Cơ Sở Khoa Học Của Việc Đánh Giá Hiệu Quả Phòng Hộ Của Các Đai Rừng Chắn Gió, Chắn Cát Bay


Tiêu chuẩn cho các loài cây trồng RPH vùng cát, gồm: cây mọc nhanh giai đoạn đầu; chịu gió mạnh, cản gió tốt; có hệ rễ phân bố rộng, bám cát khỏ; có biên độ sinh thái rộng về độ phì của đất, chịu được đất cát xấu, nghèo dinh dưỡng, thích nghi rộng với độ ẩm của đất; có tác dụng cải tạo, nâng cao độ phì đất cát; gỗ có nhiều công dụng (Đỗ Đình Sâm & Nguyễn Ngọc Bình, 2001) [79]. Tiêu chuẩn cây con Sở đem trồng trên vùng đất cát ven biển Bình Trị Thiên đạt 1 năm tuổi, H > 28 cm, D0 > 4,5 mm, không sâu bệnh, sinh trưởng tốt (Đặng Thái Dương, 2004) [27].

Do đặc điểm thời tiết khắc nghiệt và ảnh hưởng của môi trường xung quanh sau khi trồng, nên cây trồng phải đảm bảo đủ cứng cáp để chống lại với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Do đó, trong quá trình chăm sóc cần phải chú ý đến việc huấn luyện làm cứng cây con, bằng cách: (i) kiểm soát lượng nước tưới và (ii) áp dụng biện pháp cắt rễ (Bộ NN&PTNT, 2013a) [16]. Cây con Keo lá liềm gieo từ hạt, 6 tháng tuổi (D0 = 4,0 - 5,0mm, Hvn = 40 - 55cm) thích hợp cho trồng rừng trên dạng lập địa cát cố định bán ngập và cát cố định không ngập trên vùng đất cát ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Nguyễn Thị Liệu, 2018) [57]. Các loài bản địa đem trồng phục hồi rừng vùng cát ven biển từ 12 - 18 tháng tuổi, áp dụng thử nghiệm cắt ngọn cây con vào cuối mùa mưa (Nicolas Witman et al., 2019) [62].

* Biện pháp kỹ thuật trồng rừng

Ở vùng cát ven biển các mô hình trồng RPH theo quy mô và hình thức rất đa dạng nhằm bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn của người dân. Các loài cây như Phi lao, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn, … thường được trồng thuần loài hoặc trồng xen với nhau thành hàng hoặc dải từ 2 - 3 hàng bao quanh vườn hộ hoặc trên các bờ vùng để cản gió là chính (Cao Quang Nghĩa, 2003) [63]. Các đai RPH trên đất cát trắng cố định được xây dựng theo dạng ô vuông khép kín. Đai chính rộng 30-50m, trồng 9-15 hàng cây. Đai chính bố trí vuông góc hoặc gần vuông góc với hướng gió hại. Đai phụ rộng 15m, trồng 4 hàng cây và vuông góc với đai chính (Vũ Văn Mễ, 1990) [59].

Trên đất cát trắng cố định, áp dụng biện pháp cày đất toàn diện 1 lần, 2 lần và không cày thì sinh trưởng của cây trồng chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa cày 1 lần và 2 lần. Nhưng nếu không cày thì sinh trưởng cây trồng kém hơn rõ rệt (Vũ Văn Mễ, 1990) [59]. Cây Keo lá tràm và Phi lao ở vùng đất thấp, bán ngập (ngập nước vài tháng mùa mưa) cần áp dụng biện pháp lên líp sao cho rễ cây trồng không bị ngập khi có mưa (Đỗ Đình Sâm & Ngô Đình Quế, 1999) [78]. Trên đụn cát di động không trồng toàn diện, chỉ trồng bao lên sườn dưới, chừa lại phần sườn trên và đỉnh nhằm lợi dụng tác dụng điều hòa cải thiện môi trường của phần trồng trước hoặc sẽ tiếp tục


trồng thêm sau (Đặng Văn Thuyết, 2004) [93]. Để cố định các cồn cát di động và bán di động áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng sâu. Nếu cây cao 1,2m phải trồng 1/2 - 1/3 thân cây lút vào cát (khoảng 50-70cm thân và cành cây Phi lao được chôn vào cát, cùng với toàn bộ rễ cây sẽ nằm ở độ sâu 80 - 100cm. Như vậy, nếu cây Phi lao đem trồng có chiều cao 1,5m thì có thể trồng sâu tới 1,0m. Bởi vì ở độ sâu này, độ ẩm của đất cát mới tăng lên, đạt 1,0 - 1,5%, vượt quá ngưỡng độ ẩm cây héo của đất cát, vào mùa mưa độ ẩm của đất cát ở độ sâu này mới tăng lên 2,0 - 3,7%. Ngoài ra, độn đáy hố với lớp lá Phi lao hay phế phụ phẩm nông nghiệp dày để chống hạn, cùng với 1kg phân chuồng hoai/hố, để nâng cao độ phì của đất cát và giữ độ ẩm cho đất cát. Để giảm bớt giá thành trồng rừng Phi lao ở vùng đất cát khô hạn, có thể trồng với mật độ 4.000 cây/ha ở chân cồn, giảm dần tới 3.500 cây/ha ở sườn cồn, lên tới đỉnh cồn mật độ còn 3.000 cây/ha (Lâm Công Định, 1977) [31].

Rừng trồng Neem sẽ đạt được mật độ tối ưu (909 cây/ha) với lượng tăng trưởng về trữ lượng rừng cao nhất (1,69 m3/ha/năm). Nếu mục tiêu chính trồng rừng lấy lá và quả thì mật độ trồng từ 833 - 909 cây/ha. Nếu mục tiêu trồng rừng vừa phủ xanh đáp ứng nhanh nhu cầu phòng hộ, vừa thu hoạch lá, quả thì mật độ trồng 1.100 cây/ha, nhưng đến năm thứ 5 tiến hành chặt tỉa thưa để lại từ 833 - 909 cây/ha (Giang Văn Thắng, 2004) [86]. Tuy nhiên, việc chọn 3 cây tiêu chuẩn ở các độ tuổi 2, 3, 4, 5, 6 và tuổi 7 chưa làm rõ được mật độ hiện tại ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ tiêu sinh trưởng, tăng trưởng của rừng.

Các hệ thống RPH chống cát bay được được đặt ra ở nước ta trong nhiều thập kỷ qua. Biện pháp kỹ thuật trồng rừng áp dụng phụ thuộc vào điều kiện lập địa, (a) trên đất cát và đụn cát mới bồi nằm sát ngay bờ biển, cần trồng các dải RPH xung yếu với mật độ cây tương đối cao và liên tục, với bề rộng tối thiểu của đai rừng này là 100m, chạy song song theo hướng bờ biển; (b) trồng RPH chống cát bay trên đất cát biển để phát triển sản xuất nông nghiệp, cần xây dựng các dải RPH xung quanh các bờ ruộng, đắp cao từ 0,8 - 1,2m, rộng từ 0,6 - 1,0m hoặc rộng hơn nữa theo dạng ô cờ. Các đai RPH theo dạng ô cờ 100m x 100m ở vùng đất cát khô hạn; (c) trồng RPH xung yếu sát bờ biển, trên đất cát mới bồi ven biển, cây Phi lao rất thích hợp trên dạng đất này, mật độ trồng 5.000 cây/ha. Trồng vào những ngày mưa (đầu mùa mưa), kích thước hố 40x40x50xm. Nếu có điều kiện, bón 0,5kg phân chuồng hoai/hố. Bề rộng của dải rừng tối thiểu 100m và trồng liên tục, chạy song song với bờ biển; (d) trồng rừng Phi lao với mật độ dày để cố định các cồn cát di động và bán di động, mật độ trồng 10.000 cây/ha, hố trồng sâu 50 - 60cm và bón phân hữu cơ (phân chuồng hoai) khoảng 1kg/hố. Ở những nơi gió mạnh, xung yếu, cần phủ cỏ hoặc lá cây trên mặt đất. Thậm chí, trồng cả các loài cỏ chịu hạn cùng với Phi lao,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.


để nhanh chóng có tác dụng cản cát bay. Trồng lui dần từ chân lên sườn, đến đỉnh. Trồng đủ 3 mặt cồn phía gió chính. Chưa trồng ngay bên phía dốc đứng khuất gió, để tránh cây bị sụt, hoặc bị cát phủ lấp. Sau khi 3 mặt sườn của cồn trồng cây đã ổn định, mới tiếp tục trồng nốt chỗ sườn cồn dốc đứng; và (e) mô hình NLKH chống cát bay, phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất cát, xây dựng các dải rừng Phi lao kết hợp với Bạch đàn và Keo trên các bờ bao xung quanh ruộng canh tác theo dạng ô bàn cờ, bờ cao 80 - 120cm, mặt bờ rộng 80 - 100cm hoặc rộng hơn. Mật độ trồng rất dày 40x40cm hoặc 50x50cm và ít nhất mỗi dải RPH phải trồng tối thiểu 2 hàng cây. Các hàng cây cách nhau 50cm và các cây trồng trong các hàng được sắp xếp so le nhau. Kích thước hố 40x40x50cm, bón 1kg phân chuồng hoai + 70gam Supe lân/hố (Nguyễn Ngọc Bình, 2006) [6]. Phương thức trồng rừng, đối với các loài Keo lá tràm, Keo lá liềm và Phi lao nên trồng thuần loài, không nên trồng hỗn giao Phi lao với Keo theo hàng hoặc nếu có trồng hỗn giao thì cự ly giữa hàng Keo lá tràm và Phi lao cần phải nới rộng hơn cự ly giữa các cây cùng loài hoặc có thể hỗn giao theo băng (Võ Đại Hải, 2006) [36].

Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - 5

Cây Keo lá liềm trên vùng cát ven biển Lệ Thủy (Quảng Bình) có sinh trưởng và tỷ lệ sống cao nhất, với D0 = 3,13cm, Hvn = 1,39m, Dt = 1,31m và tỷ lệ sống đạt 96 % sau 9 tháng tuổi. Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm sinh trưởng tương ứng là: Khá - Trung bình - Kém. Phương thức làm đất cày toàn diện + lên luống + cuốc hố giúp rừng trồng sinh trưởng tốt, với D0 = 1,46cm, Hvn = 0,78m, Dt = 0,62m và tỷ lệ sống đạt 85% ở giai đoạn 9 tháng tuổi. Như vậy, phương thức làm đất trồng rừng phù hợp trên vùng cát ven biển là cày toàn diện + lên luống cao 50cm, rộng 4,0m, rãnh rộng 1,0m + cuốc hố (30x30x30cm), mật độ trồng 2.000 cây/ha với loài Keo lá liềm (Đặng Thái Dương, 2006) [28]. Đứng trên quan điểm sinh trưởng để đánh giá thì trồng rừng trên vùng đất cát ven biển huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bằng loài Keo lưỡi liềm là phù hợp nhất, tiếp đến là Keo lai và Keo tai tượng, không nên trồng Keo lá tràm (Đặng Thái Dương, 2010) [29].

Biện pháp làm đất cày toàn diện, lên líp đôi hoặc líp đơn và bón lót 200g phân hữu cơ vi sinh/gốc hoặc bón 100g NPK/gốc cây Keo lá liềm sinh trưởng nhanh trong những năm đầu. Sinh trưởng tốt ở mật độ 1.667 cây/ha (3x2m) so với mật độ 2.200 cây/ha (3x1,5m), 2.500 cây/ha (2x2m) và 3.300 cây/ha (3x1m) (Nguyễn Thị Liệu, 2006) [54]. Áp dụng biện pháp làm đất toàn diện (ủi thực bì toàn diện, cày đất toàn diện và sau đó cày rạch lại theo hàng), sinh trưởng cây Keo lá liềm 4 tuổi nhanh hơn, độ đồng đều cao hơn (độ biến động thấp) so với làm đất cục bộ (phát thực bì toàn diện, đốt dọn sạch thực bì, băng cày 1,2m, băng chừa 1,8m và giữa băng cày rạch lại). Ngoài ra, áp dụng bón thúc 200g NPK hoặc bón 100g NPK + 200g phân hữu cơ vi sinh cho


kết quả tốt nhất. Mật độ trồng rừng 1.330 cây/ha cho lượng tăng trưởng bình quân về đường kính và thể tích thân cây cá thể cao nhất, nhưng do tổng tiết diện ngang thân cây ở mật độ 1.667 cây/ha cao hơn (Nguyễn Thị Liệu, 2010) [55].

Trong điều kiện cồn cát cao và dốc, phải sử dụng các cọc tre hoặc gỗ dài cắm sâu xuống đất tạo thành hàng cọc, buộc các phên tre nằm ngang vào hàng cọc, tạo thành hàng rào chắn cát. Đối với các cồn cát lõm bố trí tường rào tạo thành các ô 10m x 10m xen kẽ tạo thành các ô tương đối phẳng để trồng cây. Sử dụng rơm rạ bện quanh từng gốc cây để giữ ẩm cục bộ cho cây đồng thời hạn chế hiện tượng trơ gốc, rễ do nền cát không ổn định. Áp dụng phương thức trồng là chọn cây tiên phong về phía biển, phía sau trồng hỗn giao giữa các loài cây khác nhau; phối hợp cây mọc nhanh với cây mọc chậm, giữa cây tầng cao với cây tầng thấp, giữa cây có tán thưa với cây có tán dày để chắn gió, chống cát bay; tiếp theo là cây bụi, cây thân thảo để chống cát bay. Trồng cây đủ tiêu chuẩn, được gieo ươm trong túi bầu PE. Cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như cải tạo đất, bổ sung mùn và chất giữ ẩm cho đất, trồng sâu, che phủ bề mặt đất, thu trữ nước và tưới tiết kiệm khi trồng cây, đảm bảo tỷ lệ cây sống cao và có hiệu quả chắn gió, hạn chế cát bay và cát chảy tốt (Trịnh Văn Hạnh et al., 2011) [38]. Bón phân với lượng 200g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh kết hợp với 10g chất giữ ẩm/cây trong công tác trồng rừng vùng cát ven biển; đồng thời áp dụng trong việc cải tạo những diện tích rừng Phi lao, Keo lá tràm sinh trưởng kém, tỷ lệ thành rừng và khả năng phòng hộ thấp, đặc biệt trong trồng mới rừng theo hướng kinh tế kết hợp phòng hộ vùng cát ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Lê Đức Thắng et al., 2015) [88].

Thời vụ trồng rừng Keo lá liềm vào tháng 11 là tốt nhất trên vùng đất cát khu vực BTB, với tỷ lệ sống đạt 97,8%; tỷ lệ sống và sinh khối sau 16 tháng tuổi chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa cây con đem trồng 4 và 6 tháng tuổi. Kỹ thuật chăm sóc vun gốc và bón 50g NPK/cây vào đầu mùa mưa (tháng 9) là phù hợp nhất (Đặng Thái Dương, 2015) [30]. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ ổn định và liên kết các giồng cát tại các tỉnh Trung bộ (Lê Ngọc Cương, 2015) [21] đã áp dụng biện pháp:

(i) cải tạo đất cát bằng bánh mùn kết hợp hạt giữ nước (hố trồng cây được cải tạo bằng cách bổ sung bánh mùn được ép từ rơm rạ kết hợp hạt giữ nước và khoan cột sét tạo bấc thấm hút nước vào gốc cây); (ii) áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm; (iii) thiết kế giải pháp giảm nhiệt bề mặt gốc cây bằng cách phủ một lớp rơm rạ, sau đó dùng nẹp cố định lớp rơm rạ phủ quanh gốc cây với bán kính 20cm cho hiệu quả giảm nhiệt bề mặt tốt và cây trồng có tỷ lệ sống cao.

Kỹ thuật trồng rừng Keo lá liềm trên đất cát ven biển được áp dụng: (i) biện


pháp làm đất: cày toàn diện bằng máy, lên líp kích thước: líp đơn, mặt líp rộng 1,5m, rãnh líp rộng 1,5m, líp cao 0,4m, trên líp trồng 1 hàng hoặc líp đôi rộng 4m, rãnh líp rộng 2m, cao 0,4m, trên líp trồng 2 hàng, cho tăng trưởng bình quân vượt so với các kích thước líp khác từ 15,6 - 76,6% và vượt so với không lên líp từ 158,9 - 163,7%;

(ii) thời vụ trồng: tháng 11 dương lịch; (iii) mật độ trồng: đối với vùng đất cát cố định bán ngập: 1.666 cây/ha, vùng đất cát cố định không ngập và đất cát di động ven biển: 1.600 cây/ha hoặc 2.200 cây/ha; (iv) bón lót: đất cát cố định bán ngập, bón lót 200g phân hữu cơ vi sinh/gốc, đất cát cố định không ngập và đất cát di động ven biển, bón lót mỗi hố 2kg phân chuồng hoai + 0,2kg phân hữu cơ vi sinh; (v) kỹ thuật chăm sóc rừng: bón thúc 50g NPK/cây + vun gốc theo dạng hình mâm xôi đường kính 50 - 60cm, cao 30cm (Nguyễn Thị Liệu, 2018) [57].

1.2.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả phòng hộ của các đai rừng chắn gió, chắn cát bay

Những nghiên cứu về hiệu quả phòng hộ của các đai RPH vùng cát ven biển có thể kể đến các tác giả như (Ngô Thị Phương Anh et al., 2017; Đặng Thái Dương, 2015, 2004, 2010; Nguyễn Thị Liệu, 2018; Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013; Nguyễn Xuân Quát & Đặng Văn Thuyết, 2005; Ngô Đình Quế, 2008; Đặng Văn Thuyết, 2003, 2004; Đặng Văn Thuyết & Nguyễn Xuân Quát, 2002; Đặng Văn Thuyết et al., 2005), ... Cụ thể như sau:

Các dạng kết cấu đai rừng có ảnh hưởng đến hiệu quả chắn gió của đai rừng được thể hiện ở 3 loại kết cấu: (a) đai rừng kết cấu kín: phạm vi chắn gió trong khoảng từ 15 - 20H và vận tốc gió trung bình giảm 30%; (b) đai rừng kết cấu thưa: tác dụng chắn gió của đai rừng theo kiểu khuếch tán khí động lực, vận tốc gió nhỏ nhất sau đai rừng đo ở vị trí 5 - 8H chỉ bằng 40 - 50% vận tốc gió ban đầu; và (c) đai rừng kết cấu hơi kín: tác dụng chắn gió theo kiểu màn rây, vận tốc gió nhỏ nhất quan sát ở vị trí 3

- 5H phía sau đai rừng chỉ bằng 20 - 25% vận tốc gió ban đầu. Theo G. I. Machiakin thì đai rừng hơi kín giảm vận tốc gió nhiều nhất. Trong phạm vi 30H sau đai, vận tốc gió trung bình giảm 40% và phạm vi chắn gió đạt đến 60 - 100H mới phục hồi hoàn toàn như cũ (Lê Xuân Trường & Vũ Đại Dương, 2017) [97]. Ngoài ra, hình dạng mặt cắt thẳng đứng vuông góc với chiều dài của đai rừng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chắn gió. Dạng hình chữ nhật, hình tam giác cân và hình tam giác lệch, có ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả chắn gió của đai rừng, trong đó, dạng hình tam giác lệnh (mái đón gió thoải hơn mái khuất gió) kết hợp đai rừng kết cấu kín có tác dụng giảm vận tốc gió và phạm vi chắn gió lớn nhất.


Trong phạm vi từ 20 m (khoảng 4H) đến 100 m (khoảng 20H) sau đai rừng, vận tốc gió còn lại của rú cát thưa tăng từ 51 - 85%; rú cát hơi kín tăng từ 38 - 80%; rừng trồng hơi kín tăng từ 33 - 78%; rú cát kín tăng từ 29 - 92%. Nhiệt độ không khí dưới rán rừng Sở và rú cát bình quân giảm 2,5 - 3 0C, độ ẩm không khí bình quân tăng 3 - 5%, cường độ bức xạ giảm gần 7 lần so với đất trống (Đặng Thái Dương, 2004) [27]. Vận tốc gió trung bình sau đai rừng chỉ còn 0,6 - 0,8 lần vận tốc gió trước đai. Các đai RPH đều có tác dụng cố định cát, sau 3 năm ở nơi có đai rừng bề dày lớp cát bị bốc đi khoảng 10 - 15cm trong khi ở nơi trống lớp cát bị bốc đi từ 35 - 40cm (Đặng Văn Thuyết et al., 2005) [95]. Tác dụng chắn gió của các đai rừng phụ thuộc vào loại hình rừng, rừng hỗn giao có tác dụng chắn gió tốt hơn rừng thuần loài. Rừng hỗn giao Keo lá tràm + Keo lai 7 tuổi ở Quảng Trị hiệu quả chắn gió đạt 32,4% trong khi rừng Keo lá tràm (thuần loài) 7 tuổi ở Ninh Thuận hiệu quả chắn gió chỉ đạt 21,2%. Rừng Phi lao có tác dụng chắn gió tốt nhất, hiệu quả chắn gió đạt từ 27 - 33% đối với rừng Phi lao 14 - 15 tuổi; rừng Keo tai tượng 15 tuổi có hiệu quả chắn gió là 26%; Keo lá tràm 14 tuổi đạt 25,7%; Xoan ấn độ 15 tuổi đạt 20%; Keo chịu hạn 15 tuổi đạt 14,2% và thấp nhất, rừng Bạch đàn 15 tuổi chỉ đạt 12,9% (Ngô Đình Quế, 2008) [72]. Rừng Keo lá liềm có khả năng chắn gió tốt nhất ở mật độ trồng 2.000 cây/ha với hệ số lọt gió là 0,48, hiệu năng chắn gió 100 m sau đai rừng giảm 80% so với vận tốc gió ban đầu trước đai. Khả năng cải tạo điều kiện khí hậu và cải tạo đất cát ven biển tốt của rừng Keo lá liềm rất thích hợp cho việc trồng theo mô hình NLKH (Đặng Thái Dương, 2015) [30]. Tuy nhiên, tác giả chưa đánh giá được hiệu quả về khả năng cải tạo đất, tiểu khí hậu của rừng Keo lá liềm với các loài cây trồng rừng khác và các mô hình NLKH điển hình tại khu vực.

Khối lượng nốt sần rễ của 4 loài Keo là khá lớn, trong đó lượng nốt sần cao nhất ở Keo tai tượng (60,2 g/cây), tiếp đến Keo lai (50,36 g/cây) và thấp nhất Keo lá liềm (10,3 g/cây). Độ ẩm trong rừng cao hơn so với ngoài đất trống, trung bình chênh lệch về độ ẩm là 10,23%. Tỷ lệ cấp hạt từ 2 - 0,02 mm ở trong rừng giảm, trong khi tỷ lệ các cập hạt nhỏ hơn 0,02 mm lại có xu thế tăng so với ngoài đất trống. Sự tăng lên của tỷ lệ cấp hạt này có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo đất và khả năng giữ nước của đất (Đặng Thái Dương, 2010) [29]. Tuy nhiên, chưa đánh giá được sự khác nhau có ý nghĩa hay không về khả năng cải tạo đất của 4 loài Keo nghiên cứu.

Hiệu quả chắn gió của đai rừng Keo lá liềm 7 tuổi, đã khép tán, có chiều rộng 100m, chiều dài 100 - 200m, trong phạm vi từ 40m (5H) đến 120m (15H) sau đai rừng vận tốc gió còn lại tăng từ 62,03 - 90,94% và hiệu năng phòng hộ từ 21,23 - 23,89%. Hiệu năng phòng hộ tốt nhất ở đai rừng có mật độ 1.666 cây/ha (23,89%), giảm dần khi mật độ tăng,


thấp nhất ở mật độ 2.500 cây/ha (21,71%). Vào mùa khô nóng, nhiệt độ không khí dưới tán rừng Keo lá liềm bình quân giảm 3,1 - 3,3 0C, độ ẩm không khí tăng 7,83 - 8,33%, cường độ bức xạ giảm 92,36 - 94,83 lux (giảm 7 - 8 lần so với đất trống). Mùa nắng nóng, nhiệt độ đất giảm bình quân 6,6 - 6,7 0C, độ ẩm đất tăng 9,4 - 10,6 0C. Độ pHKCl trong rừng cao hơn 0,6 lần so đất trống (Nguyễn Thị Liệu, 2018) [57].

