Kết Luận Về Mức Ồn Có Ảnh Hưởng Tới Con Người


­ Quấy rầy về mặt sinh học của cơ thể, chủ yếu đối với bộ phận thính giác và hệ thần kinh.

­ Quấy rầy về mặt xã hội của con người.

Tất cả các quấy rầy đó dẫn tới biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý,

hiệu quả người

lao động của con người, tức là

ảnh hưởng tới cuộc sống của con

Hình 1.1: Giới thiệu tác hại của tiếng ồn có mức âm trung bình ở tần số 1000hZ là 50 dB (đường cong c) và 70 dB (đường cong b) và 90 dB (đường cong

a) đối với cuộc sống con người.



a

b

c

Möùc aâm dB

130


120


110


100


90


80


70


60


50


40


250 500 1000 2000 4000

Taàn soá


Hình 1.1. Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Trong đó: ­ a: làm tổn thương chức năng thính giác, mất ngủ suy nhược thần kinh, mệt mỏi toàn thân…


­ b: làm ảnh hưởng tới mạch tim đập, nhịp thở, huyết áp, hoạt

động dạ dày, mất hứng thú lao động.

­ c: quấy rầy trao đổi thông tin, giảm hiệu suất lao động.

Bảng 1.1. Kết luận về mức ồn có ảnh hưởng tới con người


Mức ồn (dB.A)


30­35

Không ảnh hưởng đến giấc ngủ

40

Ảnh hưởng đến giấc ngủ. Điều kiện làm trí óc tốt

50

Phá rối giấc ngủ rõ rệt. Điều kiện tốt cho sinh hoạt và nghỉ

ngơi nói chung

65

Quấy rối công việc, sinh hoạt. Bắt đầu có ảnh hưởng xấu

về tâm sinh lý con người

80

Chưa gây ảnh hưởng xấu tới tai khi tiếp xúc lâu dài

85

Bắt đầu gây bệnh nặng tai và bệnh điếc

100

Gây tổn thương không hồi phục của tai

120

Gây đau tai

150

Tức khắc gây tổn thương thính giác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng phần mềm tiện ích của điện thoại thông minh nhằm đánh giá tiếng ồn giao thông và chỉ số iri của mặt đường - 3

Khi con người làm việc ở trong môi trường ồn, sau vài giờ làm việc phải mất thời gian nhất định thì thính giác mới phục hồi được bình thường. Thời gian đó gọi là thi gian phc hi thính giác, nếu con người chịu tác động với tiếng ồn to và quá lâu thì gây bệnh thính giác mãn tính, như là làm thay đổi sự trao đổi các chất trong ốc tai.

Để bảo vệ thính giác, người ta quy định thời gian tối đa tiếp xúc của

tiếng ồn trong mỗi ngày phụ thuộc vào mức ồn khác nhau.

Bảng 1.2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc


Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn

Giới hạn cho phép mức áp suất

âm tương đương (LAeq) ­ dBA

8 giờ

85

4 giờ

88

2 giờ

91

1 giờ

94


30 phút

97

15 phút

100

7 phút

103

3 phút

106

2 phút

109

1 phút

112

30 giây

115

Và tiêu chuẩn cho phép

STT

KHU VỰC

THỜI GIAN

6h – 18h

18h – 22h

22h – 6h

1

Khu vực cần đặc biệt

yên tĩnh: Bệnh viện, thư viện, nhà điều dường, nhà trẻ, trường học, nhà

thờ, chùa chiền…


50


45


40

2

Khu dân cư, khách sạn,

nhà nghỉ, cơ quan hành chính…

60

55

50

3

Khu dân cư xen kẽ trong

khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất…


75


70


50

Bảng 1.3: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương) (Nguồn TCVN 5949 – 1998)


Tuy TCVN có đưa ra những mức ồn tối đa cho phép và hình thức xử phạt những hành vi vi phạm nhưng chiều hướng giảm thiểu tiếng ồn giao thông vẫn chưa được quan tâm nhiều. Trước trình hình đó, các cá nhân nên tự có biện pháp riêng để hạn chế tiếng ồn như sau:

Ngăn ngừa suy giảm sức nghe do tiếng ồn


­ Cần có các chương trình ngăn ngừa và kiểm soát sự tác hại nói chung tại nơi làm việc của tiếng ồn. Cần nhận biết sự nguy hại của tiếng ồn trước khi có trở ngại khó khăn khi nghe. Một hướng dẫn của Liên minh châu Âu đòi hỏi máy móc phải được thiết kế và chế tạo sao cho giảm tối thiểu tiếng ốn phát ra. Cần

thông báo về

tiếng

ồn phát ra

ở máy để

khách mua chẳng những chọn được

thiết bị ít gây hại nhất mà còn ước tính được tác động tiếng ồn nơi làm việc, góp phần lên kế hoạch kiểm soát tiếng ồn.

­ Làm cho một quy trình có sinh tiếng ồn yên tĩnh bớt đi rẻ hơn 10 lần so

với tạo ra một tấm chắn lọc tiếng ồn. Mức độ ồn có thể giảm bằng cách sử

dụng thiết bị khống chế tiếng ồn như thùng trùm kín máy, bộ hấp thu âm, bộ giảm thanh, các tấm chăn âm và bằng cách sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân như bịt lỗ tai.

­ Những nơi chưa có đủ các phương pháp kỹ thuật, vẫn có thể giảm hứng

chịu tiếng

ồn bằng cách bảo vệ sức nghe và bằng việc quản lý như

hạn chế

thời gian phải vào nơi ồn… Trong các chương trình kiểm soát tiếng ồn thì việc chủ yếu là giáo dục đào tạo cũng như kiểm tra định kỳ sức nghe.

Hãy khắc phục tiếng ồn

­ Bằng các phương tiện kỹ

thuật, giảm tối thiểu tiếng

ồn hoặc nhiễm

tiếng ồn ngay trong gia đình mình, nhất là khi chọn mua những dụng cụ gia đình về điện và bố trí nơi để máy sao cho tiếng ồn ít nhất, tránh xa phòng ngủ. Trong

nhà, nên tạo ra nhiều màu xanh – hoa để thần.

làm giảm đi những căng thẳng tinh

Biện pháp ngăn ngừa tiếng ồn

­ Bảo vệ sức nghe: Bao gồm nút tai và che tai. Những vật này có thể làm giảm cường độ của âm thanh.


­ Nút tai: Để nút chặt ống tai. Nút tai có thể giảm tiếng ồn 15 – 30 dB và phụ thuộc vào mức độ nút chặt ống tai.

­ Che tai: có thể che cả hai tai. Che tai phải vừa vặn và buộc chặt làm sao cho âm không lọt vào tai, có thể giảm tiếng ồn 15 – 30 dB phụ thuộc vào chất liệu.

­ Nút tai và che tai có thể dùng kết hợp làm giảm tiếng trong tiếng nổ và âm thanh có độ lớn.

ồn. Được dùng

­ Bông tai không được coi là bảo vệ tai. Bông không hiệu quả khi nút tai, chỉ có thể giảm tiếng ồn 5 – 7 dB.i

Trang bị bảo hộ cá nhân: Tại nơi làm việc, nếu chưa thực hiện được các giải pháp giảm mức âm suất âm xuống dưới 85 dBA thì phải thực hiện chế độ bả o vệ thính lực cho người lao động. Trang bị bảo vệ thính lực cho người lao động phải đạt yêu cầu ở bảng 1.4.

Bảng 1.4. Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực


Mức áp âm (dBA)

Hiệu suất giảm ồn của trang bị bảo vệ

thính lực (dBA)

<90

10 – 13

Từ 90 đến <95

14 – 17

Từ 95 đến <100

18 – 21

Từ 100 đến <105

22 – 25

Từ 105 đến <110

≥26

1.2.2. Đặc điểm của tiếng ồn giao thông

Tiếng ồn dòng xe là tiếng ồn do tất cả các xe cùng chạy trên đường tạo ra. Nói tiếng ồn giao thông là chỉ tiếng ồn dòng xe và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cuộc sống của người dân thành phố, bởi vì tiếng ồn giao thông chiếm tỷ trọng từ 60 đến 90% trong tiếng ồn thành phố và mức ổn ở các thành phố lớn trên thế giới trong vòng 50 năm gần đây cứ mỗi năm lại tăng thêm 1dB,


nghĩa là cứ sau khoảng mười năm cảm giác độ to của tiếng ồn lại tăng lên gấp hai lần.

Cần phải phân biệt rõ tiếng ồn giao thông do một xe gây ra và tiếng ốn do một luồng xe gây ra.

­Tiếng ồn của từng xe

Tiếng ồn của mỗi xe có thể tổng hợp từ các tiếng ồn như sau:

Tiếng ồn từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận của xe: Tiếng ồn này phụ thuộc vào trình độ thiết kế, công nghệ sản xuất xe và kỹ thuật làm đường. Động cơ xe càng chính xác, bộ phận giảm xóc của xe càng tốt thì tiếng ồn truyền đến vỏ xe và sau đó truyền ồn ra ngoài càng nhỏ. Trình độ thiết kế và công nghệ sản xuất hiện nay đã đảm bảo có loại xe phát ra tiếng ồn rất bé.

Tiếng ồn của ống xả khói: Giảm tiếng ồn từ ống xả khói phát ra là một vấn đề âm học đơn giản, nó đã được giải quyết một cách hoàn thiện. Tất nhiên hệ thống tiêu âm càng tốt thì giá thành càng cao và đòi hỏi chi phí năng lượng nhiều hơn. Vì vậy, trong thực tế, đáng tiếc rằng có một số người đã lắp ống xả khói không có tiêu âm để tiết kiệm xăng, dầu và để đỡ hại máy nên gây ra tiếng ồn rất lớn trên đường phố. Trường hợp đặc biệt là loại xe thể thao người ta vẫn để tiếng ồn qua ống xả khói tương đối to trong điều kiện có thể được, bởi vì giảm tiếng ồn phụt khói đòi hỏi tiêu hao năng lượng xe chạy nhiều hơn. Tùy theo mỗi nước mà người ta quy định mức ồn ống xả khói bao nhiêu dB thì phạt vi cảnh, thậm chí không cho chạy trên đường phố.

Tiếng ồn do đóng cửa xe: Tiếng ồn do đóng cửa xe gây ra cảm giác rất khó chịu, đặc biệt là vào giờ đêm khuya, bởi vì nó là tiếng ồn gián đoạn, nó làm giật mình khi đang ngủ. Có một số hãng xe đã giải quyết một cách có hiệu quả

làm giảm tiếng ồn đóng cửa nhưng rất nhiều nhà máy sản xuất ô tô vẫn sản


xuất ra các loại xe có tiếng ồn đóng cửa rất to. Vân đề nầy chỉ giải quyết được từ giai đoạn thiết kế và bằng cách chỉ cho phép các nhà máy được đăng ký sản xuất các loại xe không gây ồn khi đóng cửa xe.

Tiếng rứ phanh: Tiếng rít hãm phanh cũng rất khó chịu. Ngày nay, người ta rất chú ý giải quyết vấn đề này bằng các đĩa hãm, bao gồm cả việc làm giảm tiếng phanh gõ đập. Các chi tiết tinh vi này được triển lãm ở nhiều nước.

Tiếng ồn của một số loại xe

Không phải tất cả các loại xe đều gây ra tiếng ồn như nhau. Điều tra thực tế cho kết quả như Bảng 1.5:

Bảng 1.5: Mức ồn của một số phương tiện giao thông


Loại phương tiện

Mức ồn

Loại phương tiện

Mức ồn

Xe nhỏ

77 dB

Tiếng còi tàu

55­105 dB

Xe khách nhỏ

79 dB

Tiếng máy bay

85­90 dB

Xe khách vừa

84 dB

Xe quân sự

120­135 dB

Xe thể thao

91 dB

Xe chở rác

82­88 dB

Độ chênh lệch giữa mức ồn của xe khách nhỏ và xe thể thao là không ít hơn 12 dB, nó có nghĩa là xe thể thao có tiếng ồn lớn hơn xe khách nhỏ khoảng 12 lần.

Tiếng ồn từ dòng xe liên tục

Để giảm nhỏ tiếng ồn giao thông một cách tổng thể, trước hết là giảm tiếng ồn do từng xe gây ra, đồng thời quy hoạch đường cũng có thể hỗ trợ cho việc giảm tiếng ốn giao thông. Đã phát hiện ra rằng xe sẽ phát sinh ra tiếng ồn lớn nhất khi chạy ở số thấp, như vậy phải giảm bớt số lần xe dừng chạy và khởi động thì sẽ làm giảm tiếng ồn giao thông. Các đường vành đai, các đường xuyên và các đường cao tốc trong thành phố đều phải có biện pháp giảm tiếng ồn. Đối với các loại đường này thường xây tường che chắn hoặc làm các đê


đập nhân tạo và trồng các dãy cây xanh dày đặc ở hai bên đường để giảm tiếng

ồn.

­ Cường độ dòng xe thấp, trung bình khoảng 1000 – 1500 xe/h trong giờ

cao điểm, cực đại có thể tới 3000 xe/h ( so với nhiều thành phố cường độ đạt tới 4000 ­ 5000 xe/h.

trên thế

giới

­ Trong thành phần dòng xe, xe máy hai bánh chiếm tới 60 – 80% (trong khi trên thế giới thành phần xe máy chỉ có tỷ lệ không đáng kể và có tới 30 – 60% các loại xe nặng).

­ Các phương tiện giao thông không được kiểm soát về tiếng ồn cho nên tình trạng các xe hai, ba bánh và xe nhẹ có mức ồn cao hơn các xe vận tải nặng thường xảy ra.

­ Vận tốc dòng xe thấp do sự có mặt cuat nhiều loại xe thô sơ ( vận tốc trung bình trong thành phố ở các nước khác là từ 40 – 80 km/h).

Tấ cả những đặc điểm nêu trên cần được xem xét khi nghiên cứu quy luật tiếng ồn giao thông ở nước ta.

1.2.3. Lan truyền tiếng ồn giao thông trong địa bàn thành phố

Như đã nói trên, tiếng ồn trong thành phố chủ yếu là tiếng ồn giao thông,

nó không những có tỷ

trọng lớn, cường độ

cao, xuất hiện gần như

suốt thời

gian trong ngày (từ 2 ­3 giờ sáng đến 12 giờ đêm), mà còn xâm nhập đến tận nơi

ở của chúng ta, do việc kiểm soát tiếng ồn ở thành phố hiện nay chưa chặt chẽ.

Tiếng ồn giao thông có thể lan truyền dọc theo các đường phố, đặc điểm khi đường phố có nhà ở hai bên và chiều rộng hẹp, tạo thành một hành lang có mức ồn rất cao. Đường Đê La Thành ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội là một ví dụ rõ rệt. Tuy nhiên mức ồn này chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến các ngôi nhà ở mặt đường.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/09/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí