu hoặc tham gia chào thầu (thông qua các tin tức trên báo chí, website,…) thì hãng vẫn cần phải xác định các yếu tố như trên. Trong hồ sơ mời thầu, đơn vị sẽ cung cấp các thông tin cần thiết, tuy nhiên KTV vẫn cần phải tìm hiểu thông tin khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để có căn cứ xác định số giờ cần thiết và xây dựng mức giá phí cạnh tranh nhưng vẫn phải đảm bảo theo quy định của hãng kiểm toán. Đây là một quy trình tương đối chặt chẽ và hợp lý. Và việc xác định số giờ kiểm toán này đối với các hãng kiểm toán quốc tế lớn sẽ thường cố gắng hạn chế thay đổi trong suốt quá trình kiểm toán, tuy nhiên trong một số trường hợp hợp đồng kiểm toán đó vẫn có thể phải thay đổi khi có những điều kiện, tình huống bất ngờ phát sinh. Thông thường, những điều kiện này sẽ được quy định trong hợp đồng kiểm toán và các hãng có quyền được tính thêm phí nếu những điều kiện thực tế này hoàn toàn khách quan và có liên quan đến khách hàng ví dụ như khách hàng cần báo cáo kiểm toán nhanh hơn so với thời gian quy định trên hợp đồng kiểm toán, hoặc phạm vi kiểm toán được mở rộng hơn,…hoặc những yếu tố khác thuộc về khách hàng. Khi có sự khác biệt quá lớn so với quy định trên hợp đồng thì cần phải có cuộc họp với ban lãnh đạo khách hàng để có phương án điều chỉnh phù hợp.

Thực tế hiện nay không có một quy tắc chung trong việc phân bổ thời gian cho các giai đoạn kiểm toán bao gồm giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc ra kết luận nhưng việc phân bổ phải thực sự hợp lý. Qua khảo sát và phỏng vấn sâu những KTV đang làm việc tại các hãng kiểm toán lớn như Big4 thì các hãng này đều áp dụng phần mềm kiểm toán được nâng cấp hàng năm phù hợp với công nghệ hiện đại chung trong toàn hãng quốc tế đó, và khâu lập kế hoạch kiểm toán tại các hãng này được thực hiện nghiêm túc và đầu tư bởi các TVBGĐ và CNKT. Đối với giai đoạn này, KTV sẽ tăng cường thực hiện việc tìm hiểu khách hàng, quy trình KSNB của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích để đánh giá tính hữu hiệu của KSNB của khách hàng. Từ đó xác định các khu vực nhạy cảm, chứa nhiều rủi ro kiểm toán để làm sao có thể giảm bớt được các thủ tục kiểm tra chi tiết (test of details) vì thực tế những thủ tục này hiện nay được nhiều KTV đánh giá không còn mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm toán, nhất là trong điều kiện hầu hết các khách hàng áp dụng rất nhiều quy trình công nghệ cao trong hoạt động.

Đối với các hãng kiểm toán nhỏ và rất nhiều công ty kiểm toán địa phương của Việt Nam (local firm) thì việc xác định thời gian kiểm toán làm căn cứ để xác định và ký hợp đồng kiểm toán thực tế được thực hiện rất ít do yếu tố cạnh tranh trên thị trường và để tìm được khách hàng đối với các hãng kiểm toán nhỏ là rất khó khăn. Trong quá trình khảo sát, rất nhiều giám đốc kiểm toán (TVBGĐ) của các hãng kiểm toán Việt


Nam đã trả lời việc xác định thời gian kiểm toán và ghi nhận số giờ kiểm toán thực tế là rất khó bởi hầu hết các DNKT đều chưa có điều kiện để làm. Việc xác định các nhân tố và tính toán số giờ kiểm toán cho hợp đồng kiểm toán thực tế được thực hiện một cách tương đối, chưa có hướng dẫn cụ thể của các hãng. Đối với các công ty kiểm toán này thời gian dành cho giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ít, các DNKT chủ yếu tập trung thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết nhiều hơn chứ chưa chú trọng đến việc tìm hiểu, đánh giá quy trình kiểm soát nội bộ của khách hàng, điều này cũng phù hợp với phần tổng hợp kết quả nghiên cứu tại Chương 2 của một số nghiên cứu nước ngoài. Thực trạng này dẫn đến chất lượng kiểm toán của các DNKT nhỏ hiện nay đang là một vấn đề cần giải quyết.

Sở dĩ có những khác biệt rất rõ rệt giữa các hãng kiểm toán quốc tế lớn và DNKT địa phương của Việt Nam là do rất nhiều yếu tố. Đầu tiên, đối với các DNKT lớn như Big4, họ được “thừa hưởng” rất nhiều công cụ hỗ trợ công nghệ và chuyên gia. Tất cả Big4 hiện nay đều áp dụng phần mềm kiểm toán trong đó có chứa rất nhiều gói kiểm toán (package) cho từng loại hình doanh nghiệp và xây dựng dựa trên nền tảng Microsoft Office nhưng dùng riêng cho nhân viên kiểm toán như các công cụ định dạng dữ liệu, gộp dữ liệu,… những công cụ phân tích trực tuyến (online), phân tích xu hướng, phân tích dữ liệu lớn (Big data),…để thấy biến động bất thường và những hướng dẫn chi tiết của hãng trong việc xây dựng, lập kế hoạch và chương trình kiểm toán cụ thể, giúp cho KTV giảm thời gian xử lý dữ liệu rất nhiều mà hiệu quả công việc được tăng cao. Tuy nhiên các DNKT Việt Nam do hạn chế về ngân sách nên không thể thực hiện được việc đầu tư xây dựng những bộ công cụ hỗ trợ như vậy cho nhân viên trong quá trình làm việc vì vậy KTV sẽ phải mất thời gian hơn trong việc xử lý dữ liệu. Thứ hai, đối với các Big4 thì nhân sự kiểm toán của công ty là rất “hùng hậu”, do có điều kiện để tuyển dụng được nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, và số lượng nhân sự tại Big4 ở các cấp bậc cao với kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp là tương đối đầy đủ theo những quy định của hãng quốc tế vì vậy họ cũng có điều kiện và bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy trình chuẩn đã được thiết lập. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề thuộc về các DNKT nhỏ của Việt Nam, các công ty này có sự thiếu hụt rất lớn về số lượng nhân sự cao cấp, do đặc trưng của nghề nghiệp kiểm toán nhân viên dễ làm trong một thời gian ngắn rồi chuyển sang công ty hoặc lĩnh vực khác. Có một thực trạng hiện nay là các DNKT Việt Nam sử dụng rất nhiều sinh viên thực tập trong mùa bận kiểm toán, và thường những sinh viên này sẽ phải thực hiện nhiều phần hành như một nhân viên chính thức của cuộc kiểm toán. Điều này dẫn đến chất lượng kiểm toán sẽ bị kém đi nhiều do sinh viên thực tập còn chưa hiểu hết được bản chất quy trình và công việc là gì vì vậy rất nhiều bạn thực hiện một cách máy móc, dập khuân.


Việc xác định, phân bổ và quản lý số giờ kiểm toán do TVBGĐ phụ trách cuộc kiểm toán và CNKT đảm nhiệm. Kết quả khảo sát cho thấy rằng việc quản lý trực tiếp thuộc về CNKT, với mức phân bổ số giờ làm việc trong một hợp đồng kiểm toán thường ở mức 5% trên tổng số giờ làm việc của TVBGĐ, 20% thuộc về CNKT, còn lại thuộc về nhân viên trong nhóm (trưởng nhóm và các KTV tham gia). Thực tế có thể giao động xung quanh mức tỷ lệ như trên tùy theo từng điều kiện cụ thể. TVBGĐ là người đưa ra định hướng, chiến lược kiểm toán tổng thể cho cuộc kiểm toán. CNKT sẽ triển khai chi tiết các chiến lược đó và xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho hợp đồng kiểm toán. Thông thường, CNKT sẽ là người theo dõi, quản lý và nắm được số giờ kiểm toán mà từng KTV thực hiện cho mỗi khách hàng thông qua việc chấm công trên hệ thống. Hầu hết các hãng Big4 đều có phần mềm theo dõi, quản trị nguồn lực và quản lý từng hợp đồng kiểm toán. Mỗi khách hàng sẽ được mã hóa riêng. Hàng tuần, phần mềm sẽ báo cáo thời gian làm việc của từng nhân sự tham gia cuộc kiểm toán, chỉ nhân viên được sắp xếp tham gia cuộc kiểm toán mới có thẩm quyền truy cập, chấm công số giờ mình làm theo từng tuần vào hệ thống. Điều này giúp cho cấp quản lý của hợp đồng kiểm toán sẽ kiểm soát được số giờ kiểm toán và có những điều chỉnh sao cho hiệu quả. Thực tế cả 4 hãng kiểm toán Big4 đều sử dụng các phần mềm quản lý. Deloitte sử dụng phần mềm nổi tiếng SAP trong quản trị đơn vị, cả trong việc quản lý các hợp đồng,…việc kê khai này đồng thời được theo dõi qua chính hệ thống SAP toàn cầu. E&Y sử dụng phần mềm Canvas trong kiểm toán và Microstart trong chọn mẫu. KPMG những năm trước đây sử dụng phần mềm eAudit, tuy nhiên hiện nay hãng này đã và đang chuyển dần sang áp dụng phần mềm Klara trong kiểm toán. Hầu hết các hãng kiểm toán này đều sử dụng công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) trong việc lưu trữ dữ liệu. Ví dụ như với phần mềm kiểm toán Klara mới hiện nay của KPMG, dữ liệu trong quá trình kiểm toán sẽ được lưu trữ và chuyển tài liệu trên hệ thống chứ không dùng qua các công cụ như USB,...Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, phần mềm chỉ cho phép đóng và tự động lưu dữ liệu khi các thành viên của nhóm kiểm toán đã thực hiện hoàn tất các thủ tục kiểm toán, lúc này nhóm kiểm toán mới được phát hành báo cáo kiểm toán, và việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán trên hệ thống sẽ được phân cấp lưu vào hệ thống bởi bộ phận CNTT, bộ phận độc lập với nhóm kiểm toán, và hồ sơ kiểm toán sẽ chỉ được lưu một cách tự động tại bộ phận này. Chỉ những thành viên trong nhóm kiểm toán cho năm tiếp theo mới được phép sử dụng hồ sơ này sau khi có sự cho phép của CNKT phụ trách hợp đồng kiểm toán. Với một quy trình tổ chức chặt chẽ của các hãng lớn như vậy cho thấy các KTV phải thực sự quản lý thời gian thật hiệu quả để thực hiện kịp thời và thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp và hoàn thiện hồ sơ kiểm toán theo đúng quy trình của hãng.


Vấn đề tương đối lớn đặt ra đó là để có được những phần mềm và công cụ hỗ trợ hiện đại trợ giúp cho KTV như trên là vô cùng cần thiết cho đơn vị để tăng cường tính hiệu quả cho các hợp đồng kiểm toán nhưng kinh phí để mua sắm những phần mềm này rất nhiều, với các công ty là thành viên chính thức của các hãng kiểm toán quốc tế thì việc được sử dụng những công nghệ cao từ hãng toàn cầu mang lại lợi ích rất lớn, còn đối với các hãng kiểm toán vừa và nhỏ của Việt Nam thì đây thực sự là một thách thức khó khăn, mặc dù rất muốn nhưng hầu như ngân sách của DNKT không thể đáp ứng được, dẫn đến tính hiệu quả trong công việc bị hạn chế đi rất nhiều.

Kết quả phỏng vấn một số KTV làm việc tại các hãng kiểm toán Big4 và nhiều DNKT lớn của Việt Nam cho thấy việc quản lý thời gian là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động và năng suất lao động của nhân viên kiểm toán và cũng là một điều kiện cần thiết để đánh giá việc thăng tiến lên các vị trí chuyên môn nghề nghiệp cao hơn. Các tiêu chí đánh giá liên quan đến quản lý thời gian ở đây như: số giờ tính phí cho khách hàng, việc hoàn thành công việc có đúng hạn hay không,...

Tại Việt Nam hiện nay trong quá trình kiểm toán và đi đến báo cáo kiểm toán thì KTV phải làm rất nhiều công việc trợ giúp cho khách hàng trong quá trình phát hành BCTC. Đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán do có yêu cầu từ UBCK các công ty phải lập và công bố báo cáo định kỳ trong năm, ít nhất theo quý nên cũng sẽ thuận lợi cho KTV trong việc thu thập xử lý dữ liệu và giảm thời gian kiểm toán xuống do đã có báo cáo bán niên. Nhưng thực tế đối với rất nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài FDI đặt tại Việt Nam, trừ những doanh nghiệp đặt nhà máy tại Việt Nam và kinh doanh, bán hàng cho thị trường Việt Nam thì bộ phận kế toán thông thường sẽ lập BCTC trước khi kiểm toán, còn lại các công ty FDI hoạt động tại Việt Nam được ví như một “phân xưởng sản xuất” của công ty mẹ tại nước ngoài, thì báo cáo chủ yếu của họ thường là báo cáo nội bộ, phục vụ chính cho mục tiêu báo cáo về công ty mẹ thì họ hầu như chưa lập BCTC khi nhóm kiểm toán bắt đầu thực hiện. Chính vì vậy, các KTV thường phải mất thời gian trong việc xác nhận và có số liệu chính thức về BCTC của các khách hàng này. Tồn tại này cũng thường gặp tại nhiều đơn vị khác của Việt Nam, đặc biệt đối với các DN chưa niêm yết, làm cho KTV bị mất thêm nhiều thời gian hơn so với cùng điều kiện nhưng ở các quốc gia khác bởi KTV ban đầu chưa có số liệu tổng hợp của các chỉ tiêu trên BCTC và thay vì thời gian kiểm toán, họ phải chờ đợi để có được số liệu.

Như vậy các biến, các khái niệm được hình thành qua việc tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước đây và ý kiến thảo luận qua quá trình khảo sát đều có sự thống nhất. Có 7 nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất thuộc


về khách hàng kiểm toán, bao gồm: đặc điểm, quy mô hoạt động của khách hàng; đặc điểm quy trình lập BCTC của khách hàng; kiểm soát nội bộ của khách hàng và rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV. Nhóm tiếp theo thuộc về DNKT và KTV, nhóm này bao gồm các nhân tố: kinh nghiêm, tính chuyên nghiệp và năng lực nhân sự của DNKT /KTV, chi tiết như bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán


STT

Nhân tố

Yếu tố đo lường

1

Đặc điểm về cấu trúc hoạt động, quy mô của khách hàng

- Sự phức tạp của hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Quy mô của khách hàng

- Ngành nghề kinh doanh đặc thù

- Cấu trúc vốn chủ sở hữu

2

Đặc điểm về quy trình lập BCTC của khách hàng

- Các vấn đề về khả năng hoạt động tục của khách hàng

- Đặc điểm tài sản của khách hàng được trình bày trên BCTC

- Chất lượng các khoản dồn tích trên BCTC của khách hàng

- Sự thay đổi về chuẩn mực và các quy định hoặc ít có

sự hướng dẫn liên quan đến lập BCTC

3

Rủi ro pháp lý liên quan đến DNKT và KTV

- Sự phức tạp của môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động của khách hàng

- Lĩnh vực hoạt động của khách hàng chứa đựng nhiều kiện tụng

- khách hàng chuẩn bị IPO

- Tình hình nợ, các hệ số nợ, khả năng thanh khoản của khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại Việt Nam - 14

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024