Như vậy, các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về hiệu quả phòng hộ của đai rừng Phi lao, Keo chịu hạn, Keo lá liềm đều nhận định, các đai rừng có tác dụng chắn gió, chắn cát, giảm nhiệt độ không khí, cải thiện tính chất hóa tính của đất dưới tán rừng và làm giảm vận tốc gió sau đai rừng.

1.3. Thảo luận chung

Hệ sinh thái rừng ven biển nói chung và hệ sinh thái rừng vùng cát ven biển nói riêng là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, chịu sự tác động mạnh của các yếu tố tự nhiên, thường xuyên bị ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết cực đoan, các loại hình thiên tai. Rừng bị tàn phá nghiêm trọng do con người, nạn chặt phá rừng, khai thác titan, sa khoáng, vật liệu xây dựng, nuôi tôm trên cát, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng sang mục đích khác... là mối nguy hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ven biển.

Rừng vùng cát ven biển là đối tượng rất đặc thù, ở nước ta trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về trồng RPH vùng cát ven biển nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện từ xác định các dạng lập địa, lựa chọn loài cây trồng rừng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho các nhóm dạng lập địa, đặc biệt trồng rừng trên các dạng địa hình địa mạo khó khăn: cát mới bồi ven biển, bán ngập (bàu tró), cát di động, cát bán di động. Cho đến nay các kỹ thuật trồng RPH trên đất cát ven biển đã áp dụng như trồng cỏ để chống cát bay, thay đất cát trong hố bằng đất đồi, bón cỏ rác trong hố, trồng bao quanh đồi từ chân lên đỉnh; trồng vào ngày có mưa đã được áp dụng từ lâu nhưng những khâu kỹ thuật khó được áp dụng do quá tốn kém công sức và tiền của (Vũ Văn Mễ, 1990; Đặng Văn Thuyết et al., 2005) [59], [95].

Thực tế cho thấy, các dự án trồng rừng vùng cát ven biển khó thiết lập được khu rừng ven biển liền dải, liền khoảnh; tỷ lệ thành rừng thấp, chưa đảm bảo khả năng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển... bởi các nguyên nhân chính như:

(i) Khó khăn về lập địa trồng rừng, đặc biệt trên các lập địa khó khăn như: cát mới bồi ven biển, bán ngập (bàu, tró), cát di động, cát bán di động, cát cố định bán ngập và ngập mùa mưa, …


(ii) Hạn chế về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng (cơ cấu cây trồng chưa được lựa chọn thích hợp cho các nhóm dạng lập địa, cây con kém chất lượng, thiếu sự bảo vệ cây con khỏi các tác động vật lý (cát bay làm vùi lấp, trơ gốc...) trong giai đoạn phát triển quan trọng ban đầu, thiếu sự chọn lọc đa dạng loài và biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp với đặc điểm, đặc trưng từng nhóm dạng lập địa;

(iii) Chưa có qui trình, biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng cho những điều kiện nhóm dạng lập địa khác nhau, đặc biệt lập địa rất khó khăn (cát di động mạnh, cát bán di động, cát mới bồi ven biển...);

(iv) Đối tượng nghiên cứu (cây rừng) có đời sống dài, trong khi thời gian nghiên cứu ngắn (4 - 5 năm) nên các kết quả chưa đánh giá được một cách hệ thống. Ngoài ra, các nghiên cứu sau không kế thừa và nghiên cứu tiếp vấn đề của các nghiên cứu trước. Do vậy, các kết quả nghiên cứu không đồng nhất và chưa đánh giá một cách toàn diện;

(v) Chưa xây dựng được mô hình NLKH vùng cát một cách hiệu quả và bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023