Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 10

lỏng lẻo trong công tác kiểm tra giám sát việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới.

Sự chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được thực sự coi trọng, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của trẻ em chưa đầy đủ dẫn đến việc bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và trở thành nạn nhân của tội phạm.


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BỔ TRỢ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM


3.1. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em

Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo hướng cụ thể hóa các quy định một cách dễ đọc, dễ hiểu và dễ áp dụng. Vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và tồn tại khắp nơi do vậy chắc chắn rằng có rất nhiều nạn nhân của tội phạm cần được bảo vệ chứ không riêng nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Nhà làm luật nên xem xét đến việc ban hành Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân để thông qua đó các nạn nhân, người phải gánh chịu nỗi đau, sự thiệt thòi họ sẽ có cơ sở pháp lí bám vào đó để kịp thời bảo vệ quyền lợi của mình. Vì thự chất nếu các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm có ở trong rất nhiều các văn bản pháp lí khác nhau đôi khi đó lại là một nhược điểm khiến nạn nhân có thể không biết hết được tất cả quyền lợi của mình.

Đối với cấp chính quyền địa phương cần ban hành các quyết định chỉ đạo, hướng dân các cơ quan, tổ chức trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Kiên quyết điều tra khám phá, xử lý nghiêm các vụ án xâm phạm hại trẻ em, triệt phá các đường dây tội phạm xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài, bắt, xử lý các đối tượng phạm tội. Trong quá trình đấu tranh cần kết hợp linh hoạt các biện pháp nhằm điều tra mở rộng vụ án, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan để làm cơ sở xử lý đối tượng phạm tội; tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm các vụ xâm phạm tình dục phụ nữ, trẻ em còn tồn đọng, cơ quan điều tra kịp thời hoàn chỉnh hồ sơ chuyển Viện kiểm sát nhân dân truy tố, Tòa án nhân dân đưa ra xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội.[2] Xử lí kịp thời các hành vi phạm tội đối với trẻ em, vì do tính chất, mức độ mà hành vi đó gây ra hậu quả rất lớn đối với đời sống của 1 đứa trẻ. Những hậu quả về thể chất và tinh thần có thể theo trẻm em đến hết cả cuộc đời.

Xử phạt hành vi phạm tội với mức độ tương xứng. Không nên xử nhẹ tay đối với những hành vi xâm hại trẻ em vì đó sẽ là tạo ra những tiền lệ xấu sau này, ảnh

hưởng đến việc thực thi pháp luật và sự tôn trọng pháp luật của người dân. Ngoài ra xử lí không thỏa đáng sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Vụ việc cưỡng hôn trong thang máy được xử phạt 200.000đ. Căn cứ mà cơ quan ra quyết định này nằm ở khoản 1, Điều 5 Nghị định 167 về hành vi Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Quyết định này đã gây xôn xao dư luận, người dân đã có những lời chỉ trích, cười nhạo và có thái độ không đồng tình với quyết định đó và cho rằng đó là mức phạt “ vui ve” . Đây không phải là hành vi xâm hại trẻ em nhưng đây là một ví dụ về quyết định sử phạt không thỏa đáng.

Nếu xử phạt không thỏa dáng sẽ không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, tạo nên tiền lệ xấu mà còn gây ra sự phẫn nộ trong dư luận.

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 10

Trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, cơ quan, cá nhân thực hiện hoạt động này cũng nên tôn trọng và bảo vệ nhân quyền cho cả nạn nhân và người thực hiện hành vi xâm hại.

3.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.1. Tiếp tục sửa đổi hoàn thiện pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế; là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp.

Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hànhh vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự.[13].

Thông qua pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em của nước Đức chúng ta có thể thấy vấn đề hoàn thiện pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm

hiện nay rất quan trọng. Vì các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý để cơ quan, cá nhân có thẩm quyền dựa vào đó để thực hiện trách nhiệm của mình.

Nước ta có rất nhiều các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, tuy nhiên các quy định này chỉ mới dừng lại ở mức chung chung chưa quy định chi tiết, chưa đưa ra được những cơ chế thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Đa số các quy định liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em nằm rải rác ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, dẫn đến sự khó khăn trong việc tiếp cận đầy đủ các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Để làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế hữu hiệu bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần phải có một văn bản quy định chi tiết, cụ thể và toàn diện các vấn đề liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân sẽ cơ xây dựng chi tiết, cụ thể tất cả vấn đề về bảo vệ nạn nhân nói chung và bảo vệ trẻ em nói riêng. Trong Luật này trước hết phải xác định rõ phạm vi đối tượng được bảo vệ, trợ giúp tránh tình trạng bảo vệ và trợ giúp ko thực tế. Xác định rõ mức độ bảo vệ, trợ giúp cụ thể cũng như các biện pháp kèm theo, điều kiện tài chính đảm bảo cho hoạt động bảo vệ nạn nhân và nhân chứng. Trên cơ sở điều tra, đánh giá các mức độ thiệt hại cũng như khả năng khắc phục hậu quả thiệt hại mà luật cần xây dựng những những mức độ bảo vệ, trợ giúp thỏa đáng để nạn nhân và gia đình họ sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân cũng cần phải đưa ra hệ thống các biện pháp bảo vệ một cách tối ưu đối với tình mạng, sức khỏe và tài sản của họ. Phải đặt sự bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nạn nhân của tội phạm và người nhà của họ lên hàng đầu trong bất kể mối quan hệ nào. Có như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em, người làm chứng và gia đình họ mới được đảm bảo.

Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm cũng phải quy định cụ thể các cơ quan tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm của các cơ quan trong hoạt động bảo vệ nạn nhân đặc biệt là trách niệm của UBND địa phương, vì đây là cơ quan gần gũi nhất với nạn nhân khi bị xâm hại.

Bên cạnh việc xây dựng Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân thì nhà nước cũng cần hoàn thiện hơn trong các quy định về pháp luật như Luật hình sự, Tố tụng hình sự.

Phải có các quy định riêng đối với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành tố tụng với các vụ án có nạn nhân là trẻ em. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần rà soát, hướng dẫn nghiệp vụ về quy trình tố tụng riêng đối với nạn nhân là trẻ em để đảm bảo vụ án được giải quyết nhanh chóng nhất, không gây tổn hại cho các em trong quá trình tố tụng. Quy định chi tiết về bí mật thông tin, bí mật đời tư cho nạn nhân và người tố giác.

Cụ thể hóa các điều luật liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em và mức quy định hậu quả. Như chúng ta có thể thấy hiện nay có một vài quy định còn khá mập mờ, chưa quy định cụ thể hành vi nào được coi là phạm tội với trẻ em.

Ví dụ hành vi dâm ô trẻ em nên quy định rõ ràng hành vi nào là hành vi kích thích tình dục, ôm, hôn, nắm tay, sờ soạng có phải kích thích tình dục hay không? Hậu quả của hành vi đó đối với nạn nhân là trẻ em ra sao thì mới được coi là hành vi dâm ô đối với trẻ em.

Nhắc lại ví dụ về hành vi ôm hôn của ông Nguyễn Hữu Linh nguyên phó viện trưởng VKS Đà Nẵng có hành vi ôm, hôn bé gái trong thang máy và ông ta cho rằng đó chỉ là “nựng” em bé chứ không hề có ý định gì khác. Nhiều người cho rằng hành vi của ông Linh là hành vi dâm ô đối với trẻ em và có những người lại cho rằng đó không phải là hành vi dâm ô với trẻ em vì ôm hôn cũng chỉ là những hành động bình thường. Trong trường hợp này nhà nước phải xử lí như thế nào, giải thích ra sao để khiến người dân đồng ý với quyết định đó. Chỉ cần nhà nước xử lí sai hay không thỏa đáng 1, 2 vụ án sẽ làm nhân dân trở nên phẫn nộ và có thái độ không tôn trọng pháp luật.

Hay các quy định hậu quả tổn hại tinh thần cho trẻ em. Vậy những hành vi nào dẫn đến việc gây ra tổn hại về tinh thần, nếu nạn nhân bị ảnh hưởng về tâm lý sẽ có có biểu hiện ra sao, mức độ tổn hại được xác định như thế nào, lấy gì làm thước đo hậu quả đó thì hành vi gây gây ra được cho là vi phạm pháp luật hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm.

Ví dụ vụ việc xảy ra gần đây một học sinh lớp 9 bị các bạn đánh hội đông và làm nhục ngay tại trường học. Sau vụ việc này nạn nhân phải điều trị cả về thể chất

và tinh thần, vậy cơ quan , cá nhân có thẩm quyền sẽ căn cứ vào đâu để xác định mức độ tổn hại tinh thần này để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhóm học sinh kia?

3.2.2. Dùng các thiết bị thông minh để giám sát, phát hiện hành vi phạm tội với trẻ em.

Tăng cường các biện pháp giám sát như lắp đặt trang thiết bị thông minh như camera tại các khu công cộng, trường học, nơi làm việc để dễ dàng phát hiện hành vi vi phạt đối với trẻ em. Ở những nơi công cộng như công viên, trên đường là những nơi lí tưởng cho việc bắt cóc trẻ em. Lắp đặt camera tại trường học của con giúp cha mẹ, người thân có thể quan sát được hoạt động của con và giáo viên trong lớp học, tránh tình trạng bạo hành trẻ em tại trường học.

Như chúng ta đã biết có rất nhiều trường hợp trẻ em bị hành hạ tại trường học như vụ án giáo tại một trường mầm non ở Đà Nẵng ép trẻ ăn bằng cách nhét giẻ vào miệng và đánh trẻ, sau khi giải quyết bị cáo bị tuyên phạt 3 năm tù. Hay những hành vi bóp miệng, nhấn đần trẻ vào xô nước, bóp mũi, quát mắng, chửi rủa đứa trẻ tại trường học cũng xuất hiện rất nhiều.

Đối với giải pháp này có lẽ sẽ tốn kém về kinh phí thực hiện và cần có đội ngũ giám sát camera để kịp thời ứng phó với các hành vi xâm hại với trẻ em.

Hiện nay nước ta có sử dụng camera tại các trường mầm non, nhưng đa số các trường đó là trường tư nhân. Đối với trẻ em học mầm non, thể chất của các em thật sự rất non nớt chưa thể phán kháng lại với các hành vi xâm hại, các em còn quá nhỏ để biết đó là hành vi trái với pháp luật và có những đứa trẻ còn chưa biết nói khi bị đánh chỉ biết khóc. Như vậy hết lần này đến lần khác trẻ sẽ bị hành hạ tại trường học mà không ai hay biết. Các trường tư lập do cá nhân làm chủ, họ bỏ tiền vốn tạo ra một hình thức kinh doanh vì vậy họ chịu chi trả cho những khoản tiền với mục đích làm khách hàng hài lòng. Nhưng đối với những cơ giáo dục công lập, tất cả mọi thứ đều do nhà nước chi trả các em đến trường chỉ đóng số tiền nhỏ như vậy để lắp camera khắp các lớp học thì thật sự kinh phí sẽ đè nặng lên tài chính nhà nước.

Thời gian gần đây dư luận đang xôn xao vụ việc một học sinh lớp 8 tại Lào Cai quan hệ tình dục với thầy giáo nhiều lần tại phòng trực. Theo thông tin điều tra

cho biết nạn nhân đã bị thầy giáo hiếp dâm nhiều lần tại phòng trực của trường bán trú, dẫn đến mang thai 3 tháng. Nạn nhân là người có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ bị câm nên phải sống cùng một người anh. Sống trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức của bản thân nạn nhân còn non nớt, phần nữa do vì người thực hiện hành vi xâm hại là giáo viên nên nạn nhân luôn có suy nghĩ sợ hãi và chỉ biết im lặng. Hành vi xâm hại tình dục này không phải xảy ra một lần, mà theo nạn nhân cho biết đã nhiều lần quan hệ với thầy giáo và thầy còn đưa cho em một chiếc điện thoại để tiện liên lạc khi “ cần”. Bên phía ban giám hiệu nhà trường có nói rằng họ không hề hay biết về hành vi này. Nếu tại ngôi trường này được lắp đặt các trang thiết bị thông minh để quan sát thì có lẽ sẽ giảm thiểu số vụ việc trái đạo đức, trái pháp luật như vụ việc trên.

3.2.3. Sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động nhận tin báo.

Sử dụng công nghệ hiện đại trong việc tiếp nhận tin báo về tội phạm,

Xu hướng phát triển của nước ta hiện nay là hội nhập quốc tế, nâng cao đời sống nhân dân theo hướng cách mạng công nghệ hóa 4.0. Trong thời kỳ công nghệ phát triển, sử dụng trí tuệ thông minh giúp con người thực hiện các nhiệm vụ để hỗ trợ giảm bớt nhân lực. Đối với việc vận dụng công nghệ thông minh vào bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em cũng là điều rất mới mẻ và có thể đem lại hiệu quả cao.

Thực tế hiện nay trong nước ta hầu như gia đình nào cũng sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại thông minh, với chiếc điện thoại này chúng ta có thể sử dụng rất thuận tiện trong mọi việc thông qua các app.

Cụ thể của biện pháp này là chúng ta có thể tạo ra app riêng về bảo vệ trẻ em có kết nối định vị GPS. Để nâng cao tính chủ động và đẩy mạnh tinh thần tôn trọng pháp luật nhà nước sẽ tuyên truyền cho nhân dân hiểu về mức độ nguy hiểm và hậu quả nặng nề của hành vi phạm tội với trẻ em để huy động các gia đình ít nhất có 1 người sử dụng app bảo vệ trẻ em này. Khi phát hiện các hành vi phạm tội đối với trẻ em người sử dụng app sẽ kết truy cập vào đây để ấn vào các mục tố cáo hành vi ( xâm hại tình dục, bạo hành, bắt cóc trẻ em….) và sau đó từ hệ thống thông minh này sẽ truyền đến cơ quan quản lý, đồng thời app này có kết nối định vị tại nơi tố cáo và sẽ hiện lên đó cùng với việc tố cáo hành vi phạm tội.

Ngay khi nhận được thông báo này cơ quan, tổ chứ có thẩm quyền sẽ nhanh chóng xác định được vị trí trẻ em bị xâm hại và có biện pháp xử lí.

Đối với việc sử dụng app như vậy có điểm hạn chế là rất khó kiểm soát tính đúng sai của việc tố cáo, thông báo hành vi phạm tội. Vì có những người họ cảm thấy đó chỉ là một ứng dụng bình thường, với sự tò mò của mình họ sẽ sử dụng “ thử” dẫn đến tình trạng thông tin ảo. Chính vì vậy, đi đôi với giải pháp này nhà nước phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nâng cao nhận thức về tôn trọng pháp luật, nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không chỉ đối với những đứa trẻ đang trực tiếp bị xâm hại mà tương lai có thể hành vi không may đó sẽ đến với chính người thân trong gia đình của bất cứ ai.

Bên cạnh đó nên sử dụng nhiều số điện thoại liên lạc hơn để tránh tình trạng số máy bận do quá nhiều người gọi. Thông thường một ngày có đến hàng tram trẻ em bị xâm hại trên cả nước, nếu chỉ sử dụng vài ba số điện thoại để người dân báo tin chắc hẳn sẽ có tình trạng người dân không thông báo được với cơ quan nhà nước ngay về hành vi phạm tội đối với trẻ em. Như vậy sẽ dẫn đến hệ quả là người dân sẽ không thông báo nữa hoặc thông báo muộn khiến nạn nhân phải chịu những thiệt hại lớn hơn vì chưa có hoạt động bảo vệ kịp thời.

3.2.4. Thành lập hệ thống các cơ quan chuyên trách về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em

Thành lập cơ quan chuyên trách về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo hướng mọi cơ quan tổ chức, cá nhân đều có chức năng nhận tin báo về nạn nhân của tội phạm và sau đó ngay lập tức thông báo đến cơ quan chuyên trách này. Nhiệm vụ của cơ quan này sẽ nhanh chóng có các biện pháp khẩn trương, kịp thời để bảo vệ trẻ em là nạn nhân.

Mô hình các cơ quan trơ giúp nạn nhân của tội pham này cần được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo các cấp chính quyền và cần phải huy động được những lục lượng tình nguyện viên tích cực và có kỹ năng tham gia tích cực cho hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

Vấn đề tuyên truyền cho cơ quan, tổ chức này cho hoạt động mạng lưới bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em cũng rất quan trọng. Cần phải tận dụng những

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí