So Sánh Mức Độ 5 Phẩm Chất Tâm Lý Cơ Bản Ở Hướng Dẫn Viên Du Lịch Trước Và Sau Tác Động


PC1- Yêu quý nghề HDDL: mức điểm trung bình đạt 2,36đ (Cao), với độ khá phân tán (0,552). Cụ thể mức cao (3đ) có 15/33 đạt 45,45%; mức trung bình có 15/33 đạt 45,45%; mức thấp có 3/33 đạt 9%. Như vậy, ở phẩm chất này điểm tập trung ở mức cao và trung bình, mức thấp rất ít.

PC2- Hứng thú làm việc với du khách: mức điểm trung bình đạt 2,42đ (Cao), với độ khá phân tán (0,729). Cụ thể mức cao (3đ) có 16/33 đạt 48,48%; mức trung bình có 15/33 đạt 45,45%; mức thấp có 2/33 đạt 6%. Như vậy, ở phẩm chất này điểm tập trung ở mức cao và trung bình, mức thấp rất ít.

PC14- Phục vụ chu đáo tận tâm: mức điểm trung bình đạt 2,51đ (Cao), với độ khá phân tán (0,735). Điều đó có nghĩa là mức độ cao và trung bình chiếm đa số, mức thấp ít hơn nhưng cũng có. Cụ thể mức cao (3đ) có 18/33 đạt 45,54%; mức trung bình có 14/33 đạt 42,42%; mức thấp có 1/33 đạt 3%.

PC9- Kỹ năng xử lý tình huống: mức điểm trung bình đạt 2,54đ (Cao), với độ khá phân tán (0,831). Cụ thể mức cao (3đ) có 21/33 đạt 63,63%; mức trung bình có 9/33 đạt 27,27%; mức thấp có 3/33 đạt 9%. Điều này có nghĩa là mức cao chiếm đa số, mức trung bình và thấp ít hơn nhưng đều có.

PC7- Tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách: mức điểm trung bình đạt 2,63đ (Cao), với độ khá phân tán (0,727). Điều này có nghĩa là mức cao chiếm đa số, mức trung bình và thấp ít hơn nhưng đều có. Cụ thể mức cao (3đ) có 22/33 đạt 66,66%; mức trung bình có 10/33 đạt 30,30%; mức thấp có 1/33 đạt 3%.

3.6.2. So sánh mức độ 5 phẩm chất tâm lý cơ bản ở hướng dẫn viên du lịch trước và sau tác động

* So sánh tổng thể 5 PCTLCB ở HDVDL (phụ lục 4, mục 4.29)

Tổng số điểm của 5 phẩm chất mà khách thể đạt được trước tác động và tổng điểm đạt được sau tác động là 2 mẫu tương quan (xuất phát từ 1 tổng thể chung), vì vậy chúng tôi dùng phương pháp kiểm định phụ thuộc tham số. Để so sánh hai tổng điểm nhằm xem xét tương quan giữa chúng, cụ thể là:

- Tổng điểm 5 phẩm chất của 33 khách thể trước tác động đạt 255đ, sau tác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

động đạt 425đ (Điểm tối đa có thể đạt là 15 x33= 495đ); tổng hiệu số điểm của cả 33 khách thể d i = 170; tổng bình phương của các di là di2 = 946.


Những phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch - 20


n

d d

d i

n(n 1)

Dùng công thức kiểm định tính t = . =i

sd

cho t= 9,35.


Theo công thức f= n-1= 32, tra bảng student II với mức ý nghĩa ta t tới hạn t = 2,75 < t= 9,25.

0,01 cho

Kết quả kiểm định cho phép kết luận: nếu tính tổng thể thì với mức tin cậy 99% ( =0,01- sai số 1%), kết quả điểm các phẩm chất sau khi tác động cao hơn trước khi tác động một cách có ý nghĩa. Việc thực hiện các tác động sư phạm thử

nghiệm mới nâng cao mức độ các phẩm chất trên ở mức khiêm tốn, song cũng nói lên việc tác động chuyên biệt là có ý nghĩa thiết thực.

- PC1: Yêu quý nghề HDDL (phụ lục 4, mục 4.30)

Đối với phẩm chất này kết quả đo trước tác động đạt tổng điểm là 42đ, điểm trung bình 2,19 (trung bình); sau tác động điểm đo được trên 33 khách thể là 68đ, điểm trung bình 2,36 (cao), mức chênh lệch điểm trung bình là 0,17đ. Kết quả so sánh hai mức điểm trung bình trước và sau tác động bằng kiểm định phụ thuộc tham số cho t=5,48; nếu lấy sai số=0,05 thì t = 2,03 <t; nếu lấy mức tin cậy 99%

( = 0,01) thì t = 2,75 <t. Cả hai mức độ đều cho thấy t <t, nghĩa là hai mức

điểm khác nhau một cách có ý nghĩa, có phân biệt rõ, mức độ phẩm chất đo được sau tác động cao hơn hẳn so với mức trước tác động.

PC2- Hứng thú làm việc với du khách (phụ lục 4, mục 4.31)

Đối với phẩm chất này kết quả đo được trên 33 khách thể trước tác động đạt tổng điểm là 39đ, trung bình di = 2,23đ; sau tác động tổng điểm đo được là 75đ, điểm trung bình di = 2,42đ, mức chênh lệch điểm trung bình là 0,19đ. Kết quả kiểm định so sánh mức phẩm chất trước tác động và sau tác động cho: t=49,5; Nếu lấy

=0,05 (mức tin cậy 95%) thì t = 2,03<t ; Nếu lấy =0,01 thì t = 2,75<t =

49,5. Hai mẫu điểm số khác nhau rõ rệt với mức độ tin cậy cao.

- PC14- Phục vụ chu đáo tận tâm (phụ lục 4, mục 4.32)

Kết quả trước tác động phẩm chất này đạt tổng điểm của 33 HDVDL là 53đ, điểm trung bình di = 2,26đ (trung bình); sau tác động tổng điểm đo được là 94đ, điểm trung bình di = 2,51đ, mức chênh lệch điểm trung bình là 0,25đ. Kết quả so sánh hai mức điểm trung bình trước và sau tác động bằng kiểm định phụ thuộc tham


số cho t=5,48; nếu lấy sai số=0,05 thì t = 2,03 <t; nếu lấy mức tin cậy 99% ( = 0,01) thì t = 2,75 <t. Cả hai mức độ đều cho thấy t <t, nghĩa là hai mức điểm khác nhau một cách có ý nghĩa, có phân biệt rõ, mức độ phẩm chất đo được sau tác động cao hơn hẳn so với mức trước tác động.

- PC9- Kỹ năng xử lý tình huống (phụ lục 4, mục 4.33)

Đối với phẩm chất này tổng điểm đo được trên 33 HDVDL trước tác động


đạt là 49đ, điểm trung bình d = 2,28đ; sau tác động tổng điểm đo được là 90đ, điểm


trung bình d = 2,54đ, mức chênh lệch trung bình là 0,26đ. Kết quả kiểm định so sánh mức phẩm chất trước tác động và sau tác động cho: t= 4,95; nếu lấy = 0,05 (mức tin cậy 95%) thì t = 2,03 <t. Nếu lấy = 0,01 thì t = 2,75 <t = 4,95. Cả hai mức tin cậy đều cho kết quả hai mẫu điểm số khác nhau rõ rệt. Điều đó cho phép

kết luận mức độ kiểm soát cảm xúc của bản thân của HDVDL đo được sau tác động cao hơn hẳn trước tác động với mức độ tin cậy cao. Kết quả này cũng cho phép rút ra nhận xét là các tác động thực hiện là có hiệu quả thiết thực, phù hợp. Kỹ năng xử lý tình huống của HDVDL phụ nhiều vào kinh nghiệm tiếp thu được, quá trình đào tạo có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao phẩm chất này ở HDVDL.

PC7- Tính trách nhiệm với công ty lữ hành, du khách (phụ lục 4, mục 4.34)

Đối với phẩm chất này tổng điểm đo được trên 33 HDVDL trước tác động đạt là 46đ, điểm trung bình d = 2,32đ (trung bình); sau tác động tổng điểm đo được

là 91đ, điểm trung bình d = 2,63đ (cao), mức chênh lệch trung bình là 0,31đ. Kết quả kiểm định so sánh mức phẩm chất trước tác động và sau tác động cho: t= 4,95; nếu lấy = 0,05 (mức tin cậy 95%) thì t = 2,03 <t. Nếu lấy = 0,01 thì t = 2,75

<t = 4,95. Cả hai mức tin cậy đều cho kết quả hai mẫu điểm số khác nhau rõ rệt.

Điều đó cho phép kết luận mức độ tính trách nhiệm trong hoạt động hướng dẫn của HDVDL đo được sau tác động cao hơn hẳn trước tác động với mức độ tin cậy cao.

Từ kết quả kiểm định cũng cho thấy, các tác động đã thực hiện là có hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực, việc chủ động tác động để nâng cao phẩm chất này ở HDVDL là đúng hướng.

* Kết luận thực nghiệm:

- Biện pháp tập huấn nâng cao PCTLCB của HDVDL đang hành nghề tại công ty lữ hành là phù hợp điều kiện thực tế và đem lại kết quả khả quan.


- Sau 6 tháng thực nghiệm tác động nâng cao 5 PCTL còn hạn chế (kết quả điều tra ở mức độ thấp) đã được nâng cao rõ rệt: các PCTL về kỹ năng xử lý tình huống, phục vụ chu đáo tận tâm, tính trách nhiệm với công ty lữ hành du khách sự chuyển biến rõ rệt nhất; các PCTL về yêu quý nghề HDDL hứng thú làm việc với du khách chuyển biến thấp hơn.

- Giả thuyết thực nghiệm đã được chứng minh là phù hợp, đem lại hiệu quả bước đầu.

Tiểu kết chương 3

Nhìn chung đánh giá của các khách thể về sự cần thiết của các PCTLCB ở HDVDL ở mức độ cao; có sự khác nhau về điểm trung bình giữa các PCTL thuộc xu hướng, tính cách, kinh nghiệm và phong cách HDDL. Trong đó PCTL thuộc kinh nghiệm có điểm trung bình cao nhất và thấp nhất là PCTL thuộc xu hướng. Ít có sự khác biệt về điểm trung bình xét theo các biến số giới tính, địa bàn, thâm niên công tác, trình độ đào tạo.

Mức độ thể hiện các PCTLCB ở HDVDL xét theo điểm trung bình có mức độ khác nhau. Trong đó PCTL về “kỹ năng hướng dẫn tham quan” có mức độ thể hiện rõ nhất và thấp nhất là PCTL về “yêu quý nghề HDV”. Có sự khác biệt xét theo các biến số giới tính, địa bàn, thâm niên công tác, trình độ đào tạo về điểm trung bình của các PCTLCB ở HDVDL.

Các PCTLCB ở HDVDL xét theo điểm trung bình có mức độ hiệu quả khác nhau. Trong đó, PCTL thuộc về kinh nghiệm, phong cách HDDL có mức hiệu quả cao nhất và thấp nhất là tính cách, xu hướng. Cụ thể PCTL về “kỹ năng hướng dẫn tham quan” có mức độ hiệu quả cao nhất và thấp nhất là PCTL về “hứng thú làm việc với khách du lịch”.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các PCTLCB của HDVDL chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, yếu tố tăng cường “công tác bồi dưỡng, tập huấn của công ty lữ hành” có ảnh hưởng lớn nhất và thứ hai là yếu tố “hoạt động tự rèn luyện của HDVDL”.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án đã đề xuất 3 biện pháp phát triển các PCTLCB bản của HDVDL. Biện pháp tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho HDVDL đã được thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm đã chỉ ra rằng các PCTLCB ở HDVDL có thể thay đổi, việc tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng là hết sức cần thiết.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho phép rút ra một số kết luận sau:

1. PCTL là những thuộc tính tâm lý, đặc điểm tâm lý của cá nhân đáp ứng yêu cầu cụ thể của xã hội, được đánh giá theo những tiêu chí nhất định, chủ yếu bao gồm xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách làm việc. Những phẩm chất đó được hình thành, phát triển, thể hiện thông qua hoạt động và giao tiếp.

2. PCTLCB là những đặc điểm, thuộc tính tâm lý tích cực của cá nhân đáp ứng yêu cầu cụ thể của nghề nghiệp, có tính cần thiết, tính thể hiện và tính hiệu quả về xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách làm việc ở mức cao; được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp nghề nghiệp, đồng thời chi phối hoạt động và giao tiếp nghề nghiệp của cá nhân.

3. PCTLCB của HDVDL là những đặc điểm, thuộc tính tâm lý tích cực của người hướng dẫn viên du lịch đáp ứng yêu cầu của nghề hướng dẫn du lịch, có tính cần thiết, tính thể hiện, tính hiệu quả về xu hướng, tính cách, kinh nghiệm, phong cách HDDL ở mức cao; được hình thành, phát triển, thể hiện thông qua hoạt động và giao tiếp du lịch, đồng thời chi phối hoạt động và giao tiếp đó của HDVDL.

4. Kết quả nghiên cứu ở HDVDL đã xác định có 15 PCTL cơ bản: Yêu quý nghề hướng dẫn du lịch; Hứng thú làm việc với khách du lịch; Mong muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tính kế hoạch trong hoạt động hướng dẫn; Tính trách nhiệm với công ty lữ hành và du khách; Tính kiên trì trong công việc; Tri thức nghề HDVDL; Kỹ năng hướng dẫn tham quan; Kỹ năng tổ chức trò chơi; Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng quản lý đoàn khách; Tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt; Phục vụ chu đáo, tận tâm; Vui vẻ, hài hước; Thân thiện, cởi mở. Mức độ cần thiết của nhóm PCTL thuộc kinh nghiệm nổi lên hàng đầu, tiếp đó là PCTL thuộc phong cách HDDL, nhóm PCTL thuộc tính cách, rồi đến nhóm PCTL thuộc xu hướng.

5. Mức độ thể hiện của các PCTL ở đội ngũ HDVDL chưa cao, tất cả các phẩm chất đều có một khoảng cách so với mức cần thiết. Nhóm PCTL thuộc kinh nghiệm có mức độ thể hiện rõ nhất; nhóm PCTL thuộc xu hướng có mức thể hiện thấp nhất. Phẩm chất có mức thể hiện rõ nhất là “kỹ năng hướng dẫn tham quan”; PCTL có khoảng


cách xa nhất giữa mức cần thiết mức thể hiện là phẩm chất “hứng thú làm việc khách du lịch”; PCTL có mức thể hiện thấp nhất là “yêu quý nghề HDDL”.

6. Mức độ hiệu quả của các PCTL ở đội ngũ HDVDL chưa cao. Nhóm PCTL thuộc kinh nghiệm có mức độ thể hiệu quả cao nhất; nhóm PCTL thuộc xu hướng có mức thể hiện thấp nhất. Phẩm chất có mức hiệu quả cao nhất là “kỹ năng hướng dẫn tham quan”. PCTL có mức hiệu quả thấp nhất là “yêu quý nghề HDDL”.

5. Xét theo các lát cắt khác nhau về địa bàn, giới tính, trình độ, thâm niên công tác của các PCTL ở mức độ cần thiết, thể hiện, hiệu quả có sự khác nhau ở mức tương đối.

6. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến các PCTLCB của HDVDL. Trong đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng của công ty lữ hành; Chế độ đãi ngộ của công ty lữ hành; tuyển chọn, quản lý và sử dụng HDVDL; tuyển chọn, đào tạo HDVDL giữ vai trò chủ yếu. Hoạt động tự rèn luyện nghề nghiệp của HDVDL là yếu tố quyết định đối với các PCTLCB của HDVDL.

2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu và những kết luận trên đã trình bày, cho phép kiến nghị chung với các chủ thể quan tâm đến PCTLCB của HDVDL như sau:

1. Lao động của HDVDL phải được xác định là loại nghề chuyên môn, có những yêu cầu chuyên biệt, đòi hỏi chủ thể có hệ thống các PCTLCB đáp ứng yêu cầu của nghề. Do đó, cần được quan tâm và đầu tư trong việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng lực lượng này. Bản thân mỗi HDVDL cũng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của những PCTLCB để không ngừng tự rèn luyện nâng cao PCTL của người HDVDL.

2. Công tác tuyển chọn trong nhà trường cũng cần thay đổi. Không chỉ đặt ra những yêu cầu về sức khỏe, ngoại hình,… mà còn đặt ra những tiêu chí về tâm lý, cụ thể là PCTLCB thể hiện ở dạng năng khiếu, sở trường và những PC do giáo dục mang lại. Điều này muốn thực hiện được cần có sự tham gia giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Đặc biệt công tác tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh ở các trường Đại học - Cao đẳng - Trung cấp.

3. Trong quá trình đào tạo, nhà trường cần xác định rõ mục tiêu, nội dụng, tiêu chí cụ thể về từng mặt: tri thức - kỹ năng - phẩm chất,… mà người học cần đạt. Trên


cơ sở đó xây dựng quy trình, lựa chọn các phương pháp giảng dạy không quá thiên về lý thuyết mà cần tạo điều kiện cho người học tiếp cận thực tiễn; cũng không nên quá chú trọng vào việc cọ sát thực tế mà không cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng, cần thiết và sát với thực tế, với nhu cầu xã hội. Đó là cơ sở hình thành, phát triển và nâng cao một số PCTLCB mà nghề HDDL đòi hỏi.

4. Các doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng HDVDL cần đặt ra yêu cầu cụ thể với HDVDL về những PCTL đáp ứng yêu cầu hoạt động HDDL. Ứng viên phải đảm bảo đầy đủ những PCTL đó thì mới được tuyển dụng, để tránh tình trạng đào tạo lại từ phía doanh nghiệp và người học sẽ ỷ lại rằng họ sẽ được đào tạo kỹ hơn sau khi ra trường và đầu quân vào một công ty hay doanh nghiệp du lịch nào đó.

5. Trong quản lý, sử dụng lực lượng HDVDL; các công ty lữ hành cần phát huy tối đa khả năng của HDVDL; có kế hoạch đánh giá, bồi dưỡng; có chính sách đãi ngộ tốt để phát huy những PC đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để HDVDL củng cố và nâng cao các PCTLCB cần có.

6. Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định HDVDL cần có 15 PCTLCB, tác giả đề nghị các nhà trường, cơ sở đào tạo, quản lý và sử dụng lực lượng HDVDL cần nghiên cứu ứng dụng, lấy đó làm tiêu chí để tư vấn, tuyển chọn, huấn luyện, bồi dưỡng cho các HDVDL của mình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hướng dẫn du lịch.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ‌


1. Phí Công Mạnh (2015), Nghề hướng dẫn viên du lịch và những phẩm chất tâm lý cần thiết của nghề, Tạp chí Tâm lý học Xã Hội, số 6/2015.

2. Phí Công Mạnh (2015), Thực trạng phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch, Tạp chí Tâm lý học Xã Hội, số 8/2015.

3. Phí Công Mạnh (2016), Phẩm chất tâm lý phù hợp nghề của sinh viên hướng dẫn du lịch, Tạp chí Tâm lý học Xã Hội, số 1/2016.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023