CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 trình bày thông tin chung về mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA, CFA, SEM, kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảm nhận, giá cả cảm nhận đến sự hài lòng khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Vĩnh Long.
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU NGHIÊN CỨU
Cuộc khảo sát được thực hiện với 800 bảng câu hỏi sau khi thu về, loại đi các phiếu trả lời không đạt yêu cầu và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu còn lại đưa vào phân tích là 779 với một số đặc điểm chính như sau:
- Giới tính : có 369 người là nam (47,4%) và 410 người là nữ (52,6 %).
- Độ tuổi: có 167 người trong độ tuổi từ 18-25, chiếm 21,4%; 294 người trong độ tuổi từ 26-35, chiếm 37,7%; 216 người trong độ tuổi 36-45, chiếm 27,7%; 85 người trong độ tuổi 46-55, chiếm 10,9%; số người trên 55 chỉ có 17 người, chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 2,2%.
- Trình độ học vấn: đa phần các đáp viên đều có trình độ cao đẳng và đại học với 390 người, chiếm tỷ lệ 50,1%; 174 người có trình độ phổ thông trung học, chiếm 22,3%; 32 người sau đại học, chiếm 4,1% và phần còn lại là trung cấp, 183 người, chiếm 23,5%.
- Thu nhập: 20,4% những người trong mẫu có thu nhập dưới 3 triệu, thu nhập từ 3 – 5 triệu chiếm 38,4%, thu nhập từ 5-10 triệu chiếm 34,9% và rất ít người có thu nhập trên 10 triệu chỉ khoảng 6,3%.
- Nghề nghiệp: đa phần là công nhân và lao động phổ thông chiếm 46% kế đến là cán bộ công nhân viên 27,7%, sinh viên học sinh 13,2% các đối tượng còn lại làm nội trợ, mua bán và ngành nghề khác chiếm 13%.
- Tình trạng hôn nhân: độc thân chiếm 39,3%, đã kết hôn chưa có con 29,3%, đã kết hôn có con nhỏ chiếm 20,7% và đã kết hôn có con trưởng thành chiếm 10,8%.
- Thời gian sử dụng thẻ: từ 2-3 năm chiếm 35%, trên 3 năm chiếm 29,5% , từ 1-2 năm chiếm 22% và dưới 1 năm chiếm 13,5%.
- Mức độ dung thẻ: 1 lần/tuần chiếm 30,9%, từ 2 – 3 tuần/lần chiếm 20,9%, 1 tháng /1 lần chiếm 18,7% và sử dụng thẻ thường xuyên chiếm 29,4%.
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát
M | ẫu n= 779 | ||
Tần số | Tỷ lệ % | % Tích lũy | |
Giới tính | |||
Nam | 369 | 47,4 | 47,4 |
Nữ | 410 | 52,6 | 100,0 |
Độ tuổi | |||
Từ 18-25 tuổi | 167 | 21,4 | 21,4 |
Từ 26-35 tuổi | 294 | 37,7 | 59,1 |
Từ 36-45 tuổi | 216 | 27,7 | 86,9 |
Từ 46-55 tuổi | 85 | 10,9 | 97,8 |
Trên 55 tuổi | 17 | 2,2 | 100,0 |
Nghề nghiệp | |||
Sinh viên, học sinh | 103 | 13,2 | 13,2 |
Công nhân, lao động phổ thông | 358 | 46,0 | 59,2 |
CBCNV | 216 | 27,7 | 86,9 |
Nội trợ | 25 | 3,2 | 90,1 |
Mua bán | 72 | 9,2 | 99,4 |
Khác | 5 | ,6 | 100,0 |
Thu nhập trung bình 1 tháng | |||
Dưới 3 triệu | 159 | 20,4 | 20,4 |
Từ 3 đến 5 triệu | 299 | 38,4 | 58,8 |
Từ 5 đến 10 triệu | 272 | 34,9 | 93,7 |
Trên 10 triệu | 49 | 6,3 | 100,0 |
Tình trạng hôn nhân | |||
Độc thân | 306 | 39,3 | 39,3 |
Đã kết hôn chưa có con | 228 | 29,3 | 68,5 |
Đã kết hôn và có con nhỏ | 161 | 20,7 | 89,2 |
Đã kết hôn và có con trưởng thành | 84 | 10,8 | 100,0 |
Trình độ học vấn | |||
Phổ thông | 174 | 22,3 | 22,3 |
Trung cấp | 183 | 23,5 | 45,8 |
Cao đẳng, đại học | 390 | 50,1 | 95,9 |
Sau đại học | 32 | 4,1 | 100,0 |
Thời gian sử dụng thẻ | |||
Dưới 1 năm | 105 | 13,5 | 13,5 |
Từ 1 đến 2 năm | 171 | 22,0 | 35,4 |
Từ 2 đến 3 năm | 273 | 35,0 | 70,5 |
Trên 3 năm | 230 | 29,5 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mạng Lưới Hoạt Động Máy Atm Và Sự Hài Lòng Của Khách Hàng
- Tình Hình Nợ Xấu Của Các Nhtm Trên Địa Bàn 2009-2013
- Xây Dựng Thang Đo Và Các Nội Dung Chính Cần Phân Tích
- Phân Tích Nhân Tố Đối Với Sự Hài Lòng Khách Hàng
- Kết Quả Sem Của Mô Hình Lý Thuyết Sau Khi Hiệu Chỉnh (Chuẩn Hóa)
- Tóm Tắt Kết Quả Kiểm Định Các Giả Thuyết Và Giả Thuyết Phụ
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
M | ẫu n= 779 | ||
Tần số | Tỷ lệ % | % Tích lũy | |
Mức độ dùng thẻ | |||
Thường xuyên | 229 | 29,4 | 29,4 |
1 lần/ tuần | 241 | 30,9 | 60,3 |
Từ 2 đến 3 tuần/lần | 163 | 20,9 | 81,3 |
1 tháng/lần | 146 | 18,7 | 100,0 |
Thời gian giao dịch thẻ | |||
ít hơn 1 phút | 174 | 22,3 | 22,3 |
1 đến 3 phút | 432 | 55,5 | 77,8 |
3 đến 5 phút | 144 | 18,5 | 96,3 |
Trên 5 phút | 29 | 3,7 | 100,0 |
Vị trí máy ATM giao dịch | |||
Gần nhà | 105 | 13,5 | 13,5 |
Gần nơi làm việc | 304 | 39,0 | 52,5 |
Tại chi nhánh ngân hàng | 133 | 17,1 | 69,6 |
Mọi nơi | 237 | 30,4 | 100,0 |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS năm 2014
- Thời gian giao dịch thẻ: đa số từ 1-3 phút chiếm 55,5%, ít hơn 1 phút chiếm 22,3%, từ 3-5 phút chiếm 18,5% và trên 5 phút chiếm 3,7%.
- Vị trí máy ATM giao dịch: đa số giao dịch ở gần nơi làm việc chiếm 39%, tại chi nhánh ngân hàng chiếm 17,1%, ở gần nhà chiếm 13,5% và ở mọi nơi chiếm 30,4%.
- Ngân hàng giao dịch: đa phần khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng Vietcombank – 48,9% ngoài ra còn sử dụng thêm dịch vụ các ngân hàng khác như: Công Thương 12,2%, Đông Á 8,8%, Đầu tư 8,7%, Nông Nghiệp & PTNT 9,4% các ngân hàng còn lại có số lượng khách giao dịch chỉ khoảng dưới 5% trên số mẫu được khảo sát có sử dụng các dịch vụ thẻ của ngân hàng.
- Mục đích sử dụng thẻ ATM: rút tiền 43,1%, thanh toán tiền mua hàng 19,1%, chuyển khoản 23%, gửi tiền 14,4% và các mục đích khác chiếm không đáng kể.
- Sở thích sử dụng thẻ: đa số khách hàng trong mẫu nghiên cứu đều thích dùng thẻ chiếm tỷ lệ 98,5% và 1,5% không thích sử dụng.
4.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO
Như đã trình bày trong chương 2, mô hình nghiên cứu đề nghị gồm tất cả 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Để đánh giá tính nhất quán nội tại và tính đơn hướng của từng khái niệm nghiên cứu, nghiên cứu thực hiện kiểm định độ tin cậy và phân tích
nhân tố của các khái niệm nghiên cứu. Quy trình đánh giá thang đo được thực hiện thông qua hai bước:
+ Bước đầu tiên dùng kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha.
+ Bước hai dùng kiểm định giá trị thang đo bằng công cụ phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo. Trong quy trình đánh giá, biến quan sát nào không đạt độ tin cậy và giá trị sẽ bị loại (Hair et al., 1998).
+ Bước ba dùng kiểm định giá trị thang đo bằng công cụ phân tích nhân tố khẳng định CFA được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng về thẻ ATM của ngân hàng Ngoại Thương.
+ Bước bốn dùng kiểm định giá trị thang đo bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM chỉ ra mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau.
4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả Cronbach’s alpha của các thang đo về các thành phần của chất lượng dịch vụ cảm nhận, giá cả cảm nhận, sự hài lòng của khách hàng được thể hiện trong bảng 4.2. Các thang đo được thể hiện bằng 38 biến quan sát. Các thang đo này đều có hệ số tin cậy Cronbach’s alpha đạt yêu cầu.
Cụ thể, Cronbach’s alpha của độ tin cậy (REL) là 0,869, Cronbach’s alpha của thang đo sự đồng cảm (EMP) là 0,866, Cronbach’s alpha của thang đo hữu hình (TAN) là 0,873; Cronbach’s alpha của thang đo năng lực phục vụ (RES) là 0,856; Cronbach’s alpha của sự đảm bảo (ASS) là 0,767; Cronbach’s alpha của giá cả cảm nhận (PRI) là 0,892; Cronbach’s alpha của mạng lưới (NET) là 0,870; Cronbach’s alpha của sự hài lòng (SAT) là 0,864. Hơn nữa các hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều cao hơn mức cho phép. Các hệ số này đều lớn lớn hơn 0,4.
Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để loại biến rác trước. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo phải có độ tin cậy alpha từ 0,60 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994). Sau đó các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại
Vì vậy, tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (0,6<Cronbach’s alpha
< 0,95) và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Bảng 4.2: Cronbach’s alpha của các khái niệm nghiên cứu
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng thể hiệu chỉnh | Alpha nếu loại biến | |
Độ tin cậy (REL), alpha = 0,869 | ||||
REL1 | 19,3402 | 10,590 | ,664 | ,848 |
REL2 | 19,3659 | 10,258 | ,704 | ,841 |
REL3 | 19,3235 | 10,247 | ,690 | ,843 |
REL4 | 19,2580 | 10,346 | ,613 | ,857 |
REL5 | 19,2580 | 10,156 | ,701 | ,841 |
REL6 | 19,2632 | 10,264 | ,639 | ,852 |
Sự đồng cảm (EMP), alpha = 0,866 | ||||
EMP1 | 15,1065 | 8,591 | ,646 | ,848 |
EMP2 | 15,1656 | 8,077 | ,723 | ,830 |
EMP3 | 15,1733 | 7,953 | ,702 | ,834 |
EMP4 | 15,1823 | 7,707 | ,736 | ,825 |
EMP5 | 15,3055 | 7,441 | ,654 | ,851 |
Phương tiện hữu hình (TAN), alpha = 0,873 | ||||
TAN1 | 20,1258 | 10,216 | ,671 | ,853 |
TAN2 | 20,3338 | 9,673 | ,693 | ,849 |
TAN3 | 20,1528 | 10,014 | ,670 | ,853 |
TAN4 | 20,0359 | 10,279 | ,670 | ,853 |
TAN5 | 20,1297 | 10,023 | ,699 | ,848 |
TAN6 | 20,2234 | 9,829 | ,656 | ,856 |
Hiệu quả phục vụ (RES), alpha = 0,856 | ||||
RES1 | 15,2606 | 7,864 | ,692 | ,821 |
RES2 | 15,2606 | 7,694 | ,752 | ,805 |
RES3 | 15,1117 | 8,652 | ,528 | ,862 |
RES4 | 15,3697 | 7,771 | ,676 | ,825 |
RES5 | 15,3671 | 7,924 | ,713 | ,816 |
Sự đảm bảo (ASS), alpha = 0,767 | ||||
ASS1 | 15,5250 | 6,198 | ,626 | ,694 |
ASS2 | 15,5173 | 6,217 | ,602 | ,702 |
ASS3 | 15,4763 | 6,283 | ,538 | ,724 |
ASS4 | 15,4801 | 6,083 | ,601 | ,701 |
ASS5 | 15,4339 | 7,382 | ,329 | ,790 |
Giá cả dịch vụ cảm nhận (PRI), alpha = 0,892 | ||||
PRI1 | 6,9525 | 2,482 | ,771 | ,860 |
PRI2 | 6,9705 | 2,437 | ,820 | ,818 |
PRI3 | 6,8678 | 2,480 | ,773 | ,859 |
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng thể hiệu chỉnh | Alpha nếu loại biến | |
Mạng lưới hoạt động (NET), alpha = 0,870 | ||||
NET1 | 10,8909 | 5,969 | ,695 | ,845 |
NET2 | 10,9807 | 5,710 | ,725 | ,833 |
NET3 | 10,9961 | 5,672 | ,739 | ,827 |
NET4 | 10,8151 | 5,688 | ,731 | ,830 |
Sự hài lòng (SAT), alpha = 0,864 | ||||
SAT1 | 11,5302 | 3,964 | ,685 | ,837 |
SAT2 | 11,6264 | 3,751 | ,713 | ,825 |
SAT3 | 11,6290 | 3,730 | ,715 | ,824 |
SAT4 | 11,6123 | 3,395 | ,742 | ,815 |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS năm 2014
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.2.2.1. Phân tích nhân tố các thành phần thang đo chất lượng dịch vụ tác động đến sự hài lòng
Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 cho thang đo chất lượng dịch vụ cảm nhận, mạng lưới hoạt động và giá cả dịch vụ cảm nhận, cụ thể như sau: Kết quả thống kê Chi-bình phương của kiểm định Bertlett đạt giá trị 15565,467 với mức ý nghĩa sig = 0,000 và hệ số KMO = 0,890, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể nên kết quả EFA là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Phương sai trích được là 65,693% (lớn hơn 50%) thể hiện rằng các nhân tố trích ra được giải thích 65,963% biến thiên của dữ liệu; 6 yếu tố được trích tại giá trị Eigenvalue = 1,007. Các biến quan sát có trọng số nhân tố đạt yêu cầu (lớn hơn 0,5). Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3. Tuy nhiên có 2 biến quan sát thuộc khái niệm đảm bảo ASS5 và hiệu quả phục vụ RES3 <0.5 nên ta loại lần lượt từng nhân tố vì hệ số tải nhân tố của biến quan sát ASS5 = 0,446 nhỏ hơn 0,5 và nhỏ nhất đồng thời biến quan sát này cũng vi phạm giá trị phân biệt nên ta loại trước.
Sau khi loại biến ASS5, 33 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích EFA lần 2 cho ra kết quả 6 yếu tố trích tại giá trị Eigenvalue = 1,005 với phương sai trích là 66,931%. Hệ số KMO = 0,890 nên EFA phù hợp với dữ liệu thống kê. Kết quả thống kê Chi-bình phương của kiểm định Bertlett đạt giá trị 15310,952 với mức ý nghĩa sig = 0,000. Các nhân tố trích ra đều đạt yêu cầu về giá trị.
Tiếp tục RES3 = 0,391 nhỏ hơn 0,5 nhỏ nhất nên ta tiếp tục loại biến này, sau khi loại biến RES3, 32 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích EFA lần 3 cũng cho ra kết quả 6 yếu tố trích tại giá trị Eigenvalue = 1,005 với phương sai trích là 68,038%. Hệ số KMO = 0,887 nên EFA phù hợp với dữ liệu thống kê. Kết quả thống kê Chi-bình phương của kiểm định Bertlett đạt giá trị 14995,790 với mức ý nghĩa sig = 0,000. Các nhân tố trích ra đều đạt yêu cầu về giá trị.
Tiếp tục ASS4 = 0,486 nhỏ hơn 0,5 nhỏ nhất nên ta tiếp tục loại biến này, sau khi loại biến ASS4, 31 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích EFA lần 4 cũng cho ra kết quả 6 yếu tố trích tại giá trị Eigenvalue = 1,024 với phương sai trích là 65,858%. Hệ số KMO = 0,886 nên EFA phù hợp với dữ liệu thống kê. Kết quả thống kê Chi-bình phương của kiểm định Bertlett đạt giá trị 14603,513 với mức ý nghĩa sig = 0,000. Các nhân tố trích ra đều đạt yêu cầu về giá trị.
Tiếp tục ASS3 = 0,336 nhỏ hơn 0,5 nhỏ nhất nên ta tiếp tục loại biến này, sau khi loại biến ASS3, 30 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích EFA lần cuối cùng cũng cho ra kết quả 6 yếu tố trích tại giá trị Eigenvalue = 1,023 với phương sai trích là 67,166%. Hệ số KMO = 0,883 nên EFA phù hợp với dữ liệu thống kê. Kết quả thống kê Chi-bình phương của kiểm định Bertlett đạt giá trị 14361,018 với mức ý nghĩa sig = 0,000. Các nhân tố trích ra đều đạt yêu cầu về giá trị.
Bảng 4.3: Kiểm định KMO thang đo các thành phần tác động SHL
KMO and Bartlett's Test | ||
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | ,883 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 14361,018 |
Df | 435 | |
Sig. | ,000 |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS năm 2014
Kết quả phân tích nhân tố lần cuối, thang đo chất lượng dịch vụ gồm 30 biến quan sát, theo kiểm định Cronbach’s alpha thì các quan sát này đều phù hợp. Và kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích factor cho thấy sig = ,000 và hệ số KMO rất cao ( ,883 > 0,5) nên phân tích EFA thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này.
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố các thành phần tác động đến SHL
Ma trận nhân tố đã xoay
Hệ số tải nhân tố của các thành phần | ||||||
1 (ATHQ) | 2 (PTHH) | 3 (DTC) | 4 (ML) | 5 (SDC) | 7 (GC) | |
ASS1 | ,822 | |||||
ASS2 | ,801 | |||||
RES4 | ,761 | |||||
RES2 | ,761 | |||||
RES5 | ,749 | |||||
RES1 | ,691 | |||||
TAN5 | ,792 | |||||
TAN1 | ,770 | |||||
TAN2 | ,745 | |||||
TAN4 | ,726 | |||||
TAN6 | ,697 | |||||
TAN3 | ,660 | |||||
REL2 | ,788 | |||||
REL3 | ,778 | |||||
REL1 | ,762 | |||||
REL5 | ,733 | |||||
REL4 | ,644 | |||||
REL6 | ,617 | |||||
NET2 | ,839 | |||||
NET1 | ,771 | |||||
NET3 | ,753 | |||||
NET4 | ,735 | |||||
EMP2 | ,860 | |||||
EMP4 | ,762 | |||||
EMP3 | ,750 | |||||
EMP1 | ,699 | |||||
EMP5 | ,635 | |||||
PRI2 | ,897 | |||||
PRI3 | ,776 | |||||
PRI1 | ,763 | |||||
Eigenvalue | 9,226 | 3,078 | 2,956 | 2,174 | 1,654 | 1,023 |
Phương sai trích | 30,887 | 41,146 | 50,998 | 58,244 | 63,756 | 67,166 |
Cronbach’s alpha | 0,895 | 0,873 | 0,869 | 0,870 | 0,866 | 0,892 |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra trên SPSS năm 2014
Như vậy, thang đo chất lượng dịch vụ cảm nhận từ 7 thành phần nguyên gốc sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì chỉ còn 6 nhân tố với 30 biến quan sát trong đó thang đo hiệu quả phục vụ và sự đảm bảo gom lại thành 1 nhân tố gồm 6