Nghiên Cứu Bón Phân Hữu Cơ Và Phân Vi Sinh Vật Cho Cây Lạc


- Về phân kali:

Tại Saurashtra - Ấn Độ, Golakiya B. (1998) [114] đã tiến hành đánh giá hiệu lực của phân kali trên các loại đất có hàm lượng lân tổng số từ 109 - 712 kg/ha, kết quả thực nghiệm ở 6 điểm đã xác định, ở lượng bón 80 kg K2O/ha năng suất lạc cao hơn so với lượng bón 40 và 120 kg K2O/ha.

Tại Hàn Quốc, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phân bón, Shin và cộng

sự (1985) [103] cho biết lượng phân kali thích hợp để bón cho cây lạc là 83 kg K2O/ha.

Kết quả thực nghiệm của Viện Nghiên cứu Cây công nghiệp Guangdong -

Trung Quốc đã xác định lượng phân kali hợp lý để bón cho cây lạc tại Guangdong là từ 75 - 90 kg K2O/ha (Liang Xuanqiang, 1996) [125]. Kết quả phân tích 28 mẫu đất trên vùng đất cao ở khu vực ven biển Phúc Kiến, Zhang Mingqing và Lin Xinjian (1996) [145] đã đánh giá, ngoài đạm, lân và muối Bo thì kali cũng là yếu tố hạn chế chung cho sự sinh trưởng và phát huy năng suất lạc. Đồng thời hai tác giả cũng tổng hợp các thử nghiệm về hiệu lực phân bón đối với cây lạc đã xác định lượng phân kali tối ưu cần bón cho đất cát đỏ là 87 kg K2O/ha, cho đất lúa có nguồn gốc từ đất đỏ là 97 kg K2O/ha và cho đất cát mặn là 85 kg K2O/ha.

Tại Cairo - Ai Cập, trên đất cát vừa mới cải tạo có hàm lượng kali trong tầng

đế cày (0 - 20cm) là 210,6 ppm, Migawer và cộng sự (2001) [128] đã xác định, khi bón 50 kg K2O/ha năng suất hạt của giống lạc Giza4 và Giza5 đạt bình quân 1,98 tấn/ha, cao hơn 9,4% so với lượng bón 25 K2O/ha.

Đối với phân kali, trên đất bạc màu ở Hà Bắc, cũng có hiệu lực rõ rệt đối với sinh trưởng và năng suất của cây lạc, bón 60 kg K2O/ha năng suất lạc tăng 23,8% so với nền bón 30 kg K2O/ha [25].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Kết quả thử nghiệm một số mô hình bón phân hợp lý trên đất bạc màu của Đoàn Văn Điểm và cs (1995) [33] cho biết: Bón kali tăng năng suất từ 1,57 tấn/ha lên 1,78 tấn/ha bội thu 0,21 tấn/ha.

Theo Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999) [85], trên đất bạc màu phù sa cổ, hiệu suất sử dụng kali của cây lạc từ 2,3 đến 8,2 kg lạc vỏ/kg K2O, năng suất

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc Arachis hypogaea L. trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình - 6


lạc đạt cao nhất ở lượng bón 90 kg K2O/ha và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở

lượng bón 60 kg K2O/ha.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến năng suất lạc xuân trên đất bạc màu của Nguyễn Thị Hiền và cs (2001) [43] cho thấy: bón phân kali cho lạc trong vụ xuân trên đất bạc màu Bắc Giang đã có tác dụng làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc, đồng thời làm tăng sự tích luỹ N, P và K trong thân lá. Cũng theo các tác giả này thì trên đất bạc màu, lượng kali bón ở mức 90 kg K2O/ha cho năng suất lạc cao nhất.

- Về bón vôi cho cây lạc

Theo Trần Thị Thu Hà (2006) [38], lượng vôi bón thích hợp cho lạc giống Giấy Kim Long trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 500 kg/ha đối với đất phù sa và 300 kg/ha đối với đất cát biển.

Kết quả nghiên cứu trên đất bạc màu ở Ba Vì, đất bạc màu ở Hà Bắc và đất cát biển ở Diễn Châu - Nghệ An của Nguyễn Thị Dần và cộng sự (1991) [27] cho thấy: trên đất bạc màu ở Ba Vì nếu bón vôi ở mức 300 - 500 kg CaO cho một ha, năng suất tăng từ 0,2 – 0,4 tấn/ha trên nền 8 tấn tấn phân chuồng 90 kg P2O5 và 40 kg K2O. Ở Hà Bắc với lượng vôi bón 300 - 500 kg CaO/ha năng suất tăng 0,38 – 0,41 tấn/ha.

Theo Đỗ Thị Xô và cộng sự (1995) [98], bón vôi trên đất bạc màu làm tăng năng suất lạc từ 9 - 10%, bón Mg làm tăng năng suất 11%. Bón vôi cho lạc, ngoài việc cung cấp canxi như là nguyên tố dinh dưỡng còn có tác dụng khử chua cho đất, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn nốt sần phát triển và quan trọng vôi góp phần hình thành quả lạc.

Theo Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (1999) [5], trên đất bạc màu phù sa cổ trên đất bạc màu khi bón lượng canxi hợp lý sẽ làm tăng năng suất lạc từ 9 đến 10% và bón ma-giê cũng làm tăng năng suất 11%.

Trên đất bạc màu, bón vôi làm tăng năng suất lạc 9 - 10%, bón Mg năng suất tăng 11%. Song việc lạm dụng bón vôi quá mức cần thiết lại làm giảm năng suất lạc do đất bị bão hòa can xi. Việc xác định chính xác lượng vôi bón lại không đơn giản. Trên đất bạc màu bón 300 – 500 kg vôi/ha làm tăng năng suất lạc đáng kể,

31


nếu chỉ tăng liều lượng lên 600 kg/ha đã làm năng suất lạc giảm. Trên đất cát biển lượng vôi thích hợp chỉ nên 300 – 400 kg/ha [15].

- Về tỷ lệ phân vô cơ bón cho lạc

Kết quả thí nghiệm hiệu lực và tỷ lệ N:P cho lạc trên đất cát biển ở Diễn Châu, Nghệ An của Nguyễn Thị Dần & Trần Thúc Sơn (1990) [26] và trên đất thịt nghèo dinh dưỡng ở Bắc Trung bộ, Bùi Huy Hiền và Lê Văn Tiềm (1995) [42] đều cho biết tỷ lệ N:P2O5 phù hợp là 1:3. Cũng theo Nguyễn Thị Dần (1995) [25] khi nghiên cứu trên đất bạc màu ở Hà Bắc cho thấy, tỷ lệ giữa phân đạm, lân và kali hợp lý trong vụ xuân và vụ thu là 1:3:2 với lượng đạm là 30 kg N/ha. Còn theo Công Doẵn Sắt và cộng sự (1995) [72] thì trên đất xám miền Đông Nam Bộ, tỷ lệ và liều lượng đạm và kali bón cho năng suất lạc cao nhất là 30N và 90 K2O và lượng đạm, lân và kali bón cho năng suất lạc khô đạt cao nhất là 40 N + 90 P2O5 + 60 K2O. Nhìn chung tỷ lệ N: P2O5 thích hợp cho lạc là từ 1:2 đến 1:3 còn tỷ lệ N:K2O cũng nên giữ trong khoảng 1:2-3 trên nền phân đạm từ 20 đến 30 kg N/ha [5].

Lê Thanh Bồn (1997) [14] cho rằng: kali cũng là yếu tố quan trọng trong cân đối dinh dưỡng của cây lạc trên đất cát biển. Quy luật tương tự cũng thấy trên đất bạc màu, đất xám, .... Tuy nhiên, dù kali có hiệu quả cao song cũng nên cân đối ở mức 20 - 30 kg N, 60 - 90 kg K2O/ha. Bón kali cao hơn nữa không tăng năng suất và giảm hiệu quả. Như vậy, với năng suất trung bình 1,5 - 2 tấn lạc quả thì tỉ lệ dinh dưỡng cân đối cho lạc là 20 - 30 kg N, 60 - 90 kg P2O5 và 30 - 60 kg K2O/ha.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [73] cho rằng:

năng suất và lợi nhuận thu được từ bón phân cho lạc trên đất bazan đạt cao nhất ở

công thức bón 30 N + 90 P2O5/ha. Còn theo Nguyễn Thị Hiền và cộng sự (2001)

[43] thì công thức cho năng suất lạc ổn định và kinh tế nhất là công thức bón 60 kg K2O/ha trên cả 2 nền 30 N + 60 P2O5/ha và 30 N + 60 P2O5 + 6 tấn phân chuồng/ha. Các kết quả nghiên cứu gần đây của Đỗ Thành Trung, Vũ Đình Chính (2010) [92] trên đất bạc màu ở Bắc Giang và của Nguyễn Thị Chinh và cộng sự (2010) [16] trên đất xám biến đổi đồi núi cũng cho thấy năng suất lạc và hiệu quả

đạt cao nhất ở tỷ lệ phân bón đạm, lân và kali là 1:3:2 trên nền bón 30 kg N/ha.

32


Trong khi đó các nghiên cứu tỉ lệ bón phân khoáng đa lượng cho lạc của các nước trên thế giới trong những năm gần đây cho thấy tỉ lệ đạm luôn ở mức cao nhất sau đó đến kali và lân ở mức thấp nhất như: Ở Trung Quốc tại Guangdong tỷ lệ N:P:K tối ưu cho cây lạc là 1: 0,8 - 1:1 - 1,2 [125], trên đất đồi vùng Jianghuai là 2:1:2 Zhou Kejin và cộng sự (2003) [148]; ở Bangladesh, tỷ lệ N:P:K được xác định hợp lý trong canh tác lạc là 2:1:1,5 [117]; còn ở Pakistan tỷ lệ giữa đạm và lân tối ưu trong sản xuất lạc là 2,5:1 [123].

1.4.2.3. Nghiên cứu bón phân hữu cơ và phân vi sinh vật cho cây lạc

Bón phân hữu cơ cho cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo Lê Văn Khoa và cộng sự (1996) [56] cho rằng: Phân hữu cơ bám vào đất để tăng năng suất cây trồng và tăng độ phì nhiêu cho đất. Còn theo Ngô Ngọc Hưng và cộng sự (2004) [54], thông thường sử dụng phân hữu cơ nhằm mục đích cung cấp dưỡng chất, làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, bón phân hữu cơ không những góp phần làm gia tăng độ phì của đất mà còn ảnh hưởng đến độ hữu dụng của lân trong đất. Ngoài việc cải tạo tình trạng dinh dưỡng của đất, phân hữu cơ còn làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có được. Phạm Tiến Hoàng (2003) [49] cho rằng, nếu không bón kết hợp phân hữu cơ với phân khoáng thì cho dù lượng phân khoáng có đủ cao cũng không cho năng suất bằng bón kết hợp phân khoáng với phân hữu cơ. Giller và cộng sự (1997) [111] cũng cho rằng: Kết hợp cung cấp phân hữu cơ với phân vô cơ được xem là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả trong việc duy trì độ phì nhiêu của đất, ổn định năng suất cây trồng, gia tăng hoạt động của vi sinh vật, đồng thời cải thiện tính chất vật lý, góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.

Đối với sản xuất lạc, các kết quả nghiên cứu ở trên thế giới cũng cho thấy rõ về hiệu quả của bón phân hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của S.A. Ibrahim và M.E. Eleiwa (2008) [118] tại Ai Cập cho thấy, bón bổ sung 600 lít/ha dung dịch chiết xuất từ phân chim trên nền phân vô cơ 60 kg N, 60 kg P2O5 và 50 kg K2O/ha năng suất lạc tăng từ 14,4 đến 39,6% và hàm lượng dầu tăng từ 2,0 đến 6,3% so với bón bổ sung dung dịch chiết xuất từ phân gà và bioga và kết quả nghiên cứu của

33


Muchtar và Y. Soelaeman (2010) [129] tại Gajah Mada - Indonesia cho thấy, không bón phân vô cơ, chỉ bón 15 tấn phân xanh năng suất lạc đạt 14,0 gam/cây và cao hơn từ 7,6 đến 18,0% so với lượng bón 5 và 10 tấn phân xanh.

