Diện Tích Và Phân Bố Các Loại Đất Cát Ven Biển Theo Độ Cao


Hàm lượng lân dễ tiêu trên đất cát biển từ 2,75 - 5,58 mg/100g đất cát và chưa có sự khác nhau rõ giữa các độ sâu lấy mẫu (p = 0,58 - 0,97), nhưng giữa các điểm lấy mẫu (Triệu Phong ~ Hải Lăng) là có sự khác nhau rõ (p = 0,00037). Trên cồn cát bán di động, hàm lượng lân dễ tiêu từ 2,74 - 3,98 mg/100g đất cát và chưa có sự khác nhau rõ giữa độ sâu lấy mẫu T2 ~ T1 (p = 0,20), T3 ~ T2 (p = 0,58), nhưng giữa độ sâu lấy mẫu T3 ~ T1 là có sự khác nhau rõ (p = 0,033). Tuy nhiên, giữa các địa phương lẫy mẫu khác nhau là chưa có sự khác nhau rõ (p = 0,24 - 0,99).

Hàm lượng Kali dễ tiêu bình quân ở các độ sâu lấy mẫu và ở trên các dạng địa hình địa mạo khác nhau cũng như giữa các địa phương lấy mẫu khác nhau chưa có sự khác nhau rõ. Ở đất cát biển hàm lượng Kali dễ tiêu từ 2,19 - 3,06 mg/100g đất cát và chưa có sự khác nhau giữa các độ sâu lấy mẫu (p = 0,69 - 0,99) cũng như gữa các địa điểm lấy mẫu (p = 0,78). Ở cồn cát bán di động, hàm lượng Kali dễ tiêu từ 1,37 - 1,62 mg/100g đất cát và chưa có sự khác nhau giữa các độ sâu lấy mẫu (p = 0,74 - 0,96) cũng như giữa các địa phương lấy mẫu (p = 0,065 - 0,99), chỉ có trường hợp giữa Lệ Thủy ~ Cẩm Xuyên là có sự khác nhau rõ rệt về hàm lượng Kali dễ tiêu (p = 0,0098). Hàm lượng chất hữu cơ (OM, %) chưa có sự khác nhau rõ giữa các độ sâu lấy mẫu trên cùng dạng địa hình địa mạo cũng như giữa các địa phương lấy mẫu. Hàm lượng chất hữu cơ từ 0,21 - 0,32% (cồn cát bán di động) đến 0,22 - 0,61% (đất cát biển). Hàm lượng lân tổng số chưa có sự khác nhau rõ giữa các độ sâu lấy mẫu trên cùng dạng địa hình địa mạo cũng như giữa các địa phương lấy mẫu, bình quân từ 0,02 - 0,05% (đất cát biển), đến 0,21 - 0,32% (cồn cát bán di động).

Như vậy, theo các dạng địa hình địa mạo khác nhau (đất cát biển và cồn cát bán di động) các chỉ tiêu pHKCl, Ni tơ tổng số, Kali tổng số, lân tổng số, lân dễ tiêu, và hàm lượng chất hữu cơ là chưa có sự khác nhau rõ rệt.

c) Tiêu chí về độ cao

Trong quá trình hình thành và phát triển của đất cát biển, yếu tố địa hình, cụ thể là độ cao của địa hình không giống nhau đã tạo nên các khác biệt căn bản như chế độ nước không giống nhau gây ra sự tích tụ và phân bố vật chất khác nhau, sự phân bố thực vật khác nhau tạo nên quá trình tích tụ mùn không giống nhau, sự rửa trôi và bốc hơi khác nhau tạo nên sự kết đọng sắt, nhôm, hình thành kết von không giống nhau, … (Phan Liêu, 1981) [52]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích nhóm đất cát ven biển khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu ở cấp độ cao H4 (> 15m), có 47.435,4ha, chiếm 46,4% tổng diện tích các loại đất cát ven biển, và chiếm 54,9% tổng diện tích các loại đất của các huyện ven biển khu vực nghiên cứu ở cùng cấp độ cao; tiếp đến, cấp độ cao H3 (5 -


15m) có 27.123ha (chiếm tương ứng là 26,5% : 13,2%), cấp độ cao H2 (1 - 5m) có 20.616ha (20,2% : 3,3%), và thấp nhất, ở cấp độ cao H1 (< 1m) có 7.123,4ha (7,0% : 68,2%). Diện tích và phân bố các loại đất cát ven biển theo độ cao và theo đơn vị hành chính xã, huyện ven biển khu vực nghiên cứu được trình bày chi tiết tại Phụ lục I.

Bảng 3.5. Diện tích và phân bố các loại đất cát ven biển theo độ cao

Đơn vị tính: ha


TT

Tỉnh/

Độ cao

Loại đất cát ven biển

Tổng diện tích

các loại đất

C

Cc

Tổng

1

H1

3.139,6

1.432,5

4.572,2

4.572,2

2

H2

10.476,2

3.222,6

13.698,7

181.136

3

H3

4.528,7

4.705,3

9.234

17.164,8

4

H4

1.091,7

1.452,9

2.544,7

3.126

I

Hà Tĩnh

19.236,5

10.813,3

30.049,7

205.999

1

H1

702,1

1.827,5

2.529,8

5.791

2

H2

2047,5

4815,7

6.863,4

294.982,3

3

H3

3428,5

14.179,6

17.608,1

183.066,9

4

H4

2.927

8.168

11.095,1

49.140,2

II

Quảng Bình

9.105,3

28.991,1

38.096,4

532.980,3

1

H1

0

0

21,5

80,9

2

H2

35,1

0

54

146.684,1

3

H3

116,2

0

224,1

5.852

4

H4

10.258,7

23.531,6

33.795,6

34.198,2

III

Quảng Trị

10.409,9

23.736,7

3.4152

186.989,2

IV

Tổng khu vực

38.751,6

63.541,1

102.298,1

925.968,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị - 10

Như vậy, trên cơ sở tiêu chí về độ cao tuyệt đối vùng đất cát ven biển khu vực nghiên cứu có thể chia ra làm 4 cấp chỉ tiêu độ cao sau: (i) H1 (< 1m); (ii) H2 (1 - 5m); (iii) H3 (5 - 15m); và (iv) H4 (> 15m) để làm cơ sở phân chia nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu.

d) Tiêu chí về điều kiện thoát nước, giữ nước của đất cát

Nguồn nuôi dưỡng nước ngầm nói chung gồm nước khí quyển, nước tưới thấm qua từ các cánh đồng lúa ngập nước, hơi nước trong đất ngưng tụ lại. Ở đất cát biển, nguồn quan trọng bậc nhất là nước khi quyển thể hiện ở lượng nước của các sông trong vùng. Đất cát biển có mực nước ngầm cao (từ 50 - 160 cm). Độ sâu xuất hiện nước ngầm phụ thuộc lượng mưa, tháng 11 mưa lớn nên nước ngầm dâng cao hơn so với các tháng 1, 2 và 3. Càng xa biển nước ngầm xuống sâu hơn (Phan Liêu, 1981)


[52]. Cồn cát sơ khai, cồn cát tiền tiêu là vùng thường xuyên bị nhiễm mặn, thành phần cơ giới là đất cát hơi vàng, hạt thô, thực bì che phủ chủ yếu là muống biển, mạch nước ngầm nông, có xảy ra hiện tượng cát bay cát chảy.

Chế độ nước hay khả năng thoát giữ nước của đất cát vùng ven biển thể hiện mức độ ngập hay không ngập (ở cả mùa mưa hoặc mùa khô), mực nước ngập ở nông hay ở sâu. Chế độ nước liên quan đến dạng địa hình địa mạo vùng cát ven biển. Dạng đụn cát, cồn cát không bao giờ ngập nước (kể cả vào mùa mưa) và mực nước ngập ở sâu, thường không có cây cỏ che phủ hoặc lác đác xuất hiện các đám cỏ lông chông, muống biển. Bãi cát cao thường không ngập, có mực nước ngầm sâu, được cố định bởi các loại cỏ chịu hạn. Bãi cát thấp có chế độ nước hoặc là ẩm ướt, hoặc là bán ngập, hoặc là ngập thường xuyên liên quan đến mức độ chua của đất cát, và có các loại thực vật (cỏ) chỉ thị như cỏ chịu ẩm, chịu phèn, hoặc cỏ ưa ẩm. Các dạng này cát ít bị di động bởi gió nhưng là vùng xung yếu gây hại bởi nước chảy tạo thành suối cát (Nguyễn Xuân Quát & Đặng Văn Thuyết, 2005; Đặng Văn Thuyết, 2004) [70], [93].

Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu luận án kế thừa các mức phân chia khả năng thoát nước, giữ nước của đất cát dựa trên chế độ nước mặt (khi có mưa) và mực nước ngầm của đất cát vùng ven biển như sau:

Bảng 3.6. Khả năng thoát nước, giữ nước của đất cát vùng ven biển


TT

Khả năng thoát, giữ nước của đất cát

Ký hiệu

1

Không ngập

Kn

2

Ẩm ướt mùa mưa

Am

3

Ẩm ướt quanh năm

An

4

Bán ngập mùa mưa

Bm

5

Ngập thường xuyên

Nx

e) Tiêu chí về điều kiện thực bì

Thảm thực vật tự nhiên vùng cát duyên hải miền Trung phân bố ở tất cả các dạng địa hình địa mạo của môi trường vùng cát, từ các đụn cát di động ven biển đến các đụn cát ổn định nằm sâu bên trong và ít chịu tác động của gió biển; từ các vùng cát khô hạn quanh năm đến các vùng cát bán ngập theo mùa. Các dạng lập địa khác nhau được hình thành bởi hình dạng địa hình địa mạo, loại đất cát, chế độ thoát giữ nước, khoảng cách gần hay xa biển thì có những nhóm loài thực vật chủ yếu mọc tự nhiên chỉ thị cho dạng lập địa đó. Vì vậy, dựa vào nhóm loài cây cỏ ưu thế có thể xác định được dạng lập địa tương ứng và được phân chia thành 8 dạng: (i) Không cỏ cây;


(ii) Cỏ lông chông, muốn biển, bạc trốc (bạc đầu); (iii) Cỏ chịu hạn; (iv) Cỏ chịu ẩm, phèn; (v) Cỏ ưa ẩm; (vi) Cây bụi chịu ẩm, phèn; (vii) Cây bụi chịu hạn; và (viii) Trảng, truông, rú (Nguyễn Xuân Quát & Đặng Văn Thuyết, 2005; Đặng Văn Thuyết & Nguyễn Xuân Quát, 2002) [70], [94].

Thảm thực vật phân bố vùng cát di động: thực vật phân bố trên các đụn cát di động ven biển chủ yếu là các loài thân thảo có lá cứng, có lông, có thân ngầm, khả năng chịu hạn khá tốt, phổ biến là các loài cỏ Lông chông (Spinifex littoreus) cao từ 0,5 - 1,0m thường mọc ở ven chân đụn cát về hướng biển. Đây được xem là loài tiên phong trong toàn dải cát; tiếp đến là các loài như Từ bi biển (Vitex rotundifolia), Rau muống biển (Ipomoea pes-caprae), Gai đầu răng to (Triumfetta gandidens), các loài cỏ chịu hạn thuộc họ Cói (Cyperaceae) như Cúc xạ (Cyperus radians), cỏ Lông bò (Fimbristylis paucifolia), Quăn xanh (F. sericea), Mao thư láng (F. lasiophylla), …, các loại chịu hạn thuộc họ Hòa thảo (Poacea) như Mao tái (Eriachne pallescen), Tinh thảo cát (Eragrostis alopecuroides) các loài này thường mọc ở đỉnh của các đụn cát (Nguyễn Hữu Tứ, 2004) [83]. Các đụn cát di động tập trung chủ yếu ở ven biển, thường chịu ảnh hưởng của gió biển. Ở những nơi cường độ di chuyển của cát mạnh, bề mặt cát thường trống trải vì không một loài thực vật nào thích nghi được với tốc độ thay đổi mạnh của bề mặt cát. Đa số các đụn cát di động ở vùng đất cát duyên hải miền Trung có thành phần loài thực vật với cỏ chiếm ưu thế.

Thảm thực vật phân bố vùng cát ổn định: thảm thực vật phân bố ở vùng cát ổn định khá phong phú về thành phần loài và dạng sống. Có thể phân chia thảm thực vật vùng cát duyên hải Bắc miền Trung thành 3 kiểu như sau: (i) trảng cỏ, (ii) trảng cây bụi, và (iii) rừng (rú cát) (Hồ Đắc Thái Hoàng & Trương Thị Hiếu Thảo, 2015) [42] cụ thể như sau:

+ Trảng cỏ: trảng cỏ vùng cát ổn định có thể phân thành 2 dạng: (1) trảng cỏ phân bố trên cát khô, không ngập nước, chủ yếu là các loài cỏ chịu hạn tốt, có lá cứng, vào mùa khô nóng phần lớn các bộ phận nằm trên mặt đất đều bị khô; và (2) trảng cỏ ẩm phân bố vùng đất cát sát các ven trằm (bàu nước), hoặc trên các vùng đất cát mới bồi tụ khá ẩm ướt, hàng năm thường chịu ngập định kỳ từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau. Trảng cỏ phân bố trên đất cát khô, không ngập nước: Thành phần thực vật xuất hiện chủ yếu thuộc hai họ Cói (Cyperaceae) và họ Hòa thảo (Poaceae). Các loài chiếm ưu thế như Cỏ chỉ (Cylodon dactylon), Tú chình (Digitaria petelotii), Bần thảo rìa (Eremochloa ciliaris), Mao tái (Eriachne palllencens), Mồm nốt (Ischaemum barbatum var. lodiculare), Thiên nhỉ ấn (Perotis in dica), Cỏ quăn xanh (Fimbristylis


sericea), Cói xạ (Cyperus radians), Cỏ chanh lươn (Leptocapus disjunctus)… Trảng cỏ phân bố trên cát ẩm: Thành phần loài ưu thế là các loài cỏ hàng năm, khả năng chịu hạn kém như Lữ đằng (Lindernia eberhardtii), Om hoa nhỏ (Limnophila micrantha), Mè tré (Alpinia globosa), Cỏ lông bò (Fimbristylis pauciflora), các loài Dùi trống (Ericocaulon spp.), Cốc tinh thảo (Eriocaulon sexangulare), rải rác là các loài cây gỗ như Trai nước và một số cây bụi như Mua, Chổi sể… đặc điểm của môi trường này là ẩm ướt kể cả trong mùa khô, và ngập định kỳ vào mùa mưa. Vì vậy, khác với trảng cỏ trên cát khô, cỏ ở đây luôn xanh tốt và tạo nên quần xã thực vật khá ổn định.

+ Trảng cây bụi: trảng cây bụi là kiểu thảm thực vật chiếm diện tích khá lớn và rất đặc trưng ở vùng cát duyên hải Bắc miền Trung. Trảng cây bụi khá đa dạng về thành phần loài và dạng sống, phân bố rộng từ vùng đất khô hạn đến vùng đất ngập nước. Có thể chia trảng cây bụi dựa vào điều kiện môi trường sống thành 2 dạng chính: (a) Trảng cây bụi phân bố trên cát khô, và (b) Trảng cây bụi phân bố trên cát ẩm hoặc ngập nước định kỳ.

Trảng cây bụi trên đất cát khô (rú): những trảng cây bụi rậm rạp do mật độ phân bố cá thể trên đơn vị diện tích khá cao, cây phân cành sớm, nhiều cành to, cây không phát triển mạnh về chiều cao nhưng có khuynh hướng tạo tán rộng và dày. Do đặc điểm tiểu khí hậu khá ổn định nên có sự diễn thế giai đoạn đầu của nhóm cây gỗ nhỏ mọc thành cụm từ 5 - 7 loài xen lẫn với quần xã cây bụi tạo thành đám liên tục có diện tích tương đối lớn, chiều cao của các rú thường không vượt quá 10m. Vùng cát ven biển không ngập nước miền Trung có 49 loài cây gỗ và 52 loài cây bụi (Đỗ Xuân Cẩm, 2011; Trần Thị Hân et al., 2015) [20], [40].

Trảng cây bụi trên đất cát bán ngập (ngập theo mùa) hoặc ngập thường xuyên: trảng cây bụi vùng cát bán ngập hoặc ngập thường xuyên có thành phần loài thực vật ít hơn so với trảng cây bụi trên đất cát khô, chiều cao của thảm thực vật thập hơn, không vượt quá 4m, các loài mọc thưa thớt hơn, không phân bố theo cụm, theo đám. Thành phần loài thực vật khá đơn giản, các loài chiếm ưu thế như: Tràm (Melaleuca cajeputi), các loại Mua (Melastoma spp.), Chổi sể (Baeckea frutescens), các loài Nắp ấm (Nepanthes spp.), Hoàng đầu suông (Xyris bancana), Hoàng đầu hẹp (Xyris complatana), Bắt ruồi (Drosera burmanii), Ba chạc (Euodia lepta)… Ở Quảng Trị còn gặp thêm một số loài như Ri ri cát (Rotula aquatica), Rù rì (Homonoia riparia), Cấu trời (Phyllanthus chamaepence), Sung chè (Ficus abelii) (Trần Đình Lý et al., 2005) [53].


Hình 3.2. Hiện trạng trước và sau khi khai thác rừng trồng ở chu kỳ 1

Kết quả điều tra, khảo sát thực tế tại các địa phương ngoài những trạng thái thực bì trên còn xuất hiện trạng thái thực bì sau khai thác rừng trồng vùng cát ở các chu kỳ sau (sau khi đã khai thác các lâm phần rừng trồng vùng cát ven biển), chủ yếu là chu kỳ 2. Như vậy, kế thừa cách phân chia thảm thực vật chỉ thị của tác giả (Đặng Văn Thuyết, 2004) [93], nhưng trong phạm vi nghiên cứu luận án có gộp dạng cỏ chịu hạn, cây bụi chịu hạn vào một nhóm; dạng cỏ ưa ẩm, chịu ẩm và cây bụi chịu ẩm vào một nhóm và có bổ sung thêm dạng thực bì sau khai thác rừng trồng vùng cát (chu kỳ sau) ven biển khu vực nghiên cứu. Theo đó, điều kiện thực bì vùng cát ven biển được chia thành 5 trạng thái thực bì sau:

Bảng 3.7. Trạng thái thực bì vùng đất cát ven biển



TT

Trạng thái thực

Ký hiệu


Đặc điểm


1

Không có cây cỏ


T1

Không có cây cỏ, gặp ở các đụn, cồn cát cao ở vùng ngoài và vùng giữa bị di động mạnh do gió và hầu như

chưa có thực vật định cư.


2


Cỏ chịu hạn, cây bụi chịu hạn


T2

Cây cỏ chịu hạn. Loài thực vật: cỏ Quăn đỏ, Quăn trắng, Dó niệt, Xương rồng… thường mọc trên các cồn cát bán cố định, có mực nước ngầm sâu;

Cây bụi chịu hạn. Loài thực vật: Quýt dại, Mẫu đơn, Găng, Dó niệt, Xương rồng… thường mọc trên các cồn

cát bán cố định, có mực nước ngầm sâu.


3

Trảng truông, rú


T3

Trảng truông, rú cát. Loài thực vật: Trâm, Tràm gió, Hoa dẻ, Chạc trìu, Sở, Móc, Dó niệt, Găng gai, Sò đo,

Xương rồng, Dứa bà… thường mọc ở bãi cát cố định.



TT

Trạng thái thực

Ký hiệu


Đặc điểm


4


Cỏ ưa ẩm, chịu ẩm; cây bụi chịu ẩm


T4

Cỏ ưa ẩm. Loài thực vật: cỏ Ống, cỏ Gấu… mọc ở các bãi cát cao nhưng đủ ẩm, không bị ngập nước;

Cỏ chịu ẩm, phèn. Loài thực vật: cỏ Rười mọc dày đặc, có chỗ xen Mua bà, Thanh hao… phân bố chủ yếu ở vùng ngoài gần sát biển;

Cây bụi chịu ẩm, phèn. Loài thực vật: Mua bà, Thanh hao, Tràm gió… mọc rải rác ở bãi cát ẩm ướt quanh

năm, đất thường chua, phèn.


5

Sau khai thác rừng trồng vùng cát (chu kỳ

sau)


T5


Diện tích khai thác rừng trồng vùng cát ven biển

3.1.2. Phân chia các nhóm dạng lập địa trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển

Trên cơ sở phân chia và tổng hợp các yếu tố cấu thành các nhóm dạng lập địa vùng đất cát khu vực nghiên cứu và để đơn giản, thuận lợi, dễ áp dụng kết quả phân chia các dạng lập địa, nhóm dạng lập địa trong việc đánh giá và đề xuất cơ cấu cây trồng rừng và hướng sử dụng, luận án gộp một số yếu tố cấu thành lập địa có điều kiện tương đồng nhau về đặc điểm, tính chất, bao gồm: (i) địa hình, địa mạo; (ii) loại đất cát; (iii) độ cao; (iv) khả năng thoát, giữ nước của đất cát và (v) thảm thực vật chỉ thị thành các nhóm dạng lập địa như sau:


Bảng 3.8. Tổng hợp các yếu tố cấu thành các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu



TT


Địa hình, địa mạo


Loại đất cát


Độ cao

Khả năng thoát nước, giữ nước của đất cát

Thảm thực vật chỉ thị


Không có cây cỏ (T1)

Cỏ chịu hạn, cây bụi chịu hạn

(T2)

Trảng truông, rú (T3)

Cỏ ưa ẩm, chịu ẩm; cây bụi

chịu ẩm (T4)

Sau khai thác rừng trồng vùng cát (T5)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)


1

Đụn cát di động

(Đ)

Cồn cát trắng,

vàng (Cc)

Từ 1m đến 5m (H2)

Không ngập (K)

ĐCc21KT1

ĐCcH2KT2

-

-

-

Từ 5m đến 15m (H3)

ĐCcH3KT1

ĐCcH3KT2

-

-

-

Trên 15m (H4)

ĐCcH4KT1

ĐCcH4KT2

-

-

-


2

Cồn cát bán di động (C)

Cồn cát trắng, vàng (Cc)

Từ 1m đến 5m (H2)


Không ngập (K)

CCcH2KT1

CCcH2KT2

CCcH2KT3

-

-

Từ 5m đến 15m (H3)

CCcH3KT1

CCcH3KT2

CCcH3KT3

-

-

Trên 15m (H4)

CCcH4KT1

CCcH4KT2

CCcH4KT3

-

-


3


Cồn cát, bãi cát cố định (B)


Cồn cát trắng, vàng (Cc)

Từ 1m đến 5m (H2)

Không ngập

(K)

-

BCcH2KT2

BCcH2KT3

-

BCcH2KT5

Từ 1m đến 5m (H2)

Ẩm ướt mùa

mưa (A)

-

BCcH2AT2

-

BCcH2AT4

BCcH2AT5

Từ 1m đến 5m (H2)

Ẩm ướt quanh

năm (An)

-

-

-

BCcH2AnT4

BCcH2AnT5

Dưới 1m (H1)

Bán ngập mùa

mưa (M)

-

-

-

BCcH1MT4

BCcH1MT5

Dưới 1m (H1)

Ngập thường

BCcH1NT1

-

-

BCcH1NT4

-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023