Đặc Điểm Về Điều Kiện Tự Nhiên Khu Vực Nghiên Cứu


- Fx = F (tuổi); Fx = F (D1.3); Fx = F (HVN);

- Fx = F (các biến độc lập liên quan đến khả năng chắn gió, chắn cát…). Xác định mô hình thông qua hàm:

> mh1=bicreg (xvars, vrr, strict=FALSE, OR=20)

> summary (vrr)

> imageplot.bma (vrr)

Trên cơ sở R để phân tích và tìm mô hình nào có khả năng tiên lượng cao nhất? Mô hình tối ưu nhất là mô hình có chỉ số AIC (Akaike Information Criterion) thấp nhất.


AIC = Deviance + 2 x (thông số của mô hình)

(2.14)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

* Phân tích dữ liệu bằng R

Ngoài ra, sử dụng dụng các gói - packages (ggplot2, psych, agricolae, car, BMA,...) trong R để phân tích dữ liệu và vẽ biểu các biểu đồ theo mục tiêu nghiên cứu của luận án.

2.3. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

a) Vị trí địa lý

Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm 14 huyện ven biển 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị, kéo dài từ Vĩ tuyến 17054đến 1601830’’ Vĩ độ Bắc. Tổng chiều dài bờ biển là 328km, trong đó Hà Tĩnh có 137km, Quảng Bình có 116km và Quảng Trị có 75km đường bờ biển. Ranh giới địa lý của khu vực nghiên cứu:

- Phía Bắc giáp với TP. Vinh (Nghệ An).

- Phía Tây giáp với các huyện, thị của 3 tỉnh.

- Phía Nam giáp với huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế).

- Phía Đông giáp với biển Đông.

Khu vực có hệ thống đường xuyên Việt quan trọng của cả nước (QL1A, tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến đường ven biển) và các đường nối với nước Lào qua đường 8, cửa khẩu Cầu Treo (NamPhao) của Hà Tĩnh; qua đường 12A, cửa khẩu Cha Lo (NaPhao) của Quảng Bình và qua đường 9, cửa khẩu Lao Bảo (Daen Savanh); đường 15D, cửa khẩu La Lay (Lalay) của Quảng Trị. Khu vực có các đô thị ven biển như: Cửa Hội, Thiên Cầm, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị)... với 328km đường bờ biển, 17 cửa sông lớn nhỏ, nhiều đầm phá, bãi tắm đẹp có giá trị về kinh tế, du lịch... là điều kiện thuận lợi trong giao thương với các vùng khác trong cả nước và quốc tế, đặc biệt đối với Lào, Đông Bắc Thái Lan, các quốc gia khác


qua cảng nước sâu Vũng Áng. Khu vực còn giữ vai trò quan trọng về quốc phòng và an ninh của cả nước.

b) Địa hình, địa mạo

Khu vực ven biển 3 tỉnh có địa hình kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thấp dần từ Tây sang Đông, địa hình hẹp và dốc, chỗ hẹp nhất là Quảng Bình (khoảng 50km theo đường chim bay). Đây là vùng đồi núi, bao gồm nhiều dãy núi chạy song song, so le với nhau và có nhiều nhánh chạy ra biển, chia khu vực thành nhiều tiểu vùng, cụ thể:

* Tiểu vùng ven biển: tiểu vùng này chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên của các huyện, bao gồm các xã nằm sát biển. Tiểu vùng được chia làm 2 khu vực, gồm:

(i) khu vực bắc Đèo Ngang trở ra có địa hình lượn sóng, gồm những dải đất cao và những dải đất trũng xen kẽ nhau, với độ cao trung bình từ 3 - 5m so với mực nước biển; và (ii) khu vực nam Đèo Ngang trở vào chủ yếu là các cồn cát, bãi cát kéo dài theo hướng Bắc vào Nam, có độ cao trung bình từ 5 - 15m, một số nơi độ cao trên 30m, tạo thành hệ thống đê tự nhiên (giồng cát) ngăn cách với tiểu vùng đồng bằng. Từ sâu trong đất liền cho đến bờ biển phát triển các cánh đồng phù sa và các đồng bằng cát. Khi đến sát biển thì chuyển sang các đụn cát. Đồng bằng cát biển có bề mặt lượn sóng và dốc nghiêng về biển không lớn; thường gặp các dải đất thấp, ngập nước, hẹp và kéo dài, phân bố song song với đường bờ biển.

Ở vùng cát ven biển có 3 kiểu địa hình có thành phần: cát vàng, cát trắng và cát đỏ. Dạng địa hình tạo nên bởi cát vàng phân bố rộng rãi dọc bờ biển, kề với các bãi cát mới hình thành. Do bị gió biển thổi mạnh nên đã tạo thành những đụn cát di động với chiều rộng trung bình của các dải cát từ 0,5 - 3,0km, đôi khi đến 7,0 - 8,0km (Quảng Bình). Các cồn cát, bãi cát của khu vực ngày chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió biển là nguyên nhân gây nên hiện tượng cát di động, cát bay, cát nhảy, cát chảy... đưa cát sâu vào trong nội đồng, làng mạc, đường xá...

* Tiểu vùng đồng bằng: tiểu vùng này chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên của các huyện. Đây là dải đồng bằng ven biển hẹp ngang, độ cao trung bình từ 5 - 20m, có nhiều đồi độc lập nổi lên giữa đồng bằng và dốc, nghiêng ra biển. Đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ do sự bồi lắng của các con sông nên rất thích hợp cho phát triển cây lương thực (lúa) và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đây là tiểu vùng chuyên canh cây lương thực chính của các huyện.

* Tiểu vùng đồi núi: tiểu vùng này chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của các huyện, bao gồm các đồi núi cao, có địa hình phức tạp, độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh,


phân bố chủ yếu ở phía Tây các huyện như: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Quảng Ninh, Lệ Thủy (Quảng Bình) và Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng (Quảng Trị). Tiểu vùng này có tiềm năng phát triển các loại cây dài ngày và phát triển lâm nghiệp.

c) Thổ nhưỡng

Với đặc thù về điều kiện tự nhiên, môi trường khắc nghiệt cư dân các huyện ven biển đã cải tạo những vùng cát hoang sơ, khô cằn trở thành những mô hình sử dụng đất hợp lý và hiệu quả cao, theo mục đích phòng hộ gắn với sản xuất và lấy phòng hộ làm cơ sở cho việc cải thiện môi trường để sản xuất, phát triển. Các huyện ven biển 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị hiện có 31 loại đất được phân thành 9 nhóm chính, với diện tích 847.642ha, bao gồm các nhóm: (i) nhóm đất cát (C); (ii) nhóm đất mặn, đất phèn (M, S); (iii) nhóm đất phù sa (P); (iv) nhóm đất xám (X); (v) nhóm đất đỏ vàng (F); (vi) nhóm đất mùn (H); (vii) nhóm đất dốc tụ (D); (viii) nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E); và (ix) nhóm đất than bùn (T) (Trung tâm điều tra đánh giá tài nguyên đất, 2009) [96].

d) Một số đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp

* Chế độ nhiệt: nhiệt độ không khí cao hoặc thấp đều có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, cây trồng vật nuôi. Tổ chức Khí tượng Thế giới có đưa ra ngưỡng nhiệt độ gây khó chịu đối với con người, là khi nhiệt độ không khí ≥ 330C. Nếu nhiệt độ càng tăng thì càng gây nguy hiểm đến sức khỏe, và có thể dẫn đến tử vong. Nhiệt độ không khí trung bình ngày càng cao có liên quan đến hiện tượng thời tiết nắng nóng. Mức độ nắng nóng được căn cứ theo nhiệt độ cao nhất. Khi nhiệt độ tối cao trong ngày ≥ 350C thì ngày đó được coi là nắng nóng. Khi nhiệt độ tối cao trong ngày ≥ 380C thì ngày đó được coi là nắng nóng gay gắt (WMO & UNEP, 1995) [150]. Khi nhiệt độ không khí xuống thấp cũng gây thiệt hại cho đời sống con người, gia súc và cây trồng. Các đợt rét đậm, rét hại liên quan đến các đợt không khí lạnh, đặc trưng bởi nhiệt độ tối thấp trong ngày. Đối với vùng đồng bằng rét đậm xảy ra khi nhiệt độ trung bình ngày ≥ 130C. Đối với vùng miền núi, các giá trị trên còn thấp hơn (WMO & UNEP, 1995) [150].

Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 23 - 250C và tăng theo vĩ độ từ Bắc vào Nam, với tổng tích ôn trung bình năm dao động từ 8.2000C đến 9.2000C. Trong năm, nhiệt độ không khí cực đại vào tháng 7 (trung bình từ 27 - 290C) và cực tiểu vào tháng 1 (trung bình từ 16 - 200C). Do vẫn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên chế độ nhiệt trong vùng phân theo 2 mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9. Biên độ nhiệt dao động từ 9 - 130C và theo xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm từ 5 - 70C. Do chịu ảnh hưởng rất mạnh của hiệu ứng gió Phơn gây nên thời tiết khô nóng, các tháng đầu mùa hè (tháng


5 đến tháng 7) có trị số biên độ nhiệt ngày đêm lớn nhất trong năm, đạt từ 7 - 80C.

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối của vùng có chỉ số khá cao, từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ cao tuyệt đối đều trên 350C. Các tháng khô nóng (tháng 5 đến tháng 7) nhiệt độ có ngày lên đến 40,0 - 42,70C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối dao động từ 2 - 60C (Hà Tĩnh) đến 7 - 100C (Quảng Bình, Quảng Trị). Như vậy, chế độ nhiệt của vùng phân hóa theo vĩ độ, độ cao và theo mùa, phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chế độ gió mùa.

* Chế độ bức xạ, nắng: lượng bức xạ trong năm bình quân dao động từ 100 - 130Kcal/cm2/năm. Ở khu vực Hà Tĩnh do có mưa nhiều nên lượng bức xạ thấp nhất vùng. Tháng 7 có lượng bức xạ cao nhất, dao động từ 15 - 17 Kcal/cm2/tháng. Số giờ nắng trung bình của vùng trong năm dao động từ 1.460 - 1920 giờ/năm. Tháng 5 và tháng 7 có số giờ nắng cao nhất, từ 200 - 260 giờ, do ảnh hưởng của hiệu ứng gió Phơn khô nóng. Tháng 2 có số giờ nắng cực tiểu, dao động từ 40 - 80 giờ.

* Chế độ mưa: khí hậu phân 2 mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau (9 tháng), với lượng mưa bình quân từ 50 - 100mm/tháng, trừ tháng 8 và tháng 12 là những tháng chuyển từ mùa khô sang mùa mưa và ngược lại, lượng mưa tăng cao từ 120 - 140mm/tháng. Mùa khô phân thành 2 thời kỳ: khô lạnh từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau (5 tháng), với gió thịnh hành Đông Nam và khô nóng, từ tháng 5 đến tháng 8 với gió hại chính Tây Nam.


Hình 2 7 Phân bố lượng mưa bình quân theo tháng của các tỉnh Bắc Trung bộ Mùa 1

Hình 2.7. Phân bố lượng mưa bình quân theo tháng của các tỉnh Bắc Trung bộ

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 12 (khu vực Hà Tĩnh) và bắt đầu từ tháng 7,


kết thúc tháng 12 và tháng 1 năm sau (khu vực Quảng Bình, Quảng Trị). Lượng mưa bình quân tháng cao nhất từ 600 - 700mm, tập trung trong 15 - 20 ngày, chiếm 65 - 70% lượng mưa cả năm, trùng với mùa lạnh, đặc biệt mùa mưa bão và thịnh hành gió mùa Tây Nam và gió hại chính Đông Bắc (Hình 2.5).

* Các hiện tượng thời tiết cực đoan: thiên tai, hạn hán và lũ lụt là một trong những hậu quả của BĐKH. Việt Nam được đánh giá là nước nằm tại trung tâm của vùng bão nhiệt đới. Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có tới 6,96 cơn bão, chiếm 62,7% số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông (Nguyễn Đức Ngữ, 2010) [66]. Mặc dù số lượng cơn bão tăng qua các năm, nhưng giai đoạn 1990 - 2015 bão thường đến muộn hơn và có xu hướng dịch chuyển dần vào các tỉnh phía trong. Giai đoạn 1950 - 1960, bão thường đổ bộ vào Việt Nam vào tháng 8, đến giai đoạn 1990 - 2000 bão lại thường xuất hiện vào tháng 10, 11. Ngoài ra, cường độ bão ngày càng mạnh hơn và kéo theo nhiều hệ lụy sau bão. Nếu những năm trước thập kỷ 90, bão mạnh nhất chỉ ở cấp 12, giật trên cấp 12, thì những năm gần đây đã xuất hiện siêu bão cấp 13, giật tới cấp 15.


Hình 2 8 Xu hướng biến đổi cấp bão đổ bộ vào đất liền các tỉnh Bắc 2

Hình 2.8. Xu hướng biến đổi cấp bão đổ bộ vào đất liền các tỉnh Bắc Trung bộ

giai đoạn 1961 - 2016

e) Những yếu tố thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên đến sản xuất NLN

* Các yếu tố thuận lợi

Các huyện ven biển vùng Bắc Trung bộ có tài nguyên khí hậu đa dạng phong


phú, lượng bức xạ lớn, nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, mưa nhiều cho phép phát triển đa dạng các loài cây trồng có giá trị cao, tạo năng suất sinh khối lớn. Với đường bờ biển dài (328 km), vùng ven biển có nhiều đầm, phá, bàu, mặt nước mặn, lợ, nhiều cửa sông... thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với nghĩa vụ bảo vệ và phát triển rừng như: tôm, cua, ngao, cá... có giá trị kinh tế cao.

Nhóm đất cát có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp phát triển các loại cây trồng như: Lạc, Vừng, Khoai lang, Sắn, Dưa hấu, Dưa leo, Thanh long, Hành...; trồng RPH chắn gió chắn cát kết hợp sản xuất... Ngoài ra, có thể trồng các loài cây công nghiệp khác như: Điều ghép...

* Các yếu tố hạn chế

Khu vực nghiên cứu có gió Tây khô nóng, thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, diễn ra trong thời kỳ ít mưa. Cây trồng chủ yếu là cây ngắn ngày, khả năng chịu hạn kém nên mức độ hạn hán càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp của người dân.

Lượng mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng (tháng 9, 10 và 11), phân bố không đều trong năm là vấn đề bất lợi cho sản xuất. Mùa mưa tập trung đã chi phối mùa vụ sản xuất.

Các dòng sông ngắn, độ dốc các sông lớn, mùa mưa nước đổ từ thượng nguồn về gây lũ lụt vùng đồng bằng, mùa khô nước sông quá kiệt, nước biển tiến sâu vào nội đồng qua các cửa sông, đất canh tác bị nhiễm mặn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Tình trạng cát bay, cát chảy vẫn diễn ra. Vùng có nhiều cồn cát, đụn cát di động... là yếu tố hạn chế và ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông lâm, ngư nghiệp và cuộc sống người dân.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí và phân chia các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển

3.1.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí phân chia nhóm dạng lập địa

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước tác về địa mạo các dải cát ven biển (Phan Liêu, 1981) [52], phân chia lập địa đất cát ven biển (Đặng Văn Thuyết, 2004; Đặng Văn Thuyết & Nguyễn Xuân Quát, 2002; Đặng Văn Thuyết et al., 2005) [93], [94], [95], yêu cầu lập địa trồng rừng Keo lá tràm theo TCVN 11366-3:2019 (Bộ KH&CN, 2019a) [10], yêu cầu lập địa trồng rừng Keo chịu hạn theo TCVN 11366-4:2019 (Bộ KH&CN, 2019b) [11], thảm thực vật tự nhiên vùng cát ven biển (Trần Đình Lý et al., 2005; Đỗ Xuân Cẩm, 2011; Trần Thị Hân et al., 2015; Hồ Đắc Thái Hoàng & Trương Thị Hiếu Thảo, 2015; Nguyễn Hữu Tứ, 2004), [53], [20], [40], [42]… và kết quả nghiên cứu của luận án, trong phạm vi nghiên cứu luận án tổng hợp và lựa chọn 5 tiêu chí có liên quan trực tiếp tới điều kiện hình thành đất vùng cát, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của thảm thực vật và hướng sử dụng đất vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu, làm cơ sở phân chia nhóm dạng lập địa trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển, bao gồm: (1) Địa hình, địa mạo; (2) Loại đất cát; (3) Độ cao so với mực nước biển; (4) Khả năng thoát, giữ nước của đất cát; và (5) Thảm thực vật chỉ thị. Cụ thể như sau:

a) Tiêu chí về địa hình địa mạo

Yếu tố địa hình địa mạo các dải cát ven biển phụ thuộc vào đặc điểm của thủy triều, gió, sóng, dòng chảy đại dương, chịu tác động của các cơn bão, … tạo nên các dạng địa hình, địa mạo thay đổi từ bãi biển bằng phẳng đến các cồn cát, đụn cát di động, bãi cát cố định giáp phía trong nội đồng. Các yếu tố này được biểu hiện thông qua hình thái bề mặt và mức độ ổn định của cát, có thể phân chia thành ba dạng chính như sau:

(1) Đụn cát di động: là dạng địa mạo không ổn định luôn thay đổi vị trí và hình dạng, được hình thành trên nền cát mới khô rời, có hình thái bề mặt phức tạp, tùy theo điều kiện hình thành có thể chia thành 3 dạng phụ: (i) Đụn cát nằm nghiêng: dốc về biển, phân bố liên tục dọc bờ biển; (ii) Đụn gò lượn sóng: phân bố thành dải rộng hẹp khác nhau nơi có gió địa hình chi phối chủ đạo; và (iii) Đụn cồn hình muôi úp: dốc thoải về hướng gió chính và dốc mạnh ở hướng ngược lại, là dạng cát di động mạnh do gió.

(2) Cồn cát: địa mạo tương đối ổn định, đã cố định hoặc bán cố định nhờ che chắn, bao phủ của lớp thảm cây cỏ, thực vật hoặc cây trồng, tùy theo điều kiện hình


thành có thể chia thành 3 dạng phụ: (i) Dạng cồn đĩa úp: thấp, rộng, thoải thường được cố định bởi cỏ quăn, phi lao từ dạng đụn gò lượn sóng; (ii) Dạng cồn bát úp: cao, hẹp, dốc tương đối đều về các phía hoặc dốc mạnh về phía khuất gió chính, thường được cố định bởi các loài cỏ lông chông, cỏ quăn, hoặc phi lao từ dạng đụn cồn muôi úp; và (iii) Dạng cồn đê chắn: cao trung bình, hẹp nhưng kéo dài, dốc mạnh cả hai phía, thường được cố định bởi cỏ quăn, phi lao.

(3) Bãi cát cố định: địa mạo khá ổn định, thường là những trũng cát thấp, khá bằng phẳng, đã cố định nhờ cây cỏ tự nhiên hoặc cây trồng che phủ, có liên quan tới chế độ giữ thoát của nước, có thể chia thành 4 dạng phụ: (i) Dạng bãi cát cao, không ngập nước, có mực nước ngầm sâu, tương đối rộng và bằng phẳng; (ii) Bãi cát thấp, không ngập thường hẹp nhưng dài, hơi gồ ghề và dốc nhẹ; là những đường tụ thủy dẫn nước về các bãi cát thấp, ẩm và các suối cát; (iii) Bãi cát thấp, bán ngập tương đối rộng và bằng phẳng, bán ngập nước mùa mưa, được che phủ bởi các loại cỏ ưa ẩm chịu phèn như cỏ rười xen từng đám với các loài thanh hao, mua bà; và (iv) Bãi cát thấp ẩm ướt tương đối rộng, bằng phẳng, thấp trũng nên thường có nước quanh năm; là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của các suối cát (Đặng Văn Thuyết, 2004) [93]. Tuy nhiên, theo phân cấp rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển (Bộ NN&PTNT, 2005) [13], tiêu chí bậc thềm cát ven biển bao gồm 4 dạng: cồn cát, đụn cát, bãi cát và thung cát (bao gồm các dạng cát san, cát lấp, cát chảy)... Tùy theo đặc điểm khác nhau, song có thể quy về 4 dạng cơ bản sau: (i) Đụn cát: gồm các đụn và cồn cát hẹp, dải cát đang di động được xếp chung vào dạng đụn cát. Đụn cát có dạng bát úp, cồn cao mấp mô không liên tục hoặc các cồn nằm kế tiếp nhau thành dải theo một hướng nhất định trong vùng cát, với đặc trưng đụn cát là dạng địa hình cát đang đi động; (ii) Cồn cát: là dạng bờ biển cát đã cố định hoặc bán cố định, có kiểu thấp, cao, mấp mô, bát úp, nằm sát nhau liên tục hoặc nằm riêng lẻ theo cùng hướng hoặc những hướng khác nhau; (iii) Bãi cát: gồm các bãi cát rộng từ sát mép biển đến các thung cao, thấp, rộng, hẹp nằm xen kẽ các đụn cát, cồn cát hoặc mở rộng, kéo dài ra các vùng cát san, cát lấp. Vì vậy, bãi cát cũng có thể thoát nước hoàn toàn, thoát nước theo mùa hoặc ngập nước. Đặc trưng của bãi cát nhìn chung là thấp hơn đụn cát, cồn cát, địa hình thoải và cát không di động. Trong mỗi vùng bờ biển thì dạng bãi cát thường có tỷ lệ lớn nhất; và (iv) Thung cát: gồm các vùng trũng hoặc một dạng địa hình bất kỳ nằm trước vùng cát đang di động. Các địa hình này luôn thay đổi mỗi lần mưa bão hoặc sau những đợt lốc cát, bão cát... Tương tự, theo yêu cầu kỹ thuật đối với rừng phòng hộ chắn cát ven biển (Bộ KH&CN, 2018) [9], vùng cát ven biển có 4 dạng: đụn cát, cồn cát, bãi cát, và thung cát. Như vậy, ngoài 3 dạng địa hình địa mạo

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023