Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Hà Đình Hùng


TỤC THỜ CÚNG CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ THAM GIA HỘI THỀ LŨNG NHAI NĂM 1416 Ở THANH HÓA


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM


Hà Đình Hùng


TỤC THỜ CÚNG CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ THAM GIA HỘI THỀ LŨNG NHAI NĂM 1416 Ở THANH HÓA


Chuyên ngành: Văn hoá học Mã số: 9229040


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Người hướng dẫn khoa học GS.TS Bùi Quang Thanh


Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án Tiến sĩ Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóalà công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trích dẫn, tư liệu trong luận án đảm bảo sự tin cậy, trung thực, chính xác và có dẫn nguồn cụ thể. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả


Hà Đình Hùng


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

i

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

iv

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

11

1.2. Cơ sở lý luận

27

1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

36

Tiểu kết

40

Chương 2: CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ THAM GIA HỘI THỀ LŨNG NHAI NĂM 1416

42

2.1. Chân dung các nhân vật qua thư tịch

42

2.2. Các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai qua truyền thuyết, sắc phong, gia phả, bia ký

57

Tiểu kết

74

Chương 3: HỆ THỐNG THỜ CÚNG CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ THAM GIA HỘI THỀ LŨNG NHAI NĂM 1416 Ở THANH HÓA

76

3.1. Không gian thực hành thờ cúng

76

3.2. Thái độ của nhà nước và cộng đồng đối với tục thờ cúng

105

Tiểu kết

123

Chương 4: BẢN CHẤT, GIÁ TRỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA CỦA TỤC THỜ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI

125

4.1. Bản chất của tục thờ

125

4.2. Giá trị của tục thờ

134

4.3. Thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa

trong đời sống hiện nay - những vấn đề đặt ra

148

Tiểu kết

155

KẾT LUẬN

157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

161

TÀI LIỆU THAM KHẢO

162

PHỤ LỤC

175

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 1


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN



CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CTQG

Chính trị Quốc gia

DSVH

Di sản văn hóa

DT LS-VH

Di tích Lịch sử- Văn hóa

DTQGĐB

Di tích Quốc gia Đặc biệt

KHXH

Khoa học Xã hội

NCBSLS

Nghiên cứu biên soạn lịch sử

NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

Tp

Thành phố

Tr

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

VHDG

Văn hóa Dân gian

VHDT

Văn hóa Dân tộc

VHNT

Văn hóa Nghệ thuật

VHTT

Văn hóa Thông tin


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ



STT

Nội dung bảng thống kê

Trang

1

Bảng 3.1. Thành phần, nghề nghiệp những người tham gia dự lễ

117

2

Bảng 3.2. Bảng thống kê các hiện vật cúng lễ phổ biến

121

3

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện sự linh thiêng của thần ở di tích

114

4

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tỷ lệ về giới khi thực hành tế lễ tại di tích

116

5

Biểu đồ 3.3. Thống kê tần suất người đến di tích

118

6

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ đánh giá tần suất tham dự lễ hội

118

7

Biểu đồ 3.5. Nhu cầu của cộng đồng khi thực hành tín ngưỡng tại di

tích

119

8

Biểu đồ 3.6. Đánh giá vai trò của tín ngưỡng đối với cộng đồng địa

phương

120

9

Biểu đồ 3.7. Đánh giá thói quen thực hành tín ngưỡng tại di tích

121


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

1.1. Trong hệ thống tín ngưỡng Việt Nam thì việc phụng thờ các nhân vật lịch sử như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... đã trở thành truyền thống văn hóa tín ngưỡng đáng tự hào của người Việt. Thờ cúng các nhân vật lịch sử ở Việt Nam nằm trong hệ thống tín ngưỡng thờ nhân thần nói chung, có lý do thúc đẩy chủ yếu bởi lòng yêu nước và tự tôn dân tộc vốn là đặc trưng sâu đậm trong tâm thức dân gian người Việt và đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến ở hầu khắp các vùng miền, trên phạm vi cả nước. Những năm gần đây, bên cạnh các hình thức tín ngưỡng đang được phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ như: thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ Mẫu...thì tín ngưỡng phụng thờ các anh hùng dân tộc, các nhân vật lịch sử vẫn luôn chiếm vị trí thiêng liêng trong đời sống văn hóa cộng đồng. Vì vậy, việc tìm hiểu sự phụng thờ các nhân vật lịch sử để nhận diện quá trình tín ngưỡng hóa, sự vận động và biến đổi của nó trong đời sống xã hội hiện nay là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực.

1.2. Nhân vật lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung và nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai nói riêng từ lâu đã là chủ đề hấp dẫn với không ít sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Lâu nay, hầu hết các nghiên cứu mảng đề tài này thường tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sử học, nhân học. Việc nghiên cứu dưới các góc độ văn hóa học, văn hóa dân gian về hệ thống truyền thuyết, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng gắn với các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai vẫn còn khá ít ỏi, chưa thành hệ thống. Thực tế cho thấy, trên các khu vực đã từng là vùng địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, các dấu tích về nhân vật và sự kiện khởi nghĩa Lam Sơn đến nay vẫn còn khá đáng kể. Với một hệ thống các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội và thực hành văn hóa của dân gian có chủ đề tôn vinh các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai được cấu trúc hóa khá lớp lang, bài bản và đã trở thành một hệ thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian khá độc đáo. Cùng với sự gắn bó chặt chẽ giữa các di tích, lễ hội, nghi lễ, tập quán trong cộng đồng có liên quan đến thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đã cho thấy phạm vi ảnh hưởng, sức lan tỏa của tục thờ


cúng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ là điều kiện tốt để lấp đầy một khoảng trống trong nghiên cứu về tín ngưỡng hóa các nhân vật này ở địa phương.

1.3. Thực tế hiện nay ở Thanh Hóa cho thấy việc sinh hoạt tín ngưỡng liên quan đến các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 là một trong những thực hành văn hóa có tính bền vững nhất của địa phương. Với các thực hành nghi lễ và phong tục, tập quán đã được định hình bằng tục thờ cúng của nhân dân ở cả cấp độ quốc gia, làng xã và dòng họ. Mặt khác, tục thờ cúng này đã và đang đáp ứng các nhu cầu tinh thần và tạo dựng nếp sống, đạo hiếu ứng xử nhân văn trong dòng họ, làng xã và cộng đồng, góp phần hình thành bản sắc văn hóa địa phương. Tuy nhiên, ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay, sinh hoạt văn hóa này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Đặc biệt là sự nhìn nhận tục thờ cúng như một chỉnh thể văn hóa liền mạch, được định hình từ lâu đời, vừa có tính hướng đạo của chính quyền nhưng lại có sự đồng thuận rất lớn của người dân. Những vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan quản lý văn hóa, chính quyền địa phương thực hiện tốt việc quy hoạch, quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy các di sản văn hóa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở tỉnh Thanh Hóa. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu về tục thờ cúng nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa để xem xét bản chất, giá trị và sự vận động, biến đổi của nó trong bối cảnh xã hội đương đại từ góc độ văn hóa học trên cơ sở phương pháp nghiên cứu liên ngành là một việc làm có ý nghĩa cần thiết, thiết thực.

1.4. Từ sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở khoa học và thực tiễn, tiếp thu những công trình khoa học đi trước, NCS lựa chọn đề tài “Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa” làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 thông qua các nguồn tài liệu thư tịch, DSVH hiện tồn và các thực hành nghi lễ trong cộng đồng ở tỉnh Thanh Hóa; nhìn nhận bản chất, giá trị và

Ngày đăng: 22/01/2024