Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá của chất lượng HTTTKT 31

Bảng 3.1. Giải thích và mô tả các biến trong mô hình 52

Bảng 3.2. Tổng hợp các thang đo của các nghiên cứu trước 155

Bảng 3.3. Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên gia 56

Bảng 3.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT 58

Bảng 3.5. Quy mô khảo sát theo lĩnh vực xây dựng công trình giao thông 71

Bảng 3.6. Tổng hợp quá trình thu thập số liệu chính thức 73

Bảng 4.1. Giá trị trung bình của các biến chính 84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Bảng 4.2. Chất lượng hệ thống thông tin kế toán (N=50) 85

Bảng 4.3. Sự tác động yếu tố Công nghệ thông tin (N=50) 86

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam - 2

Bảng 4.4. Sự tác động yếu tố Văn hóa doanh nghiệp (N=50) 86

Bảng 4.5. Sự tác động yếu tố Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN (N=50) 87

Bảng 4.6. Sự tác động yếu tố Cam kết của nhân viên gắn bó với doanh nghiệp (N=50) 88

Bảng 4.7. Sự tác động yếu tố Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (N=50) 88

Bảng 4.8. Sự tác động yếu tố Kiến thức của người quản lý (N=50) 89

Bảng 4.9 Sự tác động yếu tố Hiệu quả hoạt động của DN (N=50) 89

Bảng 4.10. Kết quả phản hồi theo lĩnh vực xây dựng công trình giao thông 91

Bảng 4.11. Đặc điểm các DN phản hồi 92

Bảng 4.12. Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo trong nghiên cứu 94

Bảng 4.13. Kết quả phân tích EFA nghiên cứu chính thức 97

Bảng 4.14. Kết quả trọng số hồi quy chuẩn hóa 100

Bảng 4.15. Phân tích giá trị phân biệt 102

Bảng 4.16. Kết quả đánh giá độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích 102

Bảng 4.17. Kết quả kiểm định mô hình 106

Bảng 4.18. So sánh các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến H8a từng phần theo quy mô doanh nghiệp 109

Bảng 4.19. So sánh các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và bất biến H8b từng phần theo quy mô doanh nghiệp 109

Bảng 4.20. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết 110


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Khuôn khổ hệ thống thông tin 24

Hình 2.2. Đường cong khuếch tán đổi mới 39

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất 49

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT 51

Hình 3.3. Quy trình thiết kế phiếu câu hỏi 69

Hình 4.1. Mô hình CFA tới hạn 104

Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 105


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Với sự phát triển của thị trường tài chính ở Việt Nam, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro, thực tế ở các DN đã diễn ra ngày càng nhiều các hoạt động đầu tư tài chính đan xen nhau. Gia tăng ứng dụng công nghệ thông tin cùng với các tiến bộ của cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ quá trình thu thập, xử lý, trình bày, công bố và lưu trữ thông tin kế toán tại các DN, trong đó có các DN xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển của các DN nói chung và các DN XDCTGT nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước. Với việc chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp XDCTGT từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, hoạt động của các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều thách thức do sự cạnh tranh cùng sự biến động khó lường của thị trường.

Ngành XDCTGT cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã có những bước thay đổi mạnh mẽ trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thể hiện những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Doanh nghiệp XDCTGT của Việt Nam bao gồm nhiều thành phần, trong đó vừa có các Tổng công ty - công ty cổ phần, công ty liên kết, vừa có các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân trải khắp trong cả nước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tỷ lệ về quy mô DN XDCTGT các năm từ 2017 đến 2019: tổng số lao động của các DN XDCTGT quy mô vừa và lớn chiếm trên 70% tổng số lao động chung của ngành XDCTGT; các DN XDCTGT có quy mô vừa và lớn có số lượng chưa đến 25% tổng số DN XDCTGT nhưng đóng góp khoảng 85-90% tổng doanh thu và 70% số lao động toàn ngành XDCTGT. Hiện nay, các DN XDCTGT gần như cổ phần hóa hoàn toàn, đang dần ổn định, phát triển, tạo thương hiệu, khẳng định vị trí. Môi trường cạnh tranh rõ rệt hiện nay buộc các DN đang phát triển liên tục xem xét các chiến lược và điều chỉnh hoạt động kinh doanh để thích ứng với điều kiện của thị trường toàn cầu hóa. Để hòa nhập với những thay đổi nhanh chóng, các nhà quản lý DN cần nguồn thông tin chất lượng để hỗ trợ các quyết định hàng ngày. Với vai trò cơ sở quản lý tài chính doanh nghiệp, việc nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là vô cùng quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý điều hành hoạt động của DN với hiệu quả cao. Đặc thù DN XDCTGT là các công trình giao thông vận tải thường có thiết kế riêng và phương pháp thi công riêng, mỗi công trình được xây dựng tại những địa điểm khác nhau với những điều


kiện thi công khác nhau, hệ thống kế toán phân tán, rải rác. Đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN XDCTGT cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của HTTTKT tại các đơn vị này. Vì vậy rất khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát và nâng cao chất lượng HTTTKT. DN XDCTGT cần một HTTTKT nhanh nhạy và chính xác nhằm đưa ra quyết định phù hợp.

HTTTKT là một hệ thống thu thập, ghi nhận và xử lý dữ liệu nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định của tổ chức (Romney và Steinbart, 2012). Gelinas và cộng sự (2012) nhận định HTTTKT có chức năng thúc đẩy để nâng cao hiệu quả và hỗ trợ các hoạt động quản lý, đây là chức năng quan trọng trong mỗi tổ chức bao gồm cả việc ra quyết định kịp thời cho các nhà quản lý. Nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào để tránh những hạn chế thông thường trong xử lý, thu thập và tận dụng công nghệ thông tin để cải tiến HTTTKT truyền thống đáp ứng yêu cầu của người sử dụng HTTTKT. Mỗi doanh nghiệp đều sử dụng HTTTKT (Chandra và Calderon, 2002) nhưng HTTTKT có chất lượng hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, kiến thức của người quản lý… Như vậy, chất lượng HTTTKT trong DN chịu nhiều tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau. Những nhân tố này cần đo lường, nhận dạng và đánh giá. Các DN Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế chuyển đổi, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý doanh nghiệp rất đa dạng và không đồng nhất, chất lượng HTTTKT chưa được thực hiện đầy đủ ở các doanh nghiệp. Đặc biệt hiện tượng chất lượng kém trong quá trình thực hiện HTTTKT đối với DN XDCTGT như thông tin cung cấp cho báo cáo tài chính nộp chậm, sai sót trong quá trình luân chuyển chứng từ của các nhân viên kế toán, các nhà quản lý chưa sát sao trong việc quản lý. Việc thực hiện công tác kế toán tại một số DN XDCTGT còn sơ sài, lạc hậu, nhiều nội dung trùng lắp, các phương pháp kỹ thuật vận dụng còn đơn giản, chưa chú ý đến khai thác, sử dụng các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin hiện đại, vẫn còn sử dụng excel trong quá trình xử lý kế toán, thiếu sự kết nối, tính ổn định, định hướng giữa thông tin phục vụ quản lý, điều hành với nhu cầu thông tin cho thực hiện các chức năng quản trị của nhà quản lý trong DN. Hiện nay nhân viên trong một số các DN XDCTGT chưa được định kỳ huấn luyện đào tạo, phần mềm kế toán, hệ thống máy tính kết nối không ổn định, văn hóa DN xây dựng không đồng đều, hỗ trợ đầu tư công nghệ phần mềm hay tuyển chọn kế toán viên của ban quản lý chưa theo đúng năng lực. Qua đó, tầm quan trọng của việc nghiên cứu chất lượng HTTTKT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức. Các DN sẽ mất đi cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh khi họ cung cấp HTTTKT kém chất lượng, điều này dẫn đến hệ lụy là sẽ làm cho những người sử


dụng đưa ra những phán đoán hoặc dự báo thông tin bị sai lệch (Hagg và cộng sự, 2008). Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT giúp cho các tổ chức, các nhà quản lý thấy được những tác động của hệ thống này đến công tác quản lý, từ đó đưa ra các khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT.

Mặc dù tại Việt Nam, các văn bản pháp quy, giám sát của Nhà nước khá đầy đủ về kế toán như: Luật kế toán sửa đổi 2015, hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán hướng dẫn thực hiện cho các DN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện của hầu hết các DN, đặc biệt DN XDCTGTVT vận dụng các hệ thống văn bản pháp quy chưa đầy đủ, trình độ đội ngũ nhân viên kế toán còn hạn chế, minh bạch thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính còn thấp, làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư, việc giám sát của các cơ quan Nhà nước trở nên khó khăn hơn. Gần đây, các hướng nghiên cứu chất lượng HTTTKT đã nhận được nhiều sự chú ý của tác giả trên thế giới và Việt Nam. Đầu thế kỷ 20 những vụ bê bối của các doanh nghiệp nổi tiếng, tiêu biểu như CTCP Viglacera Từ Sơn, CPCP Bạch Tuyết, CTCP Bibica, WorldCom, Enron, Toshiba đã gây mất lòng tin vào kế toán và kiểm toán viên, giảm niềm tin của công chúng, kéo theo sự phá sản của nhiều DN khác. Chính vì thế, vấn đề chất lượng HTTTKT đã thu hút sự quan tâm của chủ sở hữu. Thực tế đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu và chứng minh về các vấn đề như tính hiệu quả của HTTTKT trong DN (Sajady và cộng sự, 2008), nghiên cứu về ảnh hưởng của HTTTKT quản trị trong việc tạo ra lợi nhuận (Roodposhti và cộng sự), nghiên cứu về tính hữu ích của HTTTKT trong hiệu quả hoạt động của DN (Soudani, 2012). Hay các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT như Syaifullah (2014), Rapina (2014), Susanto (2019) khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của HTTTKT trong DN. Hiện nay những nghiên cứu tại Việt Nam đa phần tập trung vào vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu còn khá phân tán, nhất là các nghiên cứu về chất lượng HTTTKT hay đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống. Điều này xuất phát từ tính đa dạng trong đánh giá chất lượng, vì được xem xét dưới nhiều góc độ bởi các chủ thể có lợi ích khác nhau. Hiện nay các nghiên cứu trong nước chủ yếu về chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP, tổ chức HTTTKT trong trường đại học, chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, hoàn thiện HTTTKT và có nhiều học giả nghiên cứu chất lượng HTTTKT. Một số tác giả cho rằng các nhân tố tác động ngược chiều, một số tác giả cho rằng các nhân tố tác động cùng chiều. Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay thì chất lượng HTTTKT cũng ngày càng được chú trọng. Vậy có những nhân tố


nào ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng HTTTKT tại các doanh nghiệp này? Chất lượng HTTTKT nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh trên thị trường như thế nào? Đây cũng là các câu hỏi rất quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý trong DN XDCTGT.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam” là một trong những đề tài có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tiễn tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam hiện nay.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ thực tiễn mục tiêu tổng quát của luận án là thực hiện nghiên cứu nhằm làm rõ sự tác động các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT để qua đó đưa ra các khuyến nghị khả thi nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả xác định mục tiêu cụ thể như sau:

- Phân tích thực trạng chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

- Xác định mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT với hiệu quả hoạt động tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

- Xác định một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:

Câu hỏi 1: Chất lượng HTTTKT hiện nay tại các DN XDCTGT của Việt Nam

đang ở mức độ nào?

Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam?

Câu hỏi 3: Chất lượng HTTTKT có tác động đến hiệu quả hoạt động tại các DN XDCTGT của Việt Nam không?


Câu hỏi 4: Có những khuyến nghị giải pháp nào cần đưa ra để nâng cao chất lượng HTTTKT?

1.4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng HTTTKT và chất lượng HTTTKT tác động đến hiệu quả hoạt động tại các DN XDCTGT của Việt Nam.

1.5. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung vào nội dung chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT, tập trung phân tích nhân tố, đánh giá sự tác động của chất lượng HTTTKT đến HQHĐ tài chính. Đồng thời luận án nghiên cứu ở các DN có quy mô vừa và lớn trong khoảng thời gian 2017 đến năm 2019.

Không gian nghiên cứu: Tập trung tại các DN có quy mô vừa đến lớn với lĩnh vực đặc thù XDCTGT của Việt Nam như xây dựng công trình đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh lân cận, không bao gồm các DN nước ngoài, các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Phạm vi khảo sát: Luận án tiến hành khảo sát những người đang làm công tác kế toán và quản lý tại các DN XDCTGT trên lãnh thổ Việt Nam.

1.6. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu

Sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, trong đó:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp suy diễn và phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia. Phương pháp suy diễn bắt đầu với những ghi nhận về các biến quan sát được trình bày từ những nghiên cứu đã qua, tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và những nhân tố chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ. Từ đó, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và các nhân tố chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT của Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia bao gồm: các nhà quản lý doanh nghiệp, kế toán trưởng của các doanh nghiệp, kiểm toán Nhà nước…có rất nhiều kinh nghiệm về kế toán, những người quản lý am hiểu về HTTTKT góp ý và hỗ trợ sắp xếp vào từng khái niệm nghiên cứu có liên quan, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, xây dựng, hoàn thiện thang đo


chất lượng HTTTKT, các nhân tố ảnh hưởng chất lượng HTTTKT và thang đo chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT và chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT ở Việt Nam thông qua bảng trả lời câu hỏi của những người đang làm công tác kế toán và quản lý tại DN. Áp dụng mô hình đã đề xuất và sử dụng SPSS22, AMOS22 để phân tích dữ liệu. Phương pháp này giúp tác giả kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, HQHĐ của các DN hay không.

1.7. Đóng góp mới của luận án

* Đóng góp về mặt khoa học - Luận án làm rõ một số vấn đề sau:

- Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước và thông qua phỏng vấn các chuyên gia, tác giả sẽ đưa ra phương pháp đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT ở Việt Nam.

- Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để khám phá mô hình phản ánh các nhân tố đến chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ.

* Đóng góp về mặt thực tiễn - Luận án góp phần giải quyết một số vấn đề sau:

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các doanh nghiệp XDCTGT ở Việt Nam thông qua các phương pháp đo lường khác nhau.

- Xây dựng mô hình ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT, chất lượng HTTTKT ảnh hưởng đến HQHĐ tại các DN XDCTGT ở Việt Nam.

- Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT trong các DN, giúp các nhà nghiên cứu sau này có thể vận dụng đo lường với các DN khác. Các DN khác có thể nâng cấp, ứng dụng hay điều chỉnh lại HTTT đang sử dụng, giúp tăng cường khả năng thu thập dữ liệu, xử lý, lưu trữ, kiểm soát và cung cấp thông tin chất lượng. Đồng thời, DN có thể khai thác tối đa khả năng xử lý thông tin mà HTTTKT đáp ứng, mang lại HQHĐ tốt nhất cho DN.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 24/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí