Tạo Động Lực Cho Hướng Dẫn Viên Bằng Nhân Tố Được Tham Gia Lập Kế Hoạch


các dự án xây dựng và nâng cấp các tài nguyên bị khai thác trong thời gian dài bằng một tổ chuyên thực hiện công tác bảo tồn.

5.1.4. Đầu tư phát triển du lịch

5.1.4.1. Tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Nhu cầu đầu tư khoảng 36.500 tỷ đồng, cơ cấu vốn như sau:

Vốn ngân sách nhà nước (gồm cả ODA): khoảng 3.650 tỷ đồng, tương đương 10%; trong đó giai đoạn 2015 – 2020 gần khoảng 1.500 tỷ đồng.

Khu vực tư nhân (kể cả FDI): khoảng 32.800 tỷ đồng, tương đương 90% trong đó, giai đoạn 2015 – 2020 cần khoảng 13.500 tỷ đồng.

5.1.4.2. Phân kì đầu tư

Từ nay đến 2020: khoảng 15.000 tỷ đồng (ngân sách: 1.500 tỷ đồng).

Giai đoạn 2021 – 2030: khoảng 21.500 tỷ đồng (ngân sách: 2.150 tỷ đồng).

5.1.4.3. Các lĩnh vực đầu tư du lịch

Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.

Đầu tư cho công tác nghiên cứu, triển khai.

Đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch.

5.1.4.4. Các khu vực tập trung đầu tư

Khu vực thành phố Quy Nhơn và các trung tâm phụ, không gian các tuyến du lịch chính trong đó ưu tiên dải ven biển.

5.1.4.5. Các dự án ưu tiên đầu tư

Căn cứ kết quả tính toán tổng nhu cầu đầu tư, trên cơ sở danh mục các dự án đầu tư lớn của một số nhà đầu tư chiến lược như Vingroup, FLC…và thực tế thực hiện các dự án đang được triển khai,…Điều chỉnh, bổ sung công tác đầu tư gồm 45 dự án và nhóm dự án cho các khu vực và các lĩnh vực đầu tư. Danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định gồm 3 tuyến du lịch chính: Tuyến du lịch ven biển Phương Mai – Núi Bà( khu du lịch Phương Mai – núi Bà); Tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn – Sông Cầu với các dự án Khu lịch thắng cảnh Ghềnh Ráng, Khu resort Casa Maria và Khu du lịch biển Casa Island, Dự án Avani Resort, Khu


đô thị Du lịch – Văn hóa – Thể thao hồ Phú Hòa, Khu du lịch biển Quy Hòa, Nhóm điểm du lịch số 2;3;4;5;7;8;9( Bãi Dại); 10( Bãi Ngọc), Điểm du lịch Nhơn Châu( Cù lao Xanh), Các dự án phát triển cơ sở VCKT du lịch khác, Khu du lịch Vũng Chua, Cảng tàu du lịch Quy Nhơn; Tuyến du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái( Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn) với các dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe suối khoáng nóng Hội Vân, Khu du lịch sinh thái hồ Thuận Ninh, Khu du lịch sinh thái Hầm Hô, Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Một, Đầu tư khôi phục và phát triển các võ đường, Đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

5.1.5. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Chất lượng nguồn nhân lực quyết định đến hàm lượng giá trị gia tăng bền vững cho sản phẩm du lịch, đồng thời với đào tạo nhân lực du lịch cần tiến hành đào tạo như những ngành ứng dụng để phục vụ du lịch như: phục vụ thể thao giải trí trên biển, giải trí văn hóa nghệ thuật về khuya.

Liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch: thúc đẩy việc gắn kết doanh nghiệp du lịch trong Tỉnh với cơ sở đào tạo về du lịch có chất lượng trong vùng. Tham gia hợp tác, hỗ trợ đào tạo như tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, hỗ trợ học bổng, tạo cơ hội việc làm hay đặt hàng lao động…

Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ (Anh, Trung, Nhật, Nga…) thông qua các chương trình bồi dưỡng ưu đãi về học phí…

Xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút nhân tài, chính sách phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, thu hút nguồn nhân lực tài năng trong lĩnh vực du lịch về với du lịch Bình Định, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí.

5.1.6. Thị trường du lịch

5.1.6.1. Thị trường khách du lịch quốc tế

Trên cơ sở định hướng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, căn cứ thực tế và nhu cầu phát triển, mức độ ưu tiên thu hút thị trường khách du lịch quốc tế đến Bình Định như sau:


Tiếp tục duy trì thị trường khách truyền thống: Tây Âu, Úc, Bắc Mỹ, Bắc Âu. Đẩy mạnh phát triển thị trường gần: Đông Bắc Á và ASEAN.

Mở rộng khai thác thị trường gần: Đông Âu (đặc biệt chú trọng thị trường Nga).

Thị trường khách du lịch quốc tế khác.

5.1.6.2. Thị trường khách du lịch nội địa

Đối với thị trường khách du lịch nội địa, mức độ ưu tiên thu hút thị trường theo thứ tự như sau:

Thị trường khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Thị trường khách từ thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh phía Nam. Thị trường khách từ các tỉnh Tây Nguyên.

Thị trường khách trong tỉnh và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Thị trường khách du lịch nội địa

5.1.7. Phát triển du lịch bền vững

Để ngành du lịch Bình Định phát triển nhanh và bền vững thì không thể bỏ qua các yếu tố về môi trường và cảnh quan du lịch. Do đó, cần có chiến lược đúng đắn cho sự phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng, đầu tư và bảo vệ hơn nữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội; cải tạo môi trường tự nhiên, các khu vực hoạt động du lịch; Xây dựng hình ảnh Bình Định là một điểm đến an toàn, thân thiện mang lại sự dễ chịu thoải mái cho du khách như đầu tư hơn nữa cho hệ thống cây xanh, vệ sinh môi trường trên bờ biển và trong thành phố Quy Nhơn; Quy hoạch lại bến đỗ tàu thuyền, các khu vực nuôi trồng thủy sản nhằm trả lại vờ biển xanh, sạch, đẹp cho khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại Bình Định.

Chú trọng nâng cấp, bảo tồn, bảo trì hệ thống các tài nguyên du lịch đặc biệt là các di tích văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch; khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đồng thời có biện pháp bảo vệ môi trường quyết liệt trên cơ sở phát triển bền vững.

5.1.8. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch


Phát triển thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, trong đó tiếp tục thu hút, khai thác tốt thị trường khách trọng điểm như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Bộ, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đẩy mạnh phát triển thị trường khách nước ngoài. Phối hợp Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch tham gia các Hội chợ, triển lãm các thị trường tiềm năng như: Nga, Đông Bắc Á, Đông Nam Á,… và các thị trường khách có khả năng tiêu dùng cao như Tây Âu, Bắc Mỹ…; Xây dựng các ấn phẩm tiêu biểu để truyền thông tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài.

Tổ chức mời các hãng lữ hành gửi khách lớn, các hãng thông tấn báo chí lớn đến Bình Định tham quan, khảo sát và truyền thông về thương hiệu du lịch Bình Định.

Định vị thương hiệu du lịch Bình Định trên bản đồ du lịch Việt Nam và từng bước khẳng định đối với thị trường khách du lịch quốc tế: nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và quảng bá thương hiệu; Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học nước ngoài trong việc trao đổi các chuyên gia, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ cũng như tranh thủ sự hỗ trợ kĩ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Bình Định.

5.2. Tóm tắ t cá c kết quả nghiên cứ u

Đề tài nghiên cứu này với mục đích làm rõ những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định, được khái quát thành 8 nhóm yếu tố chính bao gồm nhiều yếu tố phụ cấu thành các yếu tố đó.

Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về động lực làm việc, tác giả lựa chọn mô hình mười yếu tố động viên được thiết kế bởi Kovach (1987). Đề tài đã xây dựng được mô hình lý thuyết gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định. Sau khi tiến hành thảo luận nhóm chuyên gia, mô hình nghiên cứu vẫn được giữ nguyên 8 yếu tố với 45 biến quan sát. Kết quả sau khi tiến hành phân tích dữ liệu trên 160 mẫu phiếu khảo sát hợp lệ như sau:

Bằng phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach‟s Alpha xác định 44 biến quan sát


có tác động đến việc lựa chọn điểm đến của du khách trong nước. Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu chính thức còn lại 43 biến quan sát và 8 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định, gồm: (1) Lãnh đạo trực tiếp, (2) Thu nhập và phúc lợi, (3) Môi trường làm việc, (4) Chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến, (5) Công việc thú vị và thách thức, (6) Được tham gia lập kế hoạch, (7) Chính sách khen thưởng và công nhận,

(8) Thương hiệu và văn hóa của công ty. Sau khi tiến hành phân tích mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp Enter để xây dựng phương trình hồi quy và xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, có thể khẳng định 8 yếu tố trên đều có tác động cùng chiều đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định theo thứ tự như sau:

Bảng 5. 1: Thứ tự hệ số Beta


Yếu tố

Hệ số

chuẩn hóa

Mức độ ảnh hưởng đến

động lực làm việc

Được tham gia lập kế hoạch

0,334

Thứ nhất

Thương hiệu và văn hóa của

công ty

0,310

Thứ hai

Thu nhập và phúc lợi

0,268

Thứ ba

Chính sách khen thưởng và công

nhận

0,225

Thứ tư

Môi trường làm việc

0,204

Thứ năm

Công việc thú vị và thách thức

0,169

Thứ sáu

Lãnh đạo trực tiếp

0,155

Thứ bảy

Chính sách đào tạo và cơ hội

thăng tiến

0,110

Thứ tám

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định - 13


5.3. Cơ sở đề xuất các giải pháp

Bảng 5. 2: Cơ sở đề xuất các giải pháp


CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


GIẢI PHÁP

Được tham gia lập kế hoạch

- Thiết lập các cơ chế đảm bảo thông tin phản hồi nhanh chóng và trực tiếp

- Chia sẻ thông tin trong công việc

Thương hiệu và văn hóa công ty

- Xây dựng thương hiệu nội bộ

- Nhận diện được giá trị cốt lõi

- Xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa văn hóa và thương hiệu

- Tạo sự an tâm công tác

Thu nhập và Phúc lợi

- Kích thích động lực làm việc của HDV bằng vật chất

- Phúc lợi

Chính sách khen thưởng và công

nhận

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá phản

ánh được sự gia tăng hiệu quả hoạt động

Môi trường làm việc

- Xây dựng môi trường làm việc tốt

- Xây dựng kênh thông tin mở và hiệu quả

- Cập nhật thông tin cho HDV

- Xây dựng môi trường làm việc thoải mái, an toàn


Công việc thú vị và thách thức

- Xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc

- Tổ chức những cuộc thi dành cho HDV

- Tạo điều kiện để các HDV tại điểm có cơ hội luân chuyển vị trí hướng dẫn giữa các điểm tham quan

- Tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại

dành cho HDV

Quản lý trực tiếp

- Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình đẳng, cạnh tranh, đúng người, đúng việc

- Xây dựng chế độ thưởng phạt công minh

- Thu phục HDV dưới quyền

- Sử dụng lời khen

- Quan tâm đến thông tin phản hồi từ HDV

- Cung cấp thông tin phản hồi

Chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho HDV.

- Cần có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với các HDV đặc biệt là các HDV tự do

- Xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo dành riêng cho HDV.

- Đẩy mạnh đầu tư vào việc đào tạo cho HDV về các ngôn ngữ hiếm như tiếng Hàn,

Đức, Tây Ban Nha...


Kết quả phân tích ở trên cho thấy động lực làm việc của hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định phụ thuộc vào các nhân tố sau: Được tham gia lập kế hoạch,


Thương hiệu và văn hóa công ty, Thu nhập và Phúc lợi, Chính sách khen thưởng và công nhận Môi trường làm việc, Quản lý trực tiếp. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được tầm quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định. Trong đó, Được tham gia lập kế hoạch là nhân tố quan trọng nhất, tác động lớn nhất đến động lực làm việc của hướng dẫn viên, sau đó là các nhân tố khác như: Thương hiệu và văn hóa công ty, Thu nhập và phúc lợi, Chính sách khen thưởng và công nhận, Môi trường làm việc, Công việc thú vị và thách thức, Quản lý trực tiếp, Chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến.

Tóm lại, những kết quả có được từ mô hình nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề ra các giải pháp hữu hiệu giúp tổ chức xây dựng các chính sách quản lý phù hợp nhằm làm tăng động lực làm việc của HDV. Một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho hướng dẫn viên

5.3.1. Tạo động lực cho hướng dẫn viên bằng nhân tố Được tham gia lập kế hoạch

Nhân tố Được tham gia lập kế hoạch là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất (0,334) đến động lực làm việc của đội ngũ HDV du lịch tại Bình Định. Theo kết quả phân tích số liệu cho thấy nhân tố Được tham gia lập kế hoạch đứng vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng mean, giá trị trung bình (mean) của 3 biến quan sát trong nhân tố áp lực đều > 3; biến quan sát thấp nhất là TGKH2 có giá trị là 3,49 và biến quan sát cao nhất là TGKH1, TGKH3 có giá trị là 3,53 (Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục C). Nhà quản trị cần thực hiện một số giải pháp để HDV được tham gia vào lập kế hoạch:

HDV thường thích tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động trong doanh nghiệp lữ hành, họ rất quan tâm với những sự việc hay các báo cáo liên quan đến công việc của họ đặc biệt là những thông tin liên quan đến lợi ích của họ. Đối với những thông tin này, công ty cần công bố kịp thời, tránh tình trạng công ty công bố chậm thông tin khiến HDV không kịp thực hiện.

Thiết lập các cơ chế đảm bảo thông tin phản hồi nhanh chóng và trực tiếp. Để

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí