mô hình để thấy rõ tác động. Từ đó giúp nhà quản lý đưa ra những chính sách, phương
thức kinh doanh hiệu quả hơn.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại Học Huế CEI HUEUNI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CEI HUEUNI
Trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia, trường đại học đóng vai trò quan trọng then chốt. Đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công nghiệp và xã hội, đóng góp vào sự gia tăng tài sản trí tuệ và năng lực trí tuệ cho các doanh nghiệp. Lực lượng sinh viên với nhiều ý tưởng sáng tạo và tư duy tươi mới là đầu vào đầy tiềm năng cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Đó là lí do Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế CEI HUEUNI được thành lập.
Ngày 09 tháng 7 năm 2018 Giám đốc Ðại học Huế đổi tên Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ sinh viên Đại học Huế thuộc Ban Công tác học sinh, sinh viên Đại học Huế thành Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế. Trở thành mô hình Trung tâm có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc và ngân hàng thương mại, được Đại học Huế phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Hiện nay Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo là một đơn vị trực thuộc Đại học Huế. Với định hướng trở thành đơn vị dẫn đầu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực khoa học sự sống. Trung tâm xây dựng và triển khai các hoạt động: Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp đổi mởi sáng tạo; phát triển và vận hành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ; tìm kiếm mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp; tìm kiếm và ươm tạo các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp; quản lí, chuyển giao và thương mại hóa các sản phẩm khoa học & công nghệ.
Tên gọi
- Tên tiếng Việt: Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế;
- Tên tiếng Anh: Center for Entrepreneurship and Innovation - Hue University;
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Cơ Bản Về Hành Vi Của Người Tiêu Dùng
- Mô Hình Thuyết Hành Vi Dự Định (Theory Of Planned Behaviour – Tpb)
- Nghiên Cứu “Purchasing Decision Process For Co-Working Space In
- Tình Hình Nhân Sự Tại Trung Tâm Khởi Nghiệp Và Đổi Mới Sáng Tạo – Đại Học Huế Trong Giai Đoạn 2019 – 2021
- Các Gói Giá Dịch Vụ Cơ Bản Của Cei Co-Working Space
- Mô Tả Hành Vi Sử Dụng Dịch Vụ Co-Working Space Của Người Dùng
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
- Tên viết tắt: CEI-HUEUNI
Vị trí
Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Đại học Huế, có con dấu, có tài khoản riêng, được thực hiện tự chủ,
tự chịu trách nhiệm theo phân cấp quản lý của Đại học Huế.
Trụ sở làm việc
Trung tâm có trụ sở tại 20 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sứ mệnh:
Tạo môi trường thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng Đại học Huế trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á
Tầm nhìn:
Đến năm 2030 sẽ trở thành trung tâm dẫn đầu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học và sự sống.
Giá trị cốt lõi:
Kết nối (nguồn lực) - Chia sẻ (tri thức) - Kiến tạo (giá trị)
Một số cột mốc phát triển
-Tháng 1 năm 2019, thành lập Ban cố vấn cao cấp cho các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Đại học Huế - là nhóm các chuyên gia hàng đầu trong nước về đổi mới sáng tạo.
Tổ chức khóa huấn luyện nâng cao năng lực cố vấn khởi nghiệp đầu tiên.
-Tháng 4 năm 2019, Bộ giáo dục và Đào tạo giao thí điểm xây dựng Hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo trong đại học
- Ngày 17 tháng 02 năm 2020 thì Trung tâm chính thức là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được phân cấp quản lý để thực hiện đầy đủ các chức năng Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế
Trong đó Trung tâm đã cố gắng xây dựng và phát triển với hơn 60 sự kiện được diễn ra thu hút trên 20.000 lượt tham dự, các dự án hợp tác quốc tế cũng đang được triển khai như AUF, VLIR, VTEC, EVENT. Hơn 50 dự án được hỗ trợ và ươm tạo, 13 dự án được cam kết đầu tư với số vốn trên 6 tỷ đồng. Các khóa huấn luyện cố vấn khởi nghiệp với 30 CEOs các doanh nghiệp tham dự.
Đặc biệt kể từ ngày thành lập trung tâm vào cuối năm năm 2018 đến nay, đơn vị đã hình thành không gian làm việc chung (Co-working space), cùng với những bước hoàn thiện các thành tố của hệ sinh thái KNĐMST Đại học Huế có sự liên kết đội ngũ, chuyên gia, quản trị doanh nghiệp, nhà quản lý tâm huyết triển khai hiệu quả các hoạt
động, như tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trang bị các kiến thức, kỹ năng về KNĐMST cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và các tập thể, cá nhân có nhu cầu.
Trung tâm còn tạo môi trường thuận lợi nhằm hỗ trợ các cán bộ, giảng viên, sinh viên và các đối tượng khác hình thành và hiện thực hóa hơn 50 ý tưởng, dự án khởi nghiệp; trong đó có hơn 1/3 dự án được các tổ chức trong, ngoài địa phương cam kết đầu tư góp phần tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương.
Tại đây, nhiều đại biểu tập trung thảo luận xung quanh các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong xây dựng và phát triển hệ sinh thái KNĐMST Đại học Huế; trong đó, có mối liên kết với hệ sinh thái KNĐMST của tỉnh; vai trò của hệ sinh thái KNĐMST Đại học Huế và trường thành viên với sự liên kết hợp tác với các tổ chức ban ngành, đơn vị chức năng địa phương trong việc hợp tác hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp. Ngoài ra, nhiều ý kiến đã chia sẻ kinh nghiệm bài học thành công trong khởi nghiệp...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đánh giá cao các hoạt động của trung tâm trong thời gian gần đây; đồng thời cho rằng, Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu tiềm năng có điều kiện thuận lợi giúp cho các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp; trong đó, Đại học Huế được xem như là "trái tim" thúc đẩy hỗ trợ chương trình khởi nghiệp hiệu quả không chỉ ở địa phương và khu vực vì tập trung nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao của cả nước.
Đây chính là tiền đề xây dựng mối liên kết với các thành phần của hệ sinh thái KNĐMST địa phương với hệ sinh thái KNĐMST quốc gia và quốc tế, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng mềm, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Đại học Huế và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu; tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa
các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy thương mại hóa các ý tưởng, dự án khả thi tại Đại học Huế.
Nhiệm vụ
Đào tạo, bồi dưỡng
- Cung cấp các chương trình đào tạo ngắn hạn và tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng mềm, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Đại học Huế và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu;
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, các lớp tập huấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cho cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Đại học Huế và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu;
- Tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm cho học sinh, sinh viên và đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại Đại học Huế.
Tổ chức ươm tạo, tăng cường kết nối và tạo môi trường để hỗ trợ khởi nghiệp
- Tổ chức lựa chọn các ý tưởng, các dự án khả thi để ươm tạo hoặc kế nối các Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp để hỗ trợ ươm tạo, tăng tốc, gọi vốn đầu tư;
- Kết nối và thúc đẩy thương mại hóa các ý tưởng, công trình nghiên cứu khoa học theo hướng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp;
- Liên kết cựu sinh viên và kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đại học Huế;
- Tăng cường kết nối với các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm cho học sinh, sinh viên Đại học Huế;
- Phối hợp với các doanh nghiệp đặt hàng các vấn đề về đổi mới sáng tạo để cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên có định hướng xây dựng dự án, ý tưởng khởi nghiệp;
- Xây dựng mạng lưới cố vấn cho các hoạt động về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Đại học Huế, các trường đại học thành viên và đơn vị trực thuộc;
- Khai thác, sử dụng có hiệu quả không gian làm việc chung của Đại học Huế (CEI-HU Coworking Space).
Thành lập quỹ, huy động và hỗ trợ nguồn vốn cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
- Xây dựng Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp của Đại học Huế từ nguồn kinh phí được giao, nguồn huy động và xã hội hóa;
- Hỗ trợ tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với các dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên Đại học Huế;
- Tổ chức thẩm định, xét duyệt, đầu tư, theo dõi, quản ý và giám sát các dự án, mô hình kinh doanh được hình thành từ dự án, ý tường của cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Đại học Huế và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu;
- Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia đầu tư, góp vốn vào các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Đại học Huế.
Công tác thông tin, truyền thông
- Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp, ngày hội khởi nghiệp cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên Đại học Huế; biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp của Đại học Huế;
- Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên Đại học Huế sử dụng, khai thác nguồn thông tin, học liệu từ cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia;
- Lập cơ sở dữ liệu về các dự án, ý tưởng khởi nghiệp sau khi đã được lựa chọn hỗ trợ và các ý tưởng, dự án có tính sáng tạo, khả thi để tham gia ngày hội khởi nghiệp ở trong và ngoài nước.
Tình hình hoạt động
Sau hơn một năm chính thức khai trương và hoạt động Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế đã tổ chức nhiều hoạt động về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:
Hơn 50 sự kiện, diễn đàn thu hút sự trên 5.000 lượt tham gia, tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp với hơn 20.000 sinh viên; các hoạt động truyền thông trực tuyến với hơn 500.000 lượt tiếp cận.
Tổ chức khoá đào tạo cố vấn khởi nghiệp cho 30 lãnh đạo các doanh nghiệp; 3
khóa đào tạo giảng viên nguồn về KNĐMST cho 90 cán bộ, giảng viên các tỉnh khu
vực miền Trung, Tây Nguyên; 8 khóa đào tạo về KNĐMST, 3 khóa kỹ năng mềm cho sinh viên.
Tổ chức cuộc thi Ý tưởng KNĐMST lần thứ II; cuộc thi Hueuni Business Innovation Hackathon, Summer 2019; cuộc thi Hueuni 10 Days Breakthrough, Fall 2019.
Hỗ trợ hình thành mới hơn 60 ý tưởng/dự án khởi nghiệp; hỗ trợ gọi vốn thành công 5 dự án với tổng số vốn được cam kết đầu tư hơn 1.000.000.000 đ; hỗ trợ hơn 20 nhóm dự án khác tham gia cuộc thi các cấp. Đặc biệt, có 01 giải Ba cuộc thi quốc gia SV.Startups 2019, 01 giải Nhất cuộc thi Business Ideas toàn quốc năm 2019, 01 Giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019, 01 nhóm dự án lọt vào vòng chung kết cuộc thi “Concours Start-Up Francophone 2019” do Đại học Pháp ngữ (AUF) tổ chức, cùng nhiều giải thưởng khác.
Các công tác tổ chức đào tạo, các sự kiện, các cuộc thi các hoạt động truyền thông tích cực đã giúp nâng cao nhận thức cho sinh viên Đại học Huế về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao với kiến thức, kỹ năng được cập nhật làm gia tăng tài sản trí tuệ và năng lực trí tuệ cho xã hội; cùng với đó nâng cao cơ hội việc làm, khả năng tạo dựng doanh nghiệp khởi nghiệp sau khi các cá nhân/nhóm được lựa chọn tham gia nhiệm vụ; khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ góp phần phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, tính ứng dụng và khả năng thương mại hóa các ý tưởng, nghiên cứu tạo giá trị cho xã hội.
Các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ, giảng viên đang giảng dạy, công tác tại các trường đại học, cao đẳng....đã giúp nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ, giảng viên thực hiện công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại Đại học Huế nói riêng và nền giáo dục nói chung, giúp họ trở thành nguồn lực chính cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Huế.
Hình thành hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Huế, đưa Không gian làm việc chung Đại học Huế (CEI Co-working space) đi vào hoạt động, xây dựng vườn ươm khởi nghiệp với các chương trình ươm tạo và đào tạo; Tìm kiếm được các ý tưởng/dự án tiềm năng từ các cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh
các hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Huế thông qua
các chương trình ươm tạo.
Cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị làm việc
- 01 Văn phòng làm việc cho cán bộ; 03 phòng họp với sức chứa từ 15 - 30 người nhằm các mục đích tổ chức các cuộc họp, các buổi trao đổi và chia sẽ cho các dự án khởi nghiệp;
- Không gian làm việc chung (CEI Co-working space) với diện tích 2000m2, tầng
1, số 20 Lê Lợi, thành phố Huế.
- Ngoài ra còn được trang cấp các thiết bị hỗ trợ và phục vụ công tác đào tạo như: máy chiếu, màn chiếu, loa di động, bảng flipchart, máy in, máy photo…
2.1.2 Giới thiệu CEI Co-working Space
CEI Co-working space là một dự án được đầu tư bởi CEI HUEUNI Phát triển với tổng diện tích hơn 2000m2 tọa lạc tại 20 Lê Lợi, Huế là nơi tạo ra sự gắn kết của một tập thể, một cộng đồng lớn nhưng mỗi cá nhân trong đó vẫn hoạt động độc lập công việc của mình. Đây là nơi mà tất cả các doanh nghiệp, các startup và freelance ở các lĩnh vực khác nhau hội tụ – vừa có thể hoạt động độc lập, vừa có thể giao lưu, hợp tác cùng phát triển.. CEI Co-working space sẽ mang đến cho doanh nghiệp và freelancer cơ hội trải nghiệm, sử dụng không gian văn phòng sáng tạo với chi phí hợp lý. Không gian tại CEI đa dạng, được thiết kế đẹp mắt cùng gam màu cam sáng tạo, hiện đại sẽ mang tới trải nghiệm làm việc mới lạ. Với hơn 200 chỗ ngồi làm việc chia sẻ, 1 phòng họp trực tuyến, 3 phòng đào tạo, 2 không gian tổ chức sự kiện, 1 không gian Cà phê Khởi nghiệp, dịch vụ CEI Office, dịch vụ CEI Admin, 1 phòng Relax, dịch vụ lễ tân, in ấn miễn phí, wi-fi tốc độ cao, trà, cà phê miễn phí, thư viện…
Các sản phẩm và dịch vụ của CEI Co-working space bao gồm:
- CEI office/ Đại diện văn phòng công ty:
Văn phòng ảo: Cung cấp địa chỉ làm việc cho doanh nghiệp, được sử dụng cho danh sách công khai trên trang web trong khi bản thân doanh nghiệp đó có thể hoạt động tại nhà. Dành cho các công ty dịch vụ: Đặt biển tên công ty, lễ tân, tiếp khách... Giảm giá khi sử dụng các dịch vụ khác tại CEI