Chuẩn Bị, Bố Trí Thí Nghiệm Và Các Bước Tiến Hành


10:20:10 bón thúc cho lan ra hoa sẽ cho hiệu quả cao. Loại 10:10:20 thúc đẩy lan ra rễ tốt. Loại 10:20:30 làm tăng sức chịu đựng và sức đề kháng cho lan [22].

Theo Nguyễn Xuân Quát (1985) , để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia [7].

Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây như B1, B2, B6…Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [8]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [9]; Ekta Khurana and

J.S. Singh, 2000 [12]; Thomas D. Landis, 1985 [15].

Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ


lân sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm.

Nếu thiếu lân, kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng, lá màu xanh đậm, sau chuyển dần sang vàng; thân cây mềm, thấp; năng xuất chất khô giảm. Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một vài loại lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [8]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [9] Ekta Khurana and J.S. Singh, 2000 [12]; Thomas D. Landis, 1985 [15].

Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, chịu hạn và rét. Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất rò như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [9]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [9].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Các chất phụ gia thường được sử dụng là xơ dừa, tro trấu…Chúng có tác dụng làm xốp đất, giữ ẩm, thoáng khí…

Phân bón là một trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao, chất lượng tốt [17].

Năm 2000, Hoàng Công Đãng trong luận văn tiến sỹ đã đề cập đến ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của loài cây


bần chua, trong đó tác giả đã nghiên cứu tác động riêng lẽ của từng loại phân NPK đến sinh trưởng và chất lượng cây con bần chua… [4].

Từ kết quả nghiên cứu của nhà bác học của nhiều nhà khoa học trong nước cho thấy đối với từng loài, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì yêu cầu về phân bón cũng khác nhau. Các tác giả đã xác định chính xác định lượng phân bón phù hợp để cây con của các loài cây đó sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt. Đối với những nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước cho thấy đối với từng loại cây, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì các yêu cầu về phân bón cũng khác nhau. Chính vì vậy các tác giả đã xác định chính xác lượng phân bón phù hợp cho từng loại cây và ở từng giai đoạn khác nhau một cách phù hợp để cây con của các loài cây đó sinh trưởng và phát triển tốt.

2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu

* Vị trí địa lý

Đề tài được tiến hành tại Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:

- Phía Bắc giáp với phường Quan Triều

- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán

- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà

- Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.


* Địa hình

Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 150, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Vườn ươm nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit phát triển trên đá sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt.

* Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Vườn ươm làm nghiên cứu nằm trong khu vực xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.


Phần 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng

- Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây lan Kiều tím(Dendroium amabile.) lấy tại vườn lan –Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của ba loại phân bón đầu trâu 501,axit humic , phân hữu cơ tới sinh trưởng của lan Kiều tím trong giai đoạn sinh trưởng đầu của lan Kiều tím.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại vườn lan Trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển thủy sản vùng Đông Bắc - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu:

Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2020

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Để đạt được các mục tiêu của đề tài tiến hành các nội dung:

+ Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng số chồi của cây Kiều tím .

+ Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi cây Kiều

tím.


+ Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng số rễ của cây Kiều tím.

+ Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ của cây Kiều tím.

+ Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Kiều tím.


+ Ảnh hưởng của phân bón tới chất lượng cây lan Kiều tím.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả của các đề tài đã nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trước đây.

Tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: từ những số liệu thu thập qua các mẫu điều tra trên mô hình bố trí thí nghiệm, tiến hành tổng hợp và phân tích thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp.

3.4.2. Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành

Bước1: Công tác chuẩn bị

-Thước đo cao (Thước nhựa 50 cm, chia tới mm), thước dây, thước Panme (Thước kẹp thép không gỉ 150mm - H245).

+ Bảng biểu, vở ghi chép, bút.

+ Bình phun điện dung tích 20 lít.

+ Phân bón : Sử dụng ba loại phân bón ( phân Đầu trâu(501) ; phân axit humic; phân hữu cơ).

*Phân Đầu trâu MK 501


Thành phần N 30 P2O5 15 K2O 10 CaO 0 05 MgO 0 05 TE B Cu Fe Mn Zn 1


Thành phần: N: 30 %, P2O5: 15 %, K2O: 10 %, CaO: 0.05 %, MgO:

0.05 %, TE (B, Cu, Fe, Mn, Zn): 1850 ppm, NAA: 200 ppm, GA3: 100 ppm.

+ Liều lượng phun: 20 gam/20 lít nước.

+ Thời điểm phun: Sau khi cây lan ra rễ và xuất hiện chồi non. Phân giúp lan con ra nhiều chồi mới, thân lá phát triển nhanh, tăng sức chống chịu khi gặp thời tiết bất lợi, tăng khả năng nảy chồi, kích thích ra hoa. 1 tháng phun 3 lần mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

+ Loại bình phun: Bình phun 20 lít.

*Phân Axit humic


Thành phần N 3 P2O5 2 K2O 2 Humic Acid 6 3 Fulvic Acid 1 2 Fe 0 1 Zn 0 05 2


Thành phần: N: 3%; P2O5: 2%; K2O: 2%; Humic Acid 6,3%; Fulvic Acid: 1,2%; Fe: 0,1%; Zn: 0,05%; Cu: 0,05%; Mn: 0,05%.

+ Liều lượng phun: pha 20ml axit humic cho 20 lít nước.

+ Thời điểm bón: Sau khi cây lan đã ra rễ và xuất hiện chồi non. Axit humic giúp cây dễ hấp thụ, cung cấp dinh dưỡng cho rễ nhanh chóng hấp thu và giúp cây phát triển tốt ưu 1 tháng phun 3 lần.

+ Loại bình phun: bình phun 20 lít.


*Phân hữu cơ


Phân hữu cơ là loại phân dê thích hợp cho cây lan Đồng thời bổ sung vi 3

Phân hữu cơ là loại phân dê thích hợp cho cây lan. Đồng thời bổ sung vi lượng khá tốt, nhất là kẽm(Zn) và sắt (fe) yếu tố làm tăng màu xanh cho lá.

+ Liều lượng bón: 200 gram/ gốc.

+ Thời điểm bón: Sau khi cây lan Kiều tím bắt đầu ra rễ.Tiến hành bón phân 1 lần.

Bước2: Bố trí thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm với các công thức ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và phát triển.

Để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây lan Kiều tím, tiến hành thử nghiệm với 4 công thức thí nghiệm, 30 gốc/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức phân bón trội nhất. Cụ thể như sau:

- Công thức 1: Phân đầu trâu 501

- Công thức 2: Phân axit humic

- Công thức 3: Phân hữu cơ

- Công thức 4: Công thức đối chứng (Không bón phân)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022