nghi, nhờ
đó có thể
so sánh
ưu khuyết điểm của các phương án thiết kế để
chọn phương án xây dựng hợp lý nhất.
Bản đồ lan truyền tiếng ồn trong các khu xây dựng có thể lập được khi áp dụng quy luật lan truyền tiếng ồn trên địa bàn bằng phẳng kết hợp với sự giảm mức ồn của các ngôi nhà – tường chắn đã nghiên cứu. Theo các phương án quy hoạch kiến trúc khác nhau, khi lập bản đồ tiếng ồn có thể dựng các đường phân bố mức ồn tương tự khi có phương án quy hoạch kiến trúc. Trình tự lập bản đồ phân bố tiếng ồn giao thông một khu xây dựng có thể tiến hành như sau:
Bước 1:
Dựng các đường đồng mức giảm tiếng
ồn trên địa hình bằng
phẳng, không xét đến sự có mặt của công trình
Bước 2: Dựng các đường giảm mức ồn sau các ngôi nhà – tường chắn. Để đơn giản bớt công việc, chúng ta có thể dùng phương pháp gần đúng khi sử
dụng biểu đồ của bước 1. Biểu đồ này lập cho trường hợp cường độ 300 – 700 xe/h.
xe N =
Bước 3: Phối hợp hai hệ thống đường giảm mức ồn, sau đó đưa vào trị số
mức ồn tính toán của dòng xe đường phố ta sẽ dựng được bản đồ tiếng ồn giao thông.
1.2.5. Phương pháp đo và đánh giá tiếng ồn
Tiếng ồn có thể đo và đánh giá theo:
lan truyền
° Phổ tiếng ồn, trong phạm vi tần số từ 63 đến 8000Hz, theo dải tần số 1 ốcta hoặc 1/3 ốcta.
° Mức ồn tổng cộng theo thang A, B hoặc C của máy đo tương ứng với mức âm thấp trung bình hoặc cao của nguồn. Tuy nhiên các phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn tiếng ồn hiện nay của nước ta và trên thế giới cho phép
chỉ dùng mức ồn tổng cộng theo thang A (dB A) để đánh giá tiếng ồn sinh hoạt, giao thông và cả tiếng ồn mức cao trong công nghiệp.
Tuy nhiên, do đặc điểm bức xạ tiếng ồn của các nguồn khác nhau, người ta quy định các phương pháp đo và đánh giá riêng cho mỗi loại nguồn ồn. Đối với đo tiếng ồn dòng xe được đo như sau:
1.2.5.1. Quy định các vị trí đo tiếng ồn
Theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5964:1995 – ISO 1996/1:1982 quy định các vị trí đo tiếng ồn như sau:
Việc chọn các vị trí đo phụ thuộc vào mục đích đo được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.
Các phép đo ngoài nhà: khi muốn giảm ảnh hưởng của phản xạ âm đến tối thiểu thì các phép đo, nếu có thể được, cần thực hiện ở cách cấu trúc phản
xạ ít nhất 3,5m không kể mặt đất. Khi không có quy định khác thì độ cao để
tiến hành đo là 1,2 đến 1,5m trên mặt đất. Độ cao của các phép đo khác do các tiêu chuẩn tương ứng quy định.
Các phép đo ngoài trời gần các nhà cao tầng: các phép đo này được thực hiện ở các vị trí mà tiếng ồn đối với nhà cao tầng được quan tâm. Nếu không có chỉ định gì khác thì vị trí các phép đo tốt nhất là cách mặt trước 1 đến 2m và ở trên sàn từ 1,2 đến 1,5m.
Các phép đo trong nhà: các phép đo này thực hiện ở bên trong hàng rào, mà
ở đó tiếng
ồn cần quan tâm đến. Nếu không có gì chỉ
định khác, các vị
trí đo
lường nên cách các tường hoặc các bề mặt phản xạ chính khác ít nhất 1m, trên sàn từ 1,2 đến 1,5m và cách các cửa sổ khoảng 1,5m.
° Cách trục của làn xe gần nhất là 1,2 mét so với tường nhà.
điểm
° Cách xa cửa sổ 1,5m phụ thuộc vào đo một hoặc ba lần đo tại một
° Chiều cao đo là 1,5m
° Khoảng cách điểm đo giữa điểm đo trên đường lớn hơn 2m
° Thời gian đo liên tục trong 8h vào ban ngày và 0,5h vào ban đêm Mức ồn của dòng xe phụ thuộc:
° Số lượng xe chạy trên đường trong một giờ theo cả hai chiều, gọi
là cường độ dòng xe. Cường độ dòng xe càng lớn mức ồn sẽ càng cao.
° Thành phần của dòng xe – là tỷ lệ (%) các loại xe thành phần
trong dòng xe. Thường người ta quan tâm ba loại xe:
Xe khách và xe vận tải nặng
Xe tải và xe khách nhẹ
Xe mô tô hai và ba bánh
° Vận tốc dòng xe (km/h)
° Đặc điểm của đường, loại mặt đường, độ dốc.
° Đặc điểm của các công trình hai bên đường (có hay không có nhà cửa hai bên đường).
1.2.5.2. Phương pháp đánh giá
Tiếng ồn dòng xe là không ổn định và phải đánh giá theo mức ồn tương đương (LAtd). Ngay từ năm 1940 ở Chicago người ta đã nhận thấy phân bố của tiếng ồn dòng xe rất gần với phân bố chuẩn ( phân bố Gauss). Năm 1968, nghiên
cứu của J.Foxon & F.Pearson cho thấy có thể
nhận được phân bố
chuẩn của
mức ồn cả khi cường độ dòng xe lớn và nhỏ. Vì vậy, mấy thập niên gần đây người ta đã áp dụng phổ biến phương pháp phân tích thống kê để nghiên cứu
tiếng ồn dòng xe và lập được biểu đồ xác suất phân bố mức ồn. Từ biểu đồ này chúng ta có thể rút ra một số trị số rất có ý nghĩa của tiếng ồn dòng xe là:
L10 – Mức ồn bằng và vượt 10% thời gian đo, là mức ồn trung bình cực đại của dòng xe, tương đương mức ồn của một xe.
L90 – Mức ồn bằng và vượt 90% thời gian đo, tương đương với mức ồn nền của đường.
L50 – Mức ồn bằng và vượt 50% thời gian đo, tương đương mức ồn trung bình của dòng xe.
Các điều kiện nghiên cứu theo phương pháp thống kê xác xuất để được độ chính xác cần thiết:
Đo trong giờ cao điểm của ngày
đạt
Thời gian đo là 10 phút khi cường độ dòng xe 1000 – 3000 xe/h, 20 phút khi cường độ 500 1000 xe/h, và 30 phút khi dưới 500 xe/h. Mọi trường hợp khi chưa rõ cường độ dòng xe cần phải đo 20 – 30 phút.
Tốc độ lấy số hiệu số liệu đo.
Hình 1.5. Biểu đồ xác xuất phân bố mức ồn
1.2.5.3. Trị số tính
Nhiều nước dùng mức ồn giao thông tương đương (LAtd) làm mức ồn tính toán của tiếng ồn giao thông. Mức ồn tương đương thường thấp hơn mức LAtd khoảng 1 – 2dB khi cường độ dòng xe 500 – 3000 xe/h
Ở Pháp dùng mức ồn tương đương trong thời gian từ 8 đến 20 giờ làm mức ồn tính toán ban ngày.
Ở Anh dùng “chỉ số tiếng ồn giao thông” làm mức ồn trung bình của L10
trong 18 giờ
hàng ngày vì mức
ồn này gây
ảnh hưởng khó chịu đáng kể
cho
người dân và chính phủ dựa vào mức này để xác định việc bồi thường cho họ ( ở Anh mức ồn được đo cách mép đường 10m)
Nước ta chưa có tiêu chuẩn quy định mức ồn giao thông tính toán. Có ý kiến sử dụng mức ồn tương đương trung bình trong thời gian từ 8 giờ đến 20 giờ, đo cách trục đường 7,5m làm trị số mức ồn tính toán.
Mức
ồn tương đương tính toán mỗi giờ
có thể
xác định gần đúng theo
cường độ dòng xe cho ở bảng sau khi dòng xe có 20% xe tải và xe hành khách nặng động cơ carburateur, với vận tốc 40km/h.
Bảng 1.11: Mức ồn tương đương của dòng xe
40 | 50 | 60 | 80 | 100 | 150 | 200 | 300 | 400 | 500 | |
Mức ồn (LAtd) dBA | 65 | 65,5 | 66 | 66,5 | 67 | 68 | 69 | 70 | 70,5 | 71 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu áp dụng phần mềm tiện ích của điện thoại thông minh nhằm đánh giá tiếng ồn giao thông và chỉ số iri của mặt đường - 2
- Kết Luận Về Mức Ồn Có Ảnh Hưởng Tới Con Người
- Độ Giảm Mức Ồn Cực Đại Sau Tường Chắn Lmax, Db
- Độ Gồ Ghề Của Mặt Đường Và Chỉ Số Độ Gồ Ghề Quốc Tế Iri
- Tiêu Chí Nghiệm Thu Độ Bằng Phẳng Theo Iri Đối Với Đường Xây Dựng Mới
- Giới Thiệu Phần Mềm Đo Tiếng Ồn Trên Điện Thoại Thông Minh
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
700 | 900 | 1000 | 1500 | 2000 | 3000 | 4000 | 5000 | 10000 | |
Mức ồn (LAtd) dBA | 65 | 65,5 | 66 | 66,5 | 67 | 68 | 69 | 70 | 70,5 |
Các trị số
trong bảng trên được hiệu chỉnh theo các trường hợp cụ
thể
theo thực tế sau đây:
1) Theo số lượng xe tải và xe khách nặng động cơ carburateur: Tăng, giảm 13% hiệu chỉnh 1dB A
2) Theo số lượng xe tải và xe khách động cơ diesel: Giảm không quá 10% hiệu chỉnh 0dB A
Tăng 10% hiệu chỉnh +1 dB A
3) Theo vận tốc dòng xe:
70 – 80km/h: tăng, giảm 7% hiệu chỉnh + () 1 dB A 80 – 120km/h: tăng 20% hiệu chỉnh + 1 dB A
4) Theo độ dốc chiều dọc đường Độ dốc 0% hiệu chỉnh 0
Tăng 2% hiệu chỉnh + 1dB A
5) Theo chiều rộng đường phố có nhà hai bên đường Rộng trên 50m hiệu chỉnh 0
Giảm 10m hiệu chỉnh + 1 dB A
Bên cạnh việc đánh giá tiếng ồn dòng xe theo mức ồn tương đương chúng ta còn lập được phổ tiếng ồn giao thông.
Tiếng ồn giao thông phụ thuộc loại tiếng ồn tần số thấp ( không xét đến âm thanh do còi xe tạo ra)
Dạng phổ tiếng ồn giao thông phụ thuộc cường độ dòng xe N
1.2.6. Tiêu chuẩn tiếng ồn
Tiếng ồn là một trong những dạng ô nhiễm môi trường rất có hại đối với
sức khỏe của con người. Với mức ồn khoảng 50 dBA đã làm suy giảm hiệu
suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc. Với mức ồn khoảng 70 dBA đã
làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, làm tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động. Sống và làm việc trong môi trường có mức ồn khoảng 90 dBA sẽ bị mệt mỏi. mất ngủ, bị tổn thương chức năng của thính giác, mất thăng bằng cơ thể và bị suy nhược thần kinh. Vì vậy, cần phải có tiêu chuẩn tiếng ồn để làm cơ sở pháp lý kiểm
soát và khống chế của cộng đồng.
ô nhiễm tiếng
ồn, bảo vệ điều kiện làm việc và sức khỏe
Tiêu chuẩn về tiếng ồn thường có 3 loại:
Mức ồn tối đa cho phép đối với nguồn ồn
Mức ồn tối đa cho phép đối với khu công cộng và dân cư
Mức ồn tối đa cho phép ở trong công trình
a) Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép đối với các nguồn ồn
Nguồn
ồn thường là tiếng
ồn của các phương tiện giao thông vận tải,
tiếng ồn của các máy móc, thiết bị. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát mức ồn do từng phương tiện giao thông (xe) hay từng thiết bị, máy móc gây ra.
Bảng 1.12 giới thiệu tiêu chuẩn TCVN 5948 – 1995 cho mức ồn tối đa
cho phép đối với các phương tiện giao thông vận tải đường bộ để minh họa.
Bảng 1.12: Mức ồn tối đa cho phép đối với tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ
TÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI | MỨC ỒN TỐI ĐA (dBA) | |
1 | Xe máy đến 125 cm3 | 80 |
2 | Xe máy trên 125 cm3 | 85 |
3 | Xe máy 3 bánh | 85 |
4 | Xe ô tô con, xe taxi, xe khách đến 12 chỗ ngồi | 80 |
5 | Xe khách trên 12 chỗ ngồi | 85 |
6 | Xe tải đến 3,5 tấn | 85 |
7 | Xe tải trên 3,5 tấn | 87 |
Xe tải công suất trên 150 kW | 88 | |
9 | Máy kéo, xe ủi đất, xe tải đặc biệt lớn | 90 |
Chú thích: Phương pháp đo mức ồn phát ra của phương tiện giao thông vận tải đường bộ được quy định trong TCVN tương ứng
b) Tiêu chuẩn về mức ồn tối đa cho phép ở các khu vực công cộng và dân
cư
Tiếng ồn ở đây là tiếng ồn tổng cộng của mọi nguồn
ồn do hoạt động
của con người về giao thông vận tải, sản xuất, dịch vụ, vui chơi giải trí…gây ra tác động đến các khu công cộng và dân cư xung quanh. Tiêu chuẩn này thường dùng để kiểm soát và đánh giá tác động tiếng ồn của các dòng xe giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, hoạt động của sân bay, tuyến máy bay lên xuống và hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp đối với các khu công cộng và dân cư xung quanh.
Bảng 1.13 dưới đây là giới thiệu tiêu chuẩn TCVN 5949 – 1995 về mức
ồn giới hạn tối đa cho phép đối với khu vực công cộng và dân cư để minh họa. Bảng 1.13: Giới hạn tối đa cho phép đối với khu vực công cộng dân cư (theo mức ồn tương đương), dBA
KHU VỰC | THỜI GIAN | |||
6h – 18h | 18h – 22h | 22h – 6h | ||
1 | Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học | 50 | 45 | 40 |
2 | Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính… | 60 | 55 | 45 |
3 | Khu vực thương mại, dịch vụ | 70 | 70 | 50 |
4 | Khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư | 75 | 70 | 50 |
c) Tiêu chuẩn mức ồn ở bên trong công trình