Hiệu quả của phân chuồng và phân xanh đối với cây lạc cũng đã được nghiên cứu và đánh giá ở nước ta. Trên đất phù sa nghèo dinh dưỡng ở Thừa Thiên Huế, Trần Thị Thu Hà (2003) [39] cho biết: khi bón 6 tấn phân chuồng/ha trên nền phân vô cơ 30 kg N, 60 kg P2O5 và 60 kg K2O, năng suất lạc tăng 36,6% so với không bón và tương đương so với lượng bón 9 tấn phân chuồng/ha .

Theo Nguyễn Thị Thuý và cộng sự (1995) [86] cho biết: trên đất đỏ bazan ở Tây nguyên, trên nền 1 tấn vôi, bón 5 - 10 tấn phân chuồng làm tăng 17 - 33% năng suất lạc. Hiệu suất 1 tấn phân chuồng là 6,3 kg lạc vỏ khô. Còn Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [73] trên đất bazan Phủ Quỳ bón phân chuồng làm tăng năng suất lạc nhân lên 131% so với không bón. Năng suất lạc nhân ở công thức bón lân phối hợp với phân chuồng tăng 146% so với bón lân đơn độc.

Theo Lê Văn Quang và cộng sự (2006) [71] đối với giống lạc Sen Lai trồng trên đất cát tỉnh Hà Tĩnh bón phối hợp lượng phân bón 15 tấn phân chuồng, 30 N, 90 P2O5, 60 K2O cho 1 ha vừa tăng khả năng sinh trưởng và năng suất (đạt 24,23 tạ/ha) lại vừa cho hiệu suất phân bón cao nhất (64,4 kg lạc vỏ/1 tấn phân chuồng). Phân chuồng bón nhiều sẽ tạo điều kiện nâng cao khả năng sữ dụng, nếu có điều kiện có thể bón 10 tấn hoặc 20 tấn/ha.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa và cộng sự (2007) [45] trên đất cát biển Thừa Thiên Huế về hiệu lực của phân hữu cơ cho thấy, bón 8 tấn thân xác lạc hoai/ha và 8 tấn rong biển hoai/ha trên nền phân vô cơ 40 kg N, 60 kg P2O5 và 60 kg K2O thì năng suất giống lạc Dù Tây Nguyên đạt từ 26,8 đến 27,3 tạ/ha, tương đương với công thức bón 8 tấn phân chuồng/ha và cao hơn từ 29,7 đến 31,9% so với công thức không bón phân hữu cơ. Cũng theo nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa và cộng sự (2012) [46] trên đất cát biển Bình Định, bón 10 tấn phân bò + rơm rạ (1:0,5) ủ hố trên nền phân vô cơ có năng suất cao nhất 3,7 tấn/ha (bón rải đều trên mặt đất) và 3,9 tấn/ha (bón theo hàng), lợi nhuận tương ứng đạt 26,44

34


triệu đồng/ha và 28,19 triệu đồng/ha, hiệu suất phân bón đạt 76,4 và 81,9 kg lạc vỏ/tấn phân và VCR đạt 4,8 và 4,5, đồng thời cải thiện các tính chất hóa học đất như giảm độ chua, tăng hàm lượng mùn và các chỉ tiêu N, P, K tổng số và CEC.

Theo nghiên cứu của Mạc Khánh Trang (2008) [91] trên đất phù sa nghèo dinh dưỡng ở Bình Định với nền phân vô cơ là 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha, năng suất giống lạc L14 ở lượng bón 10 tấn phân chuồng/ha đạt cao hơn so với các ngưỡng bón 5, 15 và 20 tấn phân chuồng/ha.

Bên canh đó, nhiều nghiên cứu ứng dụng phân bón hữu cơ vi sinh (HCVSV) cho cây trồng cũng được thực hiện. Phạm Văn Toản và cộng sự (2004) [89] đã khẳng định, hiệu quả của phân HCVSV phụ thuộc hoạt tính sinh học, khả năng cạnh tranh với vi sinh vật có sẵn trong đất và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường đất của các vi sinh vật sử dụng trong phân bón . Còn theo Ngô Tự Thành và các cộng sự (2003) [80] cho rằng: Phân vi sinh vật đặc biệt có ý nghĩa sử dụng nếu các vi sinh vật sử dụng có nhiều hoạt tính sinh học. Azotobacter là nhóm có phổ phân bố khá rộng. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra nhiều đặc tính quý của Azotobacter như khả năng cố định nitơ tự do, kích thích sinh trưởng, đối kháng, sinh polyshacarit v.v.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Vũ (1995) [96] đã xác định sử dụng vi khuẩn nốt sần kết hợp với 30 kg N khoáng/ha mang lại hiệu quả kinh tế tương đương như khi bón 60 – 90 kg N khoáng/ha đối với cây lạc. Các vi sinh vật cố định nitơ hội sinh và tự do có thể cung cấp lượng phân đạm khoáng tương đương 10,8 đến 22,4 kg N/ha/vụ tùy từng loại đất và mùa vụ gieo trồng.

Còn theo Phạm Văn Toản, Hà Đinh Tuấn (2004) [135] cho rằng: Khác với vi sinh vật cố định nitơ có thể lấy trực tiếp N khí trời làm nguồn cung cấp đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật chuyển hóa kali chỉ phát huy tác dụng khi đất trồng đang tồn tại nguồn phốt pho, kali không tan. Kết quả nghiên cứu cũng xác định vi sinh vật phân giải lân có khả năng thay thế 50% phân lân khoáng bằng quặng phốt phát mà không ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng.

35


Kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 của Phạm Văn Toản (2004) [88] xác định phân vi sinh vật chức năng có khả năng tăng sinh khối, năng suất lạc, cà chua, khoai tây, keo, thông mã vĩ, cà phê và hồ tiêu khi giảm 20% lượng dinh dưỡng khoáng ( N, P) theo khuyến cáo, đồng thời có tác dụng tích cực trong việc hạn chế bệnh vùng rễ ở các cây trồng thử nghiệm.

Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Tám và cộng sự (2013) [75] cho biết: Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây lạc trên đất xám Trảng Bàng, Tây Ninh với liều lượng từ 500 đến 2000 kg/ha/vụ có bổ sung phân khoáng cho bằng công thức đối chứng (60 kg N + 60 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha) đã cho năng suất trung bình 2 vụ tăng 0,34 – 0,94 tấn/ha/vụ, tương đương 15,69 - 34,31% so với đối chứng; lượng phân đạm tiết kiệm được 5 - 20 kg N/ha/vụ tương đương 8,3 – 33,3% tổng lượng N; phân lân tiết kiệm được 15 - 60 kg P2O5/ha/vụ tương đương 25 – 100% tổng lượng lân và lượng phân kali tiết kiệm được 5 – 20 kg K2O/ha/vụ tương đương 5,5 - 22,2% tổng lượng kali. Mức lãi ròng thu được ở các công thức bón phân hữu cơ vi sinh 4,72 - 8,52 triệu đồng/ha/vụ so với chỉ bón phân khoáng. Tỷ suất lợi nhuận (VCR) khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh đạt 1,46 - 2,34.

1.4.3. Nghiên cứu bố trí thời vụ gieo lạc

Trồng lạc ở Việt Nam có nhiều vụ, do điều kiện khí hậu thời tiết, loại đất, chế độ canh tác,… ở mỗi vùng khác nhau nên mùa vụ cũng có sự khác nhau. Ở các tỉnh phía Bắc tuy có 2 vụ lạc, nhưng vụ lạc chính lại là vụ lạc xuân từ tháng 1 đến tháng 6, 7 còn vụ lạc thường gieo váo các tháng 7, 8 và thu hoạch vào tháng 11, 12 hàng năm, nhất là vùng đồi cao và chủ yếu để làm giống cho vụ lạc xuân. Trong khi đó ở các tỉnh phía Nam có nơi chỉ làm 1 vụ như vùng cao nguyên Trung bộ, các nơi khác lại có khi đến 3 vụ kể cả vụ để làm lạc giống.

Trong hướng dẫn về thời vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng nêu rõ là do điều kiện thời tiết khí hậu ở các vùng khác nhau, yêu cầu chung là không trồng lạc vào những ngày nhiệt độ thấp dưới 15oC. Vì vậy muốn có lịch sát hợp cho từng giống, từng chân đất, từng chế độ canh tác khác nhau thì mỗi địa phương cần nghiên cứu thêm để làm căn cứ mà hướng dẫn [32].

36


Kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Thị Chinh và cộng sự (1999, 2001) [17], [19] về thời vụ gieo lạc trong vụ xuân cho thấy trong điều kiện không phủ ni lông thời vụ thích hợp là gieo ngày 25/1, trong điều kiện phủ ni lông thời vụ gieo thích hợp là từ 25/1 – 5/2.

Những năm gần đây vụ lạc Thu Đông được phát triển. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bình và cộng sự (1996) [4], thời vụ gieo ở miền Bắc là từ 15/7 đến cuối tháng 8, tốt nhất là từ 15- 30/7. Còn theo Nguyễn Thị Chinh và cộng sự (2002) [18] thời vụ gieo lạc ở các tỉnh phía Bắc tốt nhất từ 25/8 đến 15/9.

1.4.4. Nghiên cứu mật độ gieo lạc

Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng lạc ở nước ta. Theo kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây như:

Bố trí mật độ trồng khác nhau với giống lạc VD1 ở vùng Đông Nam bộ kết quả cho thấy năng suất lạc đạt đạt cao nhất 2,81 tấn/ha ở khoảng cách gieo 20 cm × 20 cm × 2 hạt [36].

Theo Nguyễn Thị Chinh (1999) [19], Ngô Thế Dân và cộng sự (2000) [23], nghiên cứu mật độ trồng khi áp dụng kỹ thuật che phủ ni lông qua 3 vụ (1996 – 1998) đối với giống lạc L02 đã kết luận: Năng suất mật độ 40 cây/m2 theo phương thức 33 cm × 15 cm × 2 cây hoặc 25 cm × 20 cm × 2 cây đều cho năng suất cao hơn so với mật độ trồng 33 cây/m2 trồng theo phương thức 33 cm × 10 cm × 1 cây từ 27 – 36%. Trên đất cát biển theo Trần Thị Ân và cộng sự (2004) [3], giống lạc L12 trong vụ thu trồng mật độ 40 cây/m2 kết hợp với che phủ ni lông là hợp lý.

Theo các kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2010) [83], [84] cho thấy đối với giống lạc L23 trong vụ thu đông năng suất ở mật độ trồng 40 cây/m2 đạt 2,61 tấn/ha và cao hơn từ 8,8 đến 19,2% so với mật độ trồng 30 và 50 cây/m2; trong vụ xuân, năng suất ở mật độ trồng 40 cây/m2 đạt 4,15 tấn/ha và cao hơn từ 25,8 đến 32,6% so với mật độ trồng 30 và 50 cây/m2; còn đối với giống lạc L26, trong điều kiện vụ xuân, mật độ trồng 40 cây/m2 đạt năng suất 4,73 tấn/ha và cao hơn từ 11,0 đến 13,9% so với mật độ trồng 30 và 50 cây/m2. Còn theo nghiên cứu mật độ trồng qua 3 vụ xuân (2009 – 2011) đối với

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí