Định Hướng Phát Triển Ngành Du Lịch Tỉnh Bình Định


Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ cảm nhận của 2 nhóm Hướng dẫn viên du lịch tự do và Hướng dẫn viên du lịch thuộc công ty lữ hành, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định 2 mẫu độc lập (Independent Samples T Test). Hai mẫu dùng để kiểm định ở đây là 2 nhóm Hướng dẫn viên du lịch tự do và Hướng dẫn viên du lịch thuộc công ty lữ hành.

Giả thuyết H0: phương sai hai mẫu bằng nhau.

Kết quả phân tích cho thấy với mức độ tin cậy = 95%, giá trị Sig. của kiểm định F =0.505> 0.05 chấp nhận giả thuyết H0 không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể.

Như vậy, ta sẽ sử dụng giá trị kiểm định t ở dòng “Phương sai bằng nhau được thừa nhận” (equal variances assumed) để phân tích. Giá trị Sig. trong kiểm định t là 0.006 < 0.05 nên ta có thể kết luận có sự khác biệt trong động lực làm việc giữa 2 nhóm Hướng dẫn viên du lịch tự do và Hướng dẫn viên du lịch thuộc công ty lữ hành.

Giá trị trung bình của Hướng dẫn viên du lịch lữ hành là 3.5833 gần bằng giá trị trung bình của Hướng dẫn viên du lịch tự do là 3.7690 không có sự chênh lệch lớn giữa Hướng dẫn viên du lịch tự do và Hướng dẫn viên du lịch thuộc công ty lữ hành. Do đó, ta không cần phải quan tâm đến phạm vi làm việc của Hướng dẫn viên du lịch khi đưa giải pháp, kiến nghị về động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định để nâng cao động lực làm việc của đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định.

4.4.11.Kiểm tra sự khác biệt ngôn ngữ

Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ cảm nhận của 2 nhóm Hướng dẫn viên du lịch nội địa và Hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định 2 mẫu độc lập (Independent Samples T Test). Hai mẫu dùng để kiểm định ở đây là 2 nhóm Hướng dẫn viên du lịch nội địa và Hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh.

Giả thuyết H0: phương sai hai mẫu bằng nhau.

Kết quả phân tích cho thấy với mức độ tin cậy = 95%, giá trị Sig. của kiểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.


định F =0.987> 0.05 chấp nhận giả thuyết H0 không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định - 12

Như vậy, ta sẽ sử dụng giá trị kiểm định t ở dòng “Phương sai bằng nhau được thừa nhận” (equal variances assumed) để phân tích. Giá trị Sig. trong kiểm định t là 0.311 > 0.05 nên ta có thể kết luận không sự khác biệt trong động lực làm việc của hướng dẫn viên giữa 2 nhóm Hướng dẫn viên du lịch nội địa và Hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh.

Giá trị trung bình của Hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh là 3.6627 gần bằng giá trị trung bình của Hướng dẫn viên du lịch nội địa là 3.7345; không có sự chênh lệch lớn giữa Hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh và Hướng dẫn viên du lịch nội địa. Do đó, ta không cần phải quan tâm đến ngôn ngữ của Hướng dẫn viên du lịch khi đưa giải pháp, kiến nghị về động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định để nâng cao động lực làm việc của đội ngũ Hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định.

4.4.12.Kiểm tra sự khác biệt vị trí công việc

Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ cảm nhận của 4 nhóm vị trí công việc: HDV chuyên nghiệp, HDV tại điểm, HDV thành phố, HDV không chuyên; nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định 4 mẫu độc lập. Bốn mẫu dùng để kiểm định ở đây là 4 nhóm HDV chuyên nghiệp, HDV tại điểm, HDV thành phố, HDV không chuyên.

Giả thuyết H0: phương sai bốn mẫu bằng nhau. Kết quả phân tích cho kết quả như sau:

Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ động lực của hướng dẫn viên lựa chọn của HDV với các vị trí công việc khác nhau, tác giả thực hiện kiểm định phương sai một chiều (ONE WAY ANOVA).

Thực hiện kiểm tra kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of variances ta thấy Sig = 0.014 < 0.05 phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên khác nhau.

Với mức độ tin cậy = 95%, giá trị Sig. của kiểm định Post Hoc đều lớn hơn


0.05 chấp nhận giả thuyết Ho, không có sự khác biệt về động lực làm việc giữa các vị trí làm việc của HDV du lịch tại Bình Định

Giá trị trung bình của 43 nhóm vị trí công việc gần bằng nhau, không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm vị trí công việc về động lực làm việc của HDV du lịch tại Bình Định. Vì vậy không cần quan tâm nhiều khi đưa giải pháp, kiến nghị về động lực làm việc của đội ngũ HDV du lịch tại Bình Định tại chương 5, chương nghiên cứu tiếp theo.

4.4.13.Kiểm tra sự khác biệt Thâm niên trong nghề

Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ cảm nhận của 4 nhóm thâm niên là HDV Dưới 2 năm, 2 – 5 năm, 5 – 10 năm, Trên 10 năm nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định 4 mẫu độc lập. Bốn mẫu dùng để kiểm định ở đây là 4 nhóm HDV thâm niên trong nghề là Dưới 2 năm, 2 – 5 năm, 5 – 10 năm, Trên 10 năm. Giả thuyết H0: phương sai bốn mẫu bằng nhau. Kết quả phân tích cho kết quả như sau:

Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ động lực của HDV có thâm niên trong nghề khác nhau, tác giả thực hiện kiểm định phương sai một chiều (ONE WAY ANOVA).

Thực hiện kiểm tra kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of variances ta thấy Sig =0.347 > 0.05 phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau.

Với mức độ tin cậy = 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0.002 < 0.05 bác bỏ giả thuyết Ho, có sự khác biệt giữa thâm niên trong nghề của HDV về động lực làm việc.

Với mức độ tin cậy = 95%, có hai giá trị Sig. của kiểm định Post Hoc nhỏ hơn 0,05. 0,007 < 0,05 thể hiện sự khác biệt giữa nhóm dưới 2 năm và nhóm 2-5 năm; 0,026 < 0,05 thể hiện sự khác biệt giữa nhóm dưới 2 năm và nhóm 5-10 năm.

Giá trị trung bình của 4 nhóm thâm niên trong nghề gần bằng nhau, không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm thâm niên trong nghề về động lực làm việc của HDV tại Bình Định. Vì vậy không cần quan tâm nhiều khi đưa giải pháp, kiến nghị


về động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định tại chương 5, chương nghiên cứu tiếp theo.

4.4.14.Kiểm tra sự khác biệt thu nhập hàng tháng

Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ cảm nhận của 4 nhóm HDV với thu nhập hàng tháng khác nhau: Dưới 2,5 triệu đồng, 2,5 - 3 triệu đồng, 3 - 5 triệu đồng, Trên 5 triệu đồng;

Nghiên cứu thực hiện kiểm định 4 mẫu độc lập. Bốn mẫu dùng để kiểm định ở đây là 4 nhóm HDV với thu nhập hàng tháng khác nhau: Dưới 2,5 triệu đồng, 2,5

- 3 triệu đồng ,3-5 triệu đồng, Trên 5 triệu đồng. Giả thuyết H0: phương sai bốn mẫu bằng nhau. Kết quả phân tích cho kết quả như sau: Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ động lực của HDV có các thu nhập khác nhau, tác giả thực hiện kiểm định phương sai một chiều (ONE WAY ANOVA).

Thực hiện kiểm tra kiểm định Levene ở bảng Test of Homogeneity of variances ta thấy Sig = 0.376 > 0.05 phương sai giữa các động lực của biến định tính ở trên không khác nhau.

Với mức độ tin cậy = 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0.001 < 0.05 bác bỏ giả thuyết Ho, có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập hàng tháng của HDV về động lực làm việc

Với mức độ tin cậy = 95%, có ba giá trị Sig. của kiểm định Post Hoc nhỏ hơn 0,05. 0,010 < 0,05 thể hiện sự khác biệt giữa nhóm dưới 2,5 triệu và nhóm 2,5-3 triệu; 0,001 < 0,05 thể hiện sự khác biệt giữa nhóm 2,5-3 triệu và nhóm trên 5 triệu; 0,039 < 0,05 thể hiện sự khác biệt giữa nhóm 3-5 triệu và nhóm trên 5 triệu.

Giá trị trung bình của 4 nhóm thu nhập hảng tháng gần bằng nhau, không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm thu nhập hàng tháng về động lực làm việc. Vì vậy không cần quan tâm nhiều khi đưa giải pháp, kiến nghị về động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại chương 5, chương nghiên cứu tiếp theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần để đánh giá động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định và mô hình nghiên


cứu chính thức đã được điều chỉnh. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach‟s alpha và EFA. Khi kiểm định thang đo theo Cronbach‟s alpha và EFA thì biến CVTV8, THVH1 bị loại vì khi loại các biến này sẽ làm tăng hệ số tin cậy của thang đo qua đó tác giả đánh giá động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định được chuẩn xác hơn. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và phân tích Anova cho thấy tám yếu tố khảo sát đều ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Bình Định theo thứ tự Lãnh đạo trực tiếp, Thu nhập và phúc lợi, Môi trường làm việc, Chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến, Công việc thú vị và thách thức, Được tham gia lập kế hoạch, Chính sách khen thưởng và công nhận, Thương hiệu và văn hóa của công ty. Điều này chứng tỏ mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với tình hình thực tế, cũng như các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận. Chương cuối cùng sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những giải pháp cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo.


Chương 5: KẾ T LUÂN

VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM

VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI BÌNH ĐỊNH

Từ kết quả nghiên cứu đã phân tích được ở các chương trước, chương 5 tác giả sẽ (1) tóm tắt kết quả nghiên cứu chính, (2) đề xuất đưa ra một số giải pháp để nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, (3) nêu ra mặt hạn chế và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định

5.1.1. Về sản phẩm du lịch

5.1.1.1. Định hướng chung

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo; mở rộng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch tâm linh, sinh thái, MICE kết hợp giáo dục, khoa học.

5.1.1.2. Các định hướng cụ thể

Về du lịch biển đảo

Tiếp tục tập trung phát triển các khu nghỉ dưỡng ven biển dọc tuyến Quy Nhơn – Nhơn Hội – Cát Tiến thuộc Phương Mai – núi Bà ; Quy Nhơn – Sông Cầu ; Mở rộng các khu du lịch cao cấp mới tại núi Vũng Chua, Khu trại phong Quy Hòa…

Đa dạng các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí như : lặn ngắm san hô, thể thao trên biển, thể thao mạo hiểm (leo núi), cắm trại du lịch, điểm dừng chân ngắm cảnh thành phố Quy Nhơn, ngắm cảnh hoàng hôn và phong cảnh thiên nhiên

Phát triển hệ thống dịch vụ vận chuyển tàu du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật dịch vụ du lịch biển

Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các xã Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu… gắn với các hoạt động homestay, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, nghề truyền thống (đánh bắt hải sản, đan lưới…) cùng ngư dân địa phương.

Phát triển bãi biển Quy Nhơn thành một điểm nhấn ấn tượng cho du khách với các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí, thể thao biển, sinh thái biển, ẩm thực, ngắm cảnh và trình diễn nghệ thuật dân gian Bình Định phục vụ du khách.


Về du lịch văn hóa – lịch sử

Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử gắn với hệ thống di tích phong trào Tây Sơn với trọng tâm là di tích Tây Sơn tam kiệt ; khai thác không gian văn hóa Chăm, mở rộng các dịch vụ tại một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh, trước mắt là Tháp Đôi và Tháp Bánh ít.

Phát triển các võ đường, đưa võ cổ truyền Bình Định trở thành sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng, tạo hình ảnh nhận diện cho hình ảnh du lịch Bình Định.

Phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống như : lễ hội kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, lễ hội Chợ Gò, lễ hội Vía Bà, lễ tế cáo Trời Đất hàng niên tại Đàn tế Trời Đất, Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định…

Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống (Làng nón Phú Gia, làng Rèn Phương Danh, làng nghề Rượu Bàu Đá, làng Tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp, làng dệt thổ cẩm Hà Ri) thành các điểm tham quan, trải nghiệm.

Khai thác các loại hình văn hóa dân gian gắn với văn hóa Chăm ; nghệ thuật Bài chòi ; hát Bội, thơ ca, võ cổ truyền…thành các sản phẩm du lịch tại các khu, điểm du lịch, dọc theo đường Xuân Diệu, bờ biển vịnh Quy Nhơn.

Về du lịch tâm linh, du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, sự kiện) kết hợp du lịch khoa học và các sản phẩm du lịch có tiềm năng khác

Phát triển du lịch tâm linh tại : khu tâm linh phật pháp Chùa Linh Phong, chùa Thập Tháp, chùa Thiên Hưng, chùa Ông Núi, tiểu chủng viện Làng Sông,…

Phát triển du lịch MICE, đưa Tổ hợp không gian khoa học trở thành điểm du lịch hấp dẫn, tạo điểm nhấn và sản phẩm mới, khác biệt so với các địa phương khác. Phát triển du lịch vui chơi giải trí, tiếp tục đầu tư các dự án sân gofl tỉnh Bình Định, tạo thành điểm du lịch thể thao phục vụ khách du lịch. Tổ chức và phối hợp tổ chức các sự kiện thể thao lớn trên địa bàn tỉnh để tạo ra sản phẩm du lịch phù hợp

với nhu cầu của du khách.

Hình thành các tuyến du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe ở các điểm nghỉ dưỡng trong tỉnh như : Khu du lịch suối khoáng nóng Hội Vân, suối khoáng Chánh


Thắng ở Phù Cát.

Phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với các đầm, hồ như Thị Nại, Đề Gi, hồ Bình Định,… và các hệ sinh thái khu vực phía Tây của Tỉnh.

Phát triển du lịch tàu biển, du lịch cộng đồng

5.1.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Xây dựng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, nhất là những khách sạn 3 sao trở lên, các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, trung tâm hội nghị, mua sắm…

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kết nối giữa các công trình du lịch theo tour, tuyến, các hình thức vận chuyển đa dạng để phát huy hiệu quả trong thu hút khách tham quan du lịch.

Xây dựng mô hình chuyển đổi khách du lịch nghỉ tại nhà dân (Homestay) tại một số địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu dã ngoại và mang đến những trải nghiệm chân thực về cuộc sống của người dân bản địa đối với du khách.

Xây dựng nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ trong địa bàn thành phố Quy Nhơn.

Quan tâm đến đào tạo con người phục vụ trong du lịch phải chuyên nghiệp và tâm huyết với nghề, tự tin trong công việc, quan tâm đặc biệt là đào tạo dịch vụ lái xe.

5.1.3. Tôn tạo, giữ gìn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch

Việc lưu giữ bảo tồn và phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống là một vấn đề nan giải. Vấn đề quan trọng là đánh thức yếu tố văn hóa ở chủ thể văn hóa (người dân) để người dân có ý thức bảo tồn. Các cán bộ quản lý tổ chức phải am hiểu văn hóa để trách những vấn đề sai lầm trong việc quy hoạch đầu tư dự án có liên quan đến văn hóa.

Thực hiện chiến lược phát triển du lịch là đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và phát triển mới sản phẩm du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy di sản và tài nguyên theo các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng biển - núi, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm.

Thực hiện việc nghiên cứu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa, xem xét tới khả năng phục vụ của chúng trong giai đọan mới, cần thiết phải lập